Tìm kiếm Blog này

30 thg 11, 2008

Bổn phận của thanh niên là phải HỌC

Nguyễn Hoàng Hiệp Lớp : 12 A11 Mã số : 16
Giải thích phát biểu ý kiến của mình về 1 trong 4 mục đích học tập mà UNESCO đề xướng ‘’ Học để biết , học để làm, học để chung sống,học để tự khẳng định mình ‘’

Bổn phận của mỗi người học sinh chúng ta là phải học . Nhưng mục đích của việc học là gì ? Tại sao phải học ? UNESSCO đã đề xướng mục đích học tập :”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình “. Chúng ta cùng phân tích và làm rõ mục đích này .
Trước hết “học để biết” . Ông cha ta có câu :”Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học “. Để trở thành người tài giỏi, có ích chúng ta phải học. Muốn học tốt chúng ta phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, hỏi han những điều chúng ta chưa biết và cần biết. Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta công nhận, chứng tỏ rằng mình là người sống có mục đích , sống có ích.

Bên cạnh việc học đó chúng ta còn phải viết vận dụng, biết thực hành :”Học để làm “.Chỉ học không thôi thì chưa đủ mà ta còn phải biết “làm”, biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc , đời sống. Như thế mới đúng nghĩa của việc học :”Học đi đôi với hành “.

Ngoài ta còn “Học để chung sống “. Cuộc sống không thể không thể không có các mối quan hệ. Việc mối quan hệ đó tốt hay xấu là do ở mỗi người chúng ta. Quan hệ tốt với mọi người giúp ta cảm thấy vui vẻ hơn, sống có ý nghĩa hơn, thuận lợi trong cuộc sống. Vì vậy, học còn để chung sống tốt hơn với mọi người, học tập rèn luyện chúng ta những hiểu biết, kĩ năng để hiểu được mọi người xung quanh, cải thiện các mối quan hệ theo hướng tích cực hơn .

Và “học còn để tự khẳng định mình”. Sống không chỉ là tồn tại mà sống còn là phải để người khác biết mình tồn tại, sống có mục đích. Vì thế ta phải học thật giỏi, phải biết nhiều tri thức để không những mình được sung sướng mà còn giúp đỡ mọi người, góp phần đưa xã hội phát triển đi lên. Đó là tự khẳng định bản thân mình.

Tất cả đều cho thấy việc học rất quan trong. Nó không chỉ quan trọng đối với bản than mà còn quan trọng với mọi người, xã hội và đất nước. Nó giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, được mọi người tin yêu, quý trọng. góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước, rèn luyện nhân cách làm người. Có người học rất giỏi nhưng nhân cách, tình thương thì không có. Người lớn chúng ta khi nhìn thấy một bà cụ lúi cúi qua đường vẫn làm ngơ bỏ đi, trong khi một em học sinh lại đến cầm tay dắt pà qua đường . Các em được giáo dục không chưa đủ mà đòi hỏi cần phải có một môi trường trong sang, lành mạnh. Đó là ở người lớn chúng ta. Chúng ta hãy làm gương, dẫn dắt,chung tay với nhà trường giáo dục để tương lai các em chúng ta tốt hơn, sáng sủa hơn, xã hội trở nên tốt đẹp hơn .
Việc học là rất quan trọng không chỉ đối với mỗi người chúng ta mà còn với cả xã hội xung quanh. Mỗi học sinh nên tự xác định mục đích học tập của mình để phấn đấu, rèn luyện mình để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội .

17 thg 11, 2008

Tình cảm THẦY-TRÒ

“ Tháng năm lặng lẽ vơi đầy,
Con về tìm lại tiếng Thầy năm xưa.
Ngọt ngào như thuở ấu thơ,
Những lời thầy giảng bây giờ chưa nguôi. “
( Trích “ Lời Thầy” – Trần Mai Phương )
Tình cảm thầy trò là một tình cảm rất đẹp giữa người đứng trên bục giảng và học trò.Tình cảm ấy như một bông hoa mang màu sắc êm đềm mà Thượng đế dành tặng cho những ai đã và đang cắp sách đến trường.
Con người từ nhỏ đã được cắp sách đến trường,học hỏi những kiến thức mới lạ.Chính thầy cô là những người cung cấp tri thức,phương pháp học tập,kinh nghiệm sống và những phẩm chất cần phải co ở con người cho ta.Thầy cô cho đi nhưng không đòi hỏi phải nhận lại bất kì thứ gì.Người như cha mẹ thứ hai cùa ta.Hiểu được sự cao cả,đẹp đẽ của tình thầy,những người học sinh năm xưa bây giờ đã thành đạt,không hề quên đi tình nghĩa,công ơn giáo dục cao cả của thầy cô.Họ luôn nhớ và thực hiện những công việc đơn giản như : tặng hoa,gửi những lời chúc thật chân thành hay về trường cũ,....Những việc đơn giản ấy lại là những món quà tinh thần của thầy cô trên con đường dạy học của mình. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng không ít những đứa học trò luôn quậy phá không chăm lo học hành, luôn để thầy cô, cha mẹ phiền lòng.Và nếu như thế, những con người không biết nghĩ đến công ơn thầy cô dạy dỗ ấy sẽ khó mà thành công được trên đường đời và kết quả là sẽ trượt dài trong thất bại. Nhưng nếu biết và trân trọng tình thầy cô mà cố gắng vươn lên, thành công và vinh quang sẽ nằm gần tầm tay ta
Qua những năm tháng ngồi ở ghế nhà trường, chúng ta khó có thể quên được những kỉ niệm, gương mặt thân thương của thầy cô cùng với sự tận tình trong những bài giảng. Tình cảm giữa thầy và trò sẽ mãi chiếm một góc trong lòng mỗi con người và sống cùng năm tháng.
Nguyễn Ngọc Thiên Thanh
10a9 - Trường Võ Thị Sáu

Cô kia đứng ở...

Trong chủ đề ca dao yêu thương có không ít bài nói về khát khao gặp gỡ, làm quen nhau của các chàng trai, cô gái:
“Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”
Việc anh chàng xưng hô với cô gái là “anh – cô kia” thể hiện mối quan hệ giữa hai người còn xa lạ, chưa quen biết nhau. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “chiếc cầu”, “cành hồng” thật đặc sắc. Hình ảnh “chiếc cầu” thường gợi ta liên tưởng đến vật nối liền hai bên bờ. Nay, với hình ảnh ẩn dụ “cành hồng” gợi ta khát khao nối liền hai trai tim, hai tâm hồn đang rạo rực như màu đỏ thắm của hoa hồng. Khát khao được gặp gỡ, làm quen với người mình yêu thương là một khát khao chính đáng. Nhưng “cành hồng” thì bao giờ cũng có gai, thể hiện con đường gặp gỡ, làm quen nhau không được thuận lợi. Nó bị kìm hãm bởi những quan niệm xưa cũ, lạc hậu. Những quan niệm ấy làm tan nát trái tim của những con người đang yêu.Tác giả dân gian đã rất khéo léo sửa dụng hình ảnh ẩn dụ “cành hồng” làm nét riêng cho bài ca dao này.Bên cạnh đó, ca dao Việt Nam còn có những bài thể hiện khát khao yêu đương, gặp gỡ nhau:
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”
Đúng thật là ca dao dùng để bày tỏ tâm sự, tình cảm của người bình dân.Và nó sẽ là những viên ngọc sáng mãi cùng thời gian.

Nguyễn Ngọc Thiên Thanh10a9 - VTS

Tuổi trẻ học đường và An toàn giao thông

Đề: Viết văn nghị luận về An toàn giao thông
Xã hội đang ngày càng phát triển ở đất nước ta, hiện đại, tiên tiến, đổi mới hơn. Tuy thế vẫn có nhiều mặt trái mà chúng ta vẫn đang nhức nhối mà không giải quyết được đó là vấn đề về an toàn giao thông.
Hằng ngày nhất là vào những giờ cao điểm ta vẫn chứng kiến cảnh kẹt xe hàng giờ liền. Và tai nạn đã, đang và sẽ thường xuyên xảy ra tại các đường cao tốc, quốc lộ không đếm xuể được. Tất cả những chuyện như vậy lý do từ đâu ra? Là vì phương tiện chưa tốt, đường sá không đủ đáp ứng nhu cầu cho người điều khiển hay do ý thức người dân kém? Ở đây chỉ có một câu trả lời đó là từ tất có một câu trả lời đó là từ tất cả các lý do nên trên. Đường sá lầy lội, được đào xới hằng ngày với thời hạn là… tùy vào mức độ thi công! Từ vỉa hè cho đến lòng đường đâu đâu cũng có hàng quán bán vô giấy phép, lấn chiếm hết các không gian cần thiết. đến cả những tấm bảng hiệu chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện cũng không hẳn cái nào cũng tốt, mới, dễ dàng nhìn thấy. Cái thì khuất vào trong lùm cây, cái thì tróc sơn sờn màu, cái khác lại bị lật sang một bên, … Và nhiều nhiều nữa.
Về phía người sử dụng phương tiện, họ cũng chưa biết cách, hoặc cố tình không tuân theo những điều lệ cần thiết đối với một người lái xe. Ngoài việc chạy sai luật giao thong như vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu… thì cũng phải kể đến những công cụ cần thiết khi đi đường như đèn xi-nhan, còi, thắng… không có đủ. Chính phủ hiện nay cũng đã ban hành luật đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe gắn máy nhưng có thật tất cả đều thực hiện chưa?
Mọi người hãy thử nghĩ lại xem mình đã thật sự có trách nhiệm để góp vào việc giảm bớt những rủi ro khi đi trên đường chưa? Việc này cần một quá trình lâu dài và cần cả sự góp sức chung tay của nhiều người, cả nhà nước lẫn nhân dân nữa.An toàn giao thong còn là một việc thể hiện sự văn minh của đất nước ta đối với các nước bạn trên thế giới.
Mọi người hãy cùng thực hiện cũng như đề xuất những gì tốt nhất cho hệ thống giao thong. Đó không chỉ giúp ích cho nước mà còn cho cả từng người, ai cũng có lợi trong việc này. Xin hãy mình vì mọi người để xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.

Ước gì anh hóa ra gương...

Tên: Nguyễn Vũ Phương UyênLớp: 10A9Trường: THPT Võ Thị Sáu
Đề: Phân tích đoạn thơ thứ ba ở chủ đề “Yêu thương tình nghĩa”
Ở bài ca dao thứ ba trong khối ca dao dân chủ về chủ đề “Yêu thương tình nghĩa”, chúng ta đã dần thấy rõ được mong muốn mạnh mẽ của chàng trai đối với cô gái, được ở bên nhau trọn đời qua các câu thơ lục bát thấm đẫm chất trữ tình
“Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi
Ước gì anh hóa ra cơi
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng”
Ở đây sử dụng điệp ngữ “ước gì” hai lần một cách dứt khoát, thể hiện ước nguyện chính đáng và trong sáng của chàng trai đó, về sự chung đôi với cô gái qua các từ “gương”, “cơi”. “Gương” là vật dụng hằng ngày các cô gái thường sử dụng để làm đẹp cho chính bản thân, thì ở đây, chàng trai cũng muốn được bên người con trai đó mỗi ngày. “Cơi” và “cau tươi trầu vàng” là những thứ luôn gặp trong các đám cưới. Ước nguyện được cưới cô gái, được cùng ăn đời ở kiếp với cô cho đến cuối đời mình, vì lẽ “cơi” luôn đồng hành với “cau”, “trầu”. “Cau tươi trầu vàng” còn thể hiện sự linh thiêng, bất tử của tình yêu. Ngoài ra còn một điểm rất nổi bật nữa ở đây đã đến gần nhau. Bài sử dụng phép lục-bát một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, sử dụng nhiều từ gần gũi, thân mật hơn, đồng thời đã nêu rõ được ước nguyện của các đôi lứa yêu nhau là mong muốn yêu và được yêu, được bên nhau trọn đời như trầu-cau vậy.

Mở bài " Yêu thương tình nghĩa"

Tên: Trần Hồ Thanh ThươngLớp: 10A9Trường: THPT Võ Thị Sáu
Đề: Mở bài của Yêu Thương Tình Nghĩa
Kho tàng ca dao Việt Nam rất đa dạng, phong phú, sâu sắc về ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật, là “thơ của mọi nhà”, là tấm gương soi của tâm hồn và đời sống cả dân tộc; là khát khao, niềm tự hào khôn xiết về cái cách mà những con người lao động Việt Nam, trực tiếp bày tỏ lòng mình mà không cần đến mất kỳ khuôn khổ thơ chính quy nào. Họ gửi gắm vào đó là yêu thương, sướng vui, đau khổ, là ước mơ, hoài bão… Không nằm ngoài chuỗi sáng tác mang đề tài yêu thương, tình nghĩa làm nên bản sắc văn hóa dân gian, những bài ca dao dưới đây thể hiện được khát vọng yêu thương và được yêu thương mãnh liệt, đồng thời cũng là ước mơ về một tình yêu tự do nơi trái tim những đôi lứa yêu nhau:
“Cô kia đứng ở bên sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”

“Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

“Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng”

13 thg 11, 2008

Tình bạn- Một trong những hạnh phúc nhất ở trên đời

Lê Thị Ngọc Hà (07) Lớp : 10a9
Có một câu danh ngôn của Manzoni đã từng nói rằng : “một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gủi gấm những tâm tư thầm kín”. Vâng, đúng là vậy. Tình bạn là một tình cảm vô cùng thiêng liệng, đáng được trân trọng trong mỡi chúng ta.
Nó sẽ mải ở bên bạn và chẳng bao giờ rời xa nếu bạn biết giữ gìn ,nâng niu nó bằng chính tình cảm của mình.Trong giây phút nào đó trong cuộc sống, bạn tìm thấy một người bạn than. Đó là người luôn bên bạn mỗi lúc bạn cần, là người có thể thay đổi cuộc sống của bạn dù đó chỉ là một phần rất nhỏ,là người có thể chia sẻ với bạn những niềm vui trong cuộc sống. Và đó cũng chính là người có thể ngồi hàng giờ chỉ để khuyên bạn rằng thật sự cánh cửa cuộc đời vẫn chưa đóng lai với bạn mà nó đang chờ bạn mở ra. Vì vậy, những lúc khó khăn, bạn đừng vội gục ngã vì xung quanh bạn còn có những người bạn than luôn sẵn sang chia sẻ và cùng bạn vượt qua.
Đôi bạn than thiết cũnh giống như không khí xung quang chúng ta vậy, bạn cần nó để sống và để yêu cuộc sống này hơn. Có người đã từng ví tình bạn chân thành sâu dắc như những chiếc thuyền vững chắc, cùng ta vượt qua tất cả bão tố, song gió cuộc đời. Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa thể nào quên được tình bạn , tình đồng chí than thiết, gắn bó của nhưng người chiến sĩ qua bài thơ “ Đồng chí” của Chìn Hữu.Họ là những nguời đến từ mọi miền đất nuớc, chưa hề quen biết nhưng với chung lí tưởng giải phóng dân tộc. Họ lại càng gần nhau hơn, chia sẻ với nhau những khó khăn, gian lao trong thời gian chiến đấy ngòai thao trường.Cũng từ đó ta cảm nhận sâu sắc hơn giá trị đích thực của tình bạn.Hãy cố gắng giữ gìn và trân trọng những tình bạn ấy các bạn nhé!
Chúng ta hãy cùng nhau nguyện ước cho tình bạn mãi luôn bên ta và không bao giờ phai mờ dù có bao giông tố trong đời, dù chia cách đôi nơi, dù xa cách phương trời tình bạn mãi ở bên ta cùng chia sẻ những buồn vui trong cộuc sống.Nguyện cầu cho tình bạn mãi mãi như lúc xưa, chúng ta cùng nắm tay nhau nhìn theo cánh diều mang bao ước mơ bay xa…

An toàn giao thông- Mối quan tâm của mọi người

Trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm nhiều nhất.Vì sao? Vì nó là một vấn đề cần thiết và có tác động lớn tới cộng đồng-xã hội.

Hiện nay, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn giao thông đang diễn ra khá nhiều như: mất trật tự nơi công cộng (trường học, bệnh viện, khu giải trí…), phóng nhanh giành đường, vượt ẩu, lạng lách, chở quá qui định, vượt đèn đỏ…

Hàng ngày, có rất nhiềi tai nạn giao thông đã cướp hết biết bao sinh mạng của người vô tội, theo thống kê hàng năm thì Việt Nam là một trong nhữn nước có số người chết vì tai nạn giao thông thuộc loại nhiềi nhất trên thế giới. Nhưng những con số liệu này có được là do đâu? Đó là do những ngườikhông có ý thức an toàn giao thông.

Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông là sư chấp hành nghiêm chỉnh các qui luật về giao thông để tránh nguy hiểm cho chính bản thân mình va cộng đồng.Muốn giảm bớt những nguy hại cho xã hội, mỗi người chúng ta cần biết nhận thức trách nhiệm, ý thức của bản thân và tuân thủ đúng điều lệ do nhà nước đặt ra.

Để đất nước, xã hội mình tiến triển hơn nữa, mỗi người cần đóng góp phần nào đó công sức của mình vào công công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta hãy cố gắng chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông để bảo vệ và đẩy đất nước, xã hội mình lên một bước cao hơn.
10A9 2008-2009

Chiếc cầu độc nhất vô nhị- Cầu dải yếm nối liền 2 bờ nhớ thương

Từ xưa đến nay đã có nhiều bài ca dao về tình yêu đôi lứa, về những mong muốn được gặp gỡ và ở cạnh bên nhau. Bài ca dao sau là một trong những ví dụ đó:

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”

Qua những câu thơ lục bát nói trên, tác giả dân gian đã thể hiện đươc mong muốn, ước mơ của nhân vật trữ tình bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ “Bắc cầu dải yếm” rất đăc sắc. Ở đây, nhân vật trữ tình là cô gái đã gọi người mình yêu là chàng rất thân thiết và nhẹ nhàng. Hình ảnh chiếc yếm mềm mại với màu sắc tươi tắn là vật gần gũi với người on gái, vật gần nhất với trái timTrong bài ca dao trên, hình ảnh "chiếc cầu dải yếm" còn thể hiện ý muốn của cô gái được gần gũi với người mình yêu. Những dòng thơ đã diễn tả được nôi tâm nhân vật trữ tình, l à một hình ảnh t ương t ưng cho các thiếu nữ đang y u, mang một mong ước rất gi ản dị v à ch ính đáng- Được gặp gỡ người mình yêu. Điểm đặc sắc của bài ca dao này là việc sử dụng hình ảnh “Bắc cầu dải yếm” thể hiện niềm mong ước của cô gái muốn đ ược ở gần với người mình yêu một cách táo bạo, đầy nữ tính nhưng vẫn thể hiện nét chung của bài ca dao yêu thương tình nghĩa là nói lên mong ước chính đáng để được gần nhau của đôi lứa đang yêu.
10A9- 2008-2009

12 thg 11, 2008

Lời của CHA

Lời dặn từ trái tim của một người cha
- Mỗi ngày con nhớ dành lời khen tặng vài người
- Mỗi năm ít nhất một lần con hãy chờ xem mặt trời mọc
- Nhìn thẳng vào mắt mọi người
- Nói lời cảm ơn càng nhiều càng tốt
- Cũng vậy, nói lời xin lỗi càng nhiều càng hay
- Hãy sống dưới mức con kiếm được
- Đối xử với mọi người như con muốn họ đối xử với mình
- Kết thêm nhiều bạn mới, trân trọng những người bạn cũ
- Hãy giữ kín những điều bí mật
- Con đừng mất thì giờ học các mánh khoé kinh doanh, hãy học làm doanh nghiệp chân chính
- Hãy dám nhận những lỗi lầm của mìnhCon hãy can đảm. Nếu tự con không được can đảm lắm, thì cũng phải tỏ ra can đảm. Người ta không phân biệt một người can đảm với một người tỏ ra can đảm
- Đừng bao giờ lường gạt một ai
- Học cách lắng nghe, cơ hội trong đời nhiều khi gõ cửa nhà con rất khẽ
- Đừng bao giờ làm ai mất hy vọng, nhiều người chỉ sống bằng hy vọng đấy con ạ
- Con đừng cầu mong của cải mà hãy cầu mong sự khôn ngoan, hiểu biết và lòng dũng cảm
- Đừng hành động khi con đang giận dữ
- Con phải luôn giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơi nào đó phải có mục đích và tự tin rỗi hãy đi
- Đừng bao giờ trả công cho ai, trước khi họ xong việc
- Hãy sẵn sàng thua một trận để chiến thắng cả cuộc chiến
- Đừng bao giờ ngồi lê đôi mách
- Hãy cẩn thận với những kẻ không còn gì để mất
- Khi gặp việc khó, hãy hành động như không thể nào bị thất bại
- Đừng giao du quá rộng. Phải học cách trả lời "Không" một cách lễ phép và dứt khoát
- Đừng mong chờ cuộc đời sẽ công bằng với con
- Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ
- Cẩn thận về đồ đạc quần áo. Nếu con định dùng thứ gì trên 5 năm thì phải sắm thứ tốt nhất có thể được
- Con hãy mạnh dạn và tự tin trong cuộc sống
- Khi nhìn quãng đời đã qua, hãy tiếc những gì chưa làm được, đừng tiếc những việc đã xong
- Đừng quá quan tâm đến tập thể. Những ý tưởng mới mẻ, cao thượng và có ý nghĩa với cuộc sống luôn luôn là những ý tưởng của các cá nhân biết làm việc
- Những nhạc sỹ trình diễn bên lề đường, thường có nhiều điều đáng trân trọng, con hãy dừng lại lắng nghe và nhớ tặng họ gì đó
- Khi gặp vấn đề trầm trọng về sức khoẻ, con hãy nhờ ít nhất 3 vị thầy thuốc khác nhau xem xét
- Hãy chiến đấu chống thói vô trật tự
- Đừng tập thói trì hoãn công việc, hãy làm những việc cần phải làm vào lúc phải làm. Không ai chờ đến lúc hấp hối để nói "Giá tôi còn thêm thời gian"
- Đừng sợ phải nói tôi không biết
- Đừng sợ phải nói xin lỗi, rất tiếc
- Hãy ghi sẵn những điều gì con muốn được trải qua trong đời và luôn mang theo nó trong người. Hãy thường xuyên tìm cơ hội để thực hiện
- Hãy luôn gọi điện nhiều cho mẹ con.
(Sưu tầm)

Lời mẹ

Những điều sáng suốt nhất mẹ dạy cho chúng ta
Mẹ là người thầy gần gũi với chúng ta nhất. Và với những gì đã trải nghiệm, mẹ sẽ dạy chúng ta rất nhiều điều....về cuộc sống
1. "Con sẽ không có gì nếu chỉ mãi ngồi ở đó!" - Bạn muốn mọi thứ? Bạn phải đứng lên và đi tìm nó, công việc, sự thành công, một ly nước - bất cứ thứ gì đều cũng có giá của nó và chúng ta phải hành động để có nó!
2. "Cảm ơn tất cả những lời ngợi khen mà con nhận được trong cuộc sống, và đừng than khóc cho những điều mà con không thể có. Tập trung vào những điều trong tầm tay của con, hãy quên đi những đau buồn hay những gì quá xa xôi".
3. "Hầu hết mọi người có thể lấy đi mọi thứ từ con - nhưng trừ học thức của con, không ai có thể lấy nó đi được".Về những người đàn ông: Nếu bạn là con gái, thì mẹ bạn sẽ nói...
4. "Nếu một người đàn ông thực sự muốn nói chuyện với con, anh ta sẽ gọi điện thoại cho con", lời khuyên này sẽ giúp bạn gái bớt đi sự mơ mộng trông chờ vào những cuộc điện thoại của những anh chàng mà mình thầm... để ý.
5. "Con không thể thay đổi ai đó nếu người đó không muốn thay đổi". Nếu bạn yêu ai đó, nhưng không thể thay đổi được những điều "trái tính trái nết" của anh ta, thì cách tốt nhất là hãy chia tay với anh ta để tương lai sẽ hạnh phúc hơn...
6. "Đừng dựa dẫm vào người đàn ông bên cạnh con mãi". Mẹ sẽ giúp bạn hiểu rằng bạn cần phải có sự tự lập và độc lập của chính mình.Về hôn nhân:
7. "Đừng vã mồ hôi hột cho những chuyện nhỏ nhặt trong hôn nhân. Tôn trọng người kia và bày tỏ sự tôn trọng đó hằng ngày. Cố gắng nhường nhịn".
8. "Khi con kết hôn, con... kết hôn với cả một gia đình" - câu nói này giúp bạn sẽ xem gia đình của vợ (hoặc chồng mình) là gia đình của chính mình, để từ đó có cách cư xử đúng mực và thương yêu gia đình bên kia hơn.
(Sưu tầm)

Hai anh em

Câu chuyện 2 anh em
(Sưu tầm)
Hai anh em nhà kia cùng làm việc trên cánh đồng của gia đình. Một người đã kết hôn và có một gia đình lớn, người kia vẫn còn sống độc thân.
Cuối mỗi ngày, hai anh em thường chia đều cho nhau mọi thứ thu hoạch được.Đến một ngày nọ, người em độc thân tự nhủ: “Chia đều nhau là không công bằng. Ta chỉ sống có một mình nên nhu cầu cũng đơn giản hơn”. Thế là mỗi tối người em lấy một bao thóc từ phần của mình lén khuân qua cánh đồng nằm giữa hai nhà, bỏ vào kho chứa của anh mình.
Trong khi đó người anh lại nghĩ: “Chia đều nhau như thế là không công bằng. Ta đã có gia đình, có vợ con chăm sóc khi về già. Em ta thì chẳng có ai lo lắng cho tương lai”. Mỗi tối người anh lại khuân một bao thóc bỏ sang kho chứa của người em độc thân.
Suốt trong nhiều năm, hai anh em đều không hiểu tại sao thóc của họ không giảm đi. Rồi một đêm, hai anh em va phải nhau, họ chợt hiểu điều gì đã xảy ra va` cả hai bỏ bao thóc xuống ôm chầm lấy nhau.

Bạn đã dành cho gia đình những gì???

(Nguồn: Hoathuytinh.com)
KHI CÒN NHỎ ...Bạn sẵn sàng nhường nhiều thứ lớn hơn cái kẹo cho đứa bạn ngồi cùng bàn nhưng đôi khi lại tranh giành đến đánh nhau với đứa em chỉ vì một chỗ ngồi.Bạn rất vui khi nhận trực nhật giùm cô bạn trong lớp nhưng lại luon phân bì công việc dọn dẹp nhà cửa với đứa em ở nhà.Bạn có thể hăng hái làm một đầu bếp "siêu hạng" trong chuyến cắm trại dã ngoại của lớp nhưng lại không nhấc nổi tay chân vào bếp nhặt rau giúp mẹ. Bạn xem đó là việc đương nhiên mẹ phải làm.Bạn sẵn sàng bỏ ra hàng giờ đồng hồ trong tiệm điện tử và "chỉ bảo" cho những tên "đệ tử" với những game phức tạp nhưng lại không có lấy một phút để giảng bài cho các em của mình.Bạn luôn nhớ chúc mừng và tặng quà các cô bạn gái nhân dịp sinh nhật, ngày 8-3 nhưng lại quên mất rằng bạn còn có một người phụ nữ khác quan trọng hơn rất nhiều, đó là mẹ.Bạn thường sa sầm mặt mày, thậm chí còn nổi xung lên chỉ vì những lời trách cứ, răn dạy của cha mẹ, dù đúng nhưng sau đó bạn lại quên ngay như chưa từng được nghe.Bạn đã từng lưỡng lự mỗi khi xoa dầu cho mẹ khi mẹ cảm thấy mệt nhưng lại quên mất rằng mẹ đã từng thức thâu đêm để canh giấc ngủ cho bạn mỗi khi bạn "trái gió trở trời"...
KHI LỚN LÊN...Bạn quá bận rộn với công việc, ngày nào cũng đến tối khuya mới về, ăn uống vội vàng rồi đi ngủ mà đôi lúc đã quên hỏi thăm mẹ vì đã chong đèn thức chờ cơm bạn.Bạn đã từng khó chịu vì cha mẹ mình có lúc lẩn thẩn, "già hóa trẻ con" nhưng lại quên mất chính vì một phần vất vả sinh thành nuôi dưỡng bạn trưởng thành mà cha mẹ bạn mới "đi về hướng ngược lại" với bạn như vậy đấy.Bạn thường không bao giờ để ý rằng những lúc bạn buồn bã, thất vọng hay thất bại, mẹ luôn ở bên cạnh, che chở, nâng đỡ bạn. Và dường như bạn cho rằng mỗi ngày việc bạn nhìn thấy mẹ là một điều hiển nhiên.KHI BẠN RỜI XA GIA ĐÌNH...Bạn bắt đầu hiểu cha mẹ đã vất vả, khó nhọc thế nào để nuôi bạn khôn lớn.Bạn hối hận vì đã cư xử không phải khi cha mẹ trách cứ mình.Bạn nhận ra rằng đứa em bạn thật đáng yêu, xem ra nó không trẻ con một chút nào, khác hẳn với bạn.Bạn cảm thấy tiếc nuối vì đã đánh mất biết bao phút giây sum họp đầm ấm của gia đình.Bạnu nhận ra mình thật vô tâm vì chưa bao giờ thực tâm giúp đỡ mẹ trong công việc gia đình.Bạn có lúc sẽ nhận ra là mình đã sai khi đặt cha mẹ ra khỏi thế giới riêng của mình chỉ vì một suy nghĩ hết sức một chiều: "Cha mẹ không hiểu con!".Chỉ khi bắt đầu làm cha, làm mẹ bạn mới thấu hiểu làm đấng sinh thành khó đến nhường nào. Khi những đứa con xinh xắn của bạn lớn lên, bạn mới thấy thật không dễ dàng để làm bạn với chúng. Và khi đã bước vào cuộc sống rồi, bạn mới hiểu sẽ rất khó có được những giây phút vui vầy cạnh những đứa em như xưa. Nhưng hình như tất cả đã muộn, cha mẹ bạn hoặc đã già, hoặc đã đi xa mãi mãi. Bạn không thể tìm lại được những năm tháng hạnh phúc ấy.
Có những lúc bạn vô tình đặt gia đình ở một vị trí rất bình thường trong trái tim bạn. Chỉ khi thật sự mất đi một điều gì, bạn mới thấy điều đó là quang trọng. Sẽ đến một ngày những giây phút bình dị nhất bên gia đình sẽ không còn nữa. Bạn ngoảnh đầu tiếc nuối ư? Sẽ không còn kịp! Bạn hãy dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nữa, để yêu thương và cảm nhận đầy đủ những nhọc nhằn của mẹ, những nghiêm khắc của cha hay cái nhõng nhẽo của đứa em. Vì có thể một lúc nào đó, sẽ không còn thời gian để quay lại được nữa.

Van10NC: Tóm tắt "ADV và MC-TT"

Van10NC: Tóm tắt "ADV và MC-TT"

11 thg 11, 2008

An Toàn giao thông

AN TOÀN GIAO THÔNG
Người viết: Vũ Thị Kim Tuyền Lớp: 10A09

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố công nghiệp có hơn mười triệu dân nên vấn đề an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm nhất hiện nay.
Vậy an toàn giao thông là gì? Chắc chắn trong mỗi chúng ta ai cũng hiểu an toàn giao thông là thực hiện tốt luật giao thông không để xảy ra tai nạn giao thông. Thực trạng hiện nay, tai nạn giao thông đáng báo động. Vì thế vấn đề này cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân do lưu lượng xe hai bánh quá nhiều, hệ thống đường sá chưa xứng tầm với thành phố, nhiều công trình đang làm dở dang. Hiện tượng đua xe, lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu hay việc chuyên chở cồng kềnh khi lưu thông, người đi bộ không đi đúng phần đường quy định, nạn kẹt xe cũng đang ngày một diễn ra. Điều quan trọng hơn là ý thức của người tham gia giao thông còn kém. Họ chưa tự giác chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông cho nên xảy ra tai nạn rất nhiều.
Tuy nhà nước ta đã có những biện pháp để giảm thiểu những tai nạn như: đội mũ bảo hiểm khi lưu thông, lắp đèn và biển báo giaom thông nhưng vẫn còn một số người chưa chấp hành tốt. Cho nên trách nhiệm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông là của tất cả mọi người, đặc biệt là tuổi trẻ học đường chúng ta. Là học sinh, chúng ta phải nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia lưu thông trên đường như: đi đúng tuyến, đúng bảng báo hiệu, không phóng nhanh, không lạng lách…Tóm lại, bản thân chúng ta là học sinh thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải chấp hành luật lệ giao thông và mỗi chúng ta hãy là người đại diện tuyên truyền giáo dục luật giao thông vì chúng ta là những thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Bản thân em cũng ý thức điều đó, em mong sao mọi người đều có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông…

10 thg 11, 2008

TT " Chử Đồng Tử"

Tóm tắt ngắn gọn" Chử Đồng Tử"
CĐT mồ côi mẹ, sống với cha.Nhà nghèo quá, hai cha con chung nhau một cái khố. Khi cha chết, thương cha CĐT đóng khố cho cha rồi mới chôn.
Trên bãi sông làng, tự trời xe duyên,CĐT lấy được Công Chúa Tiên Dung. Hai người cùng ở lại nhân gian, lập ra 1 xóm làng.
Do tính tình chân thật, CĐT được truyền phép lạ. Với chiếc gậy và chiếc nón, trong 1 đêm ,giữa vùng đầm lầy hiện ra toà lâu đài tráng lệ.
Nhà vua nghi ngờ hai người nổi loạn, sai quân đến đánh..Hai người và cả lâu đài bay lên trời, chỉ còn lại bãi đất không trên đầm lầy.
==> Qua truyen nguoi xua muon gui gam mo uoc....

Tóm tắt "ADV và MC-TT"

Tom tat "Truyen ADV va MC_TT"( theo nhan vat TT)

TT là con của Triệu Đà- một kẻ đang muốn xâm lược nước Âu Lạc nhưng đều bị ADV đánh bại. Theo lệnh vua cha, TT sang nước Âu Lạc cầu hôn với con gái vua ADV. Trong thời gian ở cùng Mị Châu , TT dò la tin tức và biết được ADV chiến thắng là nhờ có nỏ thần. Trọng Thuỷ tìm cách đánh cắp lẫy nỏ thần rồi về nước. Trước khi đi , Mị Châu có hẹn nếu hai người thất lạc thì TT cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm nhau. Lấy được nỏ thần, Triệu Đà cử binh sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, cùng con gái chạy khỏi Loa Thành. Theo dấu MC rắc trên đường, TT tìm được MC – lúc này đã hoá thành ngọc thạch. Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Châu, nhảy xuống giếng tự tử. Tương truyền, máu Mị Châu thành ngọc trai, đem rửa nước giếng nơi TT tự vẫn thì sáng hơn.
==> chu de....

Tóm tắt "Tấm Cám"

Nhân vật chính là Tấm, một cô gái mồ côi có nhiều phẩm chất tốt đẹp, cuộc đời cô trải qua nhiều bất hạnh nhưng cuối cùng cô cũng gặp được hạnh phúc.
Tấm mồ côi mẹ, rồi mồ côi cha, phải sống với dì ghẻ, chịu nhiều thiệt thòi, bị ức hiếp (bị cướp giỏ cá, bị mất cá bống, không được dự hội…)
Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm trở thành Hoàng Hậu nhưng vẫn bị mẹ con Cám hãm hại nhiều lần. Tấm hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị . Cuối cùng Tấm trở lại thành người.
Một hôm, vua đi qua quán nước, nhìn thấy trầu têm cánh phượng khéo giống như Tấm têm. Nhờ đó Tấm được về cung. Vẫn bị sự ghen ghét của Cám, Tấm đã chỉ cách làm cho trắng. Cám làm theo và chết, mụ dì ghẻ nghe tin, cũng chết theo.
Truyện kể về số phận của cô gái mồ côi,bất hạnh với ước mơ đổi đời và công lí xã hội của nhân dân lao động. Truyện gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác để giành và giữ hạnh phúc.Tác phẩm thể hiện quan niệm hạnh phúc của nhân dân

Tình yêu chân thành của một chàng trai

Khanh Kim
Trong những tình cảm thiêng liêng của con người thì tình yêu đôi lứa luôn là tình yêu đẹp nhất. Nó đã được thể hiện qua những bài thơ, ca dao.... Qua bài ca dao sau đây, chúng ta sẽ cảm nhận được một tình yêu đẹp đẽ, tình cảm sâu sắc mà chàng trai dành cho người mình yêu:
Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em đứng ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Nhân vật trữ tình thể hiện tình cảm của mình qua những vật dụng hết sức giản dị nhưng lại chứa đầy ý nghĩa, biết bao tình cảm của mình. Chàng trai mong muốn mình được hóa ra gương, hình ảnh chiếc gương luôn quen thuộc với người con gái, để họ có thể ngắm mình, làm dáng trước gương. Ở đây, chàng trai muốn hóa thành gương để luôn luôn được thấy người mình yêu mỗi ngày, luôn mang hình ảnh của nàng trong tim của mình. Vật dụng tuy đơn sơ mà chính nó lại hàm chứa những ý nguyện của chàng trai với người mình yêu. Sau đó, tình cảm giản dị chân thành đó còn được nhân cao hơn. Chàng trai muốn hóa thành một chiếc cơi, một vật dụng luôn mang bên mình. Để cho chàng trai có thể luôn ở bên và chăm sóc cho cô gái. Những hình ảnh ẩn dụ như là chiếc gương, cơi đã gợi lên tình cảm thiêng liêng của đôi trai gái đặc biệt là của chàng trai. Chàng đã dùng hình ảnh đó như là lời cầu hôn của mình. Điệp từ "ước gì" là những mong muốn, ước vọng của chàng trai với cô gái, đến những điều tươi đẹp. Bài ca dao trên đã cho ta thấy một cách tỏ tình hết sức giản dị mà lại sâu sắc. Khát vọng yêu và được yêu của nhân vật trữ tình.

Điều quý giá và thiêng liêng-TÌNH BẠN

Khanh Kim
Trong xã hội hiện nay, khi ta hỏi một ai đó: "Bạn nghĩ điều gì mà bạn cho rằng là quý giá và thiêng liêng nhất?". Người đó sẽ trả lời rằng:" Đó là tình bạn.".
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín của riêng mình. Phước thay người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý giá nhất của Thượng Đế. Món quà này bao gồm nhiều điều hay nhưng trên hết là khả năng vượt khỏi chính mình. Không người nào có thể tự nhiên trưởng thành trên đời này và có một cuộc sống hoàn hảo mà không có ít nhất một người hiểu mình.
Tình bạn sẽ bền vững hơn khi cùng chia sẻ những sở thích, bên nhau trong những vui buồn của cuộc sống. Hãy chọn bạn vì những phẩm chất bên trong và sở thích chung thay vì vị thế của họ. Khi ở bên những người bạn này, bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái, đáng tin cậy và có những giây phút thật tuyệt vời.
Khi có điều gì may mắn đến với bạn, bạn ấy là người đầu tiên bạn kể.. Khi bạn có dịp gì để kỉ niệm, bạn ấy sẽ vui mừng một cách chân thành và không bao giờ ghen tị với bạn về điều đó. Đó là một người bạn thật sự. Hãy cho bạn ấy biết bạn ấy ý nghĩa với bạn như thế nào. Bên cạnh những món quà vật chất, hãy làm cho bạn ấy những gì mà bạn ấy làm cho bạn. Một tình bạn sẽ chẳng thể bền vững nếu như thiếu đi những chia sẻ, đồng cảm và hiểu nhau. Cũng giống như một chiếc thuyền không thể đối mặt với phong ba bão táp nếu thiếu đi bất kí một mảnh ghép nào, dù là một mảnh ghép rất nhỏ.
Tình bạn thường được thử thách trong những lúc khó khăn. Nếu bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè mình trong lúc khó khăn thì họ sẽ nhận ra bạn là một người bạn thật sự. Và ngược lại là bạn cũng sẽ có những người bạn thật sự.

Tình bạn

Hường Cao

Có lẽ những kỉ niệm đẹp nhất của lứa tuổi học trò vẫn là tình bạn. Vậy tình bạn là gì? Tình bạn được thể hiện ra sao và như thế nào? Tình bạn là một tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở thích hay có chung một quang niệm, lí tưởng sống.
Trong cuộc sống, ta có thể nhận ra tình bạn được thể hiện qua nhiều mặt. Trong học tập, bạn bè giúp đỡ lẫn nhau để củng nhau tiến bộ. Hoặc ta có thể thấy những đôi bạn học tập trong nhà trường, trong lớp học hay là những đôi bạn học tập ở nhà. Trong lao động, bạn bè giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc thật tốt. Trong lịch sử, ta có thể nghĩ đến ngay tình bạn giữa Các-mác và Ăng-ghen, giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Nhưng không phải lúc nào tình bạn cũng đẹp bởi không có gì gọi là hoàn hảo cả. Nhiều tình bạn nhìn bên ngoài cứ ngỡ rằng rất đẹp nhưng những gì xảy ra bên trong thì ngược lại. Có những người chỉ lợi dụng tình bạn để tạo ra những điều có lợi cho riêng mình. Những điều đó có được mọi người cho rằng đúng hay sai mà tại sao lại có nhiều người hành động như vậy?
Ai trong chúng ta không khỏi xúc động khi đọc những câu chuyện cảm độn g về tình bạn cao đẹp. Chẳng hạn như trong một câu chuyện, một cô gái hằng ngày cõng bạn mình đến trường dù cho thời tiết hay khó khăn như thế nào.... Tình bạn xuất phát từ những tình cảm chân thành mà mọi người dành cho nhau, không mưu toan, tính toán.
Tình bạn giúp cho con người cảm thấy tự tin, yêu đời hơn. Đồng thời, tình bạn còn là món quà tinh thần giúp cho con người tìm được niềm vui trong cuộc sống, là động lực để con người vượt qua những khó khăn. Nếu không có tình bạn, cuộc sống của con người sẽ trở nên cô đơn, tẻ nhạt. Tình bạn đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Là một học sinh, chúng ta cần tìm cho mình một người bạn tốt. Chúng ta phải biết đối xử với bạn một cách chân thành, biết quan tâm, thông cảm, chia sẻ với bạn và trân trọng tình bạn mà mình đang có.

Khát vọng làm quen-Khởi đầu của tình yêu chân chính

Tên: Trần Hồ Thanh ThươngLớp: 10a9STT: 28Trường: THPT Võ Thị Sáu
Đề: Cảm nghĩ về bài ca dao Yêu thương tình nghĩa (phân tích)
Ca dao cổ truyền Việt Nam có nhiều câu diễn tả tăm trạng khi yêu thương ở mọi ngoài cảnh, trang lứa, vùng miền, không phân biệt sang hèn hay già trẻ, bởi lẽ, người Việt Nam vốn dĩ sống rất tình cảm và giàu tình thân mến! nhiều nhất chắc có lẽ phải nhắc đến tình yêu nồng nàn và đê mê của những đôi lứa đang yêu. Có một chàng trai đang chìm đắm trong thứ cảm xúc không thể gọi tên chính xác, khi mà chàng ngỏ lời hỏi:
“Cô kia đứng ở bên sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”

Này thì là cái sự yêu! Khi yêu thì con người ta chỉ muốn được ở bên nhau, được thu gần khoảng cách đôi mắt, được rút ngắn cự li trái tim. Trớ true thay họ lại xa cách nhau cả một dòng sông, đến mức chàng phải cất tiếng vọng sang bờ bên kia. Chàng gọi “cô kia” rồi tiếp lời ngay không chờ lời đáp, tiếp rằng “muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”. Có lẽ chàng trai sợ tiếng thổ lộ ý nguyện muốn được gần em của mình sẽ trôi theo dòng nước trên sông, sợ tấm lòng của mình bị khoảng cách đôi bờ chia rẽ, sợ không thỏa được cái ước vọng có em trong vòng tay. Hình ảnh “cành hồng” thật đẹp, thật lãng mạng và cũng thật tinh tế - tượng trưng cho chiếc cầu chàng muốn bắc nối liền hai bờ, và cũng là nhịp cầu nối hai trái tim đang yêu. Chàng bày tỏ rằng muốn “ngả cành hồng” ý rằng hẳn là chàng trân trọng con đường duy nhất đến với cô gái lắm, mặc dù cơ hội này quá mong manh, vô ảo vô thực. Họa chăng lẽ chính chàng trai đang mơ ước?...

Khoảng cách giữa hai bên bờ sông được giữ nguyên, ước nguyện vượt qua sông để gặp gặp gỡ cũng vẫn vẹn toàn, chỉ có nỗi niềm mông lung. Cô gái tâm sự:
“Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”
Không còn là lời gọi sang bên kia sông, ở đây cô gái đang tự ước ao cho riêng mình. Gọi đối phương là “anh” và xưng “em”, hẳn là hai người họ đã thân thiết và gắn bó quấn quit nhau lắm đây! Gần gũi nhau là thế nhưng cũng có một lúc nào đó bị chia cách: ngày ngày nhìn thấy nhau, ngắm con người đang nắm giữ trái tim mình nhưng lại không được gần nhau, không được trai lời nhận lẽ - những lời nói ngọt ngào nhất đối với những đôi lứa yêu nhau. Sự chia ly đó còn làm con người ta bức bối, bang khuâng hơn bội phần. Chiếc cầu “dải yếm”, cũng nằm ngoài khả năng thực hiện mượn hình ảnh ẩn dụ “dải yếm”, cũng ngoài khả năng thực hiện của cô và chỉ có thể luẩn quẩn, loanh quanh mãi trong ước mơ chính đáng là được gần gũi người mình yêu. Hình ảnh “cầu dải yếm” tuy không có thực nhưng rất đẹp và sâu sắc, còn chiếc dải yếm lại là vật dụng có thực, không những vậy mà còn cực kỳ gắn bó với người phụ nữ. Các nghệ nhân dân gian không sử dụng hình tượng chiếc áo mà nhờ đến vật gần trái tim nhất, vật mang đậm hơi thở, sức ấm của người mặc nó nhất. Chiếc yếm thường mang màu sắc tươi tắn và rực rỡ, cũng tươi vui như chính cảm xúc của cô gái vậy. Dẫu rằng khát vọng được gặp anh chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng nhưng dường nhưng dường như cô gái tin tưởng và rạng rỡ một cách đầy nữ tính mà cũng táo bạo rằng giấc mơ đôi lứa ước hẹn sẽ thành sự thật, và họ sẽ đi bên nhau, bên biển trời xanh mãi.
Tiếp nối điệp khúc “ước gì”, giờ nỗi niềm lại quai về đặt vào lời tự nhủ của chàng trai. Hãy cứ xem rằng nhân vật trữ tình trong bài ca dao dưới đây cũng chính là chàng trai co mong muốn “ngả cành hồng” trên kia. Chàng cũng bộc lộ niềm mong mỏi giấu trong lòng, giờ đây tăng thêm một bậc ý nghĩa hơn và mong tính gắn bó hơn lời ngỏ trên kia, khi mà chàng thốt ra lời nói tự đáy lòng:
“Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ thường ngày em soi.”
Vẫn là biện pháp nghệ thuật “ẩn dụ sử dụng xuyên suốt các bài trên nhưng đầy biến hóa và độc đáo với hình ảnh chiếc gương. Chàng trai không còn ý nhị, kín đáo nữa, tuy nhiên không mất đi sự tin tế , kết hợp nét táo bạo, nhân vật tỏ lòng rằng chàng muốn hóa thành gương để mãi ở bên cạnh người thương cả ngày. Chàng muốn bóng hình em lồng trong tâm can mình, được tôn lên vẻ đẹp rạng ngời anh yêu, được ấp ủ mãi cái ngày tháng êm đềm em ngủ ngoan trong trái tim. Ước muốn của anh giản dị và chân thành, sâu lắng niềm hạnh phúc được ở gần người anh thương. Nhưng thâm tâm anh lo sợ vẫn vơ, lo rằng em soi vào gương sẽ thấy gương mặt mình phai màu xuân thắm vì nỗi lòng xa cách, sợ rằng em soi em thở dài u sầu làm con tim anh quặn thắt. lặp lại điệp từ “ước gì”, chàng trai lại tiếp tục ước:
“Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.”
Trầu cau là hình ảnh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Tập tục ăn trầu đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ rất lâu rồi, từ trước khi có sự tích trầu câu ra đời và trở thành nét đặc trưng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam xưa nay nói chung. Cánh trầu ôm ấp lấy cau cứ rực lên sắc thắm dịu êm của vôi têm, là “đầu câu chuyện”, là biểu tượng của sự kết tóc se duyên, của sự sum họp tình yêu đôi lứa tự muôn đời”
“Trầu này trầu quế trầu hôi,
Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình.
Trầu này trầu tíh trầu tình,
Trầu nhân trầu ngãi trầu mình lấy ta.”
Trầu năm xưa là thứ thức ăn tao nhã có phần dành riêng cho người phụ nữ nên hiển nhiên “cơi” được xem là món “trang sức” tao nhã luôn kề cận bên họ. Cũng lại là ước mơ được gần gũi và được em nâng niu cất giữ những vật em yêu mến. Sử dụng hình tượng thiêng liêng không thể thiếu trong lễ cưới chắc lọc từ chíh cuộc sống người bình dân, các tác giả dân gian đã thổ lộ hộ chàng trai ước vọng được cưới em, được ăn đời ở kiếp với em và cùng chung sống đến cuối đời. Hơn thế nữa, phải chăng ẩn ý đằng sau là nhấn mạnh việc cưới hỏi của anh và em được công nhận, được tập tục mang đậm bản sắc văn hóa giân gian ủng hộ khi có sự hiện diện của trầu và cau? Nhưng cho dù hiểu theo nghĩaa nào đi chăng nữa, tâm nguyện được nhắc đến ở bài ca dao thứ ba này cũng thuộc mức độ cao nhất trong chuỗi các sự việc tăng dần nhằm bộc lộ khao khát yêu thương và được yêu thương của nhân vật trữ tình. Mặc dù hình ảnh được ẩn dụ mượn hình ở từng bài mang nét đặc sắc riêng rẽ nhưng nhìn chung đều mang thể thơ lục bát, luyến thanh nhẹ nhàng uyển chuyển rất phù hợp với việc bày tỏ tâm tư tình cảm, cùng lời nói vòng kín đáp, tế nhị mà chan hòa, dễ hiểu; từ ngữ cũng giản đơn, dễ đọc dễ hiểu, dễ thuộc dễ nhớ, đậm đà bản sắc Văn hóa dân gian.

Không chỉ dừng lại ở ba bài ca dao thú vị nói trên, đề tài về niềm mơ ước lứa đôi chính đáng còn có rất nhiều viên ngọc quý góp phần tạo nên vẻ long lanh hấp dẫn, cuốn hút.

Con Cò mà đi ăn đêm

Tên: Trần Hồ Thanh ThươngLớp: 10A9STT: 28 Trường: THPT Võ Thị Sáu
Đề bài: Con cò mà đi ăn đêm
Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng, nghệ thuật, là “thơ của vạn nhà”, là tấm gương soi cho tâm hồn và đời sống dân tộc. Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ t ình cảm của người lao động bình dân Việt Nam. Ở đây, người ta không chỉ than thở về cuộc đời, về cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà còn là thái độ phản kháng xã hội, chống đối những điều ngang trái ẩn chứa tinh tế. Có khá nhiều câu ca dao mượn hình tượng “con cò” làm phương tiện nghệ thuật xây dựng nên nét đặc sắc riêng, nhưng có lẽ không bài nào có hình ảnh con cò được phác hoạ độc đáo, tỉ mỉ, giàu tính triết lí nhân sinh và sức thu hút như bài:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”

Hình ảnh con cò được bắt gặp rất nhiều trong ca dao dân ca Việt Nam, bởi lẽ, thân cò giống như người nông dân Việt vậy, đời cò sao cũng lắm nhiêu khê lầm than? Cò cũng gầy guộc, cũng chịu thương chịu khó lặn lội kiếm ăn từng chút một. Vất vả và tội nghiệp lắm, khi mà những điều rủi ro ngoài ý muốn luôn chực chờ rình rập xung quanh, chúng cứ lù lù tiến tới, mà ta không biết từ hướng nào đến d6a4u lắm lúc cảm gíc được thật rõ rệt. Run rủi thế nào...

“ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Hai câu thơ lục bát mở đầu ngắn gọn và diễn trọn ý; chỉ là những từ thuần Việt hết sức dân dã nhưng sắp xếp súc tích nên đã cung cấp được những chi tiết khá tường tận và cụ thể về hoàn cảnh lâm nạn của cò. Trước nhất, hai tiếng “ăn đêm” là chi tiết đặc biệt đầu tiên, là nguyên nhân gây ra mọi xung đột về sau trong câu chuyện thương tâm, đồng thời nêu bật lên cái cảnh ngộ tréo ngoe vàngang trái. Tập tính loài cò là đi kiếm an vào ban ngày ngoài đồng ruộng, vốn đã từ lâu trở thành sinh hoạt thường nhật và quy luật tự nhiên của loài. Chỉ khi có điều kiện ngọi cảnh tác động mạnh mẽ, chúng mới phải “đi ăn đêm” cùng loài vạc vốn mâu thuẫn, xung đột ngay cả trong đời thực lẫn ca dao. Đọc kĩ, ta thấy câu ca dao thư’ nhất này lược bỏ chữ “mà” vẫn không làm thay đổi ngữ nghĩa của câu; sự có mặt của nó càng làm tăng tiến thêm điều bất bình thường gây ra cớ sự ấy. Bài ca dao đặc biệt này thuộn thể loại ca dao ngụ ngôn, tức là mượng chuyện vật để nói về người; muốn hiểu được những điều tác giả gửi gắm trong đó thì phải dựa trên cốt truyện và tình tiết diễn biến của vật đó. Bài này vừa có thơ, vừa có truyện và có caa3 kịch nữa: kịch tính cao trào không chỉ nằm ở hoàn cảnh lâm nạn đã nêu ở trên mà còn ở đoạn đối thoại trực tiếp cùng mâu thuẫn nội tâm kịch liệt của nhân vật ngụ ngôn- chú cò đáng thương kia.
Đang ở dưới ao tối, kẻ sắp chết chìm ngoi lên kr6u cứu, rất thảm thiết và thành khẩn. Nó rên rỉ cầu cứu bằng tiếng kêu đứt đoạn, ngắt quãng, lạc lõng:
“Ông ơi ông vớt tôi nào
Cả câu duy nhất từ “vớt” vút nổi lên cao, còn lại đều không dấu và ngang bằng nh
ư thể không vượt qua nổi ranh giới giữa sự sống và cái chết. Liệu tâm hồn nhân vật “ông” có đủ rộng mở, hào hiệp để nghe trọn vẹn câu cầu cứu bi ai không?, vì thật sự con cò chỉ có thể kêu to và rõ mỗi từ “vớt” mà thôi... Giữa đêm tối mà may mắn có được người nhìn thấy mình bị nạn, cò xem như nhân vật “ông” đã ban tặng cho mình một đặc ân được sống. Tia sáng của sự sống vừa loé lên yếu ớt , cò lại tiếp tục chấp nhận bị nghi ngờ cho cái tội “tình ngay lý gian”. Cò lập tức thanh minh:
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”
Dẫu đang trong tình trạng cấp cứu, hoàn cảnh họn nọn “ngàn cân treo sợi tóc”, con cò vẫn hết sức minh mẫn, tỉnh táo và nhớ rõ sự đời. Sự giúp đỡ sẵn long vô tư hãy còn rất hiếm hoi trên đời! Cái gì cũng có cái giá của nó. Tia sáng sự sống yếu ớt kia được thắp lên, soi cho tâm trí cò hình dung được ba con đường, ba khả năng khác nhau. Một là sự lạnh lùng vô tâm của “ông” dập tắt đi cái khao khát được sống của nó: khi “ông” thấy rồi lại quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ, mặc cho con cò chết chìm trong nước. Hai là nó được vớt lên và thương tình cho sống- hết sức mong manh và bấp bênh dẫu cho nó hoàn toàn có quyền đ
ược đối xử như vậy. Khả năng thứ ba được bản than cò và tác giả xem là “triển vọng” nhất, khi mà nó đã lường trước được cái chết còn ghê gớm, thâm hiểm hơn. Cảnh ngộ của cò là cảnh ngộ của kẻ đến bước đường cùnbg, bế tắc và bi kịch, có kah1c gì hoàn cảnh chuung của những con người lương thiện gặp hoạn nạn trong cái xã hội phong kiến đầy rẫy những bất côn, bóc lột và lợi dụng. Có lắm lúc, gặp điều không may, người ta không th6e3 không cậy nhờ vào sự giúp đỡ của người khác; nhưng nào ai có ngờ được sự cứu vớt ấy lại đẩy đưa học đến tai học và nỗi khổ cực kah1c còn lớn hơn, đau hơn trăm nghìn lần. Xót xa biết mấy khi mà niềm tin vừa thắp lên lại bị sự giúp đỡ có chủ ý làm cho lụi tàn. Biếg thế nhưng con cò vẫn thành tâm kêu cứu một cách hồn nhiên và thiết tha, như con người ta vẫn cứ tin vào lòng tốt của nhau vậy.
Tự nhận thức được cơ hội sống của mình là rất nhỏ nhoi, le lói, từ đ1o mà điều băn khoăn, ray rứt của cò giờ đây không phải là sống hay chết mà là đắn đo giữa “chết trong” hay “chết đục”. Cò mơ ước được sống, rất mãnh liệt, nhưng vẫn đủ bình tĩnh nhìn thẳng vào hiện thực, vào cái chết không thể tránh khỏi của mình. Cò đang nhờ đến sự giúp đỡ nhưng không chủ uqan ảo tường, tuyệt đối tin vào lòng tốt của người đời, vì thế cò bày tỏ rằng:
“Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Vậy là cò đã chủ động chọn lựa cái chết và chủ động thổ lộ nguyện ước được “chết trong” của mình, rất cao thượng và cũng quá thành thật đến mức tội nghiệp. Thân cò đáng thương nài nỉ van xin lần sau chót:
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!”
Hai tiếng cò con nghe thiết tha quá, đau đớn quá! “Cò con” là tiếng xưng hô khiêm nhường, khuất phục, lệ thuộc đối với nhân vật “ông”, hay để chỉ thân cò còn nhỏ dại, chưa đủ lông đủ cánh tự bươn chải kiếm sống; hay là ám chỉ thế hệ con cháu của nhân vật ngụ ngôn nói trong bài...?Không aui lý giải thất đáo đ
ược; Nhưng cho dù hiểu theo nghĩa nào thí nó cũng gây ra một sang chấn nho nhỏ trong lòng người đọc, đủ để con người ta thấy xúc động bồi hồi. Sẽ hay và hấp dẫn, thuyết phục hơn khi đặt hình ảnh cò con bé bỏng vào mâu thuẫn nội tâm cò, khi cò còn nhỏ mà đã biết “đau lòng” nếu phải “chết đục”. Mặt khác, sẽ thấy hợp tình hợp lý, dễ đồng cảm nếu hiểu danh từ phiếm chỉ “cò con” là để chỉ thế hệ con của con cò lâm nạn; khi ấy, nỗi đau được nhắc đến là của cả một thế hệ nối tiếp, là nỗi hổ thẹn và sỉ nhục vô chừng của cháu con khi ông cha chúng chết trong hổ thẹn và sỉ nhục.

Toàn bộ bài ca dao duy nhất chỉ là hoàn cảnh và lời thoại đến tứ một phía, ta không thấy có lời đáp hay hành động cụ thể nào từ nhân vật “ông”. Bài ca dao kết thúc đột ngột và mông lung, không ai biết rồi số phận con cò sẽ ra sao. Tác giả dân gian cho phép người đọc tự hìnnh dung ra cái kết của riêng mình để rồi làm con người ta cứ thấy thổn thức trong lòng. Bài ca dao khẽ khàng khép lại nhưng lại mở ra nhiều cái mới mẻ và xúc động. Bằng lối nói ẩn dụ tài tình và biểu cảm, hình ảnh tượng rưng con cò càng tôn lên những phẩm hạnh tốt đẹp, tâm hồn thanh cao của người Việt Nam- những người rơi vào hoàn cảnh trớ trêu vẫn trọng danh dự đến cùng

8 thg 11, 2008

Cảm nhận về bài "Khăn thương nhớ ai"

Họ và tên: Trần Hồ Thanh Thương Lớp: 10A9STT: 28Trường: THPT Võ Thị Sáu
Đề bài: Cảm nhận về bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”
Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng, nghệ thuật, là “thơ của vạn nhà”, là tấm gương soi cho tâm hồn và đời sống dân tộc, là niềm tự hào khôn xiết về cái cách mà những con người lao động Việt Nam trực tiếp bày tỏ long mình mà không cần nhờ đến bất kì một khuôn khổ thơ chính quy nào. Họ gửi gắm vào đó là yêu thương, sướng vui, đau khổ; là hoài bão, ước mơ, niềm mong mỏi… Không nằm ngoài chuỗi sáng tác mang đề tài thương nhớ làm nên bản sắc văn hoá dân gian, bài ca dao được nhà phê bình Hoài Thanh đánh giá là “hay nhất Việt Nam”, “ Khăn thương nhớ ai” cũng trĩu nặng niềm thương nỗi nhớ của người con gái đang yêu, sâu lắng và hay lạ lùng…:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.”

Ca dao về nỗi nhớ là hợp âm các nốt trầm lắng đọng lòng người trong cung bậc tình yêu - vốn là đề tài muôn thưở và quen thuộc của người bình dân. Nỗi nhớ nhung nào có buông tha một ai? Mọi cảnh huồng, mọi số phận, mọi trang lứa; và nó nhẫn tâm bủa vây, bám víu lấy người con gái đơn chiếc. Nỗi nhớ ấy như muốn thiêu đốt tan chảy cả cõi lòng nhưng lại được che giấu kín đáo và ý nhị, không bộc lộ một cách buông tuồng, suồng sã. Tâm trạng nàng, biết tỏ cùng ai? Những câu hỏi không có câu trả lời, cô dành để hỏi những vật dụng quen thuộc nhất kề bên mình trong lúc cô đơn :
“Khăn thương nhớ ai?...
... Đèn thương nhớ ai?”
Những câu hỏi cất lên rồi lại trôi dạt mãi vào hư vô im tiếng, cứ nén chặt niềm thương nỗi nhớ trong lòng, để rồi chực trào tuôn ra thành tiếng thở dài triền miên. Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và cũng được hỏi nhiều nhất’ cô gái hỏi vật trao duyên mang ý nghĩa thiêng liêng duy nhất của mình. Chiếc khăn ấy phải chăng đã ấp ủ biết bao hơi ấm bàn tay, đã thấm đượm nhiều vô chừng những lời ân ái mặn nồng :
“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời,
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”
Giờ người đã xa, hơi ấm nồng đượm vương vấn nơi đây âu chỉ là nỗi buồn chờ đợi quá khứ, cái không gian cô quạnh cứ miên man trải rông trên nhiều chiều, nỗi nhớ cứ thế mà quanh quẩn trong tâm trí trăm mối tơ vò, khiến vật chứng nhân vô trí vô giác cũng động lòng mà:

“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt.”
Ba hình ảnh đặc trưng cộng hưởng thêm ba câu thơ láy cô gái tự nhân hoá chiếc khăn lên rồi hỏi: “Khăn thương nhớ ai?”, cùng lối vắt dòng láy tổng cộng sáu lần từ “khăn” thành một điệp khúc tạo cảm giác dường như nỗi nhớ càng thêm triền miên. Mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ kia thêm trào dâng cuồn cuộn trong lòng. Ôi, sầu đong càng lắc càng đầy! Cô gái đang hỏi chiếc khăn trao duyên hay đang đối thọi với bản thân mình đây? Đằng sau nghệ thuật đảo thanh đầu uyển chuyển, cách sử dụng hình ảnh vận động trái chiều, đằng sau hết thảy các sử “xuống- lên”, “rơi- vắt” của khăn hiện lên hình ảnh một con người rất rõ, con người ấy đang tiếc nhớ khôn nguôi về mối tình đẹp đẽ. Nhớ đến mức không còn tự chủ được dáng đứng bước đi, không thề đứng yên ngồi ổn được, cứ thất thểu ra vào, bởi vậy người ta mới có câu:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Nỗi nhớ cứ rừng rực trong lòng, len lỏi vào từng dòng máu thớ thịt, thế mà vẫn không đủ để cản ngăn dòng nước mắt khóc thầm:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”
Nước mắt em rơi từ khoé lệ u sầu, rơi trên tiếng cười đùa hôm qua, và rơi trên u buồn hôm nay, những “ hai hàng nước mắt đầm đàm như mưa: làm khổ em biết bao nhiêu đêm dài. Nỗi nhớ sâu trong tâm hồn réo thúc bùng sôi nhưng được bộc lộ ý nhị, nọt ngào, mang màu sắc nữ tính, nhẹ nhàng. Cô gái trong bài ca dao là một con người biết trân trọng những kỉ niệm, biết ghìm nén lòng mình, dẫu cho trái tim đã băng hoại vì nỗi buồn man mác gậm nhấm lủi tàn mất rồi. Cái khăn đã giãi bày hộ cô gái cái nghẹn ngào đọng mãi trong lòng không nói ra được. Cái thứ cảm gáic không gọi được tên nặng trĩu trong lòng là thế, vậy mà cứ nhẹ tênh lan toả rộng khắp, thấm đượm vào không gian, vào cả sự đồng cảm nơi người đọc...

Nhưng không chỉ có thế, nỗi nhớ ở đây còn được đong đếm theo bước chân thời gian chứ không chỉ thăng trầm theo từng bước đi của nhân vật. Ban đêm là thời khắc để bất kì con người nào cũng có thể suy ngẫm về người, về đời, rất thật. Đối với cô gái, đó là lúc niềm khắc khoải lại càng làm tim cô đau nhói. Niềm đau ở đây được diễn tả theo một cách riêng, nhất quán và không thể nhầm lẫn. Điệp khúc “thương nhớ ai” được giữ lại trọn vẹn còn tâm sự được gửi gắm tiếp vào ngọn đèn đêm:
“Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt”
Cả bài ca dao là một hệ thống các câu hát lẻ độc lập: khi đứng riêng chúng hoàn toàn có thể diễn đạt hết nghĩa, còn khi ghép chúng lại với nau, chúng thu hút người đọc và nỗi lòng trải rộng mãi hết không gian rồi lại sang thời gian. Trong sự ưu phiền vò võ của đêm khuya khắc vợi canh tàn, trong bóng đêm mịt mù đến hốt hoảng, đốm lửa ấm dù nhỏ nhoi trên đầu ngọn bấc kia chứng tỏ người thắp đèn vẫn chưa tài nào ngủ yên được. Cô gái gửi tâm tình ngổn ngang trăm mối những đêm thâu trằn trọc vào ngọn lửa nhỏ, hay chính ngọn lửa tình bất diệt luôn cháy mãi trong tâm can? Chừng nào lửa tình vẫn cháy thì chừng ấy lửa đèn kia tắt làm sao được. Vẫn là câu hỏi không có lời đáp, và vẫn là hình ảnh tượng trưng được nhân hoá, “ngọn đèn” cũng biết thổ lộ bao điều, buộc ta phải rung cảm suy nghĩ nhiều hơn, sâu sắc hơn những điều được đề cập trong lời ca da diết.


Bày tỏ, giãi bày hộ cô gái bằng giá trị tượng trưng rất biểu cảm theo lối nói vòng đầy cuốn hút, nhưng rồi rốt cuộc “khăn” và” đèn”cũng chỉ là cách nói gáin tiếp thông qua biện pháp nhân hoá. Đến dòng thơ thứ chín, không kìm lòng được nữa, thứ “cảm xúc không gọi được tên” trên kia chực vỡ oà, cô tự hỏi chính mình:
“Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên.”
Hình tượng các nghệ nhân dân gian sử dụng thật hợp tình hợp lý, nhất quán và xuyên suốt: “đèn chẳng tắt” vì “mắt không yên”, “mắt không yên” nên “đèn chẳng tắt”. Nỗi ưu tư còn nặng trĩu, khối tinh thần bất biến vẫn vẹn nguyên, tình yêu chung thuỷ chẳng đổi dời. Cứ khép đôi bờ mi đẫm lệ, hình bóng người thương lại hiện về, giấc ngủ dẫu có cũng vô cùng ngắn ngủi và mãi chập chờn những giấc vơ vô ảo vô thực. Năm lần hỏi, năm lần điệp từ “ai” vang lên thổn thức xoày vào lòng ta một nỗi niềm khắc khoải, đồg cảm bi ai. Bản thân từ “ai” mang ý phiếm chỉ, nên câu trả lời thực chất được khẳng địh ngay từn câu hỏi tưởng như không có lời đáp. Cách khẳng định này không được diễn đạt bằng ý chính mà mang tính nghệ thuật, thi vị hơn, mạnh mẽ hơn. Dẫu vậy, với tính chấ nghệ thuật rất riêng của văn học dân gian, chẳng mấy ai yêu quý bài ca dao này không tự lý giải được, rằng không ai khác ngoài chàng trai đã gây nên nỗi lòng cô đọng trong điệp từ “ ai” kia. Mười câu thơ bốn chữ còn hay về cách gieo vần: vần chân xen lẽ vần lưng, trong đó thanh bằng và thanh trắt lại xoắn quýt lấy nhhau tạn nên âm điệu luyến láy liên hoàn, bâng khuâng mãi. Và nếu cứ đi theo cung cách cấu tứ như thế, lòng cứ tự hỏi lòng, thì bài ca dao sẽ trải dài cùng nỗi sầu đến vô tận. Lần theo mạch xúc cảm xuyên suốt, qua tới mấy lần hỏi, điểm cao trào bất chợt xuất hiện đột ngột dưới hình thức câu tho8 lục bát, biến nỗi nhớ nhung dằng dặc kia thành:

“Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
Từ nhịp thơ bốn chữ dồn dập và gây rung động lạ kỳ chuyển sang lục bát nhẹ nhàng và xao xuyến, bởi lẽ, cô gái một mực thương nhớ người yêu vẫn biết lo lắng cho số phận trái ngang của mình. Cô nhớ lắm, đến nỗi:
“Qua cầu dừng bước trơng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp lòng sầu bấy nhiêu”
Guồng quay cuộc sống thì cứ mãi lừng lững tiến về phía trước, hoàn cảnh trớ trêu không cho phép người con gái đơn thân mãi “ Thương thương nhớ nhớ sầu sầu”, xã hội không đồng ý để cô “Một ngày ba bận ra cầu đứng trông” . Từ “lo” được lặp lại đến hai lần, cùng chỉ từ số nhiều “những” chứng tỏ trong lòng cô gái đang có nhiều lo sợ mênh mông khi nghĩ về người mình yêu cùng một lúc; nhói cả tim khi nghĩ rằng anh sẽ thay đổi, sẽ như” vầng mây bạc giữa trời mau tan”; quặn cả lòng khi hay cả một xã hội phong kiến thối nát đang chực chờ ép duyên... Hạnh phúc quá mong manh và cái quyền tự do yêu đương cũng thật là bấp bênh, khi tình yêu tha thiết chân chính luôn bị nỗi sợ nơm nớp vô biên lấn át, “Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời”. Nỗi lo phiền trĩu nặng tâm can, xuất phát từ chính nỗi nhớ thươngkho6n nguôi, từ khát vọng yêu và được yêu, từ sự bức bối muốn được vùng dậy giải thoát. Tình yêu, nỗi nhớ nơi con tim mồ côi và nguội lạnh vẫn cứ chan chưa tình người, dạt dào sức sống mà không hề bị luỵ, đau thương, yếu hèn. Càng yêu, càng nhớ thì con người ta càng bộc lộ sự lạc quan trữ tình và chung thuỷ của mình:
“Chờ anh cho tuổi em cao
Cho duyên em muộn má đào em phai”
Để diễn tả được hết nỗi long cũng như tính nhân văn sâu sắc, bài ca dao mang những yếu tố thi pháp và biện pháp nghệ thuật quen thuộc: điệp từ, điệp ngữ gây cảm giác quyến luyến mà dồn dập; dùng hình ảnh tượng trưng và nhân hoá chúng đạt hiệu quả cao. Quan trọng hơn cả, ẩn chưa trong toàn bài ca dao là nét đẹp kín đáo, thu hút, đằm thắm nữ tính; khá đặc biệt so với các khúc ca thương nhớ khác dung hình thức biểu đạt trực tiếp…:
“Nhớ ai hết đứng lại ngồi,
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.”

“Nhớ ai nhớ mãi thế này?
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn”

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?

...Vì thế, “Khăn thương nhớ ai” luôn có một chỗ đứng nhất định trong ca dao nỗi nhớ nói riêng , toàn bộ kho tàng văn học dân gian nói chung và một vị trí riêng trong lòng người đọc. Vượt chặng đường “những mấy nghìn năm”, bài ca dao sẽ mãi là viên ngọc long lanh, tuy hình thành từ bàn tay thô kệch nhưng được gọt giũa bởi tấm lòng và tâm hồn đẹp đẽ cao quý của người bình dân Việt Nam.