Tìm kiếm Blog này

5 thg 11, 2010

Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Võ Thành Phát-23-10A9-0910
Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ “Một giọt màu đào hơn ao nước lã”.
-------------------
Trong kho tàng tục ngữ của người Việt Nam có rất nhiều câu đề cao ý nghĩa tích cực của những cách ứng xử có nhiều tác dụng xây dựng và củng cố quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Vấn đề được nhắc đến ở đây chính là mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Tác giả dân gian đã rất khéo léo khi đúc kết được câu tục ngữ “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” để khẳng định về vấn đề trên đây.
“Giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong cùng một gia đình, cùng chung mối quan hệ huyết thống, còn “ao nước lã” tượng trưng cho những người không có chung quan hệ huyết thống. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối lập “một-ao” rất khéo léo và tinh tế để khẳng định tính chất của câu tục ngữ. Mặc dù chỉ là một giọt máu đào bé nhỏ, ít ỏi nhưng nó vẫn quý hơn một ao nước lã. Những người có quan hệ họ hàng với nhau dù xa xôi cách mấy đời thì vẫn quý hơn những người luôn ở gần chúng ta nhưng không có quan hậ họ hàng gì. Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đề cao mối quan hệ huyết thống trong gia đình.
Đã là người thì chúng ta rất cần có được một gia đình ấm áp, hạnh phúc, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau tạo nên những điều tốt nhấtcho nhau để hướng tới hạnh phúc. Chắc hẳn gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững cgắc để chúng ta lớn lên và hình thành nhân cách, trở thành người tốt.Tình càm gia đình không chỉ là mối quan hệ huyết thống mà còn là người bạn , người thân của mình.
Những gia đình hạnh phúc là phải giúp đỡ nhau, là chỗ dựa tinh thầnkhi cần thiết. Gia đình là cái nôi của xã hội, nếu có nhiều gia đình hạnh phcú thì cũng sẽ hình thành một xã hội phát triển, văn minh. Qua đó, chúng ta cũng cần phê phán nặng tay với những ai đã xem nhẹ tình cảm gia đình, không coi trọng tình thân. Họ coi trọng các thứ cơ sở vật chất, coi trọng bản thân hơn là tình cảm gia đình. Những người chỉ biết sống hưởng thụ một mình. Đồng thời những hành động, thái độ đó của họ như một thau nước lạnh dội vào ngọn lửa ấm áp của gia đình.
Vì thế chúng ta phải có nhận thức đúng đắn trong tình cảm gia đình. Trách nhiệm của bậc con cái là phải hiếu thảovới bậc sinh thành…đặc biệt là phải làm tròn bổn phận, nghĩa vụ học tập của bản thân nhằm xây dựng xã hội sau này. Có lẽ xã hội cũng nên có một phần trách nhiệm nào đó trong việc hình thành nhân cách của các em. Bước vào thế kỉ mới nhưng tại sao lại còn xảy ra chiến tranh, xảy ra những tranh chấp về kinh tế-chính trị để rồi xã hội không yên bình gây ra cảnh mồ côi cho các đứa trẻ. Chúng sẽ trở nên lạc lõng, thiếu giáo dục để rồi trở thành những kẻ lạc lối, gây nguy hại cho xã hội. Nói xã hội có trách niệm không cũng không đúng. Bậc cha mẹ phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc giáo dục các em. Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” mang đậm giá trị, quan niệm về lối sống coi trọng quan hệ huyết thống của nhân dân ta.
“ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, chúng ta hãy coi trọng tình cảm gia đình, tôn trọng và góp phần hình thành một gia đình ấm áp và hạnh phúc.