Tìm kiếm Blog này

1 thg 12, 2012

8 câu đầu ĐT " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"


Trần Công Minh-10A8(2)
Nghị luận 8 câu thơ đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
                                                                Bài Làm
                 “Chinh phụ ngâm khúc” bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn,một danh sĩ hiếu học,tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Việt Nam-đã được sự hóa thân kì diệu qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là sự thể hiện sâu sắc nhất cảm hứng nhân đạo và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của áng thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ,nhất là tám câu đầu đoạn trích “TCLLCNCP”:
                          “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?
                           Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                           Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bong người khá thương.”
               Ngôi nhà,phòng khuê giờ đâu trở nên thật tối tăm,chật chội.Người vợ trẻ dường như đã chờ chồng từ lâu lắm rồi.Nàng luôn khắc khoải mong chờ chồng,nỗi cô đơn như bao trùm lấy nàng:
                         “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?”
               Nàng dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Cái cô đơn ,khắc khoải ở trong tâm trí đã len lỏi, gậm nhấm nàng để rồi nó hiện thành hình hài qua dáng vẻ thơ thơ,thẩn thẩn như người mất hôn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.Giữa không gian tịch mịch,tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc Dáng vẻ ủ ê,ngao ngán,bề ngoài gầy gò khắc sâu,hằn nếp nỗi đau trong tim.nàng thật bơ bơ,lạc lõng,lại đáng thương quá đỗi. Nàng biết làm gì đây khi ngày lại tiếp ngày,đêm lại tàn đêm trong nỗi nhớ mong vô vọng. Hết ngồi lại đứng,hết đứng lại đi,tâm trạng bồn chồn,buông rèm xuống lại kéo rèm lên,chỉ một mình một bóng giữa đêm khuya..Đã lâu lắm rồi “thước chẳng mách tin” không có một lá thư,cũng không có người thân qua lại.
               Nội tâm của nhân vật gần như được lột tả trọn vẹn từ dáng vẻ bên ngoài đến những xáo trộn bên trong.Đạp lại cho những mong mỏi của nàng chỉ có một sự im lặng, im lặng đến rợn người. Nàng không khóc mà ta như cảm được bao dòng lệ chứa chan tủi hờn đã cạn,đã thấm sâu vào nỗi buồn mênh mang không lối thoát.
                             “Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối
                              Muộn chứa đầy hãy thổi thành cơm.”
               Trong sự cô đơn,lẻ loi người chinh phụ lại càng mong có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình:
                           “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                              Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
                Có ai hay cho cảnh biệt li não nề này?Không ai cả! Chỉ có một mình nàng trong canh vắng,nàng chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác.Phải chăng tác giả đưa ánh đèn đến cùng nàng để mong xua bớt cái tịch liêu của đêm tối hay cũng chính là cõi lòng tan nát của nàng?Có thể như vậy.Nhưng ta còn thấy gì sau hình ảnh đó? Một chiếc đèn khuya in bóng dáng lẻ loi của một người con gái trong canh trường liệu có xua tan được phần nào sự cô tịch của đêm?hay nó càng khoắc khoải sâu hơn nữa cái hình ảnh đáng thương đó.Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người.Biện pháp này khá phổ biến trong thơ xưa ,mang tính biểu cảm cao:”Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”.Hình ảnh đèn ở đây được nhắc đến liên tiếp trong ba câu thơ là vì vậy.Nhìn ngọn đèn cháy năm canh,dầu đã cạn,bấc đã tàn,nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân trách phận.Thương cho đèn rồi lại thương cho lòng mình bi thiết.
                              Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”    
                Về nghệ thuật,với thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.Về nội dung,đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
                Qua đoạn thơ, ta cảm nhận chất nhạc lôi cuốn trong thơ song thất lục bát,khả năng lớn lao của tiếng Việt trên lĩnh vực trữ tình.Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn,đã thể hiện sâu sắc và cảm động sự oán ghét chiến tranh phong kiến và niềm khao khát tình yêu,hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ giữa thời chiến tranh loạn lạc trong xã hội cũ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét