Tìm kiếm Blog này

14 thg 10, 2011

Thực hiện nội quy-Trách nhiện hay Bổn phận?

Họ và tên: LÊ NGỌC VÂN TRÂM

Lớp: 10A8 -DE 2

Bài viết số 1

Trong xã hội hiện nay, ngành giáo dục là một ngành trọng điểm phát triển của xã hội mà trong đó kỷ luật học đường là một trong những vấn đề quan trọng cần được đề cao quan tâm, thực hiện như nội quy trường học: “Toàn thể học sinh THPT Võ Thị Sáu phải nghiêm túc chấp hành đúng nội quy nhà trường”.

Theo như chúng ta đã biết, kỷ luật là những phép tắc được đưa ra để ngăn ngừa sự phóng túng có thể làm hại cho bản thân hay người khác, còn nội quy trường học là quy định của mọi cơ sở giáo dục, trường học đề ra và yêu cầu học sinh nghiêm túc chấp hành, nhằm đảm bảo kỷ luật, nề nếp của trường học và tác phong của học sinh để mọi học sinh cần ghi nhớ và nghiêm túc chấp hành để có thể trở thành một học sinh ngoan, một con người tốt. Nội quy nhà trường còn đề cao sự công bằng trong thi cử, để chất lượng học tập của mọi học sinh được nắm bắt rõ ràng.

Nghiêm túc chấp hành nội quy là một việc đúng đắn, sẽ tạo ra cho mọi học sinh một thói quen học tập tốt cũng như rèn luyện đạo đức, nhân cách của ta hoàn thiện hơn. Thực hiện nội quy học sinh không những giúp ta bảo vệ an toàn mình và những người xung quanh như việc không hút thuốc, uống rượu, không đánh nhau… trong trường học, ngoài ra còn tạo ra nếp sống văn minh, đầy chất thẩm mỹ, để giảng đường của chúng ta luôn duy trì được vẻ tôn nghiêm của riêng nó, điều đó được thể hiển qua tác phong gọn gàng, cử chỉ lịch sự lễ phép của mỗi học sinh.

Chấp hành nghiêm túc nội quy trường học không những mang đến vẻ đẹp mỹ quang cho bộ mặt trường học mà còn mang lại nhiều lợi ích cho bản thần từng học sinh. Ấy vậy mà, thực tế hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành nội quy trường học, luôn vi phạm những điều cấm của nhà trường như đánh bài, uống rượu bia trong trường không lễ phép với giáo viên, công nhân viên trong trường, trở thành một học sinh cá biệt, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khoẽ của bản than mà còn làm phiền đến những người xung quanh khiến mọi người xa lánh các bạn ấy còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng nhà trường khi chửi thề, hoặc tác phong quá tuỳ tiện lôi thôi khi đến trường… Điều tệ hại là khi một học sinh vi phạm sẽ kéo theo nhiều bạn khác.

Chấp hành nghiêm túc nội quy nhà trường là một hành động tốt mà mọi học sinh phải ý thức thực hiện. Để sống trong một thế giới văn minh kỷ luật mỗi học sinh phải cố gắng hơn nữa tạo ra một môi trường học tập tốt, mang lại lợi ích học tập cho từng cá nhân, cao xa hơn nữa là mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

“Toàn thể học sinh trường THPT Võ Thị Sáu phải nghiêm túc chấp hành nội quy của nhà trường” là một yêu cầu của nhà trường đối với tất cả học sinh về việc tuân thủ kỷ luật, nội quy nhà trường. Để tương lai có thể trở thành một người có ích cho xã hội. Ngay từ hôm nay chúng ta hãy tự rèn luyện bản than theo những chuẩn mực có thể mà cơ bản là nội quy trường học của mình.

Tôn sư trọng đạo

Họ và Tên: Nguyễn Mỹ Tuyền
Lớp: 10A8
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh chị trước tư tưởng của nhân dân ta về tôn sư trọng đạo
Bài làm
“Tôn sư trọng đạo” không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta . Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức , con người còn văn minh thì người thày còn được tôn trọng . Vì thế , dù thời kì lịch sử nào , dù xã hội nào “tôn sư trọng đạo”vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp và cần thiết cần được giữ gìn và phát huy . Đó là yếu tố quan trọng làm nên lối sống đạo đức của xã hội loài người.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng ý nghĩa rất sâu sắc về Đạo và Thầy . Những câu nói ấy vừa tôn vinh người thầy , vừa nhắc nhỡ con cháu biết sống cho phải đạo làm người . Thầy là người vạch đường chỉ lối cho ta “Không thầy đố mày làm nên” . Vì thế vị trí người thầy được đặt ngang hang với vị trí cha mẹ: “Công cha , nghĩa mẹ , ơn thầy” . Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình :
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được tôn trọng “nhất tự vi sư , bán tự vi sư” . Bởi vậy “tôn sự trọng đạo” không còn là quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức . Thời xưa Platôn , Aritxtôt , Khổng Tử , … từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò . Ngày nay , người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” . Dù ở phương Đông hay phương Tây dù mối quan hệ thầy trò có bình đẵng đến đâu , gần gũi đến đâu thì ranh giới thầy trò , vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế , vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn . Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng , nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất . Về phía học sinh , bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn , thực hiện đúng đạo làm trò , kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo , đã có không ít chợt quên đi đạo nghĩa thầy trò . Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò , làm buồn lòng các thấy cô . Đã có những câu truyện đau lòng các thầy cô giáo . đã có những câu chuyện mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô , vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bão chúng em những điều hay lẽ phải , truyền đạt những tinh hoa tri thức nhân loại . Xã hội đã và đang tiếp tục lên án những học sinh đó . Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm bút viết lên tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng rõ nét , rõ chữ nhất chính là thấy cô giáo . Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức , biểu hiện của văn minh , tiến bộ . “Đạo” không chỉ dừng lại ở đạo làm trò , ở những hình thức , thái độ ứng xử với người thầy mà còn là vấn đề đạo đức xã hội . Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành , tiếp thu tri thức . Vì thế , vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi , từ người truyền đạt tri thức đã trở thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tương lại rộng mở phía trước , dù xã hội có đi đến đâu , xã hội ấy vẫn có những người muốn học , muốn thực hiện nhiệm vụ dạy bão người đời sau . Trong cuộc sống ngày nay , khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩ về vấn đề “Tôn sư trọng đạo” cần được tiếp tục thừa kế và phát huy hơn nữa.
Tóm lại , tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta . Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường , chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này . Tôn sư trọng đạo cần được quan tâm hơn nữa.

Tôn sư - Trọng đạo

Đề bài:
Câu ca dao :” Muốn sang phải bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.
Có còn giữ nguyên giá trị ngày hôm nay?

Bài Làm

Trong xã hội ngày nay, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ việc học rất quan trọng. Các thầy cô giáo truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Nhưng có nhiều học sinh chúng ta không biết quý trọng thầy cô, họ chỉ xem những lời giảng của các thầy cô như là “Nước đổ lá môn”. Điều đó trái với ý nghĩa của câu ca dao sau:

“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”


“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều” có nghĩa là muốn đi sang sông thì phải bắc cầu, nhưng tại sao lại là cầu Kiều? Đó là loại cầu hình cong như cái yên ngựa, chỉ thấy ở những nhà giàu sanh quý tộc ở thời xưa. Muốn con giỏi giang, tiến tới thành công thì phải biết yêu quý kính trọng thầy cô. Và để thực hiện công việc ấy, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20/11, thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô. Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Như các câu ca dao tục ngữ khác nói về tính “Tôn sư trọng đạo” :

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.


Nếu không có các người lái đò ấy đưa chúng ta qua sông thì chúng ta đã không có ngày hôm nay. Chúng ta đã không được ngồi trong mái trường cấp III này.


Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

Kính thầy - Yêu bạn, Lễ phép ...

ĐỀ: Suy nghĩ ,hành động cụ thể của anh (chị) về quy định trong nội quy THPT Võ Thị Sáu:”Học sinh phải kính thầy ,yêu bạn, thực hiện lối sống văn hoá,trang phục gọn gang phù hợp với lối sống học sinh”
BÀI LÀM
Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ,dạy kiến thức mà còn là nơi dạy lễ nghĩa,cách đối nhân xử thế và dạy cả những lối sống lành mạnh cho học sinh.Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường học sinh đã biết tuân thủ những nội quy mà trường đề ra để rèn luyện nhân cách cho mình thật tốt. Điều đó cũng được đặt ra trong nội quy THPT Võ Thị Sáu:” Học sinh phải kính thầy,yêu bạn, thực hiện lối sống văn hoá,trang phục gọn gàng phù hợp với lối sống học sinh”
Nội quy trên là muốn khuyên học sinh phải biết kính trọng ,lễ phép với thầy cô,yêu mến ,than thiện với bạn bè và có một lối sống lành mạnh ,trang phuc gọn gàng ,sạch sẽ.Chúng ta có thể thấy rất nhiều những biểu hiện về quy định này trong môi trường học đường.Các bạn học sinh nói chuyện,xưng hô với rất lễ phép với thầy cô,gặp thầy cô dù không dạy mình nhưng vẫn cuối đầu chào.Còn đối với bạn bè luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập.Kông chỉ vậy,các bạn còn thể hiện mình là những công dân nhỏ tuổi có văn hoá khi không nói tục chữi thề,không tham gia bài bạc, có một lối sống vô cùng lành mạnh.Khi đến trường các bạn có đồng phục gọn gàng-một nét đẹp của học sinh thì ngoài trường các bạn vẫn giữ được nét trong , hồn nhiên với trang phục đời thường giản dị.
Việc có quy định này trong bản nội quy của trường là một điều rất đúng đắn,cần thiết và vô cùng bổ ích cho học sinh.Nhà trường đưa ra quy định cũng chính là hướng cho các em đi theo 1 con đường đúng đắn để trở thành một học sinh tốt ở hiện tại và một công dân tốt trong tương lai.Nhờ quy định này mà học sinh biết được đâu là điều tốt mình nên làm hay mình còn đang thiếu sót những điểm nào để sửa chữa.Quy định”thực hiện nếp sống văn hoá”giúp các học sinh hiểu rằng mình cần phải là một công dân có văn hoá ngay từ lúc nay chứ không phải việc sống có văn hoá là nhiệm vụ của những người trưởng thành ngoài xã hội.Cũng như quy định “trang phục gọn gàng phù hợp với lối sống học sinh”giúp các em yêu mến,tuân thủ đồng phục đi học mặc nghiêm chỉnh tạo nên nát đẹp hồn nhiên tuổi học trò và biết được rằng ở lứa tuổi mình mặc gọn gàng, giản dị mới là đẹp nhất.Ví vậy,quy định này rất cần thiết và quan trọng đối với học sinh.Nó như một trong những bản chỉ dẫn hướng dẫn các em cách đi trên con đường bước vào cuộc đời mà cụ thể hơn là ở “trạm” trường học
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng đồng tình, nghiêm túc chấp hành nội quy này.Một số em tỏ ra vô lễ với giáo viên,có đôi khi còn hành hung cả giáo viên -những người đả dạy dỗ mình.Bằng chứng của những hành động đó là càng ngày vấn đề bạo lực học đường càng đến mức báo động.Còn cách ăn mặc thì chải chuốt phấn son.Thái độ cua những học sinh ấy trước quy định này thật đáng chê trách.Những học sinh cố tình vi phạm nội quy nhà trường là những học sinh đáng báo động về nhân cách Nếu còn là học sinh mà đã ngang ngạnh không coi nội quy trường ra gì thì sau này đến pháp luật,kỉ cương thi sẽ như thế nào?Vì vậy cần có những biện pháp răn đe,giáo dục hướng các học sinh không tuân thủ quy định này trở nên vui vẻ chấp hành và yêu mến nội quy
Là một thành viên mới của đại gia đình THPT Võ Thị Sáu em rất tán thành và tự hào khi có quy định này trong nội quy trường.Em xin hứa sẽ nghiêm túc,tự nguyện và vui vẻ chấp hành quy định cũng như là tuyên truyền các bạn khác thực hiện thật tốt.Em còn sẽ giao lưu quy định này của trường mình cho các bạn hoc sinh trường khác hưởng ứng vì em rất tự hào về quy định của trường em.
------
Bảo Hân -10a8 -2011-2012