Tìm kiếm Blog này

23 thg 10, 2012

Suy ngẫm về cách đánh giá bài văn theo hướng "Mở"

Bài văn nhập vai Tấm Cám: Thành công khi vào vai "phản diện"

13/10/2012 09:14 am

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng nữ sinh nhập vai Cám khiến người đọc cảm thấy ghét Cám tức là đã thành công.

>> Những bài văn "lạ" gây sốt
 
Xung quanh câu chuyện về bài văn gây sốc của nữ sinh nhập vai Cám kể về truyện cổ tích Tấm Cám đang gây xôn xao cư dân mạng, PV đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia văn học dân gian, giảng viên khoa Văn học Nguyễn Hùng Vĩ (ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN)..
 
Đề văn "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", nhưng học sinh lại sử dụng các từ ngữ nó, con này, con kia, rách rưới mà còn đòi theo quý tộc, oai như cóc… là những từ ngữ hiện đại, chợ búa. Việc lựa chọn ngôn từ trong bài văn này của nữ sinh liệu có chính xác không thưa ông?

Dù cách kết thúc như thế nào thì truyện cổ tích Tấm Cám vẫn mang trong mình giá trị nhân văn cao cả.
Đã gọi là “nhập vai” thì phải nhập cho đạt. Nếu nhập không đạt thì sẽ không đúng yêu cầu “nhập vai” của đề bài. Cô Cám là một nhân vật phản diện, bị nhân dân căm ghét từ nhiều đời nay. Nhập vai để người đọc ghét Cám cũng là một lựa chọn. 
 
Tôi đọc thì thấy, qua bài làm của thí sinh trên, nhân vật Cám đáng ghét thật, và hiểu rằng: Trong cuộc sống ngày nay, còn thật nhiều Cám hiện đại, thậm chí còn tệ hơn cả Cám ngày xưa.
 
- Nữ sinh đã nhập vai diễn tả lại cụ thể từng việc Cám đã hại Tấm ra sao với một ngôn ngữ rất lạnh lùng. Liệu việc “nhập vai” quá đạt có khiến những thầy cô giáo phải suy nghĩ?
 
Ngôn ngữ Cám trong bài là ngôn ngữ tiêu cực của nhân vật “Cám hiện đại”. Tác giả bài viết đã cố gắng thâm nhập vào ngôn ngữ đó để tăng thêm phần đáng ghét của nhân vật. 
 
Trong văn học, người ta gọi đó là “ngôn ngữ nhân vật”. Chí Phèo chửi giỏi thì chưa hẳn Nam Cao đã chửi như vậy trong đời nhà văn đáng kính này. 
 
Cần phân biệt “ngôn ngữ nhân vật” với “ngôn ngữ của người kể truyện”. Còn độ non nớt của ngôn ngữ người kể truyện là một chuyện khác. Trong bài thi này, tác giả hoàn toàn “nhập vai”, và đó là ngôn ngữ của nhân vật Cám.
 
- Ông đánh giá gì về sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay thông qua cách các em thể hiện tư tưởng của mình qua cách hành văn trong văn học? 
 
Tôi không cho rằng, tác giả đã nhập vai “hơn cả nhân vật trong câu chuyện”, mà nghĩ rằng tác giả đã xây dựng một hình ảnh Cám hiện đại trên chất liệu truyện cổ tích. “Khác” chứ không phải là “hơn”. 
 
Làm sao bài văn này lại có thể sống lâu hơn câu chuyện cổ tích kia chứ. Ngôn ngữ “lạnh lùng” mà tác giả dùng là một thành công của lối kể tự sự. Còn đánh giá “vô cảm” hay không vô cảm thì phải xem lại. Tôi đọc tôi rất bức xúc vì tôi hiểu rằng, xã hội có nhiều Cám như thế lắm.
 
Có lối viết đầy tình cảm của Thạch Lam mà cũng có lối viết khách quan của Nam Cao chứ. 
 
Còn nếu nói một “cách hành văn trong văn học” của các em học sinh phổ thông thì chung chung quá. Vì văn học rất phong phú và đa dạng. Cần trước hết, phải điều tra xã hội học mới nên nhận định như vậy.
 
- Có ý kiến chuyên gia tâm lý cho rằng các em học sinh phổ thông bây giờ không còn thích các câu chuyện cổ tích xưa cũ nữa nên không thể “nhập vai” một cách sâu sắc?
 
Tôi không rõ, ngày xưa người ta yêu truyện cổ tích như thế nào, chỉ đọc được rằng, dân số 95% mù chữ thì đọc cái gì cơ chứ? Họ kể thôi. Mà trung bình trên tổng dân số, mỗi ngày kể và nghe bao nhiêu truyện thì cũng có ai nghiên cứu thống kê ra đâu? 
 
Tôi biết đọc từ năm 1962, truyện đọc lúc đó, truyện ngắn và tiểu thuyết nhiều hơn truyện cổ tích mất rồi. Mỗi thời đại có món ăn tinh thần của thời đại đó. Nếu như, chưa sáng tạo ra được một món ăn tinh thần “ngon” hơn truyện cổ tích là lỗi của cả nền văn học chúng ta.
 
- Hiện nay đoạn kết trong SGK lớp 10 đã được sửa đổi cho nhẹ nhàng hơn. Ông đánh giá gì về điều này?
 
Về đoạn kết truyện Tấm Cám trong SGK lớp 10, tôi cho đó cũng là một cách kể, cách kể đó chung tinh thần với cách kể của cụ Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nhưng bỏ đi những chi tiết muối mắm, ăn mắm, lời rủa của quạ. Đã gọi là một “cách kể” thì là chấp nhận được. 
 
Truyện cổ tích không có “bản gốc”, không có “nguyên bản” nên nhà làm sách có quyền kể theo ý mình.
 
Còn để như cách kể của cụ Nguyễn Đổng Chi cũng không sao cả. Tôi đọc Kinh Thánh và Đại Tạng kinh, thấy trong đó đầy rẫy những cậu chuyện tràn máu và nước mắt, thậm chí gớm ghiếc. Ấy vậy mà, các tôn giáo đó vẫn là những tôn giáo từ thiện đấy thôi! 
 
Chả nhẽ lại không đáng cảnh báo cho học sinh lớp 10, có Giấy chứng minh nhân dân rồi rằng : Hiện tại và tương lai, nhân loại vẫn đầy tội ác và có thể, chúng ta phải đối mặt với những tội ác còn kinh khủng hơn. Vấn đề là dạy như thế nào trong vấn đề đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTC

12 thg 10, 2012

Bạn


Đề :  Suy nghĩ của anh chị về tình bạn trong cuộc sống . 
Bài làm
        
                      “ Bạn là người đến với ta khi người khác bỏ ta đi “
Thật vậy , bên cạnh tình cảm gia đình tình yêu thầy cô , con người làm sao có thể tồn tại được nếu thiếu đi tình bè bạn . Tình bạn đóng góp phần nào vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta , thiếu đi tình bạn người ta sẽ đánh mất đi một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và đánh trân trọng .
Trước hết ta hãy hiểu tình bạn là gì ? Tình bạn là sợi dây liên kết giửa hai hoặc nhiều người có những điểm tương đồng trong sở thích hay suy nghĩ , hay đơn giản chỉ là có chung một đề tài thích thú . Bạn là những người ta có thể có được qua cuộc sống hằng ngày . Khi đi học , học sinh có thể kết bạn với nhau và trở nên thân thiết . Hoặc khi đi làm , những nhân viên giao tiếp với nhau , tạo lập nên mối quan hệ gần gũi .
 Bạn bè góp phần tạo nên màu sắc cho cuộc sống . Chúng ta nên thân thiện , hòa 9dồng với mọi người xung quanh . Bên cạnh những người bạn thân thiện , vui tính còn có những người kiêu căng , sống lạnh lùng , ích kỉ thì sẽ thấy cuộc sống vô cùng nhàm chán buồn tẻ . Không co tình cảm bạn bè , con người ta như bị cô lập với thế giới xng quanh , cãm giác như tất cả đều quay lưng lại với mình . Tình bạn giúp ta có thể vượt qua những buồn phiền gian nan , góp phần làm muôn màu muôn vẻ cho cuộc sống . Tô đậm thêm những niềm hạnh phúc , lu mờ đi những đắng cay gian khỗ .
Như những ngời bạn tốt cùng ta học tập , tương trợ cho nhau , hay đơn giản hơn chỉ là bên nhau phút yếu lòng , cho nhau một bờ vai vững chắc để đứng lên . Bạn tốt là biết nghiêm túc phê phán những điểm xấu , điểm khuyết của ta , và tự dần hoàn thiện bản thân .
Ngoài xã hội , ta có thể thấy những biểu hiện tốt đẹp của tinh bạn . Như là cõng bạn đến trường , giúp đỡ những bạn khuyết tật , … Trong một nhóm bạn , các thành viên có thể hỗ trợ nhau , hay thi đua với nhau để cùng phấn đấu .
Thế nhưng hiện nay vẩn còn có những người kết bạn với nhau vì mục đích vụ lợi , lợi dụng người khác đễ trục lợi cho bản thân . Dụ dỗ , lôi kéo bạn bè vào những hành vi xấu xa , phá hỏng nhân cách con người , bị xã hội lên án , người đời khinh khi .
 Để xây dựng một tình bạn dài lâu ,bền vững ta nên biết cách chọn bạn . Kết bạn với những người bạn tốt và tránh xa những bạn xấu . Tuy vậy , đễ biết được bản chất của một người thì cần phải có thời gian nhưng điều quan trọng nhất ở đây là nhận thức của bản thân . Cần phải tôn trọng và biết lắng nghe những ý kiến của bạn bè , hãy thật chân thành với nhau thì tình bạn ấy mới bền vững được .
“ Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn ra sao , tôi sẽ nói bạn là người như thế nào “ . Tình bạn thật sự quan trọng với chúng ta trong cuộc sống bộn bề hiện nay . Giữa những phiền toái trong cuộc sống , những phút yếu lòng ta luôn cần có một bờ vai , một bàn tay đưa ra an ủi , giúp ta vững bước , vượt qua mọi chông gai . Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường , ta nên tạo dựng một tình bạn đẹp , đễ những kĩ niệm này về sau sẽ theo bước chân ta trên con đường thành công sau này .
Tên : Nguyễn Phước Vĩnh
Lớp : 10A8 – THPT VÕ THỊ SÁU

Trách nhiệm người HS trong việc bảo vệ môi trường


THPT Võ Thị Sáu
Họ tên : Hồ Thị Ngọc Minh.
Lớp : 10A1. Stt : 25
Đề : Suy nghĩ và hành động của anh (chị) trong việc thực hiện giữ gìn môi trường học đường xanh sạch đẹp.
Bài làm
Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của loài người. Và chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường chung xanh sạch đẹp. Vậy môi trường là gì?
Môi trường mà hàng ngày chúng ta đang sống chính là ngôi nhà, làng quê và mái trường. Trong đó mái trường là nơi chúng ta cùng nhau học tập, vui chơi. Để việc học tập đạt kết quả cao, chúng ta phải xây dựng một môi trường học tập trong lành, để mái trường của chúng ta đúng là ngôi nhà thứ hai, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.
Vậy chúng ta cần phải làm những gì để có được một mái trường xanh, sạch, đẹp? Trước hết là ngôi trường xanh. Để giữ được màu xanh cho ngôi trường, chúng ta phải cùng nhau trồng và chăm sóc cây xanh trong trường. . Trong đó, các lớp nên có những buổi lao động trồng cây và chăm sóc cây xanh trong vườn trường, sân trường.
Môi trường xanh chưa đủ, mà còn phải sạch. Để có bầu không khí thật sự trong lành, chúng ta cần phải giữ gìn cho sân trường, lớp học, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ gọn gàng. Ông cha ta đã dạy "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Để sân trường sạch sẽ, mỗi chúng ta đều phải có ý thúc giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ lớp học, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hàng tuần chúng ta phải tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi vệ sinh chung. Sân trường, lớp học không có rác, không có bụi bẩn là chúng ta đã có một môi trường trong lành.
Xanh, sạch rồi ngôi trường của chúng ta còn cần phải đẹp. Bởi đây là nơi chúng ta được học cái hay, cái đẹp, được học những điều tốt, lẽ phải. Để trường đẹp, trước hết mỗi chúng ta cũng cần phải đẹp. Đẹp quần, đẹp áo, đẹp người đều cần thiết song chưa đủ. Chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Hãy làm sao để mái trường thân yêu của chúng ta không có những lời nói thô tục, những hành động vô lễ, mất lịch sự với bạn bè, thầy cô. Đẹp cho mỗi người rồi đến làm đẹp cho cả ngôi trường. Chúng ta phải biết sắp xếp mội thứ cho gọn gàng, trang trí lớp sáng sủa đầy đủ... Chúng ta hãy chăm sóc vườn hoa của lóp mình để hoa luôn khoe sắc trước sân trường.
Ngược lại, nếu chúng ta không có ý thức về những điều ấy thì hãy tưởng tượng môi trường học đường sẽ ra sao. Sẽ là một nơi tồi tệ, và chúng ta cũng không cón cảm thầy hứng thú trong việc học thì làm sao chúng ta có thể tiến lên được và làm sao để tồn tại? Vì vậy, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường học đuòng từ những việc nhỏ nhất. Riêng bản thân em. với tư cách là một học sinh sẽ luôn cố gắng hết sức và không ngừng vươn lên, luôn có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng để có thể xây dựng được ngôi trường xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên không nên chỉ chú ý làm đẹp trường, đẹp lớp mà quên rằng để trường đẹp thì con đường đến trường, ngôi nhà chúng ta đang sống cũng phải xanh - sạch - đẹp.
Tóm lại, môi trường học đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh nói riêng và mọi người nói chung. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm, cùng nhau xây dựng một môi trường sống ngày càng trong sạch hơn.

Đức - Tài


Tên : Nguyễn Ngọc Thanh Thảo (35)
Lớp : 10A01

Đề: Suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ của Tài và Đức trong cuộc sống

Bài làm
Đất nước ta đang bước vào một thời kì mới, thời kì xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Chính vì vậy, để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Đó chính là câu hỏi lớn giữa tài và đức được đặt ra cho mỗi người chúng ta.
Tài là có kiến thức, có kĩ năng để hoàn thành tốt mọi công việc dù tình huống có phức tạp đến đâu. Tài còn do năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù, chăm chỉ trong học tậpcủa bản thân. Đức chính là đạo đức, là nhân cách của một con người, là thái độ kiên quết đấu tranh với những sai lầm tiêu cực trong xã hội và còn là khát vọng của chân, thiện, mĩ. Đức được biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói và cả hành động của con người để trở thành một lẽ sống đẹp. Về tấm gương đạo đức, Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một người tiêu biểu. Cả đời Bác hi sinh cho hạnh phúc ấm no của nhân dân mà quên bản thân mình. Xung quanh chúng ta, có biết bao những tấm gương sáng về đức hi sinh của các anh chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm diệt gian trừ ác.
Tài và đức đều là phẩm chất tốt đẹp của con người. Nhưng có tài mà không có đức há chẳng phải vô dụng sao? Thật đáng chê trách cho những kẻ có tài mà tiếp tay cho kẻ ác, làm những việc trái đạo lí thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Có thể rằng họ sẽ được nhiều người nể phục trước tài năng của mình, nhưng rồi chính điều đó sẽ dễ khiến họ trở nên kiêu căng, và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.Cũng như một cán bộ giỏi nhưng tham ô, nhận hối lộ thì sẽ gây hậu quả lớn cho Nhà nước. Hay đơn giản một học sinh giỏi nhưng vô kỉ luật thì khó trở thành một con người tốt, một người có ích cho xã hội sau này.
Và ngược lại, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Nếu có đức, nhưng không có kiến thức thì mọi ý định dù tốt cũng khó thành hiện thực. Cũng giống như một học sinh đạt hạnh kiểm tốt, nhưng học lực kém thì cũng khó có thể giỏi được. Chính vì vậy, tài và đức có một mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời, giúp ta trở thành một con người toàn diện. Đức còn là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc.
Cũng như Bác Hồ cũng đã từng cho rằng : “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia”. Nhưng trong ý kiến của Bác đức được đặt lên hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì thế thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.
Với nhiệm vụ xây dựng đất nước phát triển chúng ta cần phải trở thành những con người có tài chính là có óc sáng tạo, có kiến thức và trở thành những con người có đức chính là những người có lòng yêu nước, yêu người, phấn đấu vì tương lai của nước nhà. Để trở thành một người hữu ích, là những mầm non tươi sáng của đất nước, bản thân em sẽ không ngừng học tập thật tốt, và cố gắng tu dưỡng đạo đức, luôn là một người con ngoan, trò giỏi. Có như thế mới trở thành con người như Bác Hồ từng mong ước.

Lễ - Văn


Đề: suy nghĩ của anh ( chị ) về quan điểm học tập " Tiên học lễ, hậu học văn"
Bài làm
Trong bất kỳ môi trường học đường nào, ngoài đạo lý “ Tôn sư trọng đạo” thì “ Tiên học lễ, hậu học văn” cũng là một trong những đạo lý quan trọng mà ai cũng phải có.
Vậy thế nào là “ Tiên học lễ, hậu học văn”? Lễ là lễ nghĩa, phép tắc, đạo lý làm người. Văn là kiến thức mà con người tiếp thu được trong quá trình học tập. Vậy qua câu nói “ Tiên học lễ, hậu học văn” người xưa muốn nhắc nhở thế hệ chúng ta phải học lễ giáo, đạo lý làm người rồi sau đó mới học kiến thức. Những người nhận thức được điều đó sẽ biết nói tiếng cám ơn và lời xin lỗi đúng lúc, biết phân biệt phải trái đúng lúc để sửa chữa kịp lỗi lầm của mình.
Lễ nghĩa như một truyền thống quý báu gắn liền với xã hội Việt Nam. Con người tốt xưa nay trong bất cứ xã hội nào thì cái cốt lõi giá trị vẫn là đạo đức .Từ việc học lễ nghĩa trong nhà trường sẽ giúp cho nhân cách và tài năng phát triển và hướng tài năng vào mục đích tốt đẹp. Có đạo đức sẽ giúp con người tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, được mọi người yêu thương, quý mến và coi trọng. Quan trọng hơn là trong công việc, người có đạo đức luôn tạo được uy tính trong công việc , sự nghiệp sẽ thành đạt và cuộc sống sẽ trở nên thanh thản hơn.
Thế nhưng, trong cuộc sống nếu chúng ta chỉ học kiến thức mà không học tập lễ nghĩa thì học sẽ không nhận được sự yêu mến và đồng cảm từ những người xung quanh. Cuộc sống của họ sẽ không có niềm vui, không có sự chia sẽ. Như Bác Hồ có dạy “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “. Trong cuộc sống những kẻ luôn đeo cho mình một chiếc mặt nạ đẹp đẽ để che đi những khuyết điểm bên trong, những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép nhưng luôn làm những điều xấu sau lưng người khác. Những người đó thật đáng lên án. Không chỉ ở ngoài xã hội mà ngay trong môi trường học đường vẫn còn rất nhiều học sinh vô lễ, không kính trọng thầy cô, không vâng lời cha mẹ, không tôn trọng mọi người, thờ ơ trước nỗi đau của những người xung quanh. Là những người học sinh phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chết đạo đức. Thể hiện tốt nề nếp nội quy của nhà trường, kính trọng thầy cô, quan tâm đến những người xung quanh và không ngừng tích cực học tập có văn hóa, trau dồi kiến thức.
“ Tre già măng mọc” thế hệ sau sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế trẻ em phải được gia đình và nhà trường rèn luyện đạo đức từ khi còn nhỏ. Các bạn trẻ hãy nên rèn luyện cho mình những điều cần thiết trong cuộc sống như hoạt động nhóm, hòa đồng với mọi người. Những điều đó sẽ làm cho ta thành công trong công việc.
Lời dạy “ Tiên học lễ, hậu học văn “là một chân lí vô cùng quý báu. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện đạo đức để trở thành những người công đan hữu ích góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

An toàn giao thông


Họ và tên: Đỗ Mai Trinh
Lớp: 10A1. Stt: 38
TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 1
Đề bài: Suy nghĩ của và hành động của anh chị trong việc thực hiện an toàn giao thông.
BÀI LÀM
Chắc hẳn khi ra đường chúng ta không khó chứng kiến một vụ tai nạn giao thông dù là ngiêm trọng hay sơ xác. Đó là một thực trạng đáng quan tâm vì chúng cứ liên tục xảy ra hằng ngày, hằng giờ. Tai nạn giao thông hiện nay là một vấn đề nóng gây nhức nhối cho các nhà chức trách,gây ra hậu quả lớn và dư luận.Giới trẻ, đặc biệt là các học sinh – thế hệ tương lai cần có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Vậy tai nạn giao thông là gì ? Hiện nay chưa có một định nghĩa thật chính xác để thể hiện hết tất cả các đặc tính của tai nạn giao thông, trên phương diện hình thức nó là những hành vi cụ thể gây ra thiệt hại về tính mạng và tài sản khi sử dụng các phương tiện di chuyển trên đường bộ,đường thủy và đường hàng không, phổ biến nhất là đường bộ với phương tiện chủ yếu là xe máy và xe ô tô. Nạn nhân của những vụ tai nạn thường là những người trực tiếp tham gia giao thông.
Cứ mỗi bản tin trên mạng hay những tin thời sự trên tivi thì đã có vài mục về tai nạn giao thông như xe máy tông nhau , xe tải tông vào xe khách,xe ben húc vào dải phân cách và đâm phải người đi bộ hay tình trạng kẹt xe ở các tuyến đường… Hiện nay tai nạn giao thông đang ngày càng nghiêm trọng với số ca tử vong và vụ tai nạn lên đến con số hàng triệu mỗi năm, tính đến năm 2002 số người thiệt mạng là 1,2 triệu người, và 50 triệu người bị thương. Cứ mỗi năm số tai nạn giao thông lai tăng thêm 10%,con số này sẽ tiếp tục tăng lên ở một số nước nghèo và nước đang phát triển, điển hình là ở Việt Nam số người tử vong và vụ tai nạn cứ tăng lên từng giờ một gây ra thiệt hại đau thương,mất mát đau đớn về tinh thần, thiệt hại tài sản, nguồn lao động cho mỗi cá nhân, gia đình và đất nước.Đây quả là một thực trạng đáng buồn.
Có thể nói nguyên nhân của thực trạng trên là do khách quan và chủ quan. Khách quan là do cơ sở hạ tầng nước ta chưa được hoàn thiệt vẫn còn hiện tượng ổ gà, ổ voi, lô-cốt cản trở lưu thông, mật độ lưu thông đông,đường xá không phát triển theo đà phát triển của xã hội, Nhiều đoạn đường thiếu an toàn như gập ghềnh, cua gắt, thiếu biển báo giao thông,thiếu ánh sáng. Nguyên nhân còn lại là do ý thức và sự hiểu biết về an toàn của mỗi người dân chưa được tốt, đặc biệt là lứa tuổi học sinh như chúng ta. Có thể dễ dàng nhìn thấy các bạn học sinh ung dung chạy xe máy phân khối lớn khi không có bằng lái xe ,chở ba, chở bốn,dàng hàng ngang,đua xe,không đội nón bảo hiểm,… không chấp hành Luật an tòan giao thông , không đảm bào an toàn khi tham gia lưu thông.
Năm 2012 được nhà nước chọn là ‘Năm an toàn giao thông’ để kêu gọi toàn xã hội tham gia giải quyết vấn đề về giao thông. Vì vậy mọi người cần nâng cao nhận thức, đi đúng đường đúng tuyến,dừng đúng vạch,đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, chấp hành nghiêm chỉnh Luật về an toan giao thông, thực hiện hình phạt theo đúng qui định. Về phía nhà nước cần nâng cao mức xử phạt nặng hơn, nghiêm túc kỉ luật các cán bộ có hành vi hối lộ,đút lót… Tyuên truyền sâu rộng để mọi người cùng chấp hành tốt Luật an toàn giao thông, xem ‘ An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà’.Tích cực phê phán và xữ phạt tất cả các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông,đặc biệt là giới trẻ,thanh thiếu niên hiện nay.
Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội về An toàn giao thông. Tích cực đưa nước nhà trở thành một đất nước văn minh,hiện đại, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Hãy cùng chung tay thực hiện “An toàn giao thông” cho sự an toàn của bản thân và mọi người.

Vai trò của Tự học trong tiếp thu kiến thức


Họ và tên: Phạm Thị Lệ
Lớp: 10A 1 STT:19
Bài viết số 1
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về vai trò của bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Bài làm
Ngày nay việc học tp luôn được đặt lên hàng đầu của mỗi quốc gia. Trường học mà chúng ta đang học luôn tạo điều kiện cho ta học tốt như dạy cho ta nhiều kiến thức hay, rèn luyện cách giải bài tập, đội ngũ giáo viên tốt. Nhà trường, thầy cô và bạn bè đã tạo cho ta điều kiện thì ta phải có bổn phần trách nhiệm trong việc học tập .
Vậy ta hiểu sao về quá trình tiếp thu kiến thức? Tiếp thu kiến thức là tiếp thu những gì thầy cô dạy và truyền đạt. Người tiếp thu được kiến thức lúc nào cũng nhớ nhanh những gì thầy cô đã dạy cũng nhanh trí giải quyết được mọi vấn đề. Kiến thức thì rất là rộng không có một mối nối dây nào mà giới hạn được kiến thức. Kiến thức có rất nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lí và cũng cần phải tiếp thu những kiến thức đó.
Kiến thức như một thế giới rất rộng mà cứ khám phá thì sẽ thấy được nhiều điều tốt đẹp. Bản thân ta có thể tiếp thu kiến thức từ mọi nơi, mọi mặt, từ sách vỡ, cho tới những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày là những thứ rất cần để ta học hỏi và tiếp thu. Trau dồi kiến thức cho bản thân ta là một quá trình rất cần thiết? Vậy phải tiếp thu và vận dụng kiến thức như thế nào để có thể áp dụng vào cuộc sống thực tế một cách hiệu quả. Vai trò của bản thân mỗi người trong quá trình tiếp thu kiến thức là vô cùng quan trọng. Để học bài có hiệu quả không phải chỉ cần chăm chú lắng nghe là có thể làm tốt được, mà phải kết hợp cả những kiến thức mình học được với việc thực hành cụ thể, đễ những lí thuyết không trở nên khó khăn mà thực tế để đưa vào đời sống. Trong một lớp học chỉ ít học sinh là nghe thầy cô giảng bài và thuộc bài tại lớp hầu hết chỉ lo ra không chú ý đến bài giảng dẫn đến không nghe bài.
Người truyền đạt kiến thức như người lái đò đưa ta sang sông, ta như những người khách bộ hành tiếp nhận những tri thức từ người lái đò, để rồi khi đò cập bến, ta như đạt được thành công trong quá trình học hỏi.Không có con đường nào dẫn đến thành công mà rãi đầy hoa hồng. Muốn đạt được thành công thì phải nỗ lực và cố gắng, vì thế cho nên trong suốt quãng đường học tập cố gắng để tiếp thu thật nhiều kiến thức để có thể chất đầy hành trang và rồi bước vào một thế giới mà không có quá nhiều ngỡ ngàng.
Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn là giọt nước mắt vào cuối mùa thi. Ta phải nên cố gắng học tập và trau dồi tiếp thu kiến thức để mai này trên đường đời sẽ không có nhiều hối tiếc vì đã đánh mất đi nhiều cơ hội tốt cho bản thân mình. Chúng ta như những chú chim non và thầy cô đang chỉ dẫn ta cách tập bay thật cao để có thể giang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh. Vì lẽ đó, ngay từ bây giờ chúng ta nên cố gắng học tập và tiếp thu kiến thức một cách thật tốt. Thực tế cho ta thấy rằng việc truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng khó khăn nhưng việc học sinh chịu tiếp thu những kiến thức ấy lại càng vô cùng khó khăn hơn. Học sinh bây giờ chỉ học theo phương thức nghe giảng chứ không cần hiểu. Mỗi học sinh chúng ta cần phải có mục đích học tập. Đã có mục đích thì ta phải cố gắng học để đạt được mục đích mà ta đã đưa ra. Việc học và tiếp thu kiến thức là trách nhiệm của mổi học sinh chúng ta. Thầy cô đã dạy chúng ta nhiều kiến thức thì ta phải tình cách tiếp thu nó. Nhưng thục tế cho ta thấy được rằng thầy cô đã tận tình dạy ta với ta nhiều bài toán khó để tiếp thu với dạng toán mà tat hi nhưng lại có một số học sinh nghĩ rằng thầy cô ghét lớp hoặc ghét mình nên cho bài toán để không suy nghĩ được.
Việc làm như thế là hoàn toàn sai lầm vì nếu học một cách qua loa, thực dụng như vậy thì con người sẽ trở nên thực dụng và xã hội cùng trở nên như thế. Học không phải chỉ là tiếp thu kiến thức từ thầy cô mà còn phải hiểu để có thể vận dụng nó trở thành của mình và đưa vào cuộc sống thực tiễn. Tóm lại. việc học tập vô cùng quan trọng cần phải có sự kết hơp giữa lý thuyết và thực hành để từ đó bài học trở nên phong phú và con người ta cũng sẽ say mê khám phá tìm tòi những kiến thức liên quan để có thể hiểu bài học một cách sâu xa và rộng lớn hơn.Như em là một học sinh
phải có bổn phận với những kiến thức mà mình tiếp thu được nếu em không hiểu bài em có quyền được hỏi và thầy cô giải thích cho em hiểu
Việc học và hỏi là trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta. Trường học sẽ trả lời những thắc mắc mà ta không biết nhưng lại ghét những người không hiểu mà không dám hỏi. Đất nước sẽ càng tốt đẹp hơn khi có những con người có bổn phận tiếp thu với kiến thức của mình.

Tài - Đức


Họ và tên: Nguyễn Học Huy
Lớp : 10A1
Trường : THPT Võ Thị Sáu


Ngày nay mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, có đức mà không có tài thì không được, có tài mà không có đức cũng không xong, vậy để đào tạo một con người có đủ hai yếu tố ấy đòi hỏi chúng ta phải chú trọng vào giáo dục. Đây là vấn đề cốt lõi và rất quan trọng, đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu trong bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Chủ tịch HCM xác định “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”; “thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa ,hồng vừa chuyên”; “dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng” “trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”.

Trong giai đoạn hiện nay, để trở thành người có đức, có tài trước hết ta giác ngộ giai cấp, giác ngộ chính trị, phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vào sự nghiệp đổi mới, nêu cao tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và năng lực sáng tạo trong lao động, sản xuất, công tác, học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải có quá trình học tập, phấn đấu rèn luyện. Thông qua lao động thực tiễn sẽ là thước đo xác định phẩm chất của mỗi con người.
Đức và tài còn được biểu hiện qua lối sống đẹp và sống có ích. Khi đề cập tới vấn đề này, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã từng nhấn mạnh: “ phải hết sức coi trọng việc tăng cường công tác giáo dục lý tưởng, xây dựng lối sống có ước mơ, hoài bảo, sống có văn hoá lành mạnh, ý thức công dân trong thanh niên, đề cao những thanh niên, sinh viên sống đẹp là yêu cầu và là nhiệm hàng đầu hiện nay. Đây là một quá trình xây dựng động cơ, nói cách khác là tạo dựng nội lực tinh thần giúp cho tuổi trẻ ngày càng vững vàng có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng...”. Thế hệ chúng ta rất hạnh phúc khi sinh ra và lớn lên trong hoà bình, chúng ta có điều kiện để lao động, học tập và tiếp tục chung sức xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc. Xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, thế hệ trẻ chúng ta ngày càng được tiếp cận với công nghệ hiện đại, khoa học kỷ thuật tiên tiến. Đất nước đang trong chờ những người bạn trẻ như chúng ta, hãy học tập, lao động cống hiến hết mình với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và hãy “Sống đẹp - sống có ích”. Sự nghiệp cách mạng của cha anh đã, đang và sẽ tiếp tục đặt trên vai thế hệ hôm nay và mai sau. Tôi hy vọng với một bầu nhiệt huyết, thế hệ chúng ta sẽ thắp sáng ngọn lửa truyền thống về tinh thần yêu nước và lý tưởng cách mạng, xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ đi trước.

Học lực -Hạnh kiểm


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
Họ tên: Võ Anh Minh; Lớp: 10A1; Stt: 22
Đề 3: Suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa kết quả học tập và việc rèn luyện hạnh kiểm trong nhà trường phổ thông.
BÀI LÀM
Trong môi trường sự phạm nói chung và trường phổ thông nói riêng, kết quả học tập tốt là điều mà bất cứ học sinh nào đều mong muốn đạt được. Thế nhưng, không chỉ chú tâm vào việc học mà mỗi học sinh chúng ta còn phải rèn luyện nhân phẩm. Do đó, mối quan hệ giữa học tập phải đi đôi với việc rèn luyện hạnh kiểm.
Trong đó, kết quả học tập là những điểm số, thành tích mà ta đạt được trong nhà trường. Tuy nhiên, học tập không chỉ có vậy, học tập còn là những kiến kiến thức, kinh nghiệm chúng ta tiếp thu được trên con đường chinh phục tri thức. Còn hạnh kiếm chính là đạo đức, là cách ứng của mỗi học sinh đối với mọi người xung quanh. Hai khái niệm này, mặc dù không ăn nhập với nhau , nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau. Vì sao vậy ?
Bởi học sinh được đánh giá thông qua cả về mặt học tập lẫn hạnh kiểm. Nếu một học sinh có thành tích học tập cao lẫn hạnh kiểm tốt thì sẽ được thầy cô, bè bạn yêu quý, tôn trọng, …, tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, niềm tin với mọi người. Trong khi đó, những học sinh có tài mà không có đức hạnh là người không trọn vẹn. Có thể, họ sẽ được mọi người kính nể vì tài năng của mình. Cũng từ đó sinh ra tính tự kiêu, ích kỉ, xem mình là nhất, dễ khiến mọi người xa lánh, ghét bỏ. Còn đối với người có đức mà không có tài thì sẽ được mọi người kính mến nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc học tập của mình. Cũng như Bác Hồ đã từng nói rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy nhiên nếu họ biết chăm chỉ, cố gắng rèn luyện học tập thì nhât định có ngày họ cũng sẽ thành công. Ngoài ra họ cũng sẽ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những người xung quanh.
Vì vậy, giữa học tập và hạnh kiểm có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Đó là nguyên tố cấu thành nên một con người có ích cho xã hội, góp phần xâu dựng, phát triển, đưa đất nước đi lên. Họ sẽ là những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của tố quốc đúng nhưng ý nguyện của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc. Có thể kể đén như giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Field danh giá của thế giới. Sau đó, ông vẫn tiếp tục cống hiến cho đất nước, phát triển nền Toán học của nước ta. Và còn nhiều vĩ nhân khác xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Ngược lại, những học sinh có đức mà không có tài thì sẽ làm mọi cách để đạt được thành tích tốt cho dù có phải: ”Lừa thầy dối bạn”. Sau này ra đời, họ sẽ trở thành mối nguy hại cho xã hội. Họ sẽ sử dụng tài năng của mình vào mục đích xấu, trục lợi cho bãn thân, gây cản trở cho sự phat triển của đất nước, sẽ mau chóng bị xã hội đào thải. Còn những học sinh có đức mà không có tài, lại không biết rèn luyện thì cũng sẽ trở thành người vô dụng, được mọi người yêu quí nhưng cũng không có ích cho xã hội.
Do đó, mỗi học sinh chúng ta, ngay còn khi ngồi trên ghế nhà trường, thì phải biết kết hợp rèn luyện học tập và đạo đức bản thân. Phải biết cách ứng xử hòa đồng với bạn bè và kính trọng với thầy cô, tạo ra một môi trường thân thiện từ đó việc học tập cũng sẽ được nâng cao.
Tóm lại, học tập và hạnh kiểm là hai thứ không thể tách rời của mỗi học sinh trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân, đừng trở thành một con người bị xã hội ghét bỏ.

Vai trò của Thầy


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
Tên: Đoàn Thanh Hòa
Lớp: 10A1
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong nhà trường
Bài làm
Ở mọi thời đại nào cũng thế, vai trò của người thầy luôn được đánh giá cao. Việt Nam là một dân tộc hiếu học, tôn trọng đạo nghĩa. Vì thế, công việc truyền thụ kiến thức của người thầy trong nhà trường hết sức quan trọng. Qua đó ta mới hiểu được, trách nhiệm của công việc trồng người là phải truyền thụ những kiến thức đúng đắn cho học sinh ,thật không phải dễ dàng
Thầy- một ngôn từ hết sức trang trọng mà người đời muốn dành tặng cho những con người đang lao động trồng người. Học sinh như tờ giấy trắng ,và thầy chính là người viết lên tờ giấy ấy, là người khơi nguồn những đam mê, khả năng tìm ẩn trong ta. Muốn là người truyền thụ kiến thức ,trước hết phải có cái tâm trong vắt như gương, phải có tài và phải thấu tình đạt lý. Muốn được như thế quả không dễ dàng, như Khổng Tử có câu”vi nhân nan ,vi sư nan”, làm người đã khó ,làm thầy khó hơn. Ngoài việc truyền đạt cho ta kiến thức từ sách, thầy còn cho ta kinh nghiệm học tập lẫn cả kinh nghiệm cuộc sống mà chính thầy là người từng trải. Qua đó ta mới thấu hiểu rằng, vai trò của thầy hết sức quan trọng
Có thể nói, thầy là thế hệ đi trước, là người mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đi đúng đắn nhất để đi. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người nâng đỡ, trợ giúp, luôn sát cánh bên ta, nâng bước ta vào tương lai. Và muốn để cho học trò của mình tiếp thu tốt nhất lượng kiến thức khổng lồ này ,mà người thầy không ngừng cải tiến, đổi mới cách dạy học, cốt yếu cũng để cho học sinh tiếp thu tri thức mọt cách tốt nhất, thầy còn là người cha thứ hai của ta, luôn động viên mỗi khi ta thất bại, dạy ta điều hay lẽ phải,…Tất cả ,tất cả,cũng đủ để ta hiểu ,nếu một ngày không tồn tại người thầy này ,thì ai là người dạy cho ta những điều mới lạ của cuộc sống muôn màu này ,cũng đủ để ta nhận ra ,thầy thực sự quan trọng đối với ta.
Minh chứng là những người thầy ,bậc thánh nhân trong lòng học trò là Khổng Tử, PlaTôn, Aritxtot. Và đặc biệt là người thầy Nguyễn Tất Thành ,người thầy vĩ đại đã tạo ra những học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Gíap đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta
Nghề dạy học cao quý, quan trọng và thiêng liêng thế ấy, mà dạo gần đây, một vài hiện tượng đã làm xấu đi hình ảnh của người thầy. “thầy rởm” một hiện tượng đáng buồn đã xuất hiện ,là sự xuất hiện của những thầy giáo vô lương tâm ở một số trung tâm gia sư làm nhân dân bất bình hay thầy đồ liếm mật dốt nát cũng núp bóng thầy đồ chính hiệu. Và điều đó khiến cho học sinh trở nên lủng củng trong việc tiếp nhận kiến thức, khiến cho người thầy cao quý trở nên lu mờ.
Tóm lại, “không thầy đố mày làm nên”,câu nói thể hiện vai trò và giá trị của người thầy trong nhà trường và xã hội. Hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện để có những thái độ tôn kính tốt nhất với thầy, hãy nói và hãy hành động. Điều đó sẽ chứng tỏ ta là một người văn minh , biết những đạo lí làm người và tự hào là con dân đất Việt

An toàn giao thông

An toàn giao thông đang là một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Thực tế rằng, số vụ tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều, số người tử vong do tai nạn giao thông đã lên đến mức báo động. Vì vậy, chúng ta, là những công dân tương lai cuả đất nước phải có ý thức, suy nghĩ và hành động để có thể góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Trước hết, ta phải nói đến thực trạng về tai nạn giao thông ở nước ta. Nước ta là một đất nước có nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, vì vậy nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng cao. Nhưng đáng buồn thay, hàng ngày số người tử vong và bị thương vì tai nạn giao thông lên đến 33-34 người và con số này có chiều hướng gia tăng, trong số đó, có không ít những bạn trẻ, thậm chí còn ngồi trên ghế nhà trường là nạn nhân hoặc cũng chính là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. Theo thống kê cho thấy, trong tổng số 10.140 vụ tai nạn giao thông, thì có 3.720 vụ tai nạn liên quan đến đối tượng dưới 24 tuổi và có đến 5.526 nạn nhân dưới 24 tuổi tử vong.
Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Một số người quan niệm rằng tai nạn và sống chết là tùy số mệnh, nhưng họ không nhận thức rằng, tai nạn giao thông là hoàn toàn có thể phòng tránh được. Nguyên nhân thứ hai là do ý thức chấp hành luật giao thông còn kém, dẫn đến các vụ tai nạn do người tham gia giao thông uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép, không đội nón bảo hiểm hoặc chỉ đội nón kém chất lượng để đố phó,vượt đèn đỏ... Tuy nhiên ta không thể không nói tới sự hạn chế về cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta. Rất nhiều tuyến đường kém chất lượng , đất đá vươn vãi, mặt đường sụt lún do chất lượng thi công kém,...gây ra biết bao cản trở, nguy hiểm cho người lưu thông. Xét về mặt phương tiện tham gia giao thông, có một số cơ sở kinh doanh sử dụng những phương tiện cũ nát, không đảm bảo an toàn để chuyên chở hàng hóa, họ đâu biết rằng các phương tiện này có thể bị hỏng hóc, trục trặc bất ngờ khi đang sử dụng hay một số người thay đổi kết cấu, máy móc của phương tiện cho nhiều mục đích khác nhau, gây nguy hiểm cho người điều khiển cũng như cho mọi người xung quanh.
Tai nạn giao thông để lại những hậu quả rất lớn. Gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản, những thương tật vĩnh viễn cho cá nhân thậm chí cướp đi sinh mạng của nhiều người, để lại biết bao nhiêu đau thương, mất mát cho gia đình và toàn xã hội. Minh chứng rõ nhất cho điều này là gần đây, trên các trang báo mạng đăng tải thông tin, một xe khách bị rơi xuống sông Sêrêpôk làm cho 34 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Biết được những hậu quả to lớn ấy, tuổi trẻ học đường phải hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là chấp hành một cách tự giác, nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông như đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, không đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định, đi đúng phần đường qui định,....Giúp đỡ những người già yếu, tàn tật, trẻ em sang đường, tăng cường tham gia các hoạt động tuyên truyền, trao đổi với người thân trong gia đình, bạn bè cũng như mọi người xung quanh về an toàn giao thông để mọi người có ý thức tốt hơn khi tham gia giao thông.
Nói tóm lại, an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi gia đình. Nếu mọi người đều chấp hành luật giao thông tốt thì từ nay, chúng ta không còn phải chứng kiến những cảnh tan thương, mất mát của bao nhiêu gia đình hay những cảnh phóng nhanh vượt ẩu ta vẫn hay thấy thường ngày đầy nguy hiểm. Tuổi trẻ học đường, là những chủ nhân tương lai của đất nước phải có những suy nghĩ sâu sắc, giải pháp thiết thực để góp phần làm giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông.

Tiên học Lễ


Từ cổ chí kim, tục ngữ luôn là trí khôn của nhân dân, là ngọn đuốc soi sáng đường đi, giúp ta rất nhiều trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Kho tàng tục ngữ trãi dài trên nhiều lĩnh vực đời sống: từ học tập đến lao động, cách đối nhân  xử thế cho phải đạo làm người,… Trong đó, ta không thể nào bỏ qua câu “tiên học lễ, hậu học văn”. Một câu nói, một lời dạy sâu sắc ý nghĩa đối với ngành giáo dục trong mọi thời đại.
“Tiên học lễ, Hậu học văn”
Câu nói có hai vế, trong đó có một tiểu đối giữa Tiên” và “Hậu”. “Tiên” là đầu tiên, là sự khởi đầu cho một quá trình nào đó. Trái với “Tiên”, “Hậu” là giai đoạn phía sau. Còn lễ ở đây là sự lễ nghĩa “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Thế còn văn, xin thưa, “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ. Từ đó câu tục ngữ trên cốt yếu muốn nói với ta, trước khi học những kiến thức bên ngoài, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách. Hai vế câu song song nhau, bổ sung cho nhau, mang lại sự chặt chẽ và logic cho câu tục ngữ.
Từ thuở lọt lòng mẹ, bên vành nôi chan chứa đầy ấp những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện cổ, những câu ca dao đơn sơ mộc mạc nhưng lạị mang ý nghĩa sâu sắc cùng tính giáo dục cao. Trong số đó có những tình cảm yêu thương, hiếu thảo, nhường nhịn, giúp đỡ, đoàn kết lẫn nhau. Những điều ấy vô tình như đã ăn sâu vào tâm trí ta, thấm nhuần vào ý thức trách nhiệm của ta trên bước đường hoàn thiện tri thức lẫn nhân cách, làm người như thế nào cho phải đạo? Rồi khi bước chân vào với môi trường giáo dục, tiếp cận với kho tàn tri thức quý báu, ta lại không quên tiếp tục tu dưỡng đạo đức, qua các tiêt học đạo đức, giáo dục công dân đầy bổ ích. Từ đó ta đã thấy được một điều rất phù đúng đắn, chính là lễ và văn, tài và đức phải được kết hợp hài hòa trong một con người, người ta không thể thành công thực sự nếu thiếu đi một trong hai yếu tố ấy.
Phẩm chất đạo đức là thước đo giá trị nhân phẩm của một con người. Lễ giáo chính là nền tản vững chắc của môi trường sư phạm.Đạọ đức, hạnh kiểm của người học sinh quyết định tinh thần, thái độ và hiệu quả học tập của người học sinh. Tôn trọng lễ giáo trong nhà trường là nền tảng đạo đức của người học sinh, là bệ phóng cho tài năng phát triển cao hơn, bay xa hơn. Một người học sinh chỉ học khá nhưng vui vẻ, đối xử tốt với bạn bè, lễ phép với thầy cô thì luôn được cô thầy, bè bạn yêu thương, tôn trọng. Nhưng ngược lại, một học sinh xuất sắc luôn đứng đầu lớp lại tỏ thái độ hóng hách, khinh người thì chỉ làm cho bạn bè ngày càng xa lánh.
Lễ chính là nền tảng, là mục tiêu để hướng tài năng vào mục đích cao cả, tốt đẹp. Lễ là gốc, văn là ngọn. Gốc lễ mục nát thì làm sao ngọn văn có thể tồn tại và phát triển. Lễ là nền, văn là nhà. Nền lễn không chắc chắn thì sớm muộn nhà văn cũng bị sập đổ. Chính vì thế, không thể chưa học đi đã đòi học chạy, chưa có lễ, có đức mà đã học kiến thức thì cho dù kiến thức ấy có sâu rộng đến đâu  cũng là vô dụng

Chính vì thế, Bác Hồ từng dạy: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Không phải chỉ là lí thuyết suông, câu nói này của Bác cũng như câu tục ngữ “tiên học lễ, hậu học văn” còn phản ánh rất chính thực tế cuộc sống. Một người có đức độ nhưng kém cỏi về tài năng, hiểu biết thì rất khó làm tốt công việc, công việc muốn đạt đến thành công sẻ gian nan vất vả gấp bội phần. Còn nếu một người có đầy đủ tài năng, văn vẻ, hiểu biết sâu rộng đến đâu nhưng thiếu đi đạo đức, lễ nghĩa, thì sẽ rất dễ sinh ra thói tự cao tự đại, kiêu căng, tự phụ, như lời bác nói là vô dụng. Trong nhiều trường hợp, những con người này rất sẽ chỉ mang tài năng của mình phục vụ cho bản thân, cá nhân mà đôi khi còn ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhiều người khác. Lấy ví dụ về Adolf Hitler, một nhà quân sự tài giỏi của Đức, nhưng lại quá tàn ác trong chiến tranh, thiếu đi cái tâm, cái đức, từ một nhà quân sự giỏi ông đã trở thành một kẻ độc tài, tàn ác nhất Đức Quốc Xã, cuối cùng cũng nhận lấy thất bại. Đức còn luôn được coi trọng, đề cao hơn tài, bởi lẽ nếu thiếu tài năng thì cũng có thể dần dần tu dưỡng, bồi đắp để có thể hoàn thiện, còn nếu không có đức thì sẽ dễ va và những hố sâu của xã hội, trở thành những phần tử bất chính nếu không biết tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó, tài-tức kiến thức cũng quan trọng không kém, ta cần phải học tập thật nhiều để theo kịp thời đại trở thành con người thực sự có ích cho xã hội. Vì thế, để đi được đến bến bờ của sự thành công, ta phải luôn biết kết hợp giữa rèn luyện đạo đức với trao dồi kiến thức. Nhưng trong thực tế cuộc sống, lại có không ít người chỉ biết vùi đầu vào cái gọi là “Văn” ấy, mà bỏ đi cái đức, cái tâm. Môi trường giáo dục ngày nay lại có xu hướng thiên về giảng kiến thức hơn rèn luyện đạo đức cho học sinh, mà sao nhãn các tiết học giáo dục công dân vô cùng quan trọng, mang tính định hướng nền móng cho đạo đức của người học sinh.

Truyền thống giáo dục muôn đời đã vậy “tiên học lễ, hậu học văn”. Kế thừa truyền thống và phát huy truyền thống ấy của cha ông ta, ngành giáo dục cần từng bước quán triệt hơn nữa việc rèn luyện đạo đức học sinh. Gia đình cần chú trọng hơn nữa việc dạy dỗ, tu dưỡng đạo đức cho con em từ thuở mới lọt lòng. Xã hội cần quan tâm hơn nữa vấn đề nâng cao đạo đức công dân. Và cuối cùng, là người học sinh ngồi trên ghế nhà trường, ta phải có ý thức cao hơn nữa trong việc trao dồi đạo đức bản thân. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi những làn sóng văn minh đang ồ ạc du nhập vào nước ta, mà giới học sinh là thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất. Cho nên việc đề cao quan niệm giáo dục đứng đắn của người xưa là cách thiết thực nhất để kìm hãm những ảnh hưởng ấy.

Trong thời hội nhập hiện nay, chúng ta cần xóa bỏ những hủ tục lỗi thời, kém phát triển. Đồng thời tiếp thu một cách không ngừng những văn minh thời đại để không bị lỗi thời so với các quốc gia láng giềng. Nhưng bên cạnh đó ta cũng phải giữ gìn, đề cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mà “tiên học lễ, hậu học văn” là một trong số đó. Câu tục ngữ là chân lý của mọi thời đại, là khuôn vàng thước ngọc của mỗi người chúng ta. Qua đó, ta phải biết trao dồi cả lễ và văn, cả đức và tài để trở thành con người toàn diện, góp phần làm thăng tiến xã hội, rạng danh giống nòi./.

 

Trường

Trung học phổ thông Võ Thị Sáu

Lớp

10 a1

Họ và tên

Lê Văn

Số thứ tự

40

 

Người bạn thiên nhiên


Nguyễn Tuyết Hạnh
10A8
BÀI VIẾT SỐ 1
Đề: Cảm nhận của anh chị về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người
BÀI LÀM
Từ xa xưa, thiên nhiên đã là người bạn tuyệt vời nhất của con người. Thiên nhiên tạo nên môi trường sống và đem lại nhiều nguồn lợi vô cùng to lớn cho Trái Đất, đặc biệt là với con người.

Thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng nuôi dưỡng sự sống của con người. Có thiên nhiên thì mới có con người, thiên nhiên ban cho chúng ta không biết món quà vô giá như không khí, nước, động vật, thực vật… Thiếu những thứ đó chúng ta không thể nào tồn tại được. Vậy qua những điều nêu trên, ta đã có thể hiểu rõ được tầm quan trọng cùa thiên nhiên với đời sống của con người là như thế nào.

Thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng, những gì thiên nhiên mang lại đều rất cần thiết cho con người chúng ta. Liêu chúng ta có thể sống mà không có không khí, hay nước, hay lương thực không? Không có không khí, ta làm sao có thể thực hiện được quá trình hô hấp để mà sống, không có nước và thực phẩm, ta làm sao có thể tiếp tục sống. Thiên nhiên còn cho chúng ta những loài động vật, thực vật quý hiếm giúp cuộc sống trên thế giới trở lên muôn sắc màu hơn. Con người cũng phụ long thiên nhiên khi đã cùng chung tay thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thú hiếm, giúp chúng trách rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, không ít hoạt động trồng cây xanh ven đường, trồng cây xanh-sạch-đẹp được các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là được các bạn học sinh tham gia rất nhiệt tình. Cũng bên cạnh đó, có nhiều tổ chức Bảo vệ động vật quý hiếm được lập ra để đảm bảo sự an toàn cũng như ngăn chặn các hành vi săn bắt, buôn bán trái phép của bọn người buôn lậu

Tuy hiểu rõ được tầm quan trọng của thiên nhiên nhưng cũng còn phần đông số người vì lợi ích cá nhân mà không ngại tay tàn phá môi trường. Mỗi ngày trôi qua, ở đâu đó lại xuất hiện những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên như hiện tượng lâm tặc đốn cây rừng, buôn bán gỗ trái phép, ngang nhiên tàn hại các loài thú quý hiếm. Thật đáng xấu hổ, họ chỉ biết hành động vì lợi ích cá nhân, mà không nghĩ đến rằng việc làm đó còn ảnh hưởng sâu sắc đến việc tàn phá môi trường

Là học sinh, tôi luôn có ý thức về sự quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Để thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, tôi và cũng như tất cả mọi người cần chung tay giúp sức nhau, tuyên truyền cho những người xung quanh mình biết về lợi ích của thiên nhiên khi chúng được bảo vệ và tác hại khi chúng ta phá hoại đi tài sản ấy.

Tóm lại, thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với con người cũng như những sinh khác trên Trái đất. Vì sự sống của hành tinh này, chúng ta cần biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta. 

Học đường và Kỷ luật


Đề bài : Cảm nhận của em về vấn đề kỷ luật trong học đường ?
Bài làm
          Trong xã hội hiện đại như ngày nay, học vấn là vô cùng quan trọng đối với con người chúng ta. Mỗi người cần phải chuẩn bị riêng cho mình một hành trang tri thức để bước vào đời. Vì vậy, để ta có thể học tập thật tốt và đạt được kết quả cao cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố để quyết định. Và môi trường học đường với kỷ luật chặt chẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách của bản thân, đưa ta đến những bến bờ vinh quang rực rỡ.
          Trước hết, để bàn về vấn đề này, ta cần phải hiểu kỷ luật là gì? Đó là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. Vậy kỉ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được đưa ra trong nhà trường và mọi học sinh cần phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc.
          Ở trường, chúng ta được học vô vàn những điều hay và bổ ích cho tương lai sau này. Song, bên cạnh đó ta cần phải tự rèn luyện cho mình một nhân cách tốt thông qua việc chấp hành kỷ luật. Và thật dễ dàng cho chúng ta để nhận biết được ai là người sống có tổ chức, kỷ luật trong những người xung quanh chúng ta vì người sống có kỷ luật luôn biết lễ phép, vâng lời thầy cô, luôn tôn trọng người khác, tuân thủ và chấp hành những qui định của nhà trường : tác phong gọn gàng, không nói tục chửi bậy, không gây gổ, đánh nhau, không đi trễ, làm việc riêng trong giờ học,...
          Kỷ luật học đường là nền tảng giúp ta rèn luyện nhân cách và kĩ năng sống, là con đường dẫn ta đến những thành công vang dội. Những học sinh biết chấp hành kỷ luật tốt sẽ được bạn bè yêu mến, kính trọng, được thầy cô thương yêu, quan tâm, giúp đỡ, trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.
          Tuy nhiên, hiện nay, kỷ luật học đường đang bị xem nhẹ và trong trường học đã xuất hiện nhiều vấn nạn đã và đang làm đau đầu các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, khiến dư luận xã hội phải nhìn nhận lại, đó chính là : bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy cô giáo,…làm cho nhân cách bị suy đồi, đạo đức bị hoen ố, gây ra nhiều hậu quả khôn lường,... Nhưng đến nay ở học đường nói riêng và xã hội nói chung vẫn chưa có các biện pháp để xử lí triệt để các vấn nạn trên. Và đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho môi trường học đường.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng :" Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “. Vì vậy, tài và đức luôn phải đi song song với nhau. Và để có được điều này, chúng ta cần phải học tập thật tốt và không quên chấp hành kỷ luật học đường. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần phải tuyên truyền, nhắc nhở nhau tuân thủ tốt kỷ luật học đường, dám mạnh dạn phê bình những hành vi sai trái cũng như tuyên dương những hành động tích cực. Gia đình và nhà trường cũng cần có sự kết hợp, hỗ trợ để giúp những học sinh chưa nghiêm chỉnh chấp hành tốt kỷ luật nhận ra sai trái và sửa chữa lỗi lầm của mình.
          Bản thân tôi, tôi sẽ cố gắng hết mình để nghiêm túc tuân thủ kỷ luật học đường, luôn biết tự chủ để tránh xa các vấn nạn xã hội và học hỏi không ngừng để sau này trở thành một người có ít cho xã hội. Trong tương lai không xa, tôi tin rằng môi trường học đường sẽ không còn những vấn nạn đáng buồn nữa mà thay vào đó là môi trường thân thiện, tốt đẹp hơn, là nơi đào tạo ra những con người có ích cho đất nước Việt Nam nói chung và cả thế giới nói riêng.





Thiên nhiên quanh ta


    TÊN:Nguyễn Quốc Trí          BÀI VIẾT SỐ 1                  LỚP:10A8
ĐỀ:Cảm nhận của anh/chị vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người 
BÀI LÀM
  Từ ngàn xưa,từ khi máy móc,công nghệ hiện đại chưa ra đời,con người chúng ta và thiên nhiên đã có sự gắn bó mật thiết không thể tách rời.Và rồi dù càng ngày càng có nhiều công cụ,máy móc ra đời nhưng xuyên suốt qua hàng thế kỉ,thiên nhiên vẫn khẳng định vị thế và vai trò to lớn của nó đối với đời sống con người.
  Vậy thiên nhiên là gì ?Và vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người là gì ?Theo như trong kinh thánh thì thượng đế trong những ngày đầu tiên đã tạo nên trời đất,sông suối,rừng núi,biển sâu cùng vô vàn thụ tạo và tất cả chúng đã được con người chúng ta gộp lại dưới cái tên chung là thiên nhiên.Vậy chúng ta có thể định nghĩa thiên nhiên là những thứ không phải do con người tạo ra mà là món quà quí giá mà con người ta được trao ban.Đó chính là nơi mà con người lẫn động vật đều dựa vào nó mà sống sót.Còn về vai trò thì tất nhiên là vô cùng lớn.Ngay từ không khí mà con người chúng ta hít thở từng giây từng phút để sống cũng là từ thiên nhiên,và còn gì quí hơn thế chứ.Dù con người có thể tạo ra bao máy móc hiện đại cách mấy đi nữa thì nào có thể thay thế được vai trò của thiên nhiên,mà chẳng phải để tạo ra những máy móc đó thì đều phải khai thác nguyên liệu từ thiên nhiên mà ra sao.Vậy vai trò của thiên nhiên là vô cùng to lớn đối với đời sống con người chúng ta là điều không thể phủ định.
  Vậy tại sao thiên nhiên lại có vai trò to lớn đối với đời sống con người ?Con người chúng ta ngoài nhu cầu về vật chất thì còn có vốn sống tinh thần là nhu cầu không thể thiếu mà thiên nhiên thì lại là nguồn đáp ứng cho các nhu cầu đó.Ở trong nghệ thuật,thi ca thiên nhiên là nơi gửi gắm,chia sẻ buồn vui,làm cho tâm hồn thêm thanh cao,trong sáng.Ta có thể lấy bài thơ ‘‘Ngắm trăng’’của Hồ chủ tịch làm ví dụ.Trước vẻ đẹp huyền dịu của thiên nhiên,vị chủ tịch vĩ đại đã quên đi cái phút chốc phũ phàng,nghiệt ngã chốn lao tù để thảnh thơi mà ‘‘thưởng nguyệt’’như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời.Vẻ đẹp thiên nhiên miêu tả trong lời thơ thật giản dị mà độc đáo:ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm,tri kỉ của người tù.Thiên nhiên quả là một món quà to lớn của nhân loại,bởi đắm sâu trong thiên nhiên là vô vàn vẻ đẹp thần bí,hùng vĩ,tráng lệ,thanh cao mà đã khiến con người ta ngây ngất qua hàng thế hệ.Có bao giờ các bạn để ý đến vẻ đẹp đó chưa ?Để tâm tới vẻ đẹp của hàng cây lấp lánh sương mai trong nắng sớm buổi bình minh hay cái ánh chiều tà lặng dần dưới dòng nước dát bạc.Rồi còn vẻ đẹp của những cánh rừng xanh bạt ngàn hay thảm lúa vàng óng ánh trải tận chân trời.Dù ở thành phố đông đúc hay dù chốn núi đồi hoang sơ thì thiên nhiên vẫn luôn là mảng màu tươi đẹp của cuộc sống.Thiên nhiên đóng một vai trò hết sức là quan trọng trong cuộc sống của con người bởi nó là chỗ nguồn cho mọi sự sống,cho vốn sống tinh thần và cho niềm vui được trọn đầy.Vai trò của thiên nhiên thật sự không thể nào thay thế,vì vậy mà mới nói thiên nhiên đúng là một món quà vô giá của tạo hóa.
  Nhưng mà có lẽ bởi vì nó là món quà vô giá mà nhiều người cho nó là vô giá trị.Đó là những con người ngu ngốc khai thác rừng một cách quá bừa bãi chỉ để phục vụ cho nhu cầu lợi ích riêng của họ.Họ không hề để ý hậu họa sau này.Khi những cánh rừng bị phá hủy thì điều dẫn tới sẽ là thiên tai,lũ lụt triền miên và tất nhiên kẻ chịu thiệt sẽ phải là con người.Thiên nhiên là người bạn tốt của con người nhưng nếu ta không biết quí trọng nó thì nó sẽ trở mình thành thiên tai,tai họa cho ta.
  Nhưng nói đi cũng phải nói lại,con người chúng ta từ ngàn xưa đã nhận ra vai trò to lớn của thiên nhiên và tới ngày nay con người vẫn không ngừng góp sức bảo vệ thiên nhiên.Và đó chính là thứ mà chúng ta cần phải noi theo.Chúng ta là những con người nằm dưới sự che trở của thiên nhiên vì vậy chúng ta cần phải tích cực bảo vệ nó.Chúng ta có thể giúp những việc nhỏ theo sức của mình như trồng cây xanh,quyên tiền cho các quỹ bảo vệ môi trường hay tham gia các hoạt động như ‘‘mùa hè xanh’’.Hãy luôn nhớ phải quí trọng thiên nhiên bởi nó đóng vai trò rất lớn đối với đời sống con người chúng ta.
  Thiên nhiên là một món quà vô giá của tạo hóa,vai trò của nó đối với cuộc sống chúng ta là vô cùng to lớn và không thể nào thay thế được.Vì vậy chúng ta phải yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.Mong rằng thiên nhiên sẽ mãi là bạn của chúng ta và hy vọng chúng ta cũng sẽ là người bạn tốt với thiên nhiên.Hỡi thiên nhiên người bạn thân thương xin hãy giúp cho quả đất luôn mãi một màu xanh nhé.
NGUYỄN QUỐC TRÍ

Đề : Nêu suy nghĩ về vai trò của người cha
Bài làm
      Trong cuộc sống gia đình ,việc giáo dục con cái rất cần có sự tham gia của người cha . Con cái có hình thành nhân cách tốt hay không là nhờ vào sự nhiệt tình của người cha ngay từ khi đứa con mới chào đời .  
      Trong xã hội , người đàn ông luôn gánh vác những trọng trách quan trọng. Trong gia đình , họ luôn là người cha gương mẫu , sống có trách nhiệm với gia đình .
    “ Tại sao vai trò của người cha quan trọng ? ” Người cha là người giúp con thoát khỏi vỏ bọc của gia đình và đưa con ra làm quen với thế giới bên ngoài . Trong gia đình , sự có mặt của người cha góp phần làm cho đứa con có những nhận thức sớm hơn về cha của mình . Người cha là nền tảng vững chắc cho những đứa con để hình thành nhân cách . Nếu như người cha gương mẫu thì những đứa con sẽ xem cha chúng như thần tượng và sẽ noi theo . Còn nếu cha chúng xấu thì sẽ ngược lại . Người cha còn là người luyện tập cho con những kĩ năng đầu tiên để trở thành một con người bản lĩnh . Người cha rèn luyện cho con ý chí và nghị lực để khi vấp ngã có thể tự mình đứng dậy được . Người cha còn là người tập cho con tính tự tin khi đứng trước đám đông , tập cho con tính tự lập từ khi còn bé. Trẻ con rất thích bắt chước theo những gì mà người lớn làm nhất là cha mẹ của chúng mặc dù không biết gì . Chẳng hạn như cùng với con đánh răng trước khi đi ngủ , cha tập cho con phải biết đi thưa về trình với người lớn. Nếu trong gia đình thiếu đi hình ảnh của người cha thì con cái có thể trở thành những kẻ hèn nhát , nhu nhược và có thái độ sống bất cần với mọi người xung quanh. Trong thực tế , có rất nhiều cặp vợ chồng sống không hạnh phúc với nhau . Họ luôn đưa ra hàng vạn lí do khác nhau nhưng đều đưa đến một bi kịch gia đình và những đứa con là người gánh chịu hậu quả đó .
    “ Làm thế nào để trở thành một người cha gương mẫu ? ” Muốn trở thành thần tượng trong mắt của con thì trước tiên người cha phải bỏ đi hết những thói quen xấu trong cuộc sống độc thân trước kia và tập những thói quen tốt để bắt đầu một cuộc sống mới . Khi đã có con , người cha càng phải sống có trách nhiệm với gia đình hơn để con cái học tập theo . Người cha biết yêu thương , giúp đỡ những người bất hạnh khi đến trại trẻ mồ côi và nơi ở của người già neo đơn  cũng tập cho con có tấm lòng nhân ái . Người cha phải tập cho con biết chấp nhận những gì mình đang có và xây dựng trong ý thức của con lúc nào cũng phải có ý chí cầu tiến .
      Thực tế , có rất nhiều người đã trở thành người cha rất tốt trong gia đình . Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có một số người sống vô trách nhiệm với bản thân và với cả gia đình . Họ không quan tâm gì đến vợ con và điều đó dẫn đến rạn nứt hạnh phúc gia đình . 
      Vai trò của người cha trong gia đình rất quan trọng . Nhân cách của một đứa trẻ cần được hình thành ngay từ lúc bé để tạo nên một công dân tốt vừa có đức vừa có tài cho xã hội . Những đứa trẻ là mầm non tươi tốt của tương lai và là người kế thừa sự nghiệp vĩ đại của ông cha ta từ thế hệ trước còn dở dang . Gia đình là cái nôi của xã hội . Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt . Vì thế , ngay trong gia đình , cha mẹ phải dạy dỗ đứa con làm sao để hội tụ đầy đủ những nhân cách  của một con người chân chính .
                                                                                                       KIM OANH (10A8)