Tìm kiếm Blog này

24 thg 8, 2009

Đề bài viết số 1 - Năm học 09-10

Đề 1: Trên mảnh đất khô cằn vẫn có những bông hoa thật đẹp . Ý kiến của anh (chị) về hiện tượng trên.


Đề 2: Phê phán thái độ thờ ơ,ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha,tình đoàn kết.Anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Đề 3: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học)

Đề 4: Phải chăng "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi"?

Đề 5: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến:
"Chân thật và thẳng thắn là bước đầu cần thiết làm nảy nở và củng cố mối quan hệ bạn bè ". ---Lênin---

Đề 6: Thực hiện chủ đề năm học "Sống có trách nhiệm". Anh (chị) nhận thấy mình có  những trách nhiệm  nào trong học tập, gia đình, xã hội...? 
 
Đề 7: Nói không với những tệ nạn xã hội.
 
Đề 8: Trách nhiệm của mỗi HS trong cuộc vận động "Hai Không" trong ngành giáo dục.

17 nhận xét:

  1. Họ và tên: Võ Đắc Phước
    Lớp: 10 a9
    Đề: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở thành những chùm hoa thật đẹp. Suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hình tượng trên.
    Bài làm
    Trong cuộc, sự khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống kông thể nào tránh khỏi. Vạn vật luôn tìm cho mình một con đường để có thể vượt qua. Như những giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở thành những chum hoa thật đẹp. Đó đã thể hiện rõ tinh thần kiện cường và một sức sống mãnh liệt.
    Kiên cường là luôn sẳng sàng đối măt với khó khăn, và không bao giờ trùng bước. Sức sống mãnh liệt được thể hiện rõ nhất trong tình huống khắc nghiệt nhất của cuộc sống và nó luôn đi đôi với tính kiên cường. Ngay cả cành hoa dại lại tiềm tàng một sức sống mạnh mẽ đến thế, cành hoa dại đó là một minh chứng. Do dó tính kiên cường rất cần thiết cho cuộc sống. Nếu như không có tính kiên cường và nghị lực bền bỉ thì mọi công việc sẽ không thể thành công. Có một câu chuyện về một học trò nghèo cha mẹ đã mất trong một vụ tai nạn khi cậu lên lớp hai, bắt đầu từ thời điềm đó cậu phải tự than học hành và bán vé số đề kiếm tiền. Nhưng cậu vẫn vượt qua và học rất giỏi, tương lai cùa cậu vẫn còn rất tươi sáng phía trước. Qua đó ta thấy được rẳng khi ta không bỏ cuộc thì cuộc đời này sẽ không bao giời bỏ ta. Và nếu như cậu ta bỏ cuộc từ lúc đó thì bây giời cậu sẽ ra sao? Và hãy tự hỏi chính mình rằng mình đã khi nào bỏ cuộc chưa? Nhưng dù sao đi nữa thì ta phải quyết tâm, không nao núng trước những thủ thách trước mắt. Nhưng lại có những kẻ e dè, sợ hãi trước khó khăn, và họ sẵng sáng bỏ cuộc trước khi chiến đấu thực sự. Một câu chuyện về một chàng trai xin học ở một ông giào già. Nhưng lúc nào anh cũng bi quan than phiền rằng cực khổ. Một lần ông giáo lấy một thìa muối và bảo anh ta quấy vào một cốc nước và uống thử, anh ta cảm thấy mặn. Sau đó ông giáo dắt anh ta ra bờ suối và cho muỗng muối xuống nước và bảo anh ta nếm thủ, anh ta chẳng thấy vị mặn gì. Qua đó ta thấy được ai cũng phài có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó như thìa muối, nhưng mỗi người hòa tan nó một cách khác nhau. Những người có tâm hồn kiên cường thì như một hồ nước, nhưng với người lại có tâm hồn nhỏ như một cốc nước, họ sẽ biến cuộc sống mình trở thành đắng chát,hật đáng trách cho những người như thế. Và ta phải nhận thức thật đúng đắn về tình kiện cường. Em sẽ cố gắn học tập thật tốt và không bao giờ bỏ cuộc. Đất nước ta đã trãi qua nhiều sự xâm lược của các nước nhưng vẫn kiên cường, quyết tâm dành lại độc lập cho đất nước, ngày nay sống trong hòa bình ta phải luôn kiên cường giữ nước và giúp cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
    Kiên cường sẽ luôn luôn giúp ta vượt qua mọi thử thách của cuộc sống và đạt đến thành công.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Hoàng Oanhlúc 19:25 5 tháng 9, 2009

    Họ và tên : Nguyễn Hoàng Oanh
    Lớp : 10A9

    Đề 3: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học)

    BÀI LÀM:
    Cuộc sống ngày một phát triển với nhiều điều mới mẻ, thôi thúc ta tìm kiếm và vươn tới tầm cao của sự hiểu biết ,nhưng điều đó không phải dễ dàng vì để đạt được những ước mơ và khát vọng đó, con người phải vượt qua nhiều thử thách, gian nan.
    Vậy đâu là sức mạnh để con người vượt qua chặng đường nhiều chông gai đó để đạt được những ước mơ và khát vọng của mình ? Sức mạnh ấy đơn giản chính là chính bản thân ta như nhà cách mạng Nguyễn Bá Học đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá đối với con người :"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Câu nói của ông không đơn thuần chỉ cho ta những bản chất của những khó khăn mà mỗi con người đã, đang và sẽ vấp phải trong cuộc sống này mà đã chỉ cho ta hướng đi đúng đắn để vượt qua điều đó.
    "Đường đi” chính là cuộc sống của ta đây, không gian nan vì “ngăn sông cách núi”mà khó vì ý chí “lòng người” không thể vượt qua. Tuy mỗi người đều có một cuộc sống riêng nhưng hình như mọi đường đời đều có chung một điểm chính là những con sông những vách núi đang chờ ta chinh phục .Thật vậy , có ai đi đến thành công mà chưa từng bị thất bại làm sờn lòng , nhụt chí nhưng với niềm tin và sự hi vọng chiến thắng ,ta tự tích lũy và rút ra được những bài học, kinh nghiệm đường đời quý giá, rồi từ đó ta biết được đâu là con đường riêng và cách đi riêng để đạt được mục tiêu .Hãy lấy việc học làm một điển hình tiêu biểu cho ý kiến trên. Càng lên lớp lớn , việc học tập ngày càng nhiều bắt ta phải thật kiên trì và bền bỉ . Khó khăn đấy gian khổ đấy , nhưng không vì lẽ đó mà các bạn học sinh lại đánh mất hi vọng và niềm tin của mình ,các bạn luôn cố gắng hoàn thành tốt việc học, đương nhiên có nhiều lúc thực sự mệt mỏi lắm nhưng đó không phải là cái cớ để các bạn lùi bước. Mọi nỗ lực luôn được đền đáp bằng những thành công to lớn , giờ đây các bạn trở thành những người công dân tốt , những người có ích và có chỗ đứng trong xã hội .
    Nhưng bên cạnh đó, một số khác thì lại nao núng, ngại ngần trước việc học khó khăn , họ vẫn ham chơi, thích làm quen và giao tiếp với bạn xấu . Liệu rồi những cái thú vui ấy cũng chẳng đem lại gì cho bạn chăng ? Và khi bạn nhận thấy đã lãng phí quá nhiều thời gian cho việc vui chơi thì hình như mọi thứ đã muộn đễ sửa đổi khi nó đã trở thành thói quen . Những trò chơi , những cuộc tán gẫu dài ấy chỉ là những cái lợi trước mắt, nó thể hiện sự ngại ngần của con người khi phải đương đầu trước khó khăn mà cuộc sống đang thử thách bản thân bạn. Rồi mọi hậu quả mà bạn gánh chịu lại bắt đầu từ chính sự e ngại và tư tưởng muốn hưởng thụ. Mỗi chúng ta cần phải hiểu, ngại khó, ngại khổ trong học tập sẽ dẫn đến thất học, lạc hậu trong tư tưởng ảnh hưởng đến chính mình và cả xã hội.
    Là học sinh, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ và bổn phận của mình, luôn tự nhắc nhở bản thân:
    “Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên.”
    Và “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông.”
    Nói như vậy có nghĩa là, nhiệm vụ chính của chúng ta là học tập, sẽ không có lí do gì để chúng ta không cố gắng học tốt, chỉ có tích cực trau dồi kiến thức chúng ta mới trở thành những chủ nhân có ích cho đất nước, đứng trước một bài tập khó hay đứng trước những phút chúng ta lười biếng hãy nhớ tới câu nói của thầy Nguyễn Bá Học để vượt qua, để vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
    Câu nói của thầy giáo Nguyễn Bá Học là một lời khuyên vô cùng hữu ích đối với tuổi trẻ thời đại mới. Cuộc sống đang phát triển từng ngày, từng giờ, thế hệ trẻ chúng ta cần có một quyết tâm, một ý chí mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn mà vươn tới chân trời tri thức đang rộng mở. Phải luôn nhớ rằng hãy vượt lên chính mình để vươn tới những đỉnh vinh quan chói lọi đang chờ chúng ta chinh phục

    Trả lờiXóa
  3. Họ và tên : Bùi Thanh Thuý Quỳnh
    Lớp :10A9

    Chí mạo hiểm

    Trải qa hơn 4000 năm lịch sử dựng nứơc và giữ nứơc, dân tộc ta luôn phát huy truyền thốngyêu thưong, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong công cuộcxây dựng đất nứoc và bảo vệ tổ quốc. Ông cha ta đã nhờ ở cái gan mạo hiểm, không biết cái khó là gì. Sách còn nói “không vào hang cọp thì sao bắt đuợc cọp”
    Lòng dũng cảm, chí mạo hiểm là sự gan dạ, dám làm đê đạt đựơc mục đích, không sợ sệt gì cả. Các nứoc ở châu mĩ có đuợc như ngày hôm nay là nhờ vào những bàn tay mạo hiểm , những cuộc cách tân đổi mới đất nứơc: đóng tàu vựot biển,chiến đấu với sưong tuyết và cả những thử thách về cuộc sống để tìm ra những vùng đất , những báu vật mới. Họ phải trải qua biết bao nhiêu là gian khổ đễ thề hệ mới có đựoc như ngày hôm nay. Còn ở Việt Nam chúng ta thì sao ? Các anh Thanh Niêntrẻ cũng nhau chinh phục đỉnh Everest – nóc nhà của thế giới-nơi mà có biết bao nhiêu ngưòi đã bỏ mạng. Vậy mà nhờ chí mạo hiểm và lòng quýêt tâm của các anh đã giúp Việt Nam cắm lá cờ đỏ sao vàng lên đỉnh núi sánh vai cùng với các nứoc hung mạnh khác trên thế giới. Điều đó cho ta thấy rằng : Việt Nam chúng ta đang dần chạm tay với cưòng quốc năm châu là nhờ vào bàn tay của thề hệ trẻ ngày nay.
    Nói đến chí mạo hiểm và long quyết tâm, ta cũng không quên những con ngưòi như nhà đạo diển phim hoạt hình nồi tiếng Walt Disney. Trứoc khi vào nghề, ông đã từng bị 1 toà soạn báo sa thải vì không có đc những dòng thong tin sang tạo. Và thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả 2 tay nhưng không vản trở đựơc ứoc mơ và khác vọng của thầy. Đi học, thầy viết bằng chân, dũng cảm đối đầu với thử thách và trở thành thầy giáo đựơc nhiều thế hệ học sinh yêu quí.
    Bên cạnh đó cũng có những kẻ chỉ suốt ngày chờ đợi 1 cuộc sống an nhàn, ai làm gì thì làm , mình chẳng quan tâm, mọi việc chnẳng lêin hệ gì tới mình cả. Như vậy là sống thừa, chẳng biết gì ngoài việc yêu chính bản thân mình. Tuy nhiên cũng đừng nhầm lẫn sự mạo hiểm của giới trẽ ngày nay. Đó ko phải là phóng nhanh vựot ẩu trên đường phố, ko phải là đua xe trái phép và cũng ko phải là nghe theo lời thử thách ngu ngốccủa đám bạn bè làm những điều nguy hiểm đến tính mạng của bản than và ngưòi khác. Đó chỉ là sự liều lĩnh ngu ngốc. đáng loại bỏ khỏi Xã hội này.
    Do đó, giới trẻ ngày nay phải biết tự đưong đầu với những khó khăn trong cuộc sống để trưỏng thành hơn, làm những điều có ích cho Xã hội. Gia đình và Cộng đồng phải tạo điều kiện để các bạn trẻ có cơ họi để sống tự lập hơn, ko phải dựa dẫm vào ai khác, đồng thjời rèn luyện chí mạo hiểm để đạt đc mục đích mà mình mong muốn,
    Như vậy , mạo hiểm là 1 đức tính quí báu đang đc trân trọng, nó mang cho ta niềm tin của mọi ngưòi. Chúng ta hãy tu dưõng những ứoc mơ và ý chí theo những tấm gương sán chói . Có làm đc như vậy, ta mới bếin nghị lực thành sức mạnh. Từ đó, ta mới có đc niềm tin vươn tới những thành công.

    Trả lờiXóa
  4. Đề : Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông .
    Bài làm
    Cuộc đời của một con người được ví như một con đường quanh co, đầy gian nan, đau khổ. Và cuộc sống đôi lúc cũng cần những điều gian nan, khổ sở ấy để đạt được những ước mơ, khát vọng của bản thân, con người cần phải vượt qua những thử thách. “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì long người ngại núi e sông”, câu nói đó của Nguyển Bá Học đã chỉ ra những khó khăn mà chúng ta phài, đang và đã vượt qua, đồng thời câu nói đó cũng đã chỉ ra hướng đi cho mỗi người đẩ vượt qua những trở ngại ấy.
    Lời nói của Nguyển Bá Học mang đậm ý nghĩa khuyên bảo chúng ta phải vượt qua chính bản thân mình , con đường có biết bao nhiêu chông gai, khó khăn đi chăng nữa nhưng chỉ cần ý chí của ta không nản lòng thì sẽ có thể vượt qua được. Những hình ảnh “con đường, sông, núi, ….” Trong câu nói của Nguyễn Bá Học không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là con người phải vượt qua được những khó khăn để rèn luyện ý chí của bản thân mà còn mang ý nghĩa sâu xa hơn thế. . Đường đi ở đây là cuộc sống của mỗi người. Mỗi người có có một cuộc đời, cuộc sống khác nhau và mỗi cuộc đời ấy là một con đường không giống nhau. Nhưng chúng có một điểm chung là chúng đều là những con đường khó khăn, gian nan, có biết bao nhiêu con sông , ngọn núi cản trở bước đường tiến tới thành công , vinh quang của bản thân. Những cản trở ngăn sông cách núi ấy không khó vượt qua, mọi điều phụ thuộc vào bản thân chúng ta , ý chí của chúng ta có muốn vượt qua chúng hay không.
    Mọi việc đều do bản thân ta quyết định. Nếu ngại ngùng trước những khó khăn, gian khổ thì bản thân ta sẽ trở thành những con người hèn nhát, nhu nhược, một con người chẳng bao giờ thực hiện được những điều mình muốn. Ngược lại, nếu bản thân dũng cảm, không ngại gian nan thì chúng ta sẽ nhận được những điều vinh quang. Không có việc gì vô nghĩa mà người ta lại đặt ra những câu nói để giáo huấn đời sau cả. Câu nói của Nguyển Bá Học cũng thế, có lẽ niềm tự hào về quê hương đất nước cũng thể hiện một chút ít trong đó. Đó là niểm tự hào vể sự bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm, sự kiên trì nhẫn nại tìm ra con đường cứu nước của Người…
    Đề có được cuộc sống hòa bình ngày nay. Dân tộc Việt Nam đã vươn lên từ một quá khứ thương tâm nhưng đáng tự hào. Một ngàn năm độ hộ bởi giặc Tàu, một trăm năm đô hộ bởi giặc Tây để rồi hôm nay có được một đất nước độc lập tự do. Bản thân chúng ta nên tự hào vì những vị anh hung góp phần hình thành lên đất nước này. Cuộc đời và sự nghiệp của họ chính là những bằng chứng sống động cho việc không ngại “ ngăn sông cách núi” từ Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi đến Phan Bội Châu hay Chủ Tịch Hồ Chí Minh… Quá trình tìm kiếm sự tự do, độc lập cho dân tộc của họ trải qua biết bao nhiêu khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bến nhà Rồng để tìm đường cứu nước đến năm 1924 Người quay về thành lập Đảng. Rồi từng bước giải cứu đất nước. Rõ rang chỉ với một ý chí quyết tâm , kiên cường mới thực hiện được ước mơ “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước được độc lập, tự do, nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
    Có nhưng tấm gương sang ngời về việc không ngại núi e sông như Bác nhưng đồng thời cũng có những tấm gương hổ thẹn về việc ấy. Chỉ vì sợ mà dâng hiến đất nước của cha ông cho bọn ngoại bang nhu Bảo Đại. Chúng vì cái sợ , cái lợi trước mắt mà đánh mất đi ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam . Thật đáng hổ thẹn. Họ để đất nước bị đè nén, chà đạp đau thương , phủ bỏ trách nhiệm của mình.
    Là học sinh chúng ta cần thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của mình. Đó là nghĩa vụ học tập, trau dồi vốn kiến thức cho bản thân . Hãy tự hành động chứ đừng suy nghĩ và mơ ước mà không thực hiện được.
    Lời răn dạy của cụ Nguyển Bá Học khuyên bảo chúng ta hãy vượt qua khó khăn để giành lấy vinh quang. Rút ra bài học cho bản thân nếu không có ý chí và nghị lực thì sẽ có một bức tường lớn ngăn cản con đường thành công của ta đó chinh là bản thân mỗi người.. Sống là phải nổ lực và quyết tâm, khẳng định ý chí và ngji5 lực của bản thân.

    Trả lờiXóa
  5. Họ và tên: Phan H Lê Giang
    Lớp: 10A9

    BÀI VIẾT SỐ 1

    Đề: Phân tích và làm sáng tỏ câu nói: 'Đường đi khó không khí vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông' của Nguyễn Bá Học

    Bài làm
    Học giả Nguyễn Bá Học từng viết:"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi cách, sông ngăn." Quả là một câu nói chí lí. Chẳng có con đường nào là bằng phẳng. Con đường nào rồi cũng có lúc quanh co, rồi cũng có khi băng sông cách núi. Đường đời cũng vậy! Cuộc đời có những khi ta phải đối mặt với sóng to gió lớn, có những lúc ta phải đương đầu với bão táp, phong ba. Nhưng rồi, với tất cả ý chí, nghị lực, quyết tâm, ta cũng sẽ vượt qua tất cả. Và thực tế đã chứng minh điều đó.
    Vậy câu nói trên có ý nghĩa như thế nào?Ta có thể hiểu câu nói đó là một lời khuyên dành cho những người phải vượt qua nhiều sông, lắm suối. Nếu cứ nghĩ rằng con đường phía trước gập ghềnh, khó đi bao nhiều thì ắt hẳn sẽ dễ làm ta nản chí. Vì vậy học giả Nguyễn Bá Học đã đưa ra lời nhận định trên để khuyên bảo chúng ta rằng: cần phải nỗ lực vượt qua chính mình, chỉ có vậy con đường đối với chúng ta sẽ trở nên bằng phẳng, dễ đi hơn. Nhưng ý nghĩa của câu nói phải chăng chỉ dừng lại ở việc làm thế nào để 'đi sông, đi suối'? Ẩn chứa đằng sau những câu chũ ấy là một lời khuyên thật ý nghĩa. 'Đường đi' hiểu theo nghĩa rộng hơn là cuộc sống của mỗi người. Mỗi người phải trãi qua những cuộc sống khác nhau nên con đường của mỗi người cũng khác nhau. Nhưng nó đều giống nhau ở điểm , đó là bất kể con đường nào cũng đầy rẫy những khó khăn, trắc trở, nếu muốn đạt đến vinh quang, con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, vượt qua chính bản thân mình. Và đường nhiên nếu 'ngại núi, e sông' thì con người ắt sẽ chẳng bao giờ biết đến thàn công. Không ai khác ngoài bản thân ta sẽ quyết định cho mình con đường đi đúng đắn nhất, và quan trọng là cách đi con đường ấy như thế nào
    Và điều trên đã được lịch sử nhiều lần minh chứng. Thời xưa có những Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo; ngày nay có Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu.....đã vượt qua bao chông gai, thử thách. Những con người ấy đã len lỏi vào quần chúng, nhân dân hay bôn ba ra nước ngoài, học hỏi bạn bè quốc tế để tìm bằng được con đường cứu nước- con đường giải phóng dân tộc khỏi bóng tối của chiến tranh. Ví dụ cụ thể hơn nữa là vị lãnh tụ của dân tộc - Bác Hồ. 'Con đường' của người là 'con đường' lớn, 'con đường' với muôn vàng những thử thách. Rõ ràng Bác không chỉ nghĩ về 'con đường' bản thân, Bác đã vượt qua tất cả bằng ý chí và nghị lực để đem đến ánh sáng cho dân tộc. Bên cạnh đó cũng khôn gít những con người vì 'ngại núi, e sông', chỉ muốn nhận được lợi ích từ người khác, những người ấy là gánh nặng của xã hội, rất đáng bị phê phán...
    Nói như vậy để thấy rằng, chúng ta-những người chủ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập thật tốt, trau dồi thêm kiến thức, đứng trước một việc khó hãy nghĩ tới câu nói của thầy Nguyễn Bá Học để vượt qua thử thách, vương đến thành công.
    Câu nói trên là một bài học bổ ích ở mọi thời đại, mọi lứa tuổi. Cuộc sống không bao giờ trãi đầy hoa thơm cỏ lạ, muốn tiến đến vinh quang mỗi người đều phải vượt qua thử thách

    Trả lờiXóa
  6. Họ và tên : Phạm Thị Phi Loan
    Lớp : 10A9
    Bài viết số 1
    Đề 3: Thực hiện chủ đề năm học "Sống có trách nhiệm". Anh (chị) nhận thấy mình có những trách nhiệm nào trong học tập, gia đình, xã hội...?
    Bài làm
    “Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM trong nhiều năm nay. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp. Và nhà trường chính là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục học sinh.Không những học sinh phải có trách nhiệm trong học tập,mà còn phải góp bản thân mình trong gia đình và xã hội.
    Người sống có trách nhiệm là người nhận thức được vai trò của mình,không chỉ sống cho riêng mình mà còn sống cho người khác ,góp phần làm cho đất nước tốt đẹp hơn, sẵn sàng chia sẻ, đóng góp công sức của mình vào công việc chung và thực hiện công việc đó với khả năng tốt nhất của mình. Bổn phận của mỗi người học sinh chúng ta là phải học . Nhưng mục đích của việc học là gì ? Tại sao phải học ? UNESSCO đã đề xướng mục đích học tập :”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình . Chúng ta cùng phân tích và làm rõ mục đích này .Trước hết “học để biết”.Ông cha ta có câu :”Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học “. Để trở thành người tài giỏi, có ích chúng ta phải học. Muốn học tốt chúng ta phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, hỏi han những điều chúng ta chưa biết và cần biết. Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta công nhận, chứng tỏ rằng mình là người sống có mục đích , sống có ích.Bên cạnh việc học đó chúng ta còn phải viết vận dụng, biết thực hành “Học để làm “.Chỉ học không thôi thì chưa đủ mà ta còn phải biết “làm”, biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc , đời sống. Như thế mới đúng nghĩa của việc học :“Học đi đôi với hành” Việc học rất quan trọng không chỉ đối với mỗi người chúng ta mà còn với cả xã hội xung quanh.Về gia đình,trách nhiệm của thanh niên là sống theo quan niệm “ kính trên nhường dưới” và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy .Một số nhỏ các bạn học sinh khi nhìn thấy một bà cụ lúi cúi qua đường vẫn làm ngơ bỏ đi, trong khi một em nhỏ lại đến cầm tay dắt bà qua đường . Các em được giáo dục không chưa đủ mà đòi hỏi cần phải có một môi trường trong sáng, lành mạnh.Đó là trách nhiệm của thanh thiếu niên chúng ta.Về mặt xã hội, chúng ta cần phải tạo mối quan hệ trong cuộc sống,đóng góp bản thân mình vào các công việc tập thể,cộng đồng như kết nạp Đòan,Đảng ,thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, tích cực rèn luyện đạo đức tác phong , sống lành mạnh , quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội , thực hiện tốt chủ trương .Chúng ta hãy làm gương, dẫn dắt,chung tay với nhà trường giáo dục để tương lai các em chúng ta tốt hơn, sáng sủa hơn, xã hội trở nên tốt đẹp hơn .Sống có trách nhiệm là một hành động đúng đắn. Hiện nay,có những học sinh đang sống vô trách nhiệm với xã hội,với cộng đồng , vì họ chưa tìm ra được mục đích sống của bản thân mình,chúng ta hãy phê phán họ,nhưng cũng hãy chỉ ra những phương hướng giúp họ hiểu được giá trị thật của việc sống có trách nhiệm.Đầu tiên,ta phải tự có trách nhiệm với bản thân mình, phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm, đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho ta điều gì là quan trọng, và “việc hôm nay chớ để ngày mai”, tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề và liên tục thử thách chính mình,về gia đình và xã hội,chúng ta hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình. Biết phê phán , đấu tranh với mọi hành vi đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và dân tộc .
    Tóm lại,theo xu hướng “ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa” của đất nước ngày hôm nay,tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với việc học tập,gia đình và xã hội là điều không thể thiếu.Chúng ta hãy cố gắng phấn đấu, thực hiện “ Năm điều Bác Hồ dạy” ngay từ ghế nhà trường để ngày càng xây dựng xã hội thêm hùng mạnh ,phát triển.

    Trả lờiXóa
  7. Đề bài: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học).
    Trong một tờ báo, tôi đã đọc được câu nói của một nghệ sĩ khá nổi tiếng là: “Đời người chỉ là một dãy phố không hơn,và người ta cứ phải đi mãi, đi tiếp cho đến hết con đường của mình”. Câu nói tuy định vị được chiều dài của cuộc đời, nhưng lại phảng phất sự chán nản và mệt mỏi. Đột nhiên, tôi nghĩ giá như người nghệ sĩ đó đọc được câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Lời khuyên ấy có thể coi là một cẩm nang cho cuộc sống.
    Câu nói đó thể hiện sự toàn mỹ của cả hình thức lẫn nội dung. Điều đặc biệt là sự lặp đi lặp lại từ “khó” đến ba lần. Tuy được lặp lại ba lần nhưng ý nghĩa của mỗi lần từ “khó” lặp lại là hoàn toàn khác nhau. Do đó có thể nhận định đây là mấu chốt đóng vai trò nguyên nhân và gợi hướng giải quyết cho toàn câu. Từ thứ nhất gắn với từ “đường đi”. Dù đường đi mang nghĩa thực hay ẩn dụ để chỉ đường đời : không gian nào trắc trở, khó ở đây được dùng để nhấn mạnh một tính chất khách quan. Ngay sau đó, tác giả sợ tính bi quan của ba chữ đầu có thể làm chìm ý tưởng của câu nên đã đặt tiếp theo một từ mang giá trị “không khó”. Từ này với chức năng của màu sắc phủ định từ “khó” thứ nhất, nhưng về nghĩa chung lại đề cập đến khả năng có thể khắc phục. Chữ “khó” thứ ba thì hoàn toàn là cái nhìn chủ quan của con người trước thực tại. Minh chứng cho điều đó là cụm từ: “vì lòng người” ngay sau đó. Ba trạng thái khác nhau của cùng một từ “khó”, Nguyễn Bá Học đã bày ra : một là sự khó khăn khách quan do thực thể vật chất hoặc do những trở ngại trên đường đời gây nên, hai là sự nhận thức chủ quan của con người trước khách quan ấy. Hai đối tác ấy có thể hoà nhập vào nhau mà nhân tố chủ yếu là tinh thần vượt khó, sự quyết tâm để nhận ra rằng điều ấy là không “khó”. Trong câu nói của Nguyễn Bá Học có sử dụng tính ẩn dụ của hai từ “sông” và “núi”. Cặp từ “sông” và “núi” mang hai ý nghĩa, một là đại diện cho những vật thể hùng vĩ của tự nhiên, hai là sự hình tượng hoá những khó khăn to lớn trở ngại trên đường đời. Nguyễn Bá Học đã đưa ra một nhận định: “Tất cả khó khăn dù là vật thể hay chính con người đều có thể vượt qua bằng ý chí và nghị lực của mình. Đường đời của mỗi con người đều không bao giờ bằng phẳng, mỗi người đều có những trở ngại “ngăn sông cách núi” của riêng mình. Điều quan trọng là sự thành công của mỗi người, chính là dám vượt qua những khó khăn ấy. Đó chính là sự thử thách để luyện con người trước khó khăn. Nói như vậy không phải là ủng hộ những người nông nổi cứ thấy khó khăn là ào đến mà không suy nghĩ. Nhiệt tình, xông xáo là rất tốt nhưng cần phải có sự đánh giá của mình để ước lượng sự khó khăn và sức mình. Từ đó, tìm ra cách tốt nhất nhằm đạt đến thành công cao nhất để vượt qua khó khăn. Nếu dân Việt Nam khiếp sợ trước thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ với các vũ khí giết người tối tân thì ngày nay, chúng ta không thể có được một đất nước tươi đẹp. Trang sử Việt Nam không thể chói ngời lên những chiến tích vì đất nước anh hùng. Kết thúc hai cuộc kháng chiến, Việt Nam bước lên xây dựng xã hội. Nhân dân ta đã đồng tâm hiệp lực san bằng khó khăn, đem lại những kết quả khích lệ trong nền kinh tế, giáo dục, . . . . Trước mắt chúng ta còn rất nhiều “ngăn sông cách núi” phải vượt qua và san lấp. Rõ ràng ý nghĩa cũa câu nói không chỉ dừng ở không gian tự nhiên mà còn nâng độ chuẩn xác lên phạm vi rộng lớn về đường đi của một quốc gia.
    Hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa cũa câu nói, ta càng thán phục đôi mắt nhận thức hết sức hợp lý cho những khó khăn trên đường đời, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Nguyễn Bá Học. Khó khăn vẫn còn nhiều, đòi hỏi chúng ta sáng suốt, nhanh nhạy dự đoán trước.

    Trả lờiXóa
  8. Họ và tên : Phang Nguyễn Phương Vy
    Lớp : 10A9
    Đề bài: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học).
    Trong một tờ báo, tôi đã đọc được câu nói của một nghệ sĩ khá nổi tiếng là: “Đời người chỉ là một dãy phố không hơn,và người ta cứ phải đi mãi, đi tiếp cho đến hết con đường của mình”. Câu nói tuy định vị được chiều dài của cuộc đời, nhưng lại phảng phất sự chán nản và mệt mỏi. Đột nhiên, tôi nghĩ giá như người nghệ sĩ đó đọc được câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Lời khuyên ấy có thể coi là một cẩm nang cho cuộc sống.
    Câu nói đó thể hiện sự toàn mỹ của cả hình thức lẫn nội dung. Điều đặc biệt là sự lặp đi lặp lại từ “khó” đến ba lần. Tuy được lặp lại ba lần nhưng ý nghĩa của mỗi lần từ “khó” lặp lại là hoàn toàn khác nhau. Do đó có thể nhận định đây là mấu chốt đóng vai trò nguyên nhân và gợi hướng giải quyết cho toàn câu. Từ thứ nhất gắn với từ “đường đi”. Dù đường đi mang nghĩa thực hay ẩn dụ để chỉ đường đời : không gian nào trắc trở, khó ở đây được dùng để nhấn mạnh một tính chất khách quan. Ngay sau đó, tác giả sợ tính bi quan của ba chữ đầu có thể làm chìm ý tưởng của câu nên đã đặt tiếp theo một từ mang giá trị “không khó”. Từ này với chức năng của màu sắc phủ định từ “khó” thứ nhất, nhưng về nghĩa chung lại đề cập đến khả năng có thể khắc phục. Chữ “khó” thứ ba thì hoàn toàn là cái nhìn chủ quan của con người trước thực tại. Minh chứng cho điều đó là cụm từ: “vì lòng người” ngay sau đó. Ba trạng thái khác nhau của cùng một từ “khó”, Nguyễn Bá Học đã bày ra : một là sự khó khăn khách quan do thực thể vật chất hoặc do những trở ngại trên đường đời gây nên, hai là sự nhận thức chủ quan của con người trước khách quan ấy. Hai đối tác ấy có thể hoà nhập vào nhau mà nhân tố chủ yếu là tinh thần vượt khó, sự quyết tâm để nhận ra rằng điều ấy là không “khó”. Trong câu nói của Nguyễn Bá Học có sử dụng tính ẩn dụ của hai từ “sông” và “núi”. Cặp từ “sông” và “núi” mang hai ý nghĩa, một là đại diện cho những vật thể hùng vĩ của tự nhiên, hai là sự hình tượng hoá những khó khăn to lớn trở ngại trên đường đời. Nguyễn Bá Học đã đưa ra một nhận định: “Tất cả khó khăn dù là vật thể hay chính con người đều có thể vượt qua bằng ý chí và nghị lực của mình. Đường đời của mỗi con người đều không bao giờ bằng phẳng, mỗi người đều có những trở ngại “ngăn sông cách núi” của riêng mình. Điều quan trọng là sự thành công của mỗi người, chính là dám vượt qua những khó khăn ấy. Đó chính là sự thử thách để luyện con người trước khó khăn. Nói như vậy không phải là ủng hộ những người nông nổi cứ thấy khó khăn là ào đến mà không suy nghĩ. Nhiệt tình, xông xáo là rất tốt nhưng cần phải có sự đánh giá của mình để ước lượng sự khó khăn và sức mình. Từ đó, tìm ra cách tốt nhất nhằm đạt đến thành công cao nhất để vượt qua khó khăn. Nếu dân Việt Nam khiếp sợ trước thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ với các vũ khí giết người tối tân thì ngày nay, chúng ta không thể có được một đất nước tươi đẹp. Trang sử Việt Nam không thể chói ngời lên những chiến tích vì đất nước anh hùng. Kết thúc hai cuộc kháng chiến, Việt Nam bước lên xây dựng xã hội. Nhân dân ta đã đồng tâm hiệp lực san bằng khó khăn, đem lại những kết quả khích lệ trong nền kinh tế, giáo dục, . . . . Trước mắt chúng ta còn rất nhiều “ngăn sông cách núi” phải vượt qua và san lấp. Rõ ràng ý nghĩa cũa câu nói không chỉ dừng ở không gian tự nhiên mà còn nâng độ chuẩn xác lên phạm vi rộng lớn về đường đi của một quốc gia.
    Hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa cũa câu nói, ta càng thán phục đôi mắt nhận thức hết sức hợp lý cho những khó khăn trên đường đời, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Nguyễn Bá Học. Khó khăn vẫn còn nhiều, đòi hỏi chúng ta sáng suốt, nhanh nhạy dự đoán trước.

    Trả lờiXóa
  9. Đề bài: " Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông"
    Ý kiến của anh ( chị) về nhận định trên của Nguyễn Bá Ngọc.

    Bài Làm
    Trong chúng ta không ai là hòan hảo và cũng không ai ngừng cố gắng trở nên hòan hảo. Mọi người đều có những mục tiêu và hòai bão khác nhau. Ai cũng muốn vươn lên và hòa nhập vào xã hội, tham gia vào guồng máy lao động nhộn nhịp. Nhưng để đến với ước mơ của mình, ta phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách mà thử thách lớn nhất đó chính là bản thân ta. Như câu nói của Nguyễn Bá Ngọc :" Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" cũng nhằm nhắc nhở, động viên mọi người phải kiên trì và không nản lòng trước những gian lao, nguy khó.
    Nếu trong một bản nhạc có những cung bậc cao thấp thì cuộc sống của chúng ta cũng có những thăng trầm khác nhau.
    Trong nhận định của Nguyễn Bá Ngọc, " Đường đi khó" - Đó là những mục tiêu và hòai bão mà ta không chắc chắn là sẽ đạt được, là một quá trình học hỏi và luyện tập cố gắng không ngừng. " Núi" và "Sông" là hai sự vật to lớn, sâu và dài, rất khó vượt qua nếu không có ý chí và bản lĩnh. Nó tượng trưng cho những rào rản, khó khăn ngăn bước ta đến với thành công. Câu nói ấy không chỉ là một nhận định cá nhân mà còn là kinh nghiệm quý báu cho những ai có mục tiêu sống. Muốn có được những gì mong ước , ta phải thực sự đam mê, thậm chí còn gặp phải những thất bại. Từ những cái khó, từ những kinh nghiệm thực tế ấy, thế giới mới tạo ra những con người sống và biết cách sống, biết cách vươn lên thật mạnh mẽ và hữu ích.
    Ai cũng thấm thía sự mất mát trong chiến tranh khi chứng kiến người mẹ mất con, vợ mất chồng và con xa bố... Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về vũ khí đã khiến những trái tim yêu nước tưởng như quỵ ngã.... Nhưng vượt lên trên tất cả, không vì khó khăn mà nhân dân ta nản lòng, chịu nhún nhường trước quân địch. Họ vẫn đứng lên, hoà mình vào làn sóng đập tan ách thống trị và giành quyền làm chủ đất nước mình. Hay như trong xã hội hiện đại, một chiếc cúp vô địch thế giới, bài kiểm tra điểm mười hay chỉ là những bước chân đau nhói của một bệnh nhân bị chấn thương cột sống... tất nhiên, không phải là chuyện dễ. Nhưng bằng ý chí, bằng niềm tin vượt qua "Sông", vượt qua "Núi" họ vẫn không từ bỏ giấc mơ đến vinh quang.
    Nhận định của Nguyễn Bá Ngọc tuy đã rất lâu nhưng vẫn luôn quý giá cho những ai mau nản lòng trước nguy khó. Nó không hướng ta đến những ước mơ viển vông xa vời mà chỉ khích lệ ta hết mình khi làm việc và học tập, theo đuổi mục tiêu đến cùng và bên cạnh đó lắng nghe ý kiến từ xung quanh để cải thiên mình tốt hơn. Nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh với những ai dùng vật chất để mua danh chuộc lợi cho bản thân mình, đánh mất sự công bằng trong cuộc sống.
    Biên giới giữa thành công và thất bại đó chính là lòng người. Với nhận định của Nguyễn Bá Ngọc, thế hệ trẻ càng có thêm một bài học làm hành trang quý báu trên con đường học vấn và làm chủ đất nước. Thế hệ học sinh, sinh viên đã đang và sẽ luôn lấy đất nước làm điểm tựa để học hỏi, hoà mình vào bầu trời tri thức của thế giới. Đó là lời khuyên quý giá tạc vào thời gian, không bao giờ phai mờ.

    Trả lờiXóa
  10. Trong chúng ta không ai là hòan hảo và cũng không ai ngừng cố gắng trở nên hòan hảo. Mọi người đều có những mục tiêu và hòai bão khác nhau. Ai cũng muốn vươn lên và hòa nhập vào xã hội, tham gia vào guồng máy lao động nhộn nhịp. Nhưng để đến với ước mơ của mình, ta phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách mà thử thách lớn nhất đó chính là bản thân ta. Như câu nói của Nguyễn Bá Ngọc :" Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" cũng nhằm nhắc nhở, động viên mọi người phải kiên trì và không nản lòng trước những gian lao, nguy khó.
    Nếu trong một bản nhạc có những cung bậc cao thấp thì cuộc sống của chúng ta cũng có những thăng trầm khác nhau.
    Trong nhận định của Nguyễn Bá Ngọc, " Đường đi khó" - Đó là những mục tiêu và hòai bão mà ta không chắc chắn là sẽ đạt được, là một quá trình học hỏi và luyện tập cố gắng không ngừng. " Núi" và "Sông" là hai sự vật to lớn, sâu và dài, rất khó vượt qua nếu không có ý chí và bản lĩnh. Nó tượng trưng cho những rào rản, khó khăn ngăn bước ta đến với thành công. Câu nói ấy không chỉ là một nhận định cá nhân mà còn là kinh nghiệm quý báu cho những ai có mục tiêu sống. Muốn có được những gì mong ước , ta phải thực sự đam mê, thậm chí còn gặp phải những thất bại. Từ những cái khó, từ những kinh nghiệm thực tế ấy, thế giới mới tạo ra những con người sống và biết cách sống, biết cách vươn lên thật mạnh mẽ và hữu ích.
    Ai cũng thấm thía sự mất mát trong chiến tranh khi chứng kiến người mẹ mất con, vợ mất chồng và con xa bố... Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về vũ khí đã khiến những trái tim yêu nước tưởng như quỵ ngã.... Nhưng vượt lên trên tất cả, không vì khó khăn mà nhân dân ta nản lòng, chịu nhún nhường trước quân địch. Họ vẫn đứng lên, hoà mình vào làn sóng đập tan ách thống trị và giành quyền làm chủ đất nước mình. Hay như trong xã hội hiện đại, một chiếc cúp vô địch thế giới, bài kiểm tra điểm mười hay chỉ là những bước chân đau nhói của một bệnh nhân bị chấn thương cột sống... tất nhiên, không phải là chuyện dễ. Nhưng bằng ý chí, bằng niềm tin vượt qua "Sông", vượt qua "Núi" họ vẫn không từ bỏ giấc mơ đến vinh quang.
    Nhận định của Nguyễn Bá Ngọc tuy đã rất lâu nhưng vẫn luôn quý giá cho những ai mau nản lòng trước nguy khó. Nó không hướng ta đến những ước mơ viển vông xa vời mà chỉ khích lệ ta hết mình khi làm việc và học tập, theo đuổi mục tiêu đến cùng và bên cạnh đó lắng nghe ý kiến từ xung quanh để cải thiên mình tốt hơn. Nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh với những ai dùng vật chất để mua danh chuộc lợi cho bản thân mình, đánh mất sự công bằng trong cuộc sống.
    Biên giới giữa thành công và thất bại đó chính là lòng người. Với nhận định của Nguyễn Bá Ngọc, thế hệ trẻ càng có thêm một bài học làm hành trang quý báu trên con đường học vấn và làm chủ đất nước. Thế hệ học sinh, sinh viên đã đang và sẽ luôn lấy đất nước làm điểm tựa để học hỏi, hoà mình vào bầu trời tri thức của thế giới. Đó là lời khuyên quý giá tạc vào thời gian, không bao giờ phai mờ.
    Nguyễn Ngọc Linh - 10A9

    Trả lờiXóa
  11. Tên: Lê Nhất Duy(5)
    Lớp:10a9
    Bài viết số 1
    Đề 3: Năm học 2009-2010, Bộ giáo dục đã phát động đề tài:”Sống có trách nhiệm”.Anh (chị) hãy xác định trách nhiệm của bản thân đối với việc học .
    Bài làm
    Là công dân của một đất nước, tuỳ theo giai cấp,tuổi tác mà mỗi người sẽ mang trong mình những trách nhiệm khác nhau đối với quê hương, Tổ quốc.Học tập được xem là công việc quan trọng hàng đầu của người học sinh.Đặc biệt,trong năm học 2009-2010 này,Bộ giáo dục đã phát động đề tài:”Sống có trách nhiệm” càng cho thấy trách nhiệm quan trọng của học sinh trong việc học.
    “Sống có trách nhiệm” là sống không chỉ biết đến bản thân mà còn phải biết chú ý,quan tâm đến xã hội xung quanh;góp phần chung tay vào việc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng văn minh,hiện đại.Một người học sinh sống có trách nhiệm là người hoàn thành tốt công việc học tập của mình.
    Tại sao việc học tập lại quan trọng như vậy?Những học sinh,sinh viên chúng ta ngày nay-cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước mai sau-có trách nhiệm rất lớn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà các thế hệ di trước đã cố công gìn giữ.Để thực hiện được điều đó,thế hệ trẻ chúng ta phải là những con người có kiến thức và phẩm chất tốt.Chỉ có chuyên cần học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức ngay từ bây giờ thì ta mới có đủ khả năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau.Bác Hồ-vị lãnh tụ kính yêu-của chúng ta-là một tấm gương soi sáng cho mọi người,Bác đã không ngừng ra sức học tập cả cuộc đời để giành giữ,bảo vệ đất nước Việt Nam ta.Ngày nay, vẫn còn không ít những bạn trẻ học tập thật tốt và mang về vinh quang cho Tổ quốc.Vì vậy,có thể khẳng định rằng thế hệ học sinh chúng ta có trách nhiệm rất lớn trong việc học tập của mình.
    Chúng ta cần ca ngợi,tán dương những tấm gương hiếu học,mang về vinh quang cho đất nước và đồng thời, phê phán những người chỉ biết vui chơi,không lo học tập vì chính họ sẽ trở thành những gánh nặng cho gia đình và xã hội.
    Bản thân là những người học sinh,sinh viên,chúng ta hãy cùng nhau cố gắng trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức thật tốt,không ngừng tiếp cận với những nền văn minh trên thế giới để có thêm được nhiều kiến thức.Ngoài việc học tập trong trường lớp,chúng ta nên tham gia các hoạt động của đoàn,đội để chui rèn thêm cho bản thân mình.Còn đối với gia đình và xã hội nên không ngừng động viên,tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học tập của con em mình và tổ chức những chương trình giúp đỡ những trẻ em không có đủ điều kiện học tập.
    Tóm lại,học tập vừa là trách nhiệm,vừa là niềm vinh hạnh của học sinh chúng ta.Vì thế, thế hệ trẻ chúng ta hãy cố gắng hết sức để tiếp tục sự nghiệp của cha anh.

    Trả lờiXóa
  12. Các bạn nhớ dùng font Unicode (Arial hoặc Time new Roman nha)

    Trả lờiXóa
  13. Các em nhớ ghi lại "TÊN-LỚP-SỐ THỨ TỰ" của mình khi gửi bài viết nha
    -Cách 1: Nếu chọn "ẨN DANH" thì ghi lại "TÊN-LỚP-SỐ THỨ TỰ" của mình ngay trước bài viết.
    -Cách 2: Chọn "TÊN/URL" rồi ghi lại "TÊN-LỚP-SỐ THỨ TỰ" của mình trong mục "TÊN" (Bỏ trống mục còn lại)
    Các em cũng nhớ phải nhấp chọn "ĐĂNG NHẬN XÉT"thì bài viết mới được đăng trên Blog đó nha.
    Chúc Thành công --->>>

    Trả lờiXóa
  14. "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi
    Mà khó vì hột cát trong chân".
    Một tác giả nước ngoài đã nói tương tự Nguyễn Bá Học. Sự ngán ngại luôn ám ta trên mỗi chặng đường. Hạt cát tuy nhỏ nhưng in vào thần kinh, cân não của ta, và từ sự cộng hưởng đó nó vụt trở nên to lớn phi thường.
    Tuy nhiên ta lại quên đi một động tác thật giản di là ngồi xuống, tháo chiếc giày ra và trút bỏ nó. Trái lại ta cứ rên siết ngày này qua tháng nọ làm uổng phí cuộc sống...

    Trả lờiXóa
  15. bai viet ve hai kong trong hoc tap va thi cu dau dui

    Trả lờiXóa
  16. làm hộ mình đề 5

    Trả lờiXóa