Tìm kiếm Blog này

28 thg 11, 2011

Bảo vệ môi trường, tham gia công tác xã hội... có phải là trách nhiệm của người HS

Họ và tên :Nguyễn Đình Thạch
        Lớp:10A15
        Trường:THPT Võ Thị Sáu
            Đề 5:Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của người học sinh: “Giúp đỡ gia đình tham gia công tác xã hội ,bảo vệ môi trường ,thực hiện trật tự an toàn giao thông”
                                                                              Bài làm
          Nhiệm vụ của mỗi người học sinh không chỉ là học tập chăm chỉ mà còn phải làm những điều có ích khác cho xã hội.Giúp đỡ gia đình tham gia công tác xã hội ,bảo vệ môi trường,thực hiện an toàn giao thông là việc mà mỗi người học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường nên làm và phát huy hết khả năng của  mình để góp phần giúp ích cho xã hội.
          Song song với việc học hành,xã hội luôn cần những sự góp sức của học sinh trong việc khuyến khích tham gia vào các công tác xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này ,biết được mối quan tâm của xã hội hiện nay, biết được môi trường của người cần giúp đỡ và tìm cách giúp đỡ họ.Ngoài ra ,học sinh còn phải chung tay góp sức bảo vệ môi trường từ việc nhỏ nhất có thể làm được chẳng hạn như treo biểu ngữ: “ Không được xả rác nơi công cộng ,sân trường ,bỏ rác vào thùng ,bỏ rác đúng nơi đúng chỗ quy định”.Và nhiệm vụ của học sinh là tham gia thực hiện an toàn giao thông ở cổng trường và xung quanh nơi ta ở để không xảy ra những vụ việc nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng cũng như tài sản của mọi người ,tham gia giữ gìn an toàn đô thị ,đường phố ,chấp hành tốt những luật lệ khi tham gia giao thông…Những việc làm trên đều làm cho xã hội thêm tươi đẹp hơn ,mỗi đóng góp như một viên gạch xây nên một đất nước vững mạnh hơn .Những nhiệm vụ của người học sinh nên làm cũng là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong một xã hội phát triển dưới góc độ là một công dân khi ở địa phương ,làm những hành động thiết thực.Thêm vào đó còn có những nhiệm vụ học sinh nên làm là tham gia xây dựng trật tự an ninh xã hội ,sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự và vận động người thân tham gia nghĩa vụ quân sự ,công tác xã hội để góp phần xây dựng đất nước bền vững và ngày càng phát triển .Không phải chỉ có những nhiệm vụ trên mà còn có những nhiệm vụ đang cần sự giúp đỡ của người học sinh ,sự tham gia tích cực của người học sinh cũng là một sự to lớn cho xã hội .Vậy bên cạnh sự học tập chăm chỉ ,siêng năng vẫn cần có ý thức chung tay của mọi người trong xã hội đưa đất nước và con người lên tầm cao của thời đại .Hãy trở thành những người có ích cho xã hội ,từ bây giờ hãy thực hiện những việc nên làm cho gia đình và xã hội nói riêng và cho đất nước Việt Nam nói chung .Bản thân em cũng ý thức làm tốt những nhiệm vụ trên để trở thành công dân tốt ,một người học sinh gương mẫu trong con mắt của xã hội .Nhiệm vụ của người học sinh đều là những nhiệm vụ quan trọng mà đòi hỏi sự tích cực và quan tâm của học sinh với cuộc sống công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước .
          Nhiệm vụ trên dường như đã trở thành những việc làm cần thiết đối với học sinh hiện nay, góp phần nhỏ giúp đỡ vào việc bảo vệ môi trường và thực hiện trật tự an toàn giao thông. Là học sinh, em sẽ cố gắng phát động tích cực trong gia đình tham gia vào các công tác xã hội trên để góp phần xây dựng đất nước, xã hội giàu đẹp.                   

Trách nhiệm xã hội của người HS

Đề 5: Nêu suy nghĩ và hành động của anh chị về nhiệm vụ của học sinh: “ giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông”
Bài làm  
      Con người ai sinh ra cũng phải lớn lên, biết suy nghĩ có nhận thức về thế giới xung quanh. Em cũng thế, đã lớn hơn đã trưởng thành hơn, suy nghĩ cũng chín chắn hơn về những việc giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông. Đó là những bổn phận của học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung để góp phần xây dựng đất nước.
      Trước tiên nói về việc giúp đỡ gia đình, đó là  bổ phận cũng như trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình ở đó có những người đã sinh ta, nuôi nấng và dạy dỗ ta thành người có ích cho xã hội.Ta không cần trả ơn họ cầu kỳ và phức tạp chỉ cần làm các công việc nhà như phụ mẹ nấu cơm, lau nhà, rửa chén, đấm lưng cho ông, pha trà cho bà . . . và quan trọng hơn là cố gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn của ông bà cha mẹ. Chỉ những việc nhỏ nhoi đó thôi cũng đủ góp thêm sắc màu hạnh phúc cho cả gia đình, sẽ giúp ta thêm yêu gia đình mình hơn vì gia đình là chỗ dựa êm ái, là nguồn cổ vũ khi ta thất bại.
      Tiếp theo là việc bảo vệ môi trường, nếu một ngày nào đó khi ta thức giấc thấy bầu trời âm u, cây cối héo khô, những đàn chim không còn hót líu lo thì sẽ như thế nào ? Môi trường mà bị ô nhiễm thì sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả xấu, mọi sinh vật sẽ chết dần chết mòn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, kinh tế giảm sút … Chính vì thế mà mọi người nên chung tay cùng nhau bảo vệ mội trường. Ở lứa tuổi học sinh như chúng em bảo vệ môi trường bằng cách không xả rác, chăm sóc cây xanh, tiết kiệm điện … Đó là những việc làm vô cùng thiết thực và có ý nghĩa
      Công tác xã hội là giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.
      Những hành động và việc làm nêu trên rất gần gũi và dễ thực hiện đối với học sinh, chỉ cần ta có ý thức biết yêu thương nhiều hơn thì sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc giúp đỡ bảo vệ những người xung quanh và cả môi trường rộng lớn bao quanh ta nữa. Nếu làm được những việc bổ ích như vây thì sẽ được mọi người yêu quí tôn trọng, giúp cho cuộc sống này tốt hơn làm cho mối quan hệ giữa người và người ngày càng khắng khít, gắn bó, tốt đẹp hơn xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
      Bên cạnh đó vẫn còn một số người vô trách nhiệm, thiếu suy nghĩ nhất là học sinh không biết yêu thương gia đình, không phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, ham chơi … tàn phá mội trường, vứt rác bừa bãi, phá hoại cây xanh, vi phạm giao thông … những hành vi như vậy sẽ dẫn đến những tác hại xấu về sau. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc làm sai trái là do pháp luật việt Nam chưa xử phạt nghiên khắc những hành vi vi phạm, sự giáo dục từ gia đình và nhà trường.
      Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em ý thức mình phải học tập thật chăm chỉ để trở thành con ngoan trò giỏi người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tuân thủ luật lệ, yêu thương mọi người xung quanh.
      Sống trong đời sống ai cũng nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, khát vọng, hoài bão. Vậy thì sao không bắt đầu thực hiện ước mơ của mình bằng cách giúp đỡ gia đình, bảo vệ môi trường, tham gia công tác xã hội, thực hiện an toàn giao thông Đó là những việc làm tuy nhỏ bé những rất có ích cho đời sống.    

Ngày đầu tiên vào trường THPT Võ Thị Sáu

Họ và tên : Phan Hoàng Long      Lớp : 10A15       
    Đề : Cảm nhận của anh/chị về những ngày đầu tiên bước vào trường THPT
                                                   Bài làm
        Với tuổi học trò, ai cũng có cái ấn tượng đẹp đẽ của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT .Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
        Ngày đầu tiên đến trường – đó là một buổi chiều với cái nắng chang chang , khí trời nóng nực đến nỗi ướt cả áo . Trước ngày tập trung vào trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Những năm học trường cấp 2 , sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hình ảnh đã in sâu vào trong kí ức của tôi . Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, không gian rộng rãi,...Bước qua cổng trường là những hình ảnh xa lạ đập vào mắt tôi . Ấn tượng đầu tiện của tôi về ngôi trường chính là cái cột cờ ngay giữa sân trường . Tôi vừa dắt chiếc xe đạp vào nơi để xe vừa ngước lên nhìn các lớp tầng trên . Tôi không ngờ rằng trong trường lại rộng như thế , khác xa với những gì tôi tưởng tượng . Tất cả đều đập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
          Khi đã ngắm vẻ đẹp khang trang của ngôi trường, tôi vội vàng chạy đi kiếm lớp vì đã sắp đến giờ vào lớp . Tôi mong là trong lớp của tôi sẽ có một số người bạn cũ cùng học chung trường cấp 2 . May làm sao, tôi gặp được bạn học cũ của tôi. Tôi rất bất ngờ khi gặp bạn cũ và bây giờ tôi thấy đỡ lo phần nào . Sau mấy phút chào hỏi nhau , tôi thấy thầy giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của thầy làm cho tôi có một điều ấn tượng tốt về thầy – người sẽ đảm nhiệm lớp tôi trong năm học này . Chính hình ảnh có của thầy đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là những người bạn mà tôi chưa bao giờ gặp . Lời đầu tiên thầy nói với chúng tôi là những lời ghi chú về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
        Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ quần tây, áo sơ mi trắng cách điệu thêm một màu đen huyền ở cổ tay áo , tôi ra dáng là một nam sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT  Võ Thị Sáu , bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi tự hứa với mình là sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
        Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ.

Hai mặt của "Thần tượng"

Họ và tên:Mai Trần Tuấn Anh
Lớp:10A15
   Đề 2:Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng một số  thanh thiếu niên coi các ca sĩ,nghệ sĩ là thần tượng
                                                Bài làm  
                  Với sự phát triển ngày càng vượt bậc của xã hội các ngành giải trí,công nghệ thông tin cũng không ngừng phát triển.Và sự phát triển đó cũng đem tới một số hiện tượng tốt và không tốt.Trong đó hiện tượng giới trẻ coi những nghệ sĩ,ca sĩ là thần tượng là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới và đây là hiện tượng có cả hai mặt tốt và xấu.
                   Đây là hiện tượng người xem thấy những việc các ca sĩ,nghệ sĩ làm và họ nghĩ đó là hay nên thích người đó và có những người đặt mục tiêu cho mình là được như người mà họ thần tượng.Những người mà họ thần tượng và mục tiêu mà họ đặt ra sẽ làm thay đổi họ dù ít hay nhiều.Vì thế đây cũng là một việc quan trọng cho sự phát triển của thế giới.
       Mặt tốt của hiện tượng này là nếu người xem phân biệt được đâu là những điều tốt nên học hỏi và đâu là những điều xấu không nên làm của các ca sĩ,nghệ sĩ thì họ sẽ ngày càng tốt hơn và giúp ích được cho chính mình và xã hội.Như việc các ca sĩ,nghệ sĩ tuyên truyền các đạo lý qua các bài hát.Cụ thể là tinh thần yêu nước qua các bài hát như:”Quê hương Việt Nam”,”Việt Nam quê hương tôi”,... và đã được nhiều người người yêu mến giúp cho những người hâm mộ càng hiểu hơn về giá trị của lòng yêu nước.
        Mặt khác nếu như người xem không thể nhận biết  được đâu là việc nên và không nên học hỏi mà chỉ biết đua đòi,học theo những điều xấu. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống sau này của họ và sẽ làm xã hội chậm phát triển hoặc không còn tốt đẹp nữa.Như hiện nay,một số ca sĩ trẻ có phong cách trình diễn,ăn mặc,lời nhạc không tốt đẹp đã gây ảnh hưởng xấu tới đa số giới trẻ.Hậu quả là hiện nay chúng ta có thể thấy được những bộ đồ“thiếu vải”và có người cho đó là hợp thời và chúng được bán rộng rải.Ở học sinh ngay cả bậc tiểu học các em cũng đã bị ảnh hưởng khá nặng với những kiểu tóc,lời nói không hợp với lứa tuổi của mình.
        Từ đó  chúng ta phải biết ủng hộ những ca sĩ,nghệ sĩ tốt và phê phán những ca sĩ,nghệ sĩ với những điều vô bổ,nhảm nhí và không cần thiết mà họ làm.Điều này sẽ giúp cho chúng ta bỏ đi được những văn hóa xấu và giúp cho xã hội tốt hơn.
                  Đây là một việc có tầm ảnh hưởng khá quan trọng vì thế chúng ta phải biết phân biệt được đâu là người nên thần tượng và đâu là người nên phê phán,phản đối.Có như thế thì thế hệ sau này mới tốt đẹp,xã hội này mới phát triển vững mạnh,hành tinh này sẽ mãi và ngày càng tươi đẹp hơn.
    

 

Phương tiện giải trí trong giờ học

Trường :Võ  Thị Sáu
Lớp:10A15
Họ  & tên: Nguyễn Thị Yến Nhi
Đề: Suy nghĩ của anh/chị về hành vi của học sinh không được làm ( làm việc khác trong giờ học, sử dụng điện thoại di động máy nghe nhạc trong giờ học)
Bài làm
Tình trạng học sinh mất tập trung trong giờ học hiện nay rất phổ biến. Những điều đó sẽ làm các bạn không nghe giảng dẫn đến không hiểu bài và từ đó sẽ bị thủng một lỗ hỏng kiến thức rất lớn. Điều đó đã đến mức báo động và làm cho các bậc phụ huynh phải lo lắng về chuyện học hành của con em mình.
Trong giới học sinh hiện nay có rất nhiều lý do khiến học sinh không tập trung nghe giảng như: học môn này mà lấy bài của môn khác ra làm hay nói chuyện trong giờ học…. Trong số đó phổ biến nhất là sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Khi phong trào xài điện thoại di động của học sinh phổ biến, các bạn đưa điện thoại đến trường nhưng do chưa biết cách sử dụng nên trong giờ học, nhiều tiếng chuông bíp bíp kêu lên làm gián đoạn buổi học. Bên cạnh đó, nhiều bạn do quá chú ý vào “dế yêu” của mình mà mất tập trung trong giờ học.
Một số học sinh mua sắm điện thoại không phải để gọi cho người thân những lúc cần thiết mà để nhắn tin cho bạn bè rủ rê đi chơi, hoặc tệ hơn là làm những việc không đâu như chụp hình, ghi âm bậy bạ.Đã vậy nhiều học sinh lại còn sử dụng điện thoại ngay trong lúc thầy cô giảng bài dẫn đến tình trạng không tập trung trong lớp và gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
Quy định của hầu hết các trường học hiện nay là chỉ cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Vì thế, nhiều học sinh vừa nghe trống giải lao là đụng đến điện thoại để tha hồ nhắn tin, nói chuyện. Thời gian nghỉ giữa tiết để thư giãn, xem lại bài vở trở thành thời gian để nhắn tin, nói chuyện hoặc sử dụng điện thoại chơi game, lướt web… Mặc dù vậy khi cuộc nói chuyện đó chưa kết thúc thì các bạn vẫn lén lút nhắn tin dưới học bàn.
Chiếc “ dế yêu” là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích, nhưng việc sử dụng nó như thế nào cho đúng mục đích lại là chuyện khó. Nếu sử dụng không đúng cách, tâm lý các bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những luồng thông tin xấu qua các trang web. Vì thế, việc cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học là cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục để học sinh không quá lạm dụng vào nó cũng là một vấn đề đáng được các bậc phụ huynh quan tâm.
Do vậy là học sinh ngay từ bây giờ chúng ta  phải tập trung nghe giảng bài để có kiến thức mà ta vận dụng khi vào đời. Và các bạn nào còn đang xem trọng việc nhắn tin hơn là việc học để có kiến thức thì hãy cố gắng quên chiếc “ dế yêu” của bạn trong giờ học để tập trung hơn.

Điều học sinh không được vi phạm

Đỗ Thị Long Khánh
Lớp 10A15
Ngày 22-09-2011
TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 1
Đề Bài: Suy nghĩ và hanh vi của anh chị về những hành vi học sinh không được làm “làm việc khác, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học”
Ngày nay, hiện tượng học sinh dung điện thoại di động, máy nghe nhạc hay làm việc khác trong giờ học rất phổ biến. Những việc làm trên luôn gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học trong lớp và làm cho học sinh ngày càng sa sút hơn về vấn đề học tập.
Trong các trường THPT hiện nay, đa số các học sinh có thể đem theo điện thoại di động hay máy nghe nhạc vào trường. So với trường THCS, việc đem theo điện thoại hay máy nghe nhạc là điều không thể và việc dung điện thoại hay máy nghe nhạc chắc rằng sẽ không có.
Những hiện tượng dung điện thoại di động, máy nghe nhạc trong giờ học xảy ra nhiều hơn khi bước vào trường THPT và điều đó làm cho học sinh dễ bị phân tâm, không chú ý đến bài giảng trên lớp và khi về nhà những học sinh đó không thể hiểu bài của ngày hôm đó như thế nào.
Theo em thì các bạn học sinh có thể dùng điện thoại hay máy nghe nhạc vào giờ ra chơi, hạn chế dùng máy nghe nhạc hay điện thoại di động trong lớp khi thầy cô giáo đang giảng bài. Điều đó sẽ làm cho bản than mình chú ý đến bài giảng hơn và có thể làm bài được khi về nhà.
Bên cạnh sử dụng điện thoại hay máy nghe nhạc trong giờ học, các bạn học sinh thường làm những việc khác trong giờ học chẳng hạn như truyền thư, nói chuyện, lấy môn khác ra làm. Tất cả các việc đó gây tác hại rất lớn không chỉ cho bản than chúng ta mà cũng có thể sẽ gián tiếp hại những bạn học sinh ngồi xung quanh chúng ta.
Ví dụ như việc truyền thư. Nếu các bạn học sinh muốn truyền thư đến một người khác ngồi trên hay ngồi dưới bạn học sinh đó, thì bạn học sinh đó phải nhờ một bạn  học sinh khác ngồi sau hay trước mình để đưa tới cho người mà mình muốn đưa. Cứ như thế người kia trả lời lại rồi lại phải đưa cho học sinh khác truyền lên hoặc xuống và điều đó sẽ làm cho rất nhiều bạn học sinh không thể chú ý đến bài giảng hoặc có thể sẽ bị thầy cô giáo gọi tên, nhắc nhở.
Các bạn học sinh cứ tiếp tục làm như vậy có thể chính bản thân mình đã hại bạn, làm bạn mình không thể hiểu bài giảng, thầy cô đang nói về chuyện gì, bài nào. Đó là vấn đề luôn xảy ra trong quá trình đi học ở các trường THCS, THPT và thậm chí những vấn đề đó có thể gặp trong môi trường Đại Học hay Cao Đẳng. Vì vậy chúng ta nên hạn chế lại những việc làm không cần thiết và tập trung vào việc nghe giảng bài trong giờ học. Điều đó sẽ giúp ích cho bản than mình cũng như những học sinh xung quanh mình.
Vì lợi ich của tập thể lớp và cá nhân mình, các bạn học sinh nên hạn chế không dùng điện thoại, máy nghe nhạc và làm việc khác trong giờ học để tránh gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh và bản than mình.

Chữ LỄ và người học sinh

Họ  tên: Lương Thùy Trang           Lớp: 10A15
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của người học sinh “kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của nhà trường.”
Bài làm
       Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lý đó, chữ lễ được đặt  lên hàng đầu. Cuộc sống này, đối với học sinh chúng ta chữ lễ luôn là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên hành vi nhân văn của con người, nhất là đối với những người đã sinh thành, dạy dỗ ta nên người và các cán bộ công nhân viên của nhà trường thì ta phải luôn kính trọng. Chữ lễ thật quan trọng trong đời sống chúng ta, nhờ có nó mà mối quan hệ của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
        Thật vậy, trong môi  trường học đường hiện nay thầy cô luôn nhắc nhở chúng ta về việc lễ phép với cha mẹ và người lớn, phải đi thưa về trình. Vậy lễ là gì? Lễ là tập hợp ngững nguyên tắc, phương thức ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng nhất định, là văn minh văn hóa, kỷ cương, phép cư xử trong gia đình và xã hội. Nó còn là những nền tảng luân lý, nền tảng tổ chức gia đình, xã hội, quốc gia, là sự phân định tôn ti trật tự với những khuôn phép được công nhận và thực thi. Lễ hiểu rộng hơn là đạo đức của con người. Cùng với pháp luật, lễ điều tiết sự ổn định trật tự xã hội, đồng thời nâng sự phát triển tính nhân văn của xã hội lên cao hơn. Với một cá nhân lễ duy trì đạo đức cá nhân, tiết chế hành vi, ngôn ngữ của con người, là mô phạm của luân lý và trên cơ sở đó mà thể hiện tri thức của con người. Với xã hội lễ tạo nên sự hài hòa trong sinh hoạt cộng đồng, ổn định được trật tự xã hội, đưa con người vào nền nếp, qui củ, duy trì thuần phong mĩ tục, nâng cấp xã hội lên một bước phát triển cao hơn, văn minh hơn và lịch sự hơn. Lễ còn tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc. Cứ như thế lễ gắn kết mọi người lại gần nhau hơn và con người ngày càng hiểu biết sâu rộng mở tấm lòng tri thức để yêu thương con người.
    Từ thuở  ấu thơ cho đến những ngày bước chân vào môi trường học đường, mỗi con người, mỗi học sinh chúng ta đều được thầy cô rèn luyện tư cách đạo đức trước khi học kiến thức văn hóa. Học sinh được dạy về xã hội loài người, tôn ti trật tự, lễ nghi cộng đồng, truyền thống đạo lý, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, giá trị vật chất và tinh thần dân tộc, trách nhiệm với gia đình xã hội đất nước. Học sinh được quản lí và giáo dục bằng một nội qui nghiêm ngặt để từ đó hình thành đức tính kỉ luật và một thói quen hoàn thành trước nhiệm vụ, xây dựng lòng kính trọng thầy cô, các cán bộ công nhân viên của nhà trường, đoàn kết thân ái với bạn bè và tập cho mình thích nghi với mọi hoàn cảnh sống sau này. Ở gia đình, biết trên kính dưới nhường, biết chào hỏi, giữ gìn phép tắc, gọi dạ bảo vâng, để hình thành những thói quen tốt, tính nết ôn hòa, tác phong nghiêm túc, cư xử đúng mực. Người có lễ là người hiếu kính với ông bà, cha mẹ, những lời ru của mẹ cũng là những bài học thắm đẵm tình người. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cũng chính là ta đã rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp của con người đó là lòng nhân ái, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, sự trung thực,… Lễ chính là thước đo phẩm chất của con người, mỗi người được học lễ, có đạo đức tốt chính là nền tảng để xây dựngđạo đức xã hội. Chúng ta không được coi việc tôn trọng và duy trì tôn ti trật tự là cổ hủ lạc hậu, mà chỉ nên bỏ những gì không còn thích hợp với thời đại mới như mê tín dị đoan, kỳ thị sắc tộc. Phát huy dân chủ nhưng không được quá trớn theo kiểu “ cá mè một lứa”, coi việc chào kính thưa trình là nệ cổ, phong kiến mà ăn nói trống không, thô tục, ở nhà không biết kính nể bố mẹ, ở trường không vâng lời thầy cô, ngoài đường thì vượt qua pháp luật.
     Đáng trách những kẻ không chịu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, những kẻ dốt nát mà không chịu học tập. Những kẻ đó sẽ trở thành những phần tử xấu xa trong xã hội, họ sẽ sa ngã, sẽ rơi vào những trạng thái xấu nhất, tối tăm nhất của con người. Học lễ là cả một quá trình lâu dài, mỗi người cần phải có ý chí, sự cố gắng để việc học đạt kết quả cao, ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, không chỉ học ở trường lớp, trong sách vở mà còn phải học từ thực tế cuộc sống xung quanh ta. Là những người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải quyết tâm tu dưỡng bản thân về cả đức và tài để sau này trở thành những công dân Việt Nam có tâm hồn cao thượng, có lòng nhân hậu bao la, có phong cách văn minh lịch lãm, đồng thời cũng có hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội, hiểu biết chuyên sâu và cặn kẽ một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật công nghệ, có kĩ năng, kỹ xảo trong thao tác và đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho dân tộc và nhân loại. Muốn vậy, chúng ta phải quyết tâm phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi thì ngay từ bây giờ, phấn đấu học hỏi suốt đời để đền đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô và xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, hoà nhập với nền văn minh nhân loại.
             Như vậy lễ thật sự rất quan trọng trong đời sống chúng ta, nó là biểu hiện của con người có văn hóa, có đạo đức. Lễ là nhân tố tích cực trong việc xây dựng nên nhân cách của một con người, như Bác Hồ đã nói:” Có tài mà không có đức là người vô dụng…”. 

Ngày đầu tiên bước vào trường THPT

Trịnh Thị Kim Ngọc
10A15

       Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về những ngày đầu tiên bước vào trường Trung học PT.
Bài làm 
       Hàng năm, hoa phượng nở cũng là lúc em tạm chia tay bạn bè, thầy cô thân thương để đến với kì nghỉ hè. Nhưng năm nay lại khác là vì sau khi nghỉ hè, em sẽ không còn được học tại ngôi trường cấp 2 nữa mà sẽ bước vào một ngôi trường mới – trường Trung học cơ sở, với những thầy cô mới, bạn bè mới.  
       Cuộc sống là vậy, có niềm vui ắt sẽ có  nỗi buồn, có hội ngộ cũng sẽ có chia xa. Khi tạm biệt mái trường cấp 2 thân thuộc, bạn sẽ đến với ngôi trường cấp 3 xa lạ. Mong ước được vào ngôi trường yêu thích của em đã không thành hiện thực nên ngày đầu tiên bước vào trường mới, trong em bỗng có cảm giác man mác buồn. Vừa bước vào cổng, một ngôi trường cao rộng, khang trang, lạ lẫm hiện ra trước mắt em. Chỉ mới là học sinh lớp 10, mới bước vào trường thôi nên cảm giác của em đa phần là bỡ ngỡ, ngỡ ngàng. Tiếng lá xào xạt, tiếng chim hót ríu rít, ánh mặt trời xen qua từng khẽ lá như muốn chào đón em đến với một thế giới mới tươi vui. Mọi người ai nấy đều cười nói rôm rả, trò chuyện vui vẻ nhưng sao trong lòng em vẫn còn cảm giác lo lắng, bồn chồn. Từng bước chậm rải tiến về lớp, em thầm mong sao cho mình có thể học chung với một người bạn cũ. Tiếc thay khi bước vào lớp, những người bạn mới, những gương mặt lạ lẫm chào mừng mừng em với vài nụ cười. Tìm được một chỗ trống và ngồi xuống, em đảo mắt nhìn xung quanh lớp, cố gắng tìm một ai đó để trò chuyện. Vốn rụt rè nên em không dám bắt chuyện với ai nên chỉ biết chờ giáo viên chủ nhiệm vào lớp. Bỗng cái khều tay của ai đó làm em giật mình, một bạn gái ngồi phía sau muốn làm quen với em.
       Sau vài phút trò chuyện với bạn mới, thầy giáo chủ nhiệm lớp em bước vào. Đây là lần đầu tiên em có giáo viên chủ nhiệm là một thầy giáo. Thầy có vẻ còn trẻ, dáng người nhỏ, da ngăm đen, thầy ít khi cười nên không khí trong lớp có vẻ căng thẳng, không được sôi nổi. Do là ngày đầu tiên nên thầy chỉ làm quen với lớp, phổ biến những thông tin quan trọng và dặn dò những điều cần nhớ. Mặc dù nhìn vẻ ngoài thầy hơi lạnh lùng, nghiêm khắc nhưng em cảm nhận được trong thầy sự tận tình, quan tâm học trò.  Kết thúc buổi sinh hoạt đầu tiên, em cảm thấy sự bỡ ngỡ trước đó của mình đã biến mất mà thay vào đó là sự mong chờ đến ngày khai giảng, ngày học chính thức để có thể khoác trên mình bộ áo dài trắng như bao bạn bè.
      Cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường Trung học Phổ thông của em có lẽ cũng sẽ giống như các bạn học sinh khác: buồn, lo lắng, cô đơn. Và những cảm xúc đó sẽ luôn đọng mãi trong lòng em như một dấu ấn không thể phai mờ của tuổi học sinh. Em sẽ cố gắng học thật tốt để thành công trong con đường đời và tự hào mình là một học sinh giỏi của trường
       

Học sinh có cần giúp nhau trong học tập?

Tên : Bùi Khắc Tường Vân 
Lớp : 10A15
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của học sinh “  đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường”.
                                              Bài làm
          Bác Hồ, vị cha già kính của Tổ quốc  đã nói rằng : “Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không,chính là nhờ 1 phần vào công học tập của các cháu”. Vì thế, là một học sinh, một trong những người quyết định những bước thăng tiến của quốc gia sau này, mỗi học sinh chúng ta cần phải ý thức được nghĩa vụ và nhiệm vụ của mình “ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường”.
          Nhiệm vụ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường của học sinh là gì? Mỗi học sinh chúng ta khi đã được cắp sách đến trường là một điều vô cùng hạnh phúc và may mắn. Vì cùng được hưởng sự hạnh phúc, may mắn hơn những người khác mà ta nên cố gắng, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập để đạt được kết quả cao hơn và tốt hơn. Trong bất cứ một môi trường tập thể nào cũng có những điều lệ, nội quy riêng. Đối với học sinh việc rèn luyện, thực hiện điều lệ nội quy nhà trường là một yếu tố không kém phần quan trọng bởi phải có kỉ luật, kỉ cương nề nếp thì môi trường học của chúng ta mới có hiệu quả và được tôn trọng. Ở một ngôi trường học mà học sinh luôn làm việc có kỉ cương, thực hiện theo nội quy thì chắc chắn ngôi trường đó sẽ là môi trường giáo dục vô cùng thoải mái , nề nếp và hiệu quả cao.
       Trong môi trường học tập hiện nay, ta không thể chỉ  học ở trường là đủ mà ta còn phải tự học, tự rèn luyện thêm ở nhà  hoặc nhờ bạn bè chỉ dạy, giúp đỡ thêm. Khi có chỗ nào không hiểu mà ta không tiện hỏi thầy cô thì ta có thể hỏi bạn bè của mình đó chính là sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Không chỉ có học tập là quan trọng mà việc xây dựng, rèn luyện tính kỉ luật, thực hiện điều lệ nội quy và bảo vệ của chung ở trường cũng là một việc vô cùng thiết yếu. Bên ngoài xã hội có rất nhiều bạn trẻ luôn biết phấn đấu, giúp đỡ bạn bè trong học tập, thực hiện đúng quy định, điều lệ nội quy nhà trường, điều cho ta thấy được rằng đã có không ít những bạn trẻ đã biết tự ý thức được vai trò của bản thân trong xã hội này. Bên cạnh đó cũng có những bạn trẻ không biết suy nghĩ, không lo học hành, không chấp hành nội quy của nhà trường cũng như bảo vệ của chung của trường. Những bạn trẻ ấy suốt ngày chỉ biết phá hoại, quấy rối, làm phiền những người xung quanh và xã hội. Thử hỏi nếu ở trường học và xã hội toàn những người như vậy thì xã hội này đi về đâu?
             Là một học sinh ta hãy tập suy nghĩ, hành động theo một phương hướng đ1ung đắn nhất. Phải tự chủ được bản thân, đặt ra một mục tiêu cho bản thân. Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm ta luôn phải chấp hành đúng nội quy, quy định như ở trường thì phải học hành chăm chĩ, làm bài tập và học bài đầy đủ, không tụ tập gây mất trật tự, bảo vệ của chung không viết bậy lên bàn học làm mất thẩm mỹ của trường lớp ….
            Tóm lại đối với mỗi học sinh việc đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường là một việc vô củng quan trọng và ý nghĩa. Để chứng tỏ ta là một học sinh ngoan, là một người biết suy nghĩ, ta hãy sống và làm việc như một con người có ích và luôn để lại những điều tốt đẹp cho xã hội cũng như những người xung quanh.

Trang phục đến trường

Tên : Trương Thị Thu Tuyết
Lớp : 10A15
Số : 45
                                                            Môn : Văn
                                                 _ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI _
Đề 7 : - Suy nghĩ và hành động của anh – chị về hành vi của người học sinh ( Trang phục học sinh phải chỉnh tề , sạch sẽ, gọn gàng , phù hợp với độ tuổi ).

                                                               Bài làm
   Trong xã hội ngày nay , gần hơn là giới học đường. Trang phục học sinh là một trong những vấn đề đã và đang khá được quan tâm. Vậy theo bạn , đồng phục dành cho học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu ra sao và giới học sinh chúng ta đã và đang thực hiện nó ? Nào chúng ta hãy cùng bàn luận nhé !
   Với bạn , đồng phục dành cho học sinh là trang phục như thế nào ? Đó là những trang phục kín đáo , lịch sự và phù hợp với môi trường học đường . Vậy , học sinh chúng ta đã đáp ứng tốt được những yêu cầu cơ bản của một bộ trang phục dành cho học sinh hay chưa ? Thực tế là chưa !
   Vì sao tôi lại có suy nghĩ như vậy ? Vì hiện trạng thực tế về cách ăn mặc đồng phục của học sinh ngày nay đã minh chứng rất rõ ràng _ Nam sinh : Áo bỏ ngoài quần , mang dép lê , xăng tay áo ,... Còn với nữ sinh dịu dàng thì thật đáng buồn : Váy cắt ngắn , xăng tay áo , áo ngoài quần , áo dài gỡ nút ở cổ áo ,...  Nhiêu đó thôi cũng đã cho thấy , nét lịch sự , kín đáo của bộ đồng phục học sinh đã dần mất đi ở môi trường học đường của chúng ta . Thực tế thì đôi lúc cũng vì lí do thời tiết quá nóng hay có thể là do các bạn chỉ muốn làm đẹp hơn cho bộ trang phục của mình ( cắt váy ) nhưng dù gì thì cũng cần có mức độ của nó . Các bạn đã quá lạm dụng và
 dần làm mất đi vẻ đẹp của bộ trang phục và cả vẻ đẹp của bản thân mình . Hãy từ bỏ những suy nghĩ như thế và hãy giữ cho mình nét đẹp tinh tế nhất của một bộ đồng phục học sinh phù hợp với lứa tuổi . Để làm được như thế , chúng ta cần có cái nhìn nhận đúng về trang phục dành cho học sinh và thế nào là phù hợp với lứa tuổi của bản thân . Ở tôi , tôi đã thừa nhận đã làm cho bộ trang phục học sinh của mình đẹp mắt hơn bằng việc cắt váy nhưng nó không quá ngắn và phù hợp với môi trường học đường . Đương nhiên , việc làm đẹp phục vụ cho nhu cầu của bản thân thì không ai có thể can thiệp nhưng điều quan trọng hơn cả là bản thân cần biết việc mình làm
 là có phù hợp – đúng đắn với môi trường sinh hoạt – xã hội hay không ! Ví dụ , khi đi tiệc , bạn có thể mặc váy qua đầu gối – đó thể hiện sự cá tính và vẻ đẹp của bạn , còn khi ở trường học , váy ngang đầu gối – có thể dài hơn thì sẽ phù hợp và trông bạn sẽ lịch sự , nhã nhặn hơn ,... Nếu biết cách ăn mặc phù hợp , rõ ràng và đúng với độ tuổi thì chắc hẳn rằng , mỗi ngôi trường sẽ là một ngôi nhà của những thiên thần mang đúng cái tên    “ Học sinh “ .
   Tóm lại việc ăn mặc trang phục của học sinh phải gọn gàng , sạch sẽ , lịch sự và phù hợp với lứa tuổi . Đó mới đúng là bộ trang phục dành cho một người học sinh . Chúng ta hãy cùng vẽ lên nét đẹp của sự tinh tế vốn có trong môi trường học đường bằng cách lựa chọn và mặc những bộ đồng phục đẹp – đúng – phù hợp các bạn nhé !

Thần tượng của giới trẻ ngày nay?

Đề 2 : Suy nghĩ của anh ( chị) về hiện tượng có một số thanh thiếu niên coi những ca sĩ, nghệ sĩ là thần tượng
                Bài làm
      Trong cuộc sống, có đủ hương vị mặn, ngọt, cay, đắng, cũng giống như con người chúng ta vậy, mỗi người đều có quyền được  yêu, ghét, giận hờn hay thậm chí là thần tượng một ai đó. Thời nay, việc thần tượng những ca sĩ, nghệ sĩ cũng là việc rất bình thường với giới trẻ.
       Vậy thần tượng là gì? Thần tượng là hiện tượng ta quí trọng hay tôn sùng ai đó một cách say mê. Thần tượng thường là các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng nhưng đôi khi cũng là những tấm gương hiếu học, vượt khó hay có thể thần tượng của bạn là chính cô giáo dạy văn của mình…  Nếu ai thần tượng những tấm gương tốt như vậy thì sẽ không có gì bàn cãi cả. Song, hiện nay có một số thanh thiếu niên coi những ca sĩ, nghệ sĩ là thần tượng, liệu điều đó có tốt cho họ không? Theo tôi, thần tượng sẽ giúp những thanh thiếu niên đó vui vẻ hơn bằng cách giúp họ hòa nhập và chia sẻ những chủ đề thú vị về cuộc sống của thần tượng với nhau. Tính thẩm mỹ về thời trang của thần tượng cũng như những đức tính tốt của họ sẽ được những bạn trẻ tiếp thu, học hỏi để dần hoàn thiện bản thân hơn.
      Tuy nhiên, mặt trái của việc coi ca sĩ, nghệ sĩ là  thần tượng thì lại không ít. Chen chúc, giẫm đạp nhau chỉ để nhìn thấy bóng dáng thần tượng. Khóc lóc, doạ dẫm thậm chí đòi tự tử khi thần tượng có tin đồn tình cảm với một ai đó. Đây chính là phác hoạ của một bộ phận giới trẻ đang phát cuồng vì thần tượng. Ngày xưa, nếu ta thấy hành động như vậy là lạ lẫm, ta sẽ ngạc nhiên với hành động lỗ mãn như thế thì với cộng đồng giới trẻ bây giờ, đó là chuyện quá đỗi thường tình. Đó là vì càng ngày càng có nhiều những câu chuyện tiêu cực như thế này xảy ra. Hậu quả của việc “hâm mộ cuồng nhiệt” như vậy là những thanh thiếu niên đó đánh mất tương lai, sự nghiệp học tập của mình để “bôn ba” theo những thần tượng đó.
        Đến đây, thiết nghĩ không cần phải tranh luận nhiều. Vấn đề ở chỗ: thần tượng là ai? Ai được thần tượng? Thần tượng như thế nào và ra làm sao mới là điều đáng bàn cãi. Khoảng thời gian mới vào học lớp sáu là thời gian rất  đáng sợ với tôi do phải xử lí nhiều bài tập và thích nghi không quen với một môi trường hoàn toàn mới. Từ khi tôi gặp được thầy Giang - giáo viên môn anh văn trong trường. Tôi xem thầy như thần tượng và quyết tâm học tốt môn Anh. Gần đây, thông tin các bạn nữ cắt cổ tay gửi hình cho thần tượng mình càng làm tôi hoảng hốt, sự cuồng nhiệt đó làm ko ít người phải phát sợ.
      Tóm lại, người hâm mộ phải có trách nhiệm với sự cuồng nhiệt của mình, biết cân bằng cuộc sống riêng của bản thân với lối sống riêng của thần tượng, đừng để thần tượng làm ảnh hưởng quá nhiều dẩn đến những tiêu cực trong cuộc sống. Theo tôi, thanh thiếu niên chúng ta phải biết yêu chính bản thân mình trước khi yêu người khác.

Nhiệm vụ của người HS: Biết kính trọng người lớn tuổi

Võ Đình Bảo Như  – 31                                                                 
Lớp: 10A15
Trường Võ Thị  Sáu
---------
             Từ khi bước vào lớp Một, mỗi chúng ta đã được thầy cô giáo dục về sự kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo và các cô chú cán bộ nhân viên nhà trường. Đó là nhiệm vụ mà mỗi học sinh phải luôn thực hiện.
             Kính trọng là tôn trọng người có bậc trên mình, khiến mình phải cư xử có lễ độ và tự nguyện. Chúng ta thường thể hiện sự kính trọng với những người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô hay những người đã có công với đất nước, những anh hùng chiến sĩ năm xưa… Nhưng quan trọng hơn cả đó chính là sự kính trọng đối với cha mẹ và thầy cô.
             Kính trọng cha mẹ đó là điều mà mỗi chúng ta cần phải biết từ bé. Cha mẹ là Đấng dưỡng dục sinh thành, là những người đã có công nuôi dạy ta từ nhỏ, sẵn sàng hi sinh và luôn yêu thương, dạy bảo để ta trở thành những người tốt. Vì vậy, mỗi đứa con có nhiệm vụ đó là kính trọng cha mẹ, đó là thể hiện của lòng biết ơn của mình đối với tình cảm lớn lao của họ.
              Đối với thầy cô, họ là người hướng dẫn, bồi dưỡng và truyền đạt cho chúng ta những kiến thức của nhân loại trong trường lớp, đem đến cho ta nhiều điều hay về thế giới bao la này. Không những như vậy, họ còn giáo dục cho ta đạo đức sống, những phẩm chất tốt đẹp, họ là những người dẫn dắt cho ta đến một tương lai tươi sáng, giúp ta theo đuổi ước mơ của mình, để sau này làm một công dân có ích cho xã hội. Còn những cô chú cán bộ nhà trường, họ là những người góp phần cho nhà trường trở nên một môi trường tốt có nề nếp, giúp cho việc học của chúng ta được tốt hơn. Vì thế, kính trọng thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên nhà trường, thể hiện mình là một học trò ngoan đó là nhiệm vụ mà mỗi học sinh phải luôn thực hiện.
              Có những bạn không thể hiện sự kính trọng của mình một cách đúng đắn. Họ không biết vâng lời cha mẹ, không tôn trọng thầy cô hay nghĩ rằng những cô chú cán bộ chẳng việc gì để mình phải tỏ sự kính trọng với họ… Đó là những suy nghĩ sai, là những thái độ bất kính đối với những người đã nâng đỡ mình rất nhiều trong cuộc sống. Những bạn ấy cần phải biết suy nghĩ đúng đắn hơn về việc tôn trọng và kính trọng người khác vì có như thế, họ mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình và trở thành những người tốt trong xã hội.
              Nói tóm lại, kính trọng cha mẹ, thầy cô và các cán bộ nhân viên nhà trường là một nhiệm vụ to lớn của học sinh. Thực hiện nhiệm vụ này, là ta đang đáp trả lòng biết ơn cao cả của mình với những người đã có công dưỡng dục mình trên đường đời. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết thực hiện điều đó một cách tự nguyện, thể hiện mình là một đứa con ngoan, trò giỏi trước mọi người.

Quyền bình đẳng và dân chủ đối với học sinh

Tên: Bùi Phú Khang
Lớp: 10A15
Đề 6: Suy nghĩ và hành động về quyền của học sinh: “Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng.”
Bài làm
      Cuộc sống ngày càng phát triển, chúng ta nói chung và giới học sinh nói riêng, càng được tạo nhiều điều kiện tốt nhất để học tập và vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, vẫn còn những học sinh không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà được tôn trọng, bảo vệ và được đối xử bình đẳng chính là một trong số đó.
      Có  thể bạn đã từng nghĩ rằng, việc nhìn thẳng vào mắt của người đang nói chuyện với bạn là một việc làm thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người đó. Và đối với học sinh, họ còn mong muốn được tôn trọng hơn ngoài việc chỉ nhìn vào mắt họ khi đang nói chuyện, chẳng hạn như việc bạn chú ý và tiếp thu ý kiến của học sinh, hoặc đừng phản bác ý kiến của họ một cánh vô lí, đó có thể là một hành vi thể hiện rằng bạn đang rất tôn trọng họ. Thực tế, có rất nhiều bậc sinh thành, những bậc làm cha làm mẹ, đã từng bác bỏ ý kiến của con mình khi họ chỉ mới đưa ra một số lời khuyên nhỏ. Có thể đó chỉ là những việc làm tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng đã vô tình vi phạm vào quyền tôn trọng của học sinh. Đó là một khuyết điểm mà có thể rất nhiều người đã từng phạm phải.
      Trong những năm gần đây, có thể đã xảy ra những việc không hay mà các bậc phụ huynh luôn lo lắng. Chắc hẳn bạn đã biết, các tình trạng bạo lực học đường, trấn lột tiền của học sinh, ……, đã có thể được nói là rất phổ biến trong các trường học, đặc biệt là những trường cấp hai hoặc cấp ba. Những tình trạng đó đôi khi đã dẫn đến những hậu quả xấu cho học sinh, và đó đồng thời cũng là thời điểm mà quyền được bảo vệ của học sinh bị vi phạm. Ngày nay, có thể tình trạng đó đã giảm dần, nhưng không phải là hoàn toàn biến mất, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp đúng đắn để có thể đảm bảo được quyền bảo vệ của học sinh.
      Bên cạnh hai vấn đề lớn nói trên, vẫn còn một vấn  đề có thể còn tồn tại ít nhiều trong xã  hội ngày nay, đó là những học sinh vẫn  thường mắc vào tình trạng bị phân biệt nam nữ. Nguyên nhân chủ yếu chắc cũng do phát sinh từ những bậc sinh thành, và với những suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” của các thế hệ trước thì các bậc phụ huynh đã gieo vào suy nghĩ của những bạn nam một khái niệm không tốt về các bạn nữ, như “ta không cần đến họ” hay“ họ không xứng để mình phải quan tâm” . Các bạn thử hình dung xem, nếu như tình trạng này vẫn tiếp tục tăng, thì có phải chúng ta đang phá hủy dần đi tinh thần đoàn kết và yêu thương lẫn nhau của cả một dân tộc Việt Nam. Và quyền được đối xử bình đẳng đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Vì thế ta cần phải loại bỏ đi những suy nghĩ không đúng về việc phân biệt đối xử như vậy.
      Suy cho cùng, những hành vi vi phạm vào quyền:“ Được tôn trọng và bảo vệ,  được đối xử  bình đẳng” xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do những suy nghĩ không đúng của các bậc phụ huynh, hoặc do những bốc đồng nông nỗi của các bạn học sinh,….. Vì thế , muốn cho những quyền lợi nêu trên của học sinh không bị ảnh hưởng, chúng ta cần phải loại bỏ những suy nghĩ và hành vi không đúng đắn, vì mỗi người chúng ta đều đáng được tôn trọng, bảo vệ và đối xử bình đẳng.

Học sinh cần biết Kính trọng người lớn tuổi

 Họ và tên : Nguyễn Trầm Hương
Lớp : 10A15
Đề 3 : Suy nghĩ và hành động của anh/ chị về “ Kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên nhà trường “

Bài làm
       Sống trong 1 xã hội, con người ta được chia thành nhiều tầng lớp, vai vế cao thấp khác nhau. Và ngoài tình cảm yêu thương ra, chúng ta tồn tại và gắn kết với nhau bằng sự kính trọng. Sự kính trọng giúp con người ta cảm thấy đc giá trị của bản thân, khi cảm thấy đc bạn tôn trọng, họ sẽ tôn trọng bạn như cách mà bạn tôn trọng họ. Là một người con của gia đình, một người học sinh ta phải biết kính trọng, lễ phép với cha mẹ với thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên nhà trường

       Trước hết, ta hiểu đc kính trọng nghĩa là công nhận một người là bậc trên mình hoặc có giá trị nào đó về mặt đạo đức, tri thức, tài năng …khiến ta phải cư xử dè dặt, có lễ độ một cách tự nguyện. Một người con ngoan trong gia đình cần phải kính trọng cha mẹ, cư xử phải phép và biết vâng lời. Một người học sinh ngoan cần phải tôn trọng thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên của nhà trường để thể hiện mình là 1 người học sinh đc giáo dục tốt, biết cách cư xử, kính trên nhường dưới.

     Từ ngày xưa, đã có vô vàn những câu ca dao tục ngữ về công lao to lớn của thầy cô, cha mẹ nhằm gửi gắm đến chúng ta một thông điệp : Họ là những người có công lao sinh thành và dưỡng dục chúng ta, chúng ta chịu biết bao công ơn của họ và một trong những điều mà họ cảm thấy công sức mình bỏ ra đc đền đáp xứng đáng đơn giản chỉ là sự tôn trọng của chúng ta. Khi ấy ta đã đem đến cho những người ta vô cùng biết ơn một niềm vui khi cảm thấy dc giá trị của chính mình qua những ánh nhìn kính trọng, những cái cúi đầu và những câu chào lễ phép.

     Khi ta biết tôn trọng cha mẹ, thầy cô và cán bộ công nhân viên nhà trường,cũng như những người khac ta nhận lại đc sự tôn trọng và một khoảng cách gần gũi hơn cũng như một tình cảm đẹp giữa cha mẹ và con cái, thầy cô và học trò

     Nhưng trong xã hội hiện nay, sự thiếu tôn nghiêm và kính trọng đối với cha mẹ, thầy cô vẫn còn xuất hiện nhiều ỡ giới trẻ. Đáng buồn thay cho những người không thể hiện đc niềm kính yêu, tôn trọng đối với những người mà họ mang ơn. Không hiểu cũng như không bày tỏ đc lòng kính trọng đối với những người đã sinh thành dưỡng dục ra ta ngày hôm nay, ta sẽ không bao giờ có đc thành công dù ta có tài giỏi tới nhường nào. Bởi vốn đã có câu tiên học lễ hậu học văn :”)

    Về phần mình, thái độ của tôi đối với thầy cô và cha mẹ đôi khi không hay, mặc dù tôi vô cùng yêu kính những người đã cho tôi ngày hôm nay. Dù thế nào đi nữa, tôi sẽ cố gắng khắc phục bản thân :”)

        Sự kính trọng là một điều vô cùng cần thiết cho mỗi người chúng ta. Chúng ta phải biết kính trọng cũng như cần đc kính trọng. Nhất là đối với cha mẹ, thầy cô và các cán bộ công nhân viên nhà trường. Thể hiện đc sự tôn trọng đối với họ, chúng ta sẽ có cơ hội thể hiện chính mình và thành công theo cách mà ta mong muốn!
      Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của học sinh “Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện điều lệ & nội quy nhà trường”
      Bài làm
      Cách ngắn nhất để thành công trên đường đời là “học”. Vì vậy, “học” rất quan trọng đối với mỗi con người. Nhưng, “học” như thế nào là đúng cách? “Học” như thế nào để có thể thành đạt? Đó là câu hỏi mà chỉ có bản thận chúng ta có thể trả lời được. Riêng đối với em, “học” luôn đi kèm với “hành”. Vì thế “đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện điều lệ và nội quy nhà trường” là một điều tất yếu giúp cho việc “học” trở nên tiến bộ. Vậy, “đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập” là như thế nào? Phải chăng là “cùng nhau làm bài” kiểm tra, gian lận trong thi cử là cách mà mọi người gọi là “giúp đỡ” nhau?  Đối với em, “giúp đỡ” ở đây nghĩ a là giảng, chỉ cho bạn bè hiểu những điều mà các bạn chưa biết hoặc chưa hiểu về bài học đó. Hoặc có thể cùng nhau học nhóm, chia sẻ & trao đổi những kinh nghiệm cho nhau. Từ đó có thể khiến mọi người tốt hơn - từ cá nhân cho đến tập thể. Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”, đủ để thấy rằng “tài” và “đức” luôn song hành cùng nhau. Vì thế, nếu chúng ta chỉ giúp đỡ nhau trong học tập thì vẫn chưa đủ, vì thế việc “rèn luyện điều lệ & nội quy nhà trường” là cũng thật sự cần thiết. Hiện nay, hầu hết các bạn học sinh đều tỏ ra thờ ơ với việc này. Điển hình là việc bỏ áo ngoài quần, không làm bài tập và chuận bị bài trước ở nhà - chỉ những lỗi tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng khá rõ đến nhân cách con người chúng ta sau này. Theo em, nhận định trên là đúng. Đã là học sinh thì những phẩm chất trên là rất cần có. Nếu chúng ta cố gắng rèn luyện được cả hai thì chúng ta sẽ dần hoàn thiện mình hơn. Vừa tiến bộ trong học tập và trong cả việc rèn luyện nhân cách.
      Gần đây đã xảy ra một vụ án mà chắc hẳn cũng khá nhiều người biết. Đó là vụ án giết người cướp xe của Nguyễn Duy Quang. Điều đáng nói, nam thanh niên này sinh năm 1991 và hiện đang là sinh viên của Trường Đại học Xây dựng. Người ta thường rất có cảm tình với những người học “Đại học” – vì thi Đại học là một thử thách vô cùng lớn lao. Nhưng mọi người hãy nhìn lại xem: Quang - một sinh viện ĐẠI HỌC – chính là thủ phạm của một vụ án đã-được-lên-kế hoạch. Là một sinh viên Đại học - chứng tỏ sức học của Quang cũng không tồi nhưng vì sao cậu lại bị vướng vào vết nhơ của pháp luật như thế? Đó chính là lỗ hổng từ việc không tuân thủ, rèn luyện và chấp hành theo đúng nội quy nhà trường – không rèn luyện nhân cách ngay từ những bước đầu vào đời cóbthể khiến con người ta trở nên như thế này đây. Đây cũng chỉ là một dẫn chứng cho tầm quan trọng của việc “rèn luyện điều lệ nội quy nhà trường” – cũng cho ta thấy rõ rằng, dù có “đoàn kết. giúp đỡ trong học tập” nhiều đến bao nhiêu mà không đi đôi với việc “rèn luyện điều lệ nội quy nhà trường” thì kết quả cuối cùng cũng chỉ bằng con số KHÔNG. Nhận thức được mình là một học sinh- và tự thấy rằng nhận định trên là đúng,em luôn tự nhắc nhở mình rằng: Khi đến trường, em luôn chú ý vào việc học, hỏi ngay thầ cô những chỗ mình không hiểu và sẵn sang giảng bài giúp các bạn; tuyệt đối tuân theo nội quy. Không chỉ thế, về nhà, còn phải làm bài tập đầy đủ, hiếu thảo với cha mẹ cũng là một cách để vừa chấp hành tốt nội quy nhà trường, tiến bộ trong học tập và rèn luyện nhân cách. Vì thế, mọi người hãy cùng nhau thực hiện nhận định trên để mọi thế hệ học sinh đều trở thành Con ngoan-trò giỏi – là những người tài cho đất nước sau này! 
  • =======
  • Có đôi chỗ xa đề ( Mở bài, thân bài, bình)

Trang phục khi đến trường


 Phạm Hồng Thiên – Lớp : 10A15 – 
Trường THPT Võ Thị Sáu 
Đề : Suy nghĩ và hành động của anh chị về hành vi của người học sinh : “ Trang phục của học sinh phải chỉnh tề , sạch sẽ , gọn gàng và thích hợp với độ tuổi ”.
Bài Làm 
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Điều đó đúng tuy nhiên , ta phải chọn trang phục ra sao thì mới tôn vinh được vẻ đẹp đó . Và ngày nay , điển hình là trang học sinh đã tôn vinh được nét “ đẹp vì lụa ”. Tuy nhiên , trang phục học sinh ngày nay đã thay đổi nét “ đẹp vì lụa ” thành một nét đẹp khác . Vậy thế nào là “ Ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng , chỉnh tề , phù hợp với lứa tuổi “ ?
Đó là ăn mặc không luộm thuộm , khi người khác nhìn mình họ sẽ nghĩ rằng mình là một học sinh đàng hoàng và khi ai đó nhìn mình là họ sẽ biết rằng mình chính là một học sinh . Đầu tiên : “ Đồng phục học sinh có ý nghĩa gì ? ” . Đồng phục học sinh được tạo nên bởi áo trăng , quần xanh hay váy xanh . Áo trắng là biểu tượng sự trong trắng của học sinh , bên cạnh đó còn thể hiện sự tò mò , ngây thơ của học sinh . Một bộ đồ vồ cùng có ý nghĩa , nếu ta để ý áo sơ mi trăng kèm với quần hay váy xanh thì đẹp tuyệt đối . Quần xanh hay váy xanh , chúng thể hiện một sự mạnh mẽ của lứa tuổi học sinh , lứa tuổi đang trưởng thành . Tuy nhiên , trên chiếc áo trắng , ta còn thấy được những logo của trường , điều này cho thấy áo trắng còn thể hiện một sự tôn trọng về ngôi trường , thể hiện khuôn mặt của trường . Nói chung , bộ đồng phục học sinh là bộ mặt của trường . Và để lịch sự , ta hãy bỏ áo vào quần hay váy để thể hiện một sự chỉnh tề , nghiêm chỉnh . Tuy nhiên , ở các bạn nữ , xu thế ăn mặc thời trang của các bạn nữ hiện nay là tiết kiệm vải gần như tối đa. Áo thì hở ngực, hở bụng, hở lưng, ngắn cũn cỡn, chất vải thì càng mỏng càng tốt; còn quần thì đáy thật ngắn, lưng thật xệ, xệ đến mức lòi cả nội y bên trong…. Nếu hớ hênh lúc ngồi, lúc với tay cao để làm việc gì thì...thật xấu hổ. Vậy có bạn  nào đặt câu hỏi : “ Trang phục như thì có tác hại gì cho bản thân của mình ? ” . Chắc là có , nhưng cũng chỉ là một số ít và số đông thì vẫn đồng tình theo quan niệm cũ . Bên cạnh đó là cách ăn mặc của các bạn nam , đối với nam thì không có gì ngoài việc bỏ áo ra quần . Tuy nhiên đã là học sinh thì ta phải ăn mặc một cách chỉnh tề dù ở trường hay ngoài trường . Vì vậy việc bỏ áo ngoài quần của các bạn nam cũng là vấn đề nghiêm trọng . Tất cả điều này đã làm ô danh trường của bản than mỗi học sinh . Vì thế , để làm rạng ngời danh trường của ta hay mỗi chúng ta , thì cá nhân mỗi học sinh hãy sửa đổi cách nhìn nhận không đúng về trang phục học sinh . Vì thế , để học sinh không nhìn nhận sai về trang phục học sinh thì nhà trường hãy có những Quy định về trang phục học sinh và có những xử lý đúng .
Nói chung , trang phục học sinh phải luôn luôn chỉnh tề , gọn gàng , sạch sẽ  và hợp lứa tuổi . Vì trang phục học sinh là  thể hiện toàn bộ tính cách của mỗi học sinh , nhận thức của mỗi học sinh nên ta - những người còn  đang ngồi trên ghế nhà trường , hãy biết quý trọng bộ đồng phục của ta .

 

Lễ phép với người lớn tuổi là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đức

Vũ Anh Vũ    Lớp:10A15                                 
Đề:Suy nghĩ,hành động của anh/chị về nhiệm vụ của HS“Kính trọng cha mẹ,thầy cô,CBCNV nhà trường”
Bài Làm
Trên vị trí của một học sinh,có bao giờ bạn tự hỏi rằng bản thân mình đã thật sự trưởng thành sau chỉ bấy nhiêu năm tuổi đời ngắn ngủi của mình?Câu trả lời chỉ có bản thân bạn mới có thể trả lời một cách ưng ý và chân thực nhất.Bạn lớn lên trong vòng tay của cha mẹ,trong sự dạy dỗ tận tụy của thấy cô và tập thể nhà trường.Có bao giờ bạn sống xứng đáng với những thứ tình cảm cao quý và đáng đươc trân trọng ấy chưa?Bạn và cả bản thân tôi chỉ trưởng thành khi tự bản thân trả lời được những câu hỏi ấy.
Hồ Chí Minh có câu:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”    
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết.Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại.Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”     
Như mọi người đều biết,Tình là điều bắt đầu của mọi mối quan hệ gia đình và xã hội.Tình của cha mẹ đối con cái là do tình yêu thương tự nhiên,và đó là một nhu cầu tình cảm có tính bản năng văn hóa;tức có tính thừa kế di truyền thể văn hóa trong quá trình tiến hóa của loài người chúng ta.Nó xuất phát một cách tự nhiên,tương tự như qui luật “nước mắt chảy ngược dòng” mà không cần thắc mắc.Tình thương của cha mẹ dành cho con cái vốn là sự tự nguyện hi sinh,không điều kiện,không ích kỉ vì nó không hề bắt đầu từ một hình thức hợp đồng hứa hẹn lời lỗ ra sao giữa cha mẹ và con cái.Con cái sinh ra,bất luận trai hay gái,đuôi mù hay què quặt,cha mẹ đều yêu thương và nuôi dưỡng,không ngại ngùng công lao cực khổ và toan tính.Nói như câu ca dao Việt Nam chúng ta “Chim trời ai dễ đếm lông,nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” hay “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,năm canh chầy thức đủ năm canh.”…Cha mẹ nuôi con không phải do kì vọng trả hiếu như món nợ đền bù,nhất là đền bù bằng vật chất.Nhưng với nhận thức lương tâm về sự hi sinh to lớn của cha mẹ,con cái thông thường đều muốn bày tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ,cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.Đến đỗi một triết gia đại diện nhất của học phái chủ nghĩa ích kỉ như Thomas Hobbes cũng phải công nhận.”Bởi vì việc dạy bảo đầu tiên cho con cái tùy thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ,nên trong thời kì dưỡng dục,con cái vâng lời cha mẹ là điều cần thiết;và chẳng những phải vâng lời như thế mà sau này,chúng cũng phải biết công ơn dưỡng dục của cha mẹ bằng những cử chỉ hiếu kính,như là sự đền ơn trả nghĩa đòi hỏi”.
Chúng ta có thể nói,hiếu thảo,trách nhiệm và thành công và thành nhân đều là những yếu tố có tác dụng nhân quả của nhau,nhưng phải là những đứa con biết nghe lời và học hành.Vì như mọi người đều biết văn minh của nhân loại là Văn minh học hành.Hiếu thảo với đấng sinh thành là phải biết vâng lời cha mẹ dù ở bất cứ hoàn cảnh nào,không chống đối,không làm ngược lại lời giáo huấn như những bài giảng của thầy cô trong nhà trường.Phaỉ hết sức cung khính nghe theo lời cha mẹ dạy,lúc đối đáp cần phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói,đôi đáp khôn ngoan nhưng phải lễ độ ,không được có lời lẽ mang tính xúc phạm hay giễu cợt và khinh thường cha mẹ. Việc con cái, dù nhỏ hay lớn, tỏ ra kính trọng cha mẹ mình phải được nuôi dưỡng bằng cảm tình tự nhiên xuất phát từ mối liên hệ giữa họ với nhau. Lòng con cái trọng kính cha mẹ tạo nên tình trạng thuận hòa trong tất cả mọi sinh hoạt gia đình; nó cũng liên quan cả đến tình giao hảo giữa anh chị em với nhau nữa.Đối với người học sinh,ấy là nhiệm vụ cần phải thực hiện như một thói quen cần có trong ngày và vận dụng một cách hoàn hảo nhất.Ta không cần phải làm như người trưởng thành,chỉ cần làm những việc có thê làm trong sức lực của bản thân,như việc kính trọng song thân trong những công việc thường ngày,cố gắng sống thật tốt như cha mẹ mong mỏi và cố gắng học hành thật chăm chỉ như cố gắng giúp cha mẹ vui vẻ sống trọn đời bên các con,Việc ấy không phải là khó,chi cần những cử chỉ và hành động ấy xuất phát từ chính con tim mách bảo.Vì những viêc làm xuất phát từ nghĩa vụ,từ trách nhiệm thì cũng hóa thành không. Việc kính hiếu đối với cha mẹ từ xưa đến nay rất nhiều, riêng đối với Đức Khổng Tử chú trọng dạy con người, trước nhứt phải đạt được chữ Nhân nghĩa là con người phải có lòng thành thật, nhân hậu đối với những người thân cận chung quanh mình, ví như cha mẹ, anh chị em, rồi kế đến họ hàng thân tộc, bạn bè, sau cùng là trong thiên hạ. Nếu đối với cha mẹ mà chúng ta không biết kính hiếu, đối với với anh chị em không thuận hòa thì không thể nói đó là người có lòng nhân và thành thật được. Đối với cha mẹ, chúng ta phải thương và kính, bởi vì : thương mà không kính, thì không thể gọi là hiếu đạo đượcNói rõ hơn, việc kính hiếu cha mẹ không có nghĩa là lúc nào cha mẹ làm điều sai trái, người con cũng phải nghe theo. Nhưng bổn phận con phải biết ngăn cản cha mẹ làm việc sai trái, xấu xa, nếu cha mẹ cứ khư khư tiếp tục làm sai trái không nghe theo, thì bổn phận con phải lựa lời nhã nhặn, từ tốn ôn hòa, rồi từ từ phân tách lẽ phải trái, bẩm thưa nhiều lần, để ngỏ hầu cha mẹ biết kịp mà tránh. Do vậy, nếu cha mẹ biểu làm điều sai trái, xấu xa mà con cứ nhắm mắt làm theo ý cha mẹ, thì con cũng phạm tội bất hiếu như thường : "Phụ hữu trách tử tức thân bất hảm ư bất nghĩa, đương bất nghĩa tắc trách chi. Tùng phụ lệnh an đắc vi hiếu". Vì thế, con luôn luôn phải biết giữ gìn danh giá, tiết nghĩa cho cha mẹ, bằng cách nghe lời dạy bảo những điều hay lẽ phải của cha mẹ và cản ngăn cha mẹ làm những điều sai trái, xấu xa, như vậy con mới được xem là giữ tròn hiếu đạo.Ấy là học sinh đã làm tròn đạo hiếu với cha mẹ,phát xuất từ chính lương tri và văn hóa loài người sau hàng triệu năm tiến hóa và tích tụ được.
Cùng với lòng hiếu thảo,tinh thần tôn sư trọng đạo là những yếu tố rất căn bản để xây dựng nên tố chất tốt đẹp của những phần tử dang ngồi tiếp thu tri thức trên ghế nhà trường.Đó còn là một ttuyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học. Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.Là người học sinh,ngay bản thân tôi cũng chưa dám chắc mình đã thực sự biết ơn và kính trọng thấy cô,kể ca những cán bộ nhân viên nhà trường.Nhưng có điều tôi dám chắc chắn rằng tôi chưa bao giờ vô lễ,xem thường lời nói của họ,quên chào hỏi họ hay có thái độ vô phép.Là học sinh,chúng ta nên kính trọng lời nói của thầy cô,luôn vận dụng những lới giảng dạy ấy thường ngày và không được gọi tên giáo viên bằng các biệt danh,vì đó là những biểu hiện của hành vi xem thường bề trên,những người có công giáo dục chúng ta.Thêm vào đó là cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn ấy,như đánh đổi để lấy lại cho họ nụ cười và niềm vui để tiếp tục chuyên môn của mình.Tất cả những điều ấy sẽ phần nào tạo nên,xây dựng nên phẩm chất con người bạn.Đấy là những điều cốt lõi chúng ta cần có khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tự vấn đáp bản thân bằng những câu hỏi khách quan mang tính triết lí sâu sắc ấy,chúng ta-những người học sinh,những người con nên nhận thức được tầm quan trọng việc thực hiện trách nhiệm của chính mình.Thời gian không bao giờ chờ đợi bất cứ ai,nhất là khi họ không hề biết quí trọng những gì có ở trước mặt.Đừng để mình hối hận vì những việc làm trong quá khứ.Việc làm của chúng ta bây giờ là thực hiện tốt trách nhiệm của mình-Tôn trọng thầy cô,cha mẹ và các cán bộ công nhân viên nhà trường

Đoàn kết trong trường học

Trường: Võ Thị Sáu
Tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp: 10A15
Đề 4: Suy nghĩ và hành động của anh chị về nhiệm vụ của người học sinh "đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện điều lệ và nội quy nhà trường"
                                                              Bài Làm    
      Xã hội đang ngày càng phát triển và không ngừng đi lên, sự nổ lực của mỗi cá nhân trong một tập thể đoàn kết sẽ là bàn đạp để đem tới những thành công cho bản thân và xã hội. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải có những nhận thức đúng đắn và tạo dựng cho mình một tập thể đoàn kết tốt.
    Thế nào là đoàn kết? Đoàn kết chính là sự hợp sức của những cá nhân riêng lẻ cùng nhau tạo ra một cộng đồng tập thể và luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích của cá nhân. Đoàn kết ở mọi nơi. Trong gia đình đoàn kết là tình yêu thương anh em chia ngọt sẻ bùi. Ở trường đoàn kết là tình bạn bè trong sáng, hồn nhiên cùng giúp nhau trong học tập, cùng nhau trở thành những đôi bạn cùng tiến. Cũng từ đó nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ em nghèo, khuyết tật, lũ lụt… để mỗi học sinh hiểu rỏ tính đoàn kết tương thân tương ái một cách mạnh mẽ và thiết thật nhất.
   Đoàn kết luôn cần phải có một tập thể tốt. Dù cá nhân có xuất sắc đến đâu thì chỉ cần một con sâu nhỏ cũng đã đủ làm rầu nồi canh. Không phải chúng ta ai cũng đều hoàn hảo, mỗi người đều có những khuyết điểm khác nhau nhưng chúng ta lại biết bù đi và sớt lại những khuyết điểm đó sẽ tạo nên một sức mạnh vững chắc và tinh thần vô cùng to lớn  để vượt qua những khó khăn gian lao mà ta phải đối mặt. Sống đoàn kết sẽ được mọi người yêu thương, quí trọng, góp phần tạo nên cuộc sống ý nghĩa cho xã hội. Trái ngược với đoàn kết là cô độc, chia rẻ chỉ nghỉ cho bản thân của mình thì sẽ rất dễ bị vấp ngã. Chính điều đó đoàn kết có ý nghĩ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
    Vẫn biết đoàn kết là rất quan trọng nhưng một số người vẫn thờ ơ trước hành động của mình. Thay vì giúp đỡ nhau thì một số học sinh lai ganh ghét đặt điều nói xấu nhau gây mất tinh thần đoàn kết và dẫn tới những xô xát xung đột không mong muốn. Có bạn thì không tham gia các phong trào do trường và lớp đề ra chỉ nghĩ cho bản thân không thèm quan tâm mặc kệ ra sao thì ra. Đó chính là những điều đáng bị phê phán, chỉ trích xuất phát từ lòng ích kỷ, kiêu kì mà ảnh hưởng đến cả một tập thể. Đoàn kết cũng đánh giá phẩm chất đạo đức của con người qua những hành động và ý thức.
     Tóm lại, đoàn kết là yếu tố cần thiết của mỗi con người đặc biệt là đối với nhiệm vụ của học sinh chúng ta phải cân nhắc giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện điều lệ và nội qui nhà trường để trở thành những con ngoan trò giỏi cho mai sau.
   

Trách nhiệm của học sinh Trung học

Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị.  Tải xuống tệp đính kèm gốc
 Họ và tên: Lê Nguyễn Thảo My
Lớp: 10A15
Bài viết tập làm văn số 1
Đề 5: Suy nghĩ và hành động của anh(chị) về quyền và nghĩa vụ của học sinh “ giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trực tự an toàn giao thông”.             
                                                                           Bài làm
Học sinh là mầm non của đất nước, vì thế học sinh cũng có  những nghĩa vụ như:” “ giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trực tự an toàn giao thông”. Đó là những trách nhiệm cơ ản của một người học sinh.
Theo bạn trách nhiêm là  gì? “Trách nhiệm” là bổn phận, là  nghĩa vụ mà mỗi người phải thực hiện, là  sự phấn đấu nhằm hướng tới 1 mục tiêu. Nó  thể hiện tính tự trọng, tôn trọng của chúng ta đối với người khác.Vì thế việc đưa ra trách nhiệm của học sinh là rất đúng đắn. Nó hướng chúng ta vào một mục tiêu nhất định, rèn luyện cho ta nhiều đức tính quan trọng rất cần như tự giác, biết tôn trọng chính mình và  người khác...
Vì sao học sinh cần thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm này? Các bạn biết đó, là một học sinh tốt thì phải là con ngoan trò giỏi. Để trở thành con ngoan trò giỏi, ta phải biết phụ giúp gia đình như lau nhà, quét nhà… Chúng ta cần năng nổ tham gia các hoạt động của phường hoặc của trường đề ra nhằm thi đua vì những mục đích tốt đẹp, góp phần bảo vệ và xây dựng một đất nước giàu mạnh. Vì thế, khi ở nhà cũng như ở trường, chúng ta phải chung tay vào một tập thể, để tập thể đó đi lên.
Biểu hiện của người học sinh luôn thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền của mình là luôn được thầy cô yêu quý  và bạn bè mến mình. Luôn hăng hái trong mọi hoạt  động của lớp,  phường và đoàn trường. Họ  luôn tìm tòi những cái mới để xã hội phát triển tốt hơn.
Qua đó chúng ta thấy  được tầm quan trọng  của học sinh và nghĩa vụ  của học sinh.
Thế nhưng lại có  những người thiếu trách nhiệm, chỉ biết cho bản thân của mình, không có mục tiêu phấn đấu. Những người đó rồi sau này cũng sẽ vô dụng, là  một phần tử xấu trong xã hội. Những người này rồi sẽ bị xã hội xem thường, khinh bỉ.
Các bạn ơi, thế  thì chúng ta hãy cùng nhau thực hiện thật tốt trách nhiệm của người học sinh nha. Hãy cùng nhau đưa đất nước đi lên, hãy cùng nhau thực hiện di chúc của Bác, bạn nhé. Hãy trở thành 1 học sinh tiêu biểu, gương mẫu cho thế hệ đàn em noi theo nhé

Quyền chính đáng của người HS

Họ  tên : Võ Thị Thanh Thư
Lớp     : 10a15
                                          BÀI VIẾT SỐ 1
        Đề 6 : Suy nghĩ và hành động của anh (chị) về quyền của người học sinh “được tôn trọng và bảo vệ , được đối xử bình đẵng dân chủ”
                                                      Bài làm
         Mỗi học sinh đều có những quyền lợi và nhiệm vụ riêng cho bản thân .Những quyền đó cung cấp cho học sinh chúng tôi những lợi ích cụ thể . Có thể nói , được học tập dưới một môi trường dành cho chúng tôi sự tôn trọng , bảo vệ, bình đẵng , sẽ giúp chúng tôi tự tin hơn khi cắp sách bước chân đến trường . Nên quyền của người học sinh là được tôn trọng và bảo vệ , được đối xữ bình đẵng dân chủ đã thật sự phát huy tác dụng cũa nó
         
          Có thể , những học sinh bây giờ như tôi hoặc các em nhỏ hơn học cấp 2 hoặc cấp 1 , thường có tính tình xóc nỗi . Một va nhạm nhỏ lần nhau , hay đơn giãn là một cái nhìn chằm chằm có thể gây ra xích mích lớn dẫn đến những hậu quã nghiêm trọng . Nên quyền được bảo vệ thật sự đã góp một phần nào đó tạo ra tinh thần mạnh dạn hơn cho chúng tôi , để không phãi lo sợ cho mỗi ngày cắp sách đến trường 
          
           Thế nhưng , quyền đó đã được áp dụng một cách triệt để chưa ? Hay vẫn còn nhiều “vết nhơ” còn đọng lại trên nền giáo dục việt nam chúng ta. Bạo lực học đường , việc đó có bảo vệ cho người bị nạn ? Những bài tập chồng chất , những áp lực nặng nề , việc đó có thật sự tôn trọng học sinh chưa ? Hay chỉ là “tốt cho các em” ? Học sinh chúng tôi cũng là con người , nếu như quyền được đối xử bình đẵng nói trên , tại sao chúng tôi không được vui chơi mà phãi lao đầu vào học với những bài kiểm tra liên miên ? Những thành tích “ảo” có mang được mang theo đến khi lớn lên và vào đời không ? Những áp lực đó có ai hiểu được không ? Những lời nói sĩ vã khi bị những con không tròn trịa , có ai cảm nhận được không ? Không ai có thể học thực sự dưới sự đe dọa, chế tài, sự chán nản, lo sợ, … Tôn trọng quyền của người đi học là một vấn đề triết lý nhưng nó cũng nằm trong phương pháp sư phạm, có thể là nền tảng của cách dạy học nữa.
        
            Nhưng cũng phải thừa nhận rằng , quyền lợi đó thật sự đã mang lại cho chúng tôi rất nhiều thứ . Có thể nó đã một phần nào đó tạo một chút lòng tin , hay chỉ đơn giãn là cảm thấy được tôn trọng . Thế nhưng , tôi nghĩ để đạt được cái quyền lợi đó , cần phãi nỗ lực hết mình trong học tập để xứng đáng với sự tôn trọng và bảo vệ mà người khác dành cho. Được nhận những điều kiện như vậy , thì học sinh cần có những thái độ đúng đắng với mọi người , những nhận thức tốt về việc mình làm , hơn hết là biết phấn đấu trong con đường học tập để có một tương lai tốt hơn bản thân và đất nước .
.         
            Theo quan niệm của tôi , giaó dục VN cần nhiều hơn nữa để thực hiện sao cho đúng với quyền đã đặt ra . Cần có những biện pháp nghiêm khắc để trừng trị bạo lực học đường , những hành vi gây tỗn hại đến tinh thần cũa người đi học . Và cần một không gian để “thỡ” cho học sinh , không áp lực , không lo sợ mỗi ngày khi đến trường . Được tôn trọng và đối xữ bình đẳng là điều thiết yếu cần có trong mỗi buổi học kéo dài năm tiếng. Nhà trường nên tạo nhiều hơn nữa nhiều sân chơi và nhiều buổi học ngoài trời , để có thể chuyễn hướng học lý thuyết sang thực hành . Tôi nghĩ việc đó sẽ giúp buổi học vui hơn , năng động hơn , giúp học sinh hoạt động về tay chân lẫn trí óc , đem lại tinh thần thích thú mỗi ngày đi học .
            
             Nói tóm lại , đối với những người thực hiện quyền lợi và những người được nhận quyền lợi , cả hai bên cần phãi cố gắng hơn hết để nền giáo dục VN phát triển , ngày một tiến bộ và có những kết quã mĩ mãn nhất . Những nỗ từng từ hai phía sẽ tạo ra những thành tích tốt nhất cho giáo dục nước nhà , hơn hết là kiến thức sâu rộng cho con người . Nước Việt Nam có phát triển hay không ? Là nhờ vào một phần cũa chúng ta,những học sinh ngày ngày bước đến trường , và công lao của thầy cô là một phần không nhỏ , cùng nhau để tiếp sức giúp nền tảng nước nhà này một mạnh hơn nữa .
--------------------------


==> Bài viết chưa tập trung bàn bạc về luận đề
         
          
          
         
         
        
       

Đoàn kết giúp nhau cùng học tốt

Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị.  Tải xuống tệp đính kèm gốc
Họ và tên: Trần Kim Ngân
Lớp: 10A15

BÀI VIẾT SỐ 1
Đề 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc" Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường"
                                                                                           Bài làm
        Khi sống trong một tập thể cộng động, con người không ai có thể vươn lên tồn tại phát triển một mình mà bên cạnh đó là sự giúp đỡ từ những người xung quanh.Vì vậyđoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau luôn là một điều tất yếu giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn và nâng cao ý thức tập thể hơn.Không chỉ riêng trong đời sống mà trong môi trường học tập của chúng ta cũng vậy.Vì vậyhọc tập "Đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường" là một lời khuyên đáng để làm theo.
        Vì sao lại nói "Đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường"? Theo tôi, đó không chỉ một lời khuyên rất bổ ích, mà đó còn là một bài học rất đáng làm theo.Trong một tập thể thì đoàn kết với nhau là một điều rất cần thiết, vì nếu trong tập thể mà có một cá nhân tách biệt và không hòa nhập chung thì rất khó làm việc cùng nhau và điều đó sẽ làm cho tất cả mọi người trong tập thể đi xuống, không đạt được thành tích tốt. Là học sinh thì tập thể của chúng ta chính là các bạn cùng học chung một ngôi trường.Vì thế, các bạn khi cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi thì phải biết đoàn kết, giúp đỡ và chỉ bảo nhau những điều tốt đẹp.
        Đoàn kết ở đây có nghĩa là cùng giúp nhau đi lên, giúp nhau học tập và làm những gì có ích cho bản thân, cho mọi người xung quanh, chứ không phải cứ bao che cho nhau những điều sai trái là đoàn kết, đó là một hành động làm cho bản thân và bạn bè càng ngày càng trở nên tệ hơn, một hành động không tốt.Khi cùng nhau học tập thì tốt nhất chúng ta nên cùng giúp đỡ nhau, khi mình không hiểu một bài toán thì có thể hỏi thêm bạn của mình để bạn ấy giảng lại cho mình hiểu hơn, chứ đừng mượn tập của bạn chép để đối phó với thầy cô, vì điều đó sẽ làm cho bạn trở nên ỷ lại và càng ngày bạn sẽ mất căn bản về môn toán, hậu quả xấu sẽ xảy ra với chính bản thân bạn.Trao đổi ý kiến của bản thân về những bài học mới với bạn bè sẽ giúp ta biết thêm được nhiều kiến thức hơn.Nhưng điều quan trọng đòi hỏi ở người học sinh không chỉ về khả năng học tập mà bên cạnh đó là một phẩm chất tốt.Cũng như ông bà ta thường nói "tiên học lễ, hậu học văn", có nghĩa rằng việc đầu tiên chính là đạo đức của bản thân phải được hoàn thiện tốt và sau đó là việc học tập.Sống trong một tập thể rộng lớn như trường học của chúng ta thì nội quy luật lệ là những điều cần thiết.Do đó những người học sinh cần phải chấp hành và thực hiện tốt để hòa nhập cùng với tập thể.Điều đó là nghĩa vụ cần thiết đối với người học sinh.Nhưng mặt khác vẫn có những người mang thân phận là một học sinh nhưng không thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân, sống bất hòa trong tập thể trường lớp.Như thế là rất đáng trách và không nhậnđược sự quý mến từ phía mọi người.Biết đoàn kết, giúp đỡ và rèn luyện thực hiện nội quy nhà trường, tuân theo kỉ cương nề nếp là một điều vô cùng quan trọng đòi hỏi ở người học sinh.Điều đó không chỉ giúp bản thân ngày càng tiến bộ mà còn tạo dựngđược mối quan hệ tốt với môi trường xung quanh.Không những thế còn giúp bản thân rèn luyện và hình thành thói quen sống trong kỉ cương nề nếp, thể hiện một con người có phẩm chất tốt đẹp. Như thế sẽ giúp ta nhận được cái nhìn thân thiện từ mọi người xung quanh ta.Trở thành tấm gương sáng cho người khác.
       Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện bằng những việc làm thiết thực như chia sẻ, giúp đỡ, đưa ra những ý kiến hay cho bạn bè trong học tập, cân nhắc bản thân và người khác tránh vi phạm những quy định cấm của nhà trường.Như vậy sẽ tạo ra cho chúng ta một môi trường học tập tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
       Con người không ai có thể sống đơn lẻ vì thế sự giúp đỡ của người khác là vô cùng quan trọng và ý thức của bản thân đối với xung quanh cũng không thể thiếu. Noi theo lời Bác Hồ dạy từ những năm vừa bước chân vào lớp học với một tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức là nghĩa vụ to lớn của những người học sinh.