Tìm kiếm Blog này

11 thg 1, 2010

Ôn KTC đợt 3

NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CHUNG ĐỢT 3 2009-2010

Môn Ngữ Văn 10

Ban nâng cao

Thuyết minh về tác giả (2đ) (gợi ý kiến thức tối thiểu cần đạt)
Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, Ninh Bình.
Ông là môn khách của Trần Hưng Đạo, tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, làm quan dưới bốn đời vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông). Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”.
Do có tài đức nên khi mất ông được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội)
Tác phẩm của ông hiện còn lại bốn bài thơ và ba bài văn,trong đó có “ Bạch Đằng giang phú “ là tác phẩm đặc sắc của VH trung đại Việt Nam.

Hoàng Đức Lương
- Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh năm mất), người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh Hưng yên, sau chuyển đến làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội.

- Ông đỗ tiến sĩ năm 1478, Ông sưu tầm, tuyển chọn tác phẩm của các tác giả từ thời Trần đến đầu thời Lê, biên soạn thành Trích diễm thi tập và hoàn thành Trích diễm thi tập năm 1497. Tập thơ gồm 6 quyển, phần cuối là bài tựa trình bày lí do ra đời và quá trình hình thành của cuốn Trích diễm thi tập.

Lí Bạch
Lí Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, quê ở tỉnh Cam Túc. Ông lớn lên ở Tứ Xuyên, tính tình hào phóng, thích giao lưu bạn bè và ngao du thưởng ngọan phong cảnh.
Năm 25 tuổi LB rời quê hương đi tìm đường thực hiện hoài bão, ước mơ, những mong dân chúng được yên vui, “đất nước thanh bình”. Ông làm việc ở viện hàn lâm, do thất vọng triều đình, chỉ sau ba năm LB đã ra đi tiếp tục cuộc ngao du sơn thủy. Ông mất vì bệnh, để lại trên 1000 bài thơ.
- Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan hào phóng dù bên cạnh vẫn còn một số tác phẩm có vài nét tiêu cực như tư tưởng hành lạc, cầu tiên học đạo.

- LB đã có những sáng tạo mới mẻ, táo bạo trong việc xây dựng hình ảnh, tứ thơ cũng như trong việc sử dụng thể thơ và ngôn từ.” Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạch Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” được xem là bài thơ hay nhất trong đề tài tiễn biệt của Ô.

d. Đỗ Phủ

- ĐP (712-770) quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong gia đình có truyền thống nho học và thơ ca lâu đời. Ô là nhà thơ hiện thực lớn nhất không chỉ của thời Đường mà của cả lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc. Thơ ông còn được gọi là thi sử.

- Ô bắt đầu làm thơ khi nhà Đường còn phồn vinh, song sáng tác chủ yếu trong và sau cuộc cuộc binh biến An Lộc Sơn lúc đất nước Trung Quốc chìm ngập trong cảnh loạn li. ĐP có làm vài chức quan nhỏ trong một thời gian ngắn. Trong mười một năm cuối đời Ô đưa gia đình đi lánh nạn khắp các vùng thuộc các tỉnh phía tây nam Trung Quốc (Cam Túc, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam)

- Nhà thơ qua đời trong đói rét bệnh tật trên một chiếc thuyền, để lại cho hậu thế khoảng 1500 bài thơ. Năm 1962 hội đồng hòa bình thế giới tổ chức kỉ niệm 1250 năm năm sinh của ông.

- Tp tiêu biểu: Binh xa hành, Lệ nhân hành, Tam biệt, Thu hứng…

Thuyết minh về thể loại văn học: (2đ)
Phú: Phú vốn là thể văn Trung Quốc, thịnh hành vào thời Hán, dùng lối văn có nhịp điệu, nhằm miêu tả, trình bày sự vật để biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Phú có bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú.
Cổ phú thường dùng hình thức “chủ - khách đối đáp”, không đòi hỏi đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.

Bài phú là phú dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ, 6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau.

Luật phú là phú thời Đường, chú trọng đến đối; vần hạn chế, gò bó.

Văn phú là Phú thời Tống, tương đối tự do có dùng câu văn xuôi.
TPTB: Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu
Phú núi Chí Linh - Nguyễn Trãi

Cáo:
-Là tên gọi thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ xưa. Sau này vua chuyên dùng thể cáo để công bố những việc trọng đại của đất nước với muôn dân.
-Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu. không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng như hịch, cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc
-TPTB: Đại cáo ( bài cáo cổ xưa nhất của TQ)
Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)

Tựa:
-là bài văn thường được đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lý, hội họa, âm nhạc… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy.
- Bài tựa có thể do tác giả tự viết, cũng có thể do một ai đó vì yêu quý mến mộ tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường ghi họ tên, chức tước của người viết và ngày tháng địa điểm làm bài tựa. Người ta gọi phần này là lạc khoản.
-Ngoài các nội dung trên, riêng bài Tựa “Trích diễm thi tập” còn cho biết về thời đại, về quan niệm văn chương của tác giả. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi còn mang sắc thái trữ tình.

Thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học (6 điểm)
(gợi ý kiến thức tối thiểu cần đạt)

a. Tác gia Văn học

Đề tài: Thuyết minh về một tác gia văn học “Nguyễn Trãi”
Kết cấu văn bản theo trật tự logic trật tự thời gian.
Cấu trúc 3 phần
+ Phần 1: nêu vấn đề -> Giới thiệu chung và nhận định về giá trị và ảnh hưởng của Nguyễn Trãi

+ Phần 2: Giới thiệu chi tiết về Nguyễn Trãi

Sơ lược tiểu sử, cuộc đời.
sự nghiệp sáng tác thơ văn
Tác phẩm tiêu biểu

Nội dung tác phẩm

vị trí ảnh hưởng của tác gia đối với lịch sử văn học
+ Phần 3: Khẳng định đóng góp và vị trí của Nguyễn trãi đối với văn hoá Việt Nam.

Tác phẩm văn học

b. Tác phẩm văn học

Đề tài Thuyết minh một tác phẩm văn học: “Đại cáo bình Ngô”
Kết cấu văn bản theo trật tự logic và trật tự thời gian.
Vị trí tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
Thể loại tác phẩm
Nhan đề
giới thiệu nội dung và nghệ thuật tác phẩm
Nêu luận đề chính nghĩa
Tố cáo tội ác quân Minh
Chủ đề
Nghệ thuật
Khẳng định giá trị của tác phẩm
vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
Đánh giá chung.
Đề tài: Thuyết minh tác phẩm: “Bạch Đằng giang phú”
Kết cấu văn bản theo trật tự logic và trật tự thời gian.
Tác giả, xuất xứ
thể loại tác phẩm
giới thiệu nội dung và nghệ thuật tác phẩm
Thú du ngoan và cảm xúc của nhân vật “khách”
Những chiến công vĩ đại của quân ta trên sông Bạch Đằng và sự thất bại thảm hại của kẻ thù qua lời kể của các bô lão.
lời ca về sông Bạch Đằng.
Chủ đề
Đánh giá
Nội dung, nghệ thuật
Đánh giá chung