Chủ đề 6: Kỷ luật học đường
Đề: “Một trong những
yếu tố quan trọng góp phần rèn luyện nhân cách, giúp chúng ta hòa nhập cuộc
sống tốt hơn khi bước vào đời, đó là ngay khi còn ngối trên ghế nhà trường, mỗi
chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật học đường”
Là một công dân,
một học sinh dù ở bất kì môi trường nào, hay làm việc gì cũng cần có những qui
tắc, nề nếp được đặt ra để cá nhan và tập thể chấp hành, Đó là những kỷ luật
giúp con người sống tốt hơn. Kể cả con đường học vấn cũng là một hành trang trí
thức để bước vào đời, bên cạnh đó chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật
học đường . Vì ““Một trong những yếu tố
quan trọng góp phần rèn luyện nhân cách, giúp chúng ta hòa nhập cuộc sống tốt
hơn khi bước vào đời, đó là ngay khi còn ngối trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta
cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật học đường”
Đầu tiên để bàn
về vấn đề này ta cần phải hiểu kỷ luật là gì? Đó là những quy tắc, quy định
chung của một cộng đồng, một đơn vị hay một tổ chức xã hội bắt buộc mọi người
tuân theo nhằm tạo được sự thống nhất, làm việc đạt hiệu quả cao. Vậy kỷ luật
học đường chính là những nguyên tắc, nội quy được nhà trường, hay lớp học đưa
ra và tất cả học sinh phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, ta luôn được học những bài học hay, bổ ích, thường
xuyên trau dồi kiến thức. Song bên cạnh đó ta cần phải tự rèn luyện cho mình
một nhân cách, phẩm chất tốt qua việc chấp hành kỷ luật. Người có kỷ luật là
người luôn tuân thủ các quy định của nhà trường: tác phong gọn gàng, không văn
tục chửi thề, đi học đúng giờ, nói năng lễ phép, kính trọng thầy cô gáo, cán
bộ, nhân viên nhà trường…, không đánh nhau, không làm việc riên trong giờ học,
biết giữ vệ trường lớp, luôn có tinh thần tự giác học tập. Vậy kỷ luật học
đường là nền tảng giúp ta rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống, là con đường dẫn
ta đến những thành công trong cuộc sống.
Kỷ luật trong
trường học là rất cần thiết. Vì trường học giáo dục học sinh trở thành những
công dân tốt của tương lai thì vấn đề kỷ luật càng trở nên quan trọng trong quá
trình giáo dục, hình thành nhân cách và phẩm chất của học sinh.Tuy nhiên, trong
xã hội hiện nay kỷ luật học đường lại đang bị xem nhẹ và trong một số trường
đang dấy lên những vấn nạn làm cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo phải xem xét
kỹ lại và dư luận phải lên án các hành vi như bạo lực học đường, vô lễ với thầy
cô,... những việc làm đó đã làm cho nhân cách của người học sinh xấu đi, đạo
đức bị hoen ố…Nhưng đến nay, các trường học vẫn chưa có các biện pháp để loại
trừ các vấn nạn trên, đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người.Nếu học sinh
biết tuân thủ, giữ gìn kỷ luật trở thành một con người làm chủ bản thân, một
công dân có ích cho xã hội. Còn người có ý thức kém về vấn đề kỷ luật ngay khi
còn là học sinh sẽ dễ dàng nảy sinh ra những hành động xấu từ bên trong tư
tưởng của học sinh sau này. Là một người học sinh thì luôn phải lễ phép, chấp
hành tốt nội quy của nhà trường, mặc dồng phục đúng quy định…Bác Hồ có câu “ Có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Vì vậy, tài và đức luôn
đi song song song vớ nhau, nó nhắc nhở chúng ta phải học tập tốt, dồng thời
cũng cần có sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường.
Để học sinh có tinh thần tự giác thực
hiện kỷ luật, trước hết là biết kỷ luật với chính mình thì nhà trường cần giáo
dục học sinh có ý thức về kỷ luật, thể hiện trình độ văn minh của con người,
nhận thức những cái đúng, cái sai trong cuộc sống. Đặc biệt là phải có những
hình thức xử phạt hợp lý đối với những học sinh vi phạm kỷ luật đồng thời cũng
tuyên dương những hành vi tích cực, chúng ta cũng nên tạo cơ hội cho những học
sinh đã phạm phải sai lầm nhận ra được việc làm của mình và sửa chữa lỗi
lầm do mình gây ra.
Và điều quan
trọng nhất là chúng ta phải học thật tốt, chấp hành đúng nội quy của nhà trường
và xã hội. Là ười học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần
phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, giúp đỡ, động viên các bạn cùng nhau
thực hiện tốt nội quy.
Tóm lại, kỷ luật
là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo học sinh trong
trường phổ thông. Nếu còn là học sinh thì cần phải nghiêm túc tuân thủ đúng kỷ
luật học đường, luôn biết tự chủ để tránh xa các vấn nạn xã hội để trở thành
một công dân tốt, được bạn bè yêu mến, kính trọng, được thầy cô thương yêu,
quan tâm, giúp đỡ, và trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi
theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét