Tìm kiếm Blog này

11 thg 3, 2012

8 câu cuối " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"

ĐỖ NGỌC ANH THƯ ------ LỚP : 10a8------STT:35
ĐỀ : CẢM NHẬN CỦA ANH (CHỊ) VỀ 8 CÂU CUỐI CỦA ĐOẠN TRÍCH “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
Nhắc đến Đặng Trần Côn ta thường nhớ đến ông là một nhà thơ sống vào đầu thế kỉ XVIII, mặt khác tên tuổi của ông còn gắn liền với tác phẩm nổi tiếng “Chinh phụ ngâm” .Trong đó 8 câu cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm qua việc thể hiện khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong thời chiến loạn
“Lòng này gửi gió Đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đền non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa với khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Nhớ hình bóng của người chồng , người chinh phụ thỗn thức hướng cái nhìn nội tâm về miền biên ải xa xôi.Nếu như ở khổ trước người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn buồn sầu tới bao nhiêu thì ở 8 câu này nỗi nhớ nhung của người chinh phụ lại càng tăng lên bây nhiêu cùng với sự thương nhớ ấy là tâm trạng lo lắng cho số phận của người chồng nơi biên ải . Trạng thái lo lắng của người chinh phụ được tác giả thể hiện như một mạch ngầm dù người chinh phụ không nói ra nhưng ta vẫn cảm nhận được , thể hiện sự tinh tế trong miêu tả nội tâm của tác giả
Đầu tiên tác giả đã nhân hoá gió đông như một người đưa tin đến non Yên nhằm nhấn mạnh nỗi mong nhớ lo lắng của người chinh phụ về người chồng
 Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Vì quá thương nhớ chồng mà người vợ phải nhún nhường xin hỏi ngọn gió để gửi tin cho chồng mình, phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt , đưa một cái tin đặc biệt đó là cái tin về tình cảm yêu thương nhung nhớ của người vợ giành cho người chồng nơi chinh chiến.Ngoài ra cái tin ấy được đưa đến”non Yên”- một vùng hẻo lánh xa xôi nơi người chồng đang xông pha trận mạc ,khốn nguy vô cùng .Qua việc dùng bút pháp nhân hoá , hình ảnh ước lệ “non Yên” , “gió Đông”,câu hỏi tu từ tác giả mở ra không gian mênh mông gợi thêm nỗi trống trãi cô đơn cho cảnh vật từ đó xoáy sâu vào sự nhớ nhung khắc khoải, da diết của người chinh phụ
Nỗi nhớ đằng đẳng ấy làm nàng mòn mỏi cuối cùng được nâng lên thành nỗi đau, một nỗi đau vô hình đã dược tác giả tạo hình hài qua 4 câu
 Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa với khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cùng với nỗi nhớ thương mong đợi ,từ “đằng đẵng” gợi cảm giác triền miên liên tục tưởng kéo dài đến vô tận nên được tác giả hình dung bằng sự so sánh với đường lên trời.nỗi nhớ của người chinh phụ đằng dẵng, miệt mài,không thể nguôi ngoai và không thể dùng toán học mà cân đếm được.Nhưng trớ trêu thay khoảng cách giữa nàng và người chồng dường như khó chạm tới dược , sự xa cách nghìn trùng mây .Bằng việc mở rộng không gian ,”trời thăm thẳm xa với khôn thấu”như là lời than thở,ai oán thể hiện sự tuyệt vong của người chinh phụ sau nhiều ngày tháng mòn mỏi đợi tin chồng và chính từ đó nỗi đau xuất hiện, từ “đau đáu” biểu lộ sắc thái tăng tiến,sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa đắng cay nối dài bất tận trong lòng người chinh phụ
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ thấy cảnh vật vô hồn, thê lương như tâm trạng của mình lúc bấy giờ
                            Cảnh buồn người thiết tha lòng,
                            Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Đó là mối quan hệ giữa con người và tâm cảnh , người vui thì  tâm trạng vui thấm vào cảnh vật nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui chất chứa sự sống.Còn người buồn thì nỗi buồn thấm vào tâm can nên nhìn cảnh vật thấy sầu não ,thê lương.Ỡ đây hình ảnh “cành cây sương đượm”,”tiếng trùng”,”mưa phun” là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa sâu lắng của người chinh phụ ,sự mòn héo của cảnh vật hay do lòng người mòn héo mà ra .
Tác giả đã sử dụng điêu luyện thể thơ song thất lục bát, phối hợp các hính ảnh ước lệ “non yên”,”gió Đông”,với hình ãnh ẩn dụ “sương đượm”,”mưa phun” ,đặc biệt là sự thành công trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh ngụ tình tác giả đã đưa người đọc qua các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ trình một cách tự nhiên nhất và thể hiện ước mơ khát vọng  chính đáng của họ về tình yêu và hạnh phúc
Với cách dùng từ hình ảnh ước lệ ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tình tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ .Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cãm hứng nhân văn cho toàn doạn trích
 còn thiếu  kết luận????
                           

8 câu cuối "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"


Trần Công Minh-10A8(3)
Nghị luận 8 câu thơ cuối “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
                                                           Bài làm
             “Chinh phụ ngâm khúc” bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn,một danh sĩ hiếu học,tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Việt Nam-đã được sự hóa thân kì diệu qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là sự thể hiện sâu sắc nhất cảm hứng nhân đạo và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của áng thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ,nhất là tám câu dưới đây
                                “Lòng này gửi gió đông có tiện?
                                  Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
                                           Non Yên dù chẳng tới miền,
                                  Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
                                        Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
                                         Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
                                           Cảnh buồn người thiết tha lòng,
                                   Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Trước hết là một ước mong cháy bỏng đêm ngày:
                                 “Lòng này gửi gió đông có tiện?
                                  Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”
“Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ “Trài mấy thu đi tin nhạn lại-Tới xuân này,tin hãy vắng không”Gió đông là gió xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờ gió đưa tin,nhắn tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi non Yên nghìn trùng.Non yên,một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc.Hỏi gió,nhờ gió nhưng”có tiện”hay không? Nếu “tiện” thì dẫu mất ngàn vàng cũng chịu.Chỉ còn biết hỏi gió nữa mà thôi,thì sự cô đơn của “lòng này” không thể nào tả hết.Làm sao tới được non Yên,nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng,ngủ cồn rêu xanh”?Chỉ còn lại nỗi nhớ:
                                “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời”.
“Nhớ đằng đẵng” nghĩa là nhớ mãi,nhớ nhiều,nhớ lâu,nhớ không bao giờ nguôi.Trong truyện Kiều cũng có câu tương tự để diễn tả nỗi nhớ nhung: “Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu”.
Câu thơ “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” là một câu thơ tuyệt bút,vừa diễn tả một nỗi nhớ thương đè nặng trong lòng,triền mien theo thời gian đêm ngày năm tháng
(đằng đẵng) không bao giờ nguôi,vừa được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian(đường lên bằng trời).khi giải thích nghĩa câu thơ này,Nguyễn Thạch Giang đã viết :”Lòng nhớ chồng thăm thẳm dài dằng dặc vẫn có thể đến được dù có như đường lên trời”.Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thương ấy,tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên cảu vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớ mênh mông.Nỗi buồn triền mien,dằng dặc vô tận:” Lòng này gửi gió đông có tiện? - Nghìn vàng xin gửi đến non Yên-Non Yên dù chẳng tới miền-          Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời- Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu…”
Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng “đằng đẵng”,nàng chinh phụ lại hỏi trời để rồi tủi thân,than trách”
                                       “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
                                         Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”
Trời ở cao xa,không chỉ là cao mà là thăm thẳm,không chỉ là xa mà trở nên xa vời,nên không thấu,không hiểu sao cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ càng trở nên đau đáu trong lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua cặp từ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn,lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể,tinh tế,sống động.Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.
Ở hai câu cuối,nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh;nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cực kì điêu luyện.Tính hình tượng kết hợp với tính truyền cảm tạo nên sắc điệu trữ tình sâu lắng thiết tha:
                                         “Cảnh buồn người thiết tha lòng,
                                   Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
             Nỗi thương nhớ,lúc thì “đằng đãng”,lúc thì “đau đáu”,triền mien suốt ngày đêm.Đêm nối đêm như dài thêm.Càng cô đơn thì càng thao thức.Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà thâm lạnh lẽo.nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà them lạnh lẽo.nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng “mưa phùn” mà thâm buồn nhớ.Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn,càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.Lòng đau đớn như bị cắt xứa,chà xát.Có thể nói hai câu thơ”Chinh phụ ngâm khúc” này rất gần gũi với hai câ “Kiều” nổi tiếng:
                                        “Cảnh nào cảnh chằng đeo sầu,
                                   Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…”.
              Về nghệ thuật,với thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.Về nội dung,đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

              Qua đoạn thơ,ta cảm nhận chất nhạc lôi cuốn trong thơ song thất lục bát,khả năng lớn lao của tiếng Việt trên lĩnh vực trữ tình.Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn,đã thể hiện sâu sắc và cảm động nỗi buồn và niềm khao khát hạnh phúc của người chinh phụ giữa thời loạn lạc chiến tranh tàn khốc trong xã hội cũ.



          



8 câu đầu ĐT " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"

Trần Công Minh-10A8(2)
Nghị luận 8 câu thơ đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
                                                                Bài Làm
                 “Chinh phụ ngâm khúc” bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn,một danh sĩ hiếu học,tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Việt Nam-đã được sự hóa thân kì diệu qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là sự thể hiện sâu sắc nhất cảm hứng nhân đạo và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của áng thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ,nhất là tám câu đầu đoạn trích “TCLLCNCP”:
                          “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?
                           Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                           Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bong người khá thương.”
               Ngôi nhà,phòng khuê giờ đâu trở nên thật tối tăm,chật chội.Người vợ trẻ dường như đã chờ chồng từ lâu lắm rồi.Nàng luôn khắc khoải mong chờ chồng,nỗi cô đơn như bao trùm lấy nàng:
                         “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?”
               Nàng dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Cái cô đơn ,khắc khoải ở trong tâm trí đã len lỏi, gậm nhấm nàng để rồi nó hiện thành hình hài qua dáng vẻ thơ thơ,thẩn thẩn như người mất hôn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.Giữa không gian tịch mịch,tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc Dáng vẻ ủ ê,ngao ngán,bề ngoài gầy gò khắc sâu,hằn nếp nỗi đau trong tim.nàng thật bơ bơ,lạc lõng,lại đáng thương quá đỗi. Nàng biết làm gì đây khi ngày lại tiếp ngày,đêm lại tàn đêm trong nỗi nhớ mong vô vọng. Hết ngồi lại đứng,hết đứng lại đi,tâm trạng bồn chồn,buông rèm xuống lại kéo rèm lên,chỉ một mình một bóng giữa đêm khuya..Đã lâu lắm rồi “thước chẳng mách tin” không có một lá thư,cũng không có người thân qua lại.
               Nội tâm của nhân vật gần như được lột tả trọn vẹn từ dáng vẻ bên ngoài đến những xáo trộn bên trong.Đạp lại cho những mong mỏi của nàng chỉ có một sự im lặng, im lặng đến rợn người. Nàng không khóc mà ta như cảm được bao dòng lệ chứa chan tủi hờn đã cạn,đã thấm sâu vào nỗi buồn mênh mang không lối thoát.
                             “Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối
                              Muộn chứa đầy hãy thổi thành cơm.”
               Trong sự cô đơn,lẻ loi người chinh phụ lại càng mong có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình:
                           “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                              Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
                Có ai hay cho cảnh biệt li não nề này?Không ai cả! Chỉ có một mình nàng trong canh vắng,nàng chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác.Phải chăng tác giả đưa ánh đèn đến cùng nàng để mong xua bớt cái tịch liêu của đêm tối hay cũng chính là cõi lòng tan nát của nàng?Có thể như vậy.Nhưng ta còn thấy gì sau hình ảnh đó? Một chiếc đèn khuya in bóng dáng lẻ loi của một người con gái trong canh trường liệu có xua tan được phần nào sự cô tịch của đêm?hay nó càng khoắc khoải sâu hơn nữa cái hình ảnh đáng thương đó.Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người.Biện pháp này khá phổ biến trong thơ xưa ,mang tính biểu cảm cao:”Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”.Hình ảnh đèn ở đây được nhắc đến liên tiếp trong ba câu thơ là vì vậy.Nhìn ngọn đèn cháy năm canh,dầu đã cạn,bấc đã tàn,nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân trách phận.Thương cho đèn rồi lại thương cho lòng mình bi thiết.
                         “     Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”    
                Về nghệ thuật,với thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.Về nội dung,đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
                Qua đoạn thơ, ta cảm nhận chất nhạc lôi cuốn trong thơ song thất lục bát,khả năng lớn lao của tiếng Việt trên lĩnh vực trữ tình.Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn,đã thể hiện sâu sắc và cảm động sự oán ghét chiến tranh phong kiến và niềm khao khát tình yêu,hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ giữa thời chiến tranh loạn lạc trong xã hội cũ.

Cảm nhận về nhân vật Tử Văn


Tên: Phạm Trần Yến Vy     lớp: 10a8
          ĐỀ :

Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ông để lại cho đời một tác phầm duy nhất và rất có giá trị đó là “ Truyền kì mạn lục”. “ Truyền kì mạn lục là một bức tranh hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm gồm hai mươi truyện, trong đó “ CCPSDTV” là một trong những truyện tiêu biểu của “Truyền kì mạn lục”. “CCPSDTV” đã phê phán hiện thực xã hội qua những yếu tố hoang đường, phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc, đồng thời ca ngơi phẩm chất của kẻ sĩ. Kẻ sĩ ở đây chính là Ngô Tử Văn,  nhân vật trung tâm xuyên suốt toàn bộ câu truyện với phẩm chất dũng cảm, khẳng khái và cương trực.
Ngô Tử Văn xuất hiện ngay từ đầu truyện qua lời giới thiệu của tác giả. Chàng được biết đến là một người có tính tình bộc trực, khảng khái, thấy gian tà là không thể chịu nổi. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc hành động kiên quyết của nhân vật.
Minh chứng cho tính tình bộc trực, dũng cảm của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền của chàng. Hành động ấy là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu của chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận. Tử Văn đã chuẩn bị thật kĩ lưỡng “ tắm rửa sạch sẽ” rồi chàng “ châm lửa đốt đèn”. Trong khi ai cũng lắc đầu, lè lưỡi ngao ngán , không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền này thì Tử văn cương quyết đốt đền và “ vung tay không sợ gì cả”. Ta dẽ dàng nhận thấy được phẩm chất tiêu biều của kẻ sĩ nước Việt lúc bấy giờ thông qua nhân vật Tử Văn, một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân, chàng đã vì nghĩa lớn, vì an lành, hạnh phúc của nhân dân mà hành động.
Sự cương trực, khảng khái của Tử Văn còn được bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa chàng với hồn ma tên tướng giặc. Hồn ma tên tướng giặc tỏ ra gian trá, xảo quyệt “ tự xưng mình là cư sĩ”, buông lời mắng mỏ, uy hiếp Tử Văn, dung tà phép khiến chàng bị một cơn sốt nóng, sốt rét. Trước sự ngang ngược và quyền phép đáng sợ của tên tướng giặc, “Tử Văn vẫn mặc kệ, ngất ngưởng tự nhiên”. Thái độ ấy cho ta thấy được một niềm tin vào chính nghĩa mãnh liệt từ chàng, một khí phách cứng còi của một người anh hung trừ gian diệt bạo cho nhân dân, luôn tỏ ra điềm tỉnh dù đang đứng trước một thế lực hung  tàn.
Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Diêm Vương-người cầm cán cân công lí cũng hồ đồ, vu oan cho Tử Văn, nhưng trước hoàn cảnh như vậy. Tử Văn càng chứng tỏ mình là một người có khí phách. Chàng kiên quyết đấu tranh, dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tà bằng những lời lẽ đanh thép, “cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử văn vẫn bộc trực, khẳng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá, chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cuối cùng, chàng đã đánh lui tất cả, bảo toàn sự sống của mình, đánh bại tên tướng giặc gian trá,phục hồi chức vị cho thổ thần và được giữ chức Phán sự ở đền Tản Viên, chịu trách nhiệm  giữ gìn, bảo vệ công lí.
Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Chi tiết nhận chức Phán sự như là “ phần thưởng” của tác giả dành cho nhân vật chính, chi tiết đã thể hiện niềm tin vào sự sống: “ Ở hiền gặp lành”. Tử Văn được trở về sống với thế giới thần thánh, bất tử, một nơi dành cho những con người hiền lành, tốt bụng, dũng cảm và khảng khái.
Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt có nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính nghĩa thắng tà. Đồng thời qua tác phẩm ta cũng thấy được một bức tranh về một xã hội nhiểu nhương, cái ác lộng hành, quan lại tham nhũng lúc bấy giờ.

Cảm nhận câu 1-8 đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"

Tên: Phạm Trần Yến Vy      Lớp: 10a8
Đề: Cảm nhận của em về tám câu cuối đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Đặng Trần Côn là tác giả sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII, tài nghệ văn chương của ông lừng thiên hạ vời nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số ấy có “ Chinh phụ ngâm”. Tác phẩm “ Chinh phụ ngâm” thuộc thể loại ngâm khúc, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích “ TCLLCNCP” được trích trong tác phẩm đã thể hiện nỗi nhớ mong người chồng chinh chiến cùng với khát khao hạnh phúc của ngưởi chinh phụ. Đặc biệt qua tám câu thơ đầu của đoạn trích, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảnh trống vắng và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

          Mở đầu đoạn trích, tác giả đã miêu tả tâm trạng của người chinh phụ, thông qua những hành động:
                   “ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
                       Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
          Đây là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Tác giả đã dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua ngoại hình, hành động lặp đi lặp lại không mục đích của người chinh phụ và dáng vẻ buồn rầu, ủ ê không nói lên lời, trong hiên vắng thẫn thờ đợi chồng về. Thời gian đã là chiều tối, không gian là một khoảng hiên vắng lặng cùng với cử chỉ “gieo từng bước” như khắc họa rõ nét cảm giác cô đơn, quạnh vắng của người chinh phụ. Với một khung cảnh như vậy, gợi cho ta sự sum họp, đầm ấm của gia đình, nhưng giờ đây chỉ có mình người phụ nữ lẻ loi, cô độc trong khoảng không trống vắng, không có người chồng bên cạnh. Cảm giác trống trải bủa vây người chinh phụ làm cho nàng gieo từng bước chân một cách mệt mỏi và chậm rãi. Mỗi bước chân như chất chứa nỗi lòng, nỗi ưu tư phiền muộn của người phụ nữ xa chồng, đang mong ngóng từng ngày chồng  trở về. Người phụ nữ như quặn thắt trong lòng khi chỉ nghe được tiếng bước chân âm thầm của mình.
                    “ Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
          Hành động buông rèm rồi cuốn lên nhiều lần đó là hành động lặp đi, lặp lại không có mục đích rõ ràng, thề hiện một tâm trạng tù túng, nóng ruột. Cảm giác vừa nhớ nhung da diết, vừa lo lắng sốt ruột cho sự an nguy của chồng mình đang đi chinh chiến phương xa. Nỗi nhớ cùng với tâm trạng mong ngóng đợi tin của chồng  dồn nén ở người chinh phụ, tạo ra một cảm giác cô đơn buồn khổ ở nhân vật trữ tình. Chẳng những thế, càng mong ngóng chờ đợi thì kết quả lại chẳng được gì
                   “ Ngoài rèm thước chẳng mách tin”
          “ Thước” là loài chim báo tin lành, báo tin người đi xa đã trở về. Thế mà ngay lúc này, con chim Thước lại im bặt, làm cho nỗi nhớ, nỗi khắc khoải mong chờ trong lòng người chinh phụ lại tăng lên gấp bội. Chim thước chẳng mách tin, người chông yêu thương vẫn chưa trở về, nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng trong khung cảnh đau buồn này thì chỉ có ngọn đèn leo lét làm bạn với nàng.
                   “ Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
          Tâm trạng quá cô đơn đã làm cho nàng phải thốt lên câu hỏi: Liệu ngọn đèn dầu mờ ảo ấy có thấu chăng nỗi lòng của nàng, có chiếu sáng được đến tâm can đang mong nhớ chồng của nàng, Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng .Câu hỏi tu từ như là tâm trạng của người chinh phụ, câu hỏi nhưng không có câu trả lời, nhân vật trữ tình hỏi ngọn đèn-một vật vô tri vô giác- nhưng dường như đang muốn được bày tỏ nỗi lòng của mình.Đó chính là lời than thở, hi vọng trong nàng, nỗi khắc khoải đợi chờ đã trở nên day dứt không yên.
                   “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết
                     Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
          Điệp ngữ bắc cầu “ Đèn biết chăng - đèn có biết” diễn tả nỗi tù tùng, nỗi buồn dài lê thê của người chinh phụ.Hình ảnh “ đèn” đã được lặp lại hai lần.hân vật trữ tình đã giải tỏa tâm sự với ngọn đèn, nhưng một vật vô tri vô giác như vậy thì làm sao hiều rõ được cảm giác của người chinh phụ. Nhân vật trữ tình lại ôm nỗi cô đơn, buồn bã một mình. Nhìn ngọn đèn  leo lét trong màn đêm tĩnh mịch như vậy, lòng người chinh phụ càng thêm quặn thắt. Ngọn đèn là hình ảnh gợi cảm giác sum họp, ấm áp, càng khắc sâu nỗi cô đơn, buồn bã, khắc khoải trong lòng người.
                   “ Buồn rầu nói chẳng nên lời,
               Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
          Kết thúc tám câu thơ là hình ảnh “ hoa đèn”. “ Hoa đèn” là đầu bấc đèn dầu đã cháy như than nhưng được nung đỏ lên trông như hoa. Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn”, gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh “ đèn không tắt trong bài ca dao
                   “ Đèn thương nhớ ai
                     Mà đèn không tắt?”
          Trong im lặng dằng dặc, dưới ánh đèn đêm thăm thẳm, chinh phụ trẻ chỉ có biết trò chuyện với cái bóng của chính mình, với ngọn đèn, gợi cho ta cảm nhận được nỗi cô đơn khắc khoải và vô vọng của người chinh phụ.
          Qua tám câu thơ đầu, người đọc đã cảm nhận được những  tâm trạng của  người chinh phụ. Khung cảnh quạnh hiu, trống vắng cùng với những động từ miêu tả hành động để thể hiện tâm trạng, điệp ngữ bắc cầu
  đã khắc họa sự ưu tư, phiền muộn và cô đơn của nhân vật trữ tình khi nhớ về người chồng chinh chiến của mình.

Cảm nhận về Ngô Tử Văn

Họ và tên: Trương Thị Hồng Thảo…………………………….Lớp: 10a8
Đề:  Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Bài làm
“Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một trong những truyện tiêu biểu của “ Truyền kỳ mạn lục” do Nguyễn Dữ - nhà văn sống vào khoảng thế kỉ XVI và là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm- sáng tác. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thơi phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn- một con người tính tình khảng kháng, cương trực.
Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, “Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên” chỉ chọn một thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của ngô Từ Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.
Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ . Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng.  Tử Văn quyết sống chết với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ.
Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay.  Cau hỏi của Tử Văn với Thổ Công :"Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.
Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Công, nhưng với 1 người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh, "phải đến nương tựa đền Tản Viên","phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi" thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở "ngoại viện"? Cho nên, về cơ bản thì Tử Văn không hề có âm phủ tương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh. Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương - vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định " Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.
Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cợi "truyền thống nhân đạo và yêu nước" cuả dân tộc VN: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà  chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.
  

Lòng Dũng cảm


Đề : SUY NGHĨ CÙA ANH CHỊ VỀ LÒNG DŨNG CẢM
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành con bướm bíêt bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây cứng cáp. Những thử thách đã làm nên giá trị của sự thành công và ta sẽ không thể vượt qua được những thử thách ấy để thành công nếu không có  lòng dũng cảm.

Dũng cảm là dám đương đầu với mọi khó khăn, gian lao vất vả, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì công l‎‎í, không sợ hãi, hèn yếu mà bỏ cuộc;dám vượt qua mọi thử thách, thậm chí là giới hạn của chính mình, chiến thắng bản thân để hoàn thành mục đích đề ra.

Dũng cảm là một đức tính cao đẹp, vô cùng cần thiết, luôn được đề cao từ xưa đến nay. Thế nên mới nói, dũng cảm ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi còn người. Lòng dũng cảm giúp  ta chấp nhận hậu quả sau mỗi quyết định, dám đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, đương đầu với những nỗi khổ đau và quan trọng hơn hết là tạo cho ta sức mạnh để chiến thắng chính mình, vượt qua số phận mà đến với thành công. Không chỉ vậy, lòng dũng cảm còn là động lực giúp ta đứng lên bảo vệ công lí, động cơ nâng cao tình thần tương thân tương ái giữ người với người và cuối cùng nâng cao hơn là tình yêu Tổ quốc. Ta có thể thấy dù trong thời kì nào đi chăng nữa thì luôn có sự hiện diện của lòng dũng cảm. Thời xưa thì có Trần Bình Trọng thà “ làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”, thời chống Pháp, chống Mỹ thì có anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng để đoàn quân tiến về phía trước hay các cô gái Ngã ba Đồng Lộc không ngại hiểm nguy phá đá mở đường cho đoàn xe tiến tới.Và trong cuộc sống hiện nay của thời kì đổi mới, lại cũng có không ít những tấm gương về lòng dũng cảm vô cùng đáng khâm phục như các bác xe ôm Võ Việt Cường ở chợ Tân Định tay không bắt cướp, cậu học trò Phạm Văn Phong cứu sống cả ba  người bị chết đuối trong lúc đang đi bắt ốc trên ghe ,… Bởi vậy nếu nói rằng  lòng dũng cảm quả thực trở thành phẩm chất tạo nên những bậc anh hùng thì quả thực không sai.

Lòng dũng cảm cần thiết là vậy nhưng đáng buồn thay khi cũng vẫn còn đó những con người hèn nhát nhu nhược. Họ mới gặp chút khó khắn đã sớm chán nản,thoái lui rồi càn dấn sâu vào con đường sai trai hay tự kết liễu đời mình như những trường hợp tự tử vì thi rớt đại học hay thất tình mà ta vẫn thường nghe thấy trên báo đài.Bên cạnh đó, ta cũng cần phân biệt lòng dũng cảm thực sự với sự bồng bột liều lĩnh nhất thời hùa theo những điều sai trái, bất chấp lời khuyên răng của mọi người để rồi không chỉ hại người mà còn hại đến mình.

Vậy làm sao để rèn luyện được lòng dũng cảm?Thế nên học sinh chúng ta cần phải có đủ bản lĩnh, không sợ hãi khi đối đầu với khó khăn mà và cố gắng học tập thật tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chúng ta cần rèn luyện lòng dũng hằng ngày, từ những việc nhỏ nhất. Đơn cử như…………………..

Người có lòng dũng cảm, dám hy sinh lợi ích cá nhân của mình đấu tranh vì lợi ích chung của cộng  đồng xã hội sẽ được mọi người kính trọng mến phục. Do đó, ngày nay thì tuổi trẻ chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện cho mình lòng dũng cảm, cùng với các đức tính khác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày càng hoàn thiện bản thân,sớm trở thành một người thành công,công dân tốt phục vụ cho xã hội, cho đất nước.

NHẬT HẠ 10A8