Tìm kiếm Blog này

14 thg 10, 2011

Tôn sư - Trọng đạo

Đề bài:
Câu ca dao :” Muốn sang phải bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.
Có còn giữ nguyên giá trị ngày hôm nay?

Bài Làm

Trong xã hội ngày nay, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ việc học rất quan trọng. Các thầy cô giáo truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Nhưng có nhiều học sinh chúng ta không biết quý trọng thầy cô, họ chỉ xem những lời giảng của các thầy cô như là “Nước đổ lá môn”. Điều đó trái với ý nghĩa của câu ca dao sau:

“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”


“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều” có nghĩa là muốn đi sang sông thì phải bắc cầu, nhưng tại sao lại là cầu Kiều? Đó là loại cầu hình cong như cái yên ngựa, chỉ thấy ở những nhà giàu sanh quý tộc ở thời xưa. Muốn con giỏi giang, tiến tới thành công thì phải biết yêu quý kính trọng thầy cô. Và để thực hiện công việc ấy, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20/11, thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô. Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Như các câu ca dao tục ngữ khác nói về tính “Tôn sư trọng đạo” :

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.


Nếu không có các người lái đò ấy đưa chúng ta qua sông thì chúng ta đã không có ngày hôm nay. Chúng ta đã không được ngồi trong mái trường cấp III này.


Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét