Tìm kiếm Blog này

13 thg 12, 2015

Tên: Võ Hồng Thu Vân                                                                            
Lớp:10A1   Stt:43
ĐỀ: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh Kí”

BÀI LÀM
          Từ xưa đến nay số phận bi kịch, đau thương của người phụ nữ xã hội phong kiến luôn là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. “Đọc Tiểu Thanh Kí là một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du in trong Thanh Hiên thi tập. Được sáng tác khi Nguyễn Du đọc Tiểu Thanh Kí, với lòng dạt dào thương cảm cô gái tài hoa bạc mệnh, đồng thời ông cũng bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận bất hạnh của bao con người tài hoa khác trong xã hội cũ, trong đó có cả bản thân ông.
           Thắng cảnh Tây Hồ gắn liền với giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu đời nhà Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm vợ lẽ một thương gia giàu có. Vợ cả ghen, bắt nàng ở trong ngôi nhà xây biệt lập trên núi Cô Sơn. Nàng đã làm một tập thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của mình. Ít lâu sau, Tiểu Thanh buồn sinh bệnh mà chết vào lúc nàng vừa mười tám là cái tuổi thanh xuân xinh đẹp của biết bao thiếu nữ. Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ của nàng, may còn sót một số bài được người đời chép lại đặt tên là Phần dư do đốt còn sót lại và thuật luôn câu chuyện bạc phận của nàng.      
               
Đến với Tiểu Thanh ba trăm năm sau ngày nàng mất, trong lòng nhà thơ Nguyễn Du dậy lên cảm xúc xót xa trước cảnh đời tang thương dâu bể:
“Tây Hổ hoa uyển tẫn thành khư”
 Câu thơ có sức gợi liên tưởng rất lớn. Cảnh đẹp năm xưa đã thành phế tích, đã bị hủy hoại chẳng còn lại gì. Cái “hữu” đã thành cái không, cái “đẹp” đã bị thay bởi cái “tàn tạ” hủy diệt. Từ “tẫn” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối; đã thay đối hết không còn một dấu vết gì nữa. Chứng thực một không gian đẹp là khoảng đất bên Tây Hồ, để đối chứng quá khứ vàng son với hiện tại hủy diệt, Nguyễn Du đã nhìn thấy cuộc thương hải tang điền trong chớp mắt “Trải qua một cuộc bể dâu”, “Thế gian biến cải vũng nên đồi”,một con người được ghi ở một tờ giấy viết thật mong manh. Trên gò hoang ấy chôn vùi nắm xương tàn của nàng Tiểu Thanh xấu số. Nói đến cảnh đẹp Tây Hồ, chắc hẳn tác giả còn ngụ ý nói về con người đã từng sống ở đây, tức Tiểu Thanh. Cuộc đời của người con gái tài sắc này cũng chẳng còn lại gì ngoài những giai thoại về nàng.
            Cảnh ấy khiến tình này nhân lên gấp bội. Trái tim của nhà thơ thổn thức trước những gì gợi lại một kiếp người bất hạnh:
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
Chắc chắn là nỗi buồn tủi cho thân phận, nỗi xót xa cho duyên kiếp dở dang và thống thiết hơn cả là nỗi đau nhân tình không người chia sẻ. Tiếng lòng Tiểu Thanh đồng điệu với tiếng lòng Nguyễn Du nên mới gây được xúc động mãnh liệt đến thế. Nhà thơ khóc thương Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh, đồng thời cũng là khóc thương chính mình – kẻ cùng hội cùng thuyền trong giới phong vận Nguyễn Du cỏ cảm giác là dường như linh hồn Tiểu Thanh vẫn còn vương vấn đâu đây. Cái nhìn trầm ngâm của Nguyễn Du về cuộc bể dâu của sự vật và cái lẻ nhân sinh của kiếp người sao mà cô đơn đến thế. Cái đẹp bị hủy hoại cùng triệt, dòng thời gian cứ chảy vô tình. Cái lẻ loi và đơn độc của Nguyền Du không chỉ hiện hình ở cái cảnh buổi chiều tàn bên song cửa sổ, ngồi dọc chuyện buồn mà còn thể hiện ở hai chữ “độc” và “nhất” đó.
          
Nàng chết lúc mới mười tám tuổi trong cô đơn, héo hắt, đau khổ. Oan hồn của nàng làm sao tiêu tan được?
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
Ba trăm năm đã qua nhưng tất cả những gì gắn bó với nàng vẫn như còn đó. Chi phấn là son phấn, nghĩa bóng chỉ phụ nữ, tức Tiểu Thanh. Son phấn là vật để trang điểm, song nó cung tượng trưng cho sắc đẹp phụ nữ. Mà sắc đẹp thì có hồn nó vẫn sống mãi với thời gian như Tây Thi, Dương Quý Phi tên tuổi đời đời còn lưu lại. Nỗi hận của son phấn cũng là nỗi hận của Tiểu Thanh, của sắc đẹp, của cái đẹp bị hãm hại, dập vùi. Nó có thể bị đày đọa, bị chôn vùi, nhưng nó vẫn để thương để tiếc cho muôn đời. Văn chương là cái tài của Tiểu Thanh nói riêng và cũng là vẻ đẹp tinh thần của cuộc đời nói chung. Văn chương vô mệnh bởi nó đâu có sống chết như người? Ấy vậy mà ở đây, nó như có linh hồn, cũng biết giận, biết thương, biết cố gắng chống chọi lại bạo lực hủy diệt để tổn tại, để “ với người đời sau những điều tâm huyết. Dụ nó có bị đốt, bị hủy, nhưng những gì còn sót lại vẫn khiến người đời thương cảm, xót xa.
          Nhà thơ đã thay đổi số phận cho son phấn, văn chương, để chúng được sống và gắn bó với Tiểu Thanh, thay nàng nói lên nỗi uất hận ngàn đời. Hai câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, cay đắng, như một tiếng khóc thổn thức, nghẹn ngào:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,    
Phong vận kì oan ngã tự cự”
Ở đây ta hiểu “hận sự” đó là những việc không hài lòng một cách sâu sắc có thể để hối tiếc mãi. Nó không phải là “thù hận” mà là “tiếc hận”. Vì thế nghĩa hàm ẩn của nó là: “Những việc tiếc hận xưa nay không thể truy tìm được nguyên nhân”. Ta nên lưu ý các nhà Nho không oán người, không trách trời, nên không thể coi đây là lời chỉ trích oán hận trời. “Phong vận” là từ nói tắt của “lưu phong dư vận” nghĩa là gió thổi nước trôi, biểu hiện sự hài hòa rất mực, biểu hiện của tài tình, của bất diệt. Những kẻ “phong vận” thường có con đường hạnh phúc may mắn vạch ra phía trước, họ phong lưu tức họ bất diệt. Thế nhưng sao ở ta, ở số kiếp bao nhiêu người mà ta chứng kiến thì những người ấy thường gặp oan trái kì lạ khó hỏi trời. Các quy luật đã bị lộn ngược oái oăm đến mức không thể giải thích. Nghĩa hàm ẩn của câu này là: Những người phong vận tài tình bị oan trái thì thông cảm được với nhau.
          Càng ngẫm nghĩ, nhà thơ càng thương tiếc Tiểu Thanh và càng thương thân phận mình. Từ thương người, ông chuyển sang thương thân:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,    .
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Câu hỏi đậm sắc thái tu từ cho thấy Nguyễn Du vừa băn khoăn vừa mong đợi người đời sau đồng cảm và thương cảm cho số phận của mình. Có thể hiểu ba trăm năm là con số tượng trưng cho một khoảng thời gian rất dài. Ý Nguyễn Du muốn bày tỏ là giờ đây, một mình ta khóc nàng, coi nỗi oan của nàng như của ta. Vậy sau này liệu có còn ai mang nỗi oan như ta nhỏ lệ khóc ta chăng ? Câu thơ thể hiện tâm trạng cô đơn của nhà thơ vì chưa tìm thấy người đồng cảm trong hiện tại nên đành gửi hi vọng da diết ấy vào hậu thế. Hậu thế không chi khóc cho riêng Tố Như, mà là khóc cho bao kiếp tài hoa tài tử khác.Nhà thơ thấy giữa mình và Tiểu Thanh có những nét đồng bệnh tương liên. Tiểu Thanh mất đi, ba trăm năm sau có Nguyễn Du thương xót cho số phận nàng. Liệu sau khi Tố Như chết ba trăm năm, có ai nhớ tới ông mà khóc thương chặng? Câu thơ như tiếng khóc xót xa cho thân phận, thương mình bơ vơ, cô độc, không kẻ tri âm, tri kỉ; một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh giữa cõi đời. Dường như nhà thơ, đang mang tâm trạng của nàng Kiều sau bao sóng gió cuộc đời: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
           “Đọc Tiểu Thanh Kí” với thể thơ Thất ngôn bát cú luật đường đã thể hiện chân thật lòng cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du với Tiểu Thanh một cô gái tài sắc vên toàn nhưng lại có số phận bi kịch, mất đi tuổi xuân của chính bản thân mình.  Đồng thời ta cũng thấy được những tâm sự của nhà thơ Nguyễn Du về sau này. Và thực tế đã cho thấy người đời ngày nay vẫn ca tụng đến ông với sự tài hoa qua truyện Kiều.Và qua năm tháng, “Đọc Tiểu Thanh Kí” cũng đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học nước nhà.
             Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” đã cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết chừng nào ! Nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Nguyễn Du không chỉ thương người đang sống mà thương cả người đã khuất mấy trăm năm. Thương người, thương mình, đó là biểu hiện cao nhất của đạo làm người. Đời người hữu hạn mà nỗi đau con người thì vô hạn. Trái tim đa cảm của nhà thơ rất nhạy bén trước nỗi đau to lớn ấy. Giống như truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du.


CÂU CHUYỆN HÒN ĐÁ XÙ XÌ

Lớp 10a1-18
Đề 3: Cảm  nhậncủa anh /chị về “CÂU CHUYỆN HÒN ĐÁ XÙ XÌ”( Trích SGK Ngữ Văn 10 tập 1 /63,64)
Bài làm
Đôi khi con người ta không nhận ra được những giá trị to lớn trong lớp vỏ bọc nhỏ bé của chính mình hay những thứ xung quanh ta.Ta thường chỉ nhìn vào bề ngoài mà đánh giá giá trị của một vật, cũng giống như những nhân vật trong câu chuyện “Hòn đá xù xì” chỉ dựa vào vẻ ngoài mà đánh giá sai những giá trị thực của hòn đá.
  “Hòn đá xù xì” nói về một hòn đá nằm trước sân nhà tác giả. Nó đen sì sì nằm sấp như con trâu, chẳng ai biết nó có từ bao giờ và chẳng ai để ý đến nó. Mỗi mùa gặt hái, phơi rơm rạ trước cổng, bà lại bảo: “Hòn đá vướng quá, phải vần nó đi mới được”. Hay khi người bác xây nhà cũng không thể lấy nó để lát tường vì nó chẳng ra hình thù gì, không bằng phẳng cũng không góc cạnh, dùng búa đục đẽo thì tốn sức quá. Cả bác thợ đá đến làm cho gia đình tác giả cái cối đá, ngắm nghía mãi, rồi lắc đầu, chê chất đá mịn quá không dùng được.Cả bọn trẻ cũng ghét hòn đá, đã từng rủ nhau vần đi, song không vần nổi, đành kệ nó nằm chết gí ở đấy. Nó nằm lặng lẽ ở đó, bóng râm của cây hòe cũng không che được, hoa cũng không mọc được trên mình nó,chỉ có cỏ dại và dây leo bao phủ lên nó.
  Ai cũng chê hòn đá vô dụng và xấu xí đến mức không thể xấu xí hơn được nữa. Nhưng chỉ duy nhất nhà thiên văn nhìn thấy vẻ đẹp của nó mà trước giờ chưa ai cảm nhân được,nó mang một dáng vẻ mà không phài hòn đá nào cũng có được. Nó là một hòn đá từ trên trời rơi xuống, đã từng vá trời , mang lại ánh sáng cho tổ tiên ta .Nó lấy xấu làm cái đẹp cho mình, xấu đến tận cùng chính là đẹp đến tận cùng. Thế nên nó không phải là thứ để xây tường hay lát bậc lên xuống, cũng không thể chạm trổ hay để giặt quần áo. Nó không phải là thứ để làm trò ấy, cho nên thường bị người đời dè bỉu chê bai.
Tôi cảm thấy xấu hổ cho mình, đồng thời cảm thấy cái vĩ đại của hòn đá, thậm chí tôi còn oán giận hòn đá tại sao đã im lặng chịu đựng tất cả bao nhiêu năm nay. Song tôi lại lập tức cảm nhận sâu sắc sự vĩ đại của hòn đá đã sống âm thầm và không sợ hiểu lầm”. Tác giả cảm thấy xấu hổ khi nghỉ lại những việc mình đã làm sau khi cảm nhận được sự vĩ đại của hòn đá. Hình ảnh hòn đá tượng trưng cho một lối sống đẹp, và cao thượng.
Với hình thức kể kết hợp miêu tả độc đáo tác giả đã làm nổi bật hình ảnh hòn đá.Chi tiết hòn đá từ trên trời rơi xuống rất quan trọng , nó như là một lời dẫn cho đoạn kết .Làm nổi bật giá trị của hòn đá, phê phán những người chỉ nhìn vẻ ngoài mà đánh giá một cách phiến diện, làm mất giá  trị thực của sự vật.
Thông qua câu chuyện, tác giả muốn gởi tới một thông điệp không nên đánh giá mọi thứ chỉ qua vẻ bề ngoài của chúng,để rồi khi nhìn lại ta không cảm thấy xấu hổ.


































“Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng”

Đề : Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa xã hội đươc đề cập trong đoạn văn dưới đây:
      “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”
   Trích “Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng”, EDMON DE AMICS – Hà Mai Anh dịch)
Bài làm
      Từ bao đời nay, việc học không bao giờ là có giới hạn đối với những ai muốn thành công trên đường đời. Nó góp phần quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Đoạn văn: “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát” được trích “ Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng”, EDMON DE AMICS là một minh chứng cụ thể.
      Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành. Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh,Văn… Tuy nhiên, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao. Như câu “Thà không biết gì còn hơn là biết nhiều thứ nửa vời”-Nít-xơ.
      Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cách làmviệc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
      “Học là làm” - “Học phải đi đôi với hành” lời dạy có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để làm phong phú hơn cho đời sống của chúng ta. Làm người ở đời phải có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta. Việc học còn cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người, cách đối nhân xử thế, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
      Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích hoặc cũng có thể bị ba mẹ ép buộc gây nên việc chán nản trong học tập. Có những kẻ học qua loa cho có, học đối phó để lên trả bài, như thế họ sẽ không biết đến được sự tuyệt vời của kiến thức xung quanh ta dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
      Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định rõ ta học vì ai, vì cái gì để ta còn có thể giúp ích cho bản thân chúng ta, làm thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Ngoài ra, mục đích của học tập giúp ta thành công, đạt được nhiều điểm tốt, nắm bắt được kiến thức bổ ích quý giá để áp dụng trong thực tế cuộc sống, xây dựng đất nước phát triển đi lên ngang tầm với các cường quốc trên thế giới.
      Tóm lại, đoạn trích “ Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng”, EDMON DE AMICIS đã mang lại ý nghĩa to lớn trong việc học tập ngày nay của mỗi chúng ta trước những thay đổi từng ngày của thế giới. hiểu rõ và thực hiện đúng như thế thì một tương lai tươi sáng đang chờ đón chúng ta. Hãy tìm cho mình mục đích để học tập, có như thế ta mới khẳng định đươc chính mình, mới có chìa khóa để mở ra cánh cửa của sự thành công.  
----------
10A1-29





Ngày đầu tiên vào THPT

Lớp: 10A1     STT: 4
Lần đầu tiên bước qua cánh cổng trường, tôi thấy lòng mình bồi hồi, một cảm giác kì lạ!. Một thứ cảm xúc khó có thể đặt tên, đó là sự ngỡ ngàng, lạ mà quen xen lẫn chút tự hào, hãnh diện. Không còn là cái cảm giác sợ hãi, nhút nhát oà khóc vào lòng mẹ như ngày đầu tiên vào lớp 1. Cũng không còn là cảm giác rụt rè với những mơ ước trong sáng rất đỗi ngây thơ khi ngày đầu tiên bước vào cấp II. Đã bao lần trải qua cái cảm giác của “ngày đầu tiên đi học” nhưng lần này lại khác, một cảm giác lạ, một cảm xúc mới. Tôi đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ, dường như cảm xúc đang nói với suy nghĩ của tôi: “Ta đã lớn rồi - 15 tuổi. Bước chân đã chững chạc hơn, để bước vào một môi trường học tập mới, nhiều khó khăn thử thách đang đón chờ”.
Ngôi trường uy nghiêm trong cái nhìn của tôi, nhưng thật thân thiện như ngôi nhà thứ hai khi tôi cảm nhận bằng trái tim. Tôi dường như bị hòa lẫn vào trong sự náo nức, đông vui của không khí ngày đầu tiên đến trường. Mọi người ai cũng ăn mặc đẹp và nghiêm chỉnh, các bạn học sinh mang trên mình chiếc áo trắng tinh khôi với nét mặt rạng rỡ. Thầy cô ân cần, tận tình chỉ bảo học sinh mới về trường, về lớp. Một cảm giác thật ấm áp len lỏi vào trong dòng cảm xúc của tôi. Tất cả đều mới mẻ nhưng thật thân thương,...Ý nghĩ về trường, về thầy cô có chút khang khác, có chút ngỡ ngàng, lạ lẫm. Bạn bè lần đầu tiên gặp mặt, trao nhau sự bối rối ngượng ngùng, thầy cô trao cho học sinh sự ấm áp thân thiện. Và rồi tất cả mọi người sẽ thân thiết với nhau, sẽ là một gia đình. Tôi tin là như vậy. Chính từ ngôi nhà này, là sự khởi đầu của những khó khăn, thử thách mà tôi sẽ phải vượt qua để có được thành công mà tôi luôn mong đợi. Phải rồi, tôi sẽ hiên ngang bước qua mọi khó khăn, tự tin thách thức với mọi thử thách, cố gắng phấn đấu học tập thật tốt.
Ô kìa! Bất chợt có tia nắng chiếu vào khuôn mặt tôi rạng rỡ, tràn ngập trong tim và hòa vào không khí ngày đầu tiên đến trường. Tối về nhà, tôi vẫn còn miên man với dòng cảm xúc của ngày đặc biệt này, đọc xong nhật kí đầu tiên vừa viết, tôi lẩm bẩm giai điệu quen thuộc trong bài “Ngày đầu tiên đến trường” của ca sĩ Mỹ Tâm: “Lòng bỡ ngỡ khi tôi bước vô trường và quanh tôi như trong giấc mơ khoe hương thắm tươi. Mặc áo mới như trăm hoa đua nở. Nào ai ơi ai ơi có biết chăng?...”. Tôi ước sẽ khóa chặt được giây phút thiêng liêng của “Ngày đầu tiên” này lại, bằng chiếc khóa yêu thương, để rồi sẽ mãi là ngày đầu tiên đáng nhớ trong cuộc đời tôi.