Tìm kiếm Blog này

1 thg 12, 2012

Mục đích sống


Đi-đô-rô là một nhà văn người Pháp có nói:” Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.Đúng nhưvậy, con người sống không ai mà không đặt ra mục đích sống cho mình. Nhưng mụcđích sống là gì? Tại sao lại phải có mục đích thì ta mới có thể làm được nhữngđiều vĩ đại? Thế người không có mục đích sống sẽ ra sao? Vậy ta sẽ giải quyết từng vấn đề.
Mục đích sống là gì? ‘mục đích’ là cái đích mà mỗi người chúng ta đặt ra cho bản thân mình và luôn quyết tâm đạt được nó. Và từ đó ta có thể hiểu được ý nghĩa câu nói của Đi-đô-rô là nếu như trong cuộc của mỗi người tùy vào con đường ta chọnđể đi đến đích mà mục đích đạt ra lớn hay nhỏ. Nhưng mục đích quá tầm thường, nhỏ, ngắn sẽ không thành công, không làm được điều gì lớn lao.
Tại sao lại phải có mục đích sống? Mục đích sống giống như một lực đẩy giúp ta đạt được cái ta đặt ra. Nhưng không phải cứ đặt ra mục đích và tìm mọi cách đạt được nó không đâu, ta cần phải xác định được cái ta cần, muốn và nên tìm ra một con đường thích hợp nhất. Tuy nhiên để đạt được mục đích mà có một số người đã dùng mọi cách mà biết rằng hậu quả sẽ ảnh hưởng tới người khác. Một mục đích tốt, lớn luôn có con đường dài khó đi và nhờ hãy chọn nó và tìm càch đi tốt nhất. Người sống có mục đích sẻ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội nếu mục đích cao thượng con người sẽ giàu ý chí, đạt được ước mơ mà mình muốn.
Trong cuộc sống có bốn loại mục đích: một là đặt ra rồi nhưng lại không biết tìm cách để đạtđược, hai là đặt ra và dùng mọi thủ đoạn ảnh hưởng tới bản thân và mọi người, ba là con người sống với mục đích quá tầm thường nhưng lại muốn đạt được ước mơlớn, bốn là có được mục đích tốt và tìm được cho mình con đường ngắn nhất, dễ đi nhất. Giống như Bác Hồ (chủ tịch nước xã hội chủ nghĩaViệt Nam) đã ra đi tìmđường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Vì khi ra đi Bác đã mang theo một mụcđích cao cả(giải phóng dân tộc), ở nước ngoài một mình không người quen biết, với hai bàn tay trắng như thế mà Bác vẫn quyết tâm, phấn đấu, học tập,… Và đã thành công. Hay là có nhiều bố mẹ vì muốn con gái mình cưới được chồng giàu mà không cần suy nghĩ đã gả con gái đi qua nước ngoài lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan,… Mục đích của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một mục đích bình dị như để vươn lên. Hãy sống có mục đích! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng mục đích sống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người chúng ta.
Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một mục đích. Mụcđích này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một mục đích để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.
Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiệnđại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứngđáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sốngđể xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. Vậy thì tại sao ta phải sống có mục đích cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thếchúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn, dự tính về tương lai sẽcống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế. Những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp,…Những người này vì lợi ích của bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên Tivi những tin liên quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh (kể cả người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt! Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt. Con người sống mà không có mục đích sẽ trở nên vô dụng, cuộc sống không có ý nghĩa gì cả và mấtđi niềm tin vào cuộc sống của mình. Con người sống có mục đích sẽ dùng lí trí đểsuy nghĩ về hành động của mình. Với những hành động thiếu mục đích sẽ không đạt được kết quả tốt. Như mục đích “ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc “ của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp!
Tóm lại, sống có mục đích giúp ta hoàn thiện con người mình hơn . Giúp ta có thể góp một phần nhỏ vào trong công cuộc xây dựng đất nước

Kiên định


Đề: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Bài làm
Những người nghèo khó là những người để tương lai của mình phụ thuộc vào ý kiến và sự cho phép của người khác. Điều đó có thể là điều hết sức tồi tệ vì nó đôi lúc gây cho ta sự lúng túng, bối rối và thành ra là hỏng việc. Do đó, để thành công trong bất kì công việc nào thì chúng ta cũng phải có ý chí, nghị lực và trên hết là một trái tim kiên định. Chính vì vậy mà từ thời xa xưa, ông bà ta đã dạy rằng:
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
            Từ “chí” trong câu trên mang ý nghĩa là ý chí, là lập trường của con người. “xoay hướng đổi nền” có nghĩa bóng là những ý kiến , những can thiệp bên ngoài tác động vào lập trường của ta. Qua đó, ta thấy được ông bà ta ngày xưa muốn chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận, đặt ra mục đích rõ ràng và giữ vững niềm tin của mình trong các quyết định, những điều đó được tóm tắt ngắn gọn trong hai chữ “kiên định”. Có một vài người chắc hẳn sẽ lẫn lộn giữa kiên định và lì lợm, bướng bỉnh. Nhưng các bạn nên hiểu rằng lì lợm, bướng bỉnh nghĩa là cái sai rành rành ra trước mắt nhưng vẫn tuyệt nhiên phủ định nó. Trong khi đó kiên định là bảo toàn ý kiến mà mình nghĩ là đúng dù chưa biết sự thật như thế nào.  Tính kiên định là điều kiện không thể thiếu, là đức tính cần thiết cho bất kì sự thành công nào của con người chúng ta. Trên thế giới này có rất nhiều tấm gương nổi tiếng về sự kiên định, điển hình gần nhất với chúng ta ví dụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã gặp những khó khăn tưởng như không thể nào vượt  qua được tuy vậy họ vẫn tạo ra được cái gọi là kỳ tích. Xa hơn thì có Micheal Jordan, Oprah Winfrey, Albert Einstein là những người xuất chúng vì họ đã làm chủ được cuộc đời họ theo đúng nghĩa của từ “kiên định”.
            Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì cũng không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nãn lòng thoái chí ví dụ như những người chỉ biết dựa vào người khác,sự giúp đỡ người khác đễ nhận được thành công về mình .Những người đó chắc chắn sẽ không nhận được sự yêu mến, kính trọng từ mọi người mà sẽ nhận lấy thất bại. Điều đó là chắc chắn.,
Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi con người. Là học sinh chúng ta cần cố gắng nổ lực , học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng để tự tin bước vào đời và thực hiện những điều chúng ta mơ ước.
            Câu ca dao trên đã cho chúng ta một lời khuyên thật đúng đắn, hữu ích. Trong thâm tâm chúng ta phải có lòng cảm ơn trước lời khuyên chân thành của ông bà. Hãy nhớ rằng :" Chúng ta chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”

Phạm Phương Thảo(35)-10A14

Mục đích sống cao cả


Chủ đề 2: Học tập
Đề: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ?
Bài làm
            Kiến thức cũng như học vấn, nó là một thứ rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Những người có trình độ học vấn cao thì họ sẽ đạt được nhiều thành tựu, đỉnh cao ở những lĩnh vực khác nhau. Họ cũng là người góp phần cho thế giới ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Tuy nhiên, con người phải vượt qua nhiều khó khăn, chông gai trong quá trình học tập để có được kiến thức. VÌ vậy, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng  hoa quả rất ngọt ngào”.
            Đầu tiên, theo ta biết thì “học vấn” không giống học tập, nó là trình độ hiểu biết nhất định của mỗi chúng ta. “Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn, vất vả, gian nan trên con đường học tập. Và “hoa quả ngọt ngào” chính là những niềm vui, hạnh phúc, những thành quả tốt đẹp mà ta đạt được sau quá trình học tập đầy chông gai. Cả câu ngạn ngữ muốn cho chúng ta biết về cả hai mặt trong một vấn đề: con đường học vấn tuy đầy những thử thách chông gai nhưng sẽ đem lại nhiều kết quả thật tốt đẹp. Thật vậy, con đường học vấn có rất nhiều khó khăn, đó là những “chùm rễ đắng cay” mà ta phải vượt qua. Bởi vì tri thức nhân loại là vô tận, khả năng con người chúng ta thì có hạn, liệu ta có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó ? Trên con đường học vấn còn có rất nhiều thử thách mà ta phải cố gắng vượt qua để đạt được tri thức. Tuy nhiên, học vấn không chỉ là những hiểu biết, mà ta còn phải rèn luyện cả đạo đức và nhân cách của mỗi người. Muốn có học vấn không phải chỉ vượt qua những khó khăn trên con đường học tập mà còn phải vượt qua chính mình, phải biết rèn luyện những đức tính như cần cù, nhẫn nại,…để đạt được thành quả như mong muốn. Đó là quá trình rèn luyện vất vả mà ta buộc phải vượt qua để đạt được những “hoa quả ngọt ngào”. Kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập dù chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc, nhưng nó vẫn giúp ta đảm bảo cuộc sống của mình và góp một phần nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ. Hiểu biết và đạo đức là hai yếu tố quan trọng để có được học vấn cao, vì thế chúng ta phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân.
      Tấm gương sáng nhất của chúng ta về việc học tập, tìm tòi, nâng cao tri thức chính là Bác Hồ vĩ đại. Bác luôn kiên trì, bền bỉ học tập rất gian khổ để có học vấn cao. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và đã trở thành người rất tài giỏi. Người đã đưa nước Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau để có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hôm nay. Với trình độ học vấn uyên thâm của bác thì bác còn được gọi là doanh nhân văn hoá thế giới. Bên cạnh đó là những tấm gương nhỏ như các nhà khoa học, họ cũng đã rất vất vả để có thể phát minh và sáng tạo ra nhiều thứ mới lạ. Những thứ đó đã góp phần cải tạo xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Nó còn giúp ta nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hiểu sâu sắc được vị đắng của “chùm rễ đắng cay” ấy thì mỗi chúng ta sẽ tự biết cố gắng hơn để rồi tự hào về học vấn của mình. Mỗi chúng ta phải tự xác định được mục đích và quan điểm học tập đúng đắn. Ta không nên nản lòng mà cần phải chống chọi những gai góc, gian lao đó, không ngừng bồi dưỡng nghị lực và quyết tâm theo con đường học vấn.
              Học tập là chìa khoá duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Đừng nên quản ngại với những “chùm rễ đắng cay” mà hãy đối mặt và vượt qua nó, như thế ta mới có thể nhận được những “hoa quả rất ngọt ngào”. Có như thế, chúng ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.




Hình thức và Nội dung


ĐỀ: Suy nghĩ của em về câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
                                                Bài Làm
Trong cuộc sống hằng ngày, để đánh giá một sự vật hay con người nào đó, chúng ta phải luôn nghĩ đến câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?

Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chín chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.
     Bất kì câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống quí báu của biết bao thế hệ con người. Tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lí “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi đánh giá một sự vật ta phải coi trọng chất lượng của nó. Có khi người ta chỉ trọng đến cái lớp sơn bóng nhoáng bên ngoài của một cái tủ mà mua về rồi không dùng được nữa vì chất gỗ bên trong là một thứ gỗ mục rữa, sâu mọt. Một sản phẩm có mẫu mã tốt có trang trí đẹp đến bao nhiêu mà chất lượng không tốt, không bền thì cũng không hữu dụng. Chỉ có chất lượng tốt càng được nhiều người ưa thích, càng bán đắt giá. Đó là cách đánh giá, cách nhìn chung về giá trị của một đồ vật. Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Có người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Một người độc ác thường nói lời đạo đức. Một khuôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là đẹp hoàn toàn nếu có một tâm hồn không đẹp. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo, thận trọng đối với những con người đó. Khi cần chọn lựa, ta hãy chọn lấy cái bản chất làm căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong mục rỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng thì dẫu ăn mặc tầm thường nhưng vẫn được kính trọng, nể nang. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó. Chùng ta phải hiểu biết rằng cái chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài nặng, trí tuệ.
    Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hàng tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bóng loáng hẵn làm ta vừa lòng và sẵn sàng mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
    Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
         “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là câu tục ngữ dạy ta có cách nhìn đúng đắn và toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời và đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Phải hiểu rằng, ta phải sống bằng chính con người chúng ta thì người đời mới nể và coi trọng, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo sẹ bị người đời khinh thường. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” , nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới…

Kỷ luật học đường


Chủ đề 6: Kỷ luật học đường
Đề: “Một trong những yếu tố quan trọng góp phần rèn luyện nhân cách, giúp chúng ta hòa nhập cuộc sống tốt hơn khi bước vào đời, đó là ngay khi còn ngối trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật học đường”

      Là một công dân, một học sinh dù ở bất kì môi trường nào, hay làm việc gì cũng cần có những qui tắc, nề nếp được đặt ra để cá nhan và tập thể chấp hành, Đó là những kỷ luật giúp con người sống tốt hơn. Kể cả con đường học vấn cũng là một hành trang trí thức để bước vào đời, bên cạnh đó chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật học đường . Vì ““Một trong những yếu tố quan trọng góp phần rèn luyện nhân cách, giúp chúng ta hòa nhập cuộc sống tốt hơn khi bước vào đời, đó là ngay khi còn ngối trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật học đường”
      Đầu tiên để bàn về vấn đề này ta cần phải hiểu kỷ luật là gì? Đó là những quy tắc, quy định chung của một cộng đồng, một đơn vị hay một tổ chức xã hội bắt buộc mọi người tuân theo nhằm tạo được sự thống nhất, làm việc đạt hiệu quả cao. Vậy kỷ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy được nhà trường, hay lớp học đưa ra và tất cả học sinh phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta luôn được học những bài học hay, bổ ích, thường xuyên trau dồi kiến thức. Song bên cạnh đó ta cần phải tự rèn luyện cho mình một nhân cách, phẩm chất tốt qua việc chấp hành kỷ luật. Người có kỷ luật là người luôn tuân thủ các quy định của nhà trường: tác phong gọn gàng, không văn tục chửi thề, đi học đúng giờ, nói năng lễ phép, kính trọng thầy cô gáo, cán bộ, nhân viên nhà trường…, không đánh nhau, không làm việc riên trong giờ học, biết giữ vệ trường lớp, luôn có tinh thần tự giác học tập. Vậy kỷ luật học đường là nền tảng giúp ta rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống, là con đường dẫn ta đến những thành công trong cuộc sống.
      Kỷ luật trong trường học là rất cần thiết. Vì trường học giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt của tương lai thì vấn đề kỷ luật càng trở nên quan trọng trong quá trình giáo dục, hình thành nhân cách và phẩm chất của học sinh.Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay kỷ luật học đường lại đang bị xem nhẹ và trong một số trường đang dấy lên những vấn nạn làm cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo phải xem xét kỹ lại và dư luận phải lên án các hành vi như bạo lực học đường, vô lễ với thầy cô,... những việc làm đó đã làm cho nhân cách của người học sinh xấu đi, đạo đức bị hoen ố…Nhưng đến nay, các trường học vẫn chưa có các biện pháp để loại trừ các vấn nạn trên, đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người.Nếu học sinh biết tuân thủ, giữ gìn kỷ luật trở thành một con người làm chủ bản thân, một công dân có ích cho xã hội. Còn người có ý thức kém về vấn đề kỷ luật ngay khi còn là học sinh sẽ dễ dàng nảy sinh ra những hành động xấu từ bên trong tư tưởng của học sinh sau này. Là một người học sinh thì luôn phải lễ phép, chấp hành tốt nội quy của nhà trường, mặc dồng phục đúng quy định…Bác Hồ có câu “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Vì vậy, tài và đức luôn đi song song song vớ nhau, nó nhắc nhở chúng ta phải học tập tốt, dồng thời cũng cần có sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường.
      Để học sinh có tinh thần tự giác thực hiện kỷ luật, trước hết là biết kỷ luật với chính mình thì nhà trường cần giáo dục học sinh có ý thức về kỷ luật, thể hiện trình độ văn minh của con người, nhận thức những cái đúng, cái sai trong cuộc sống. Đặc biệt là phải có những hình thức xử phạt hợp lý đối với những học sinh vi phạm kỷ luật đồng thời cũng tuyên dương những hành vi tích cực, chúng ta cũng nên tạo cơ hội cho những học sinh đã phạm phải sai lầm nhận ra được việc làm của mình và sửa chữa lỗi lầm do mình gây ra.
     Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải học thật tốt, chấp hành đúng nội quy của nhà trường và xã hội. Là ười học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, giúp đỡ, động viên các bạn cùng nhau thực hiện tốt nội quy.
      Tóm lại, kỷ luật là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo học sinh trong trường phổ thông. Nếu còn là học sinh thì cần phải nghiêm túc tuân thủ đúng kỷ luật học đường, luôn biết tự chủ để tránh xa các vấn nạn xã hội để trở thành một công dân tốt, được bạn bè yêu mến, kính trọng, được thầy cô thương yêu, quan tâm, giúp đỡ, và trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.         

Trung thực


Họ & tên : Hà Quang Huy
Lớp 10A14 -STT:15
Đề : Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực trong thi cử và cuộc sống.
BÀI LÀM
               Trong mỗi con người chúng ta , chúng ta phải cần rất nhiều những đức tính khác nhau để có thể trưởng thành hơn và thành công trong cuộc sống.Tuy nhiên, đối với thế hệ học sinh ngày nay thì việc trung thực trong thi cử và cuộc sống là rất quan trọng để chúng ta có thể tự lập và thành công hơn sau này.
                Thế trung thực là gì? Trung thực là ngay thẳng, thật thà , đúng với sự thật , không làm sai lệch đi những cái đúng , lẽ phải,và nó cũng thể hiện đúng trình độ , năng lực của chúng ta .Như trong thi cử, sự trung thực rất cần trong thi cử, nó giúp chúng ta biết được khả năng tới đâu và có thể chỉnh đốn việc học để đạt điểm cao hơn chứ không nên dùng phao , hỏi bài ,....Hay trong cuộc sống , việc trung thực sẽ giúp chúng ta được nhiều người yêu quý hơn ,ta có thể làm mích lòng người khác vì sự trung thực nhưng đó là sự thật , người đó phải chấp nhận nó.Hơn nữa , nó sẽ giúp cho ta được tin tưởng nhiều hơn,kính trọng hơn .
                 Sự trung thực có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người , nó đánh giá đúng hiệu quả giáo dục , giúp xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện ,...Tuy nhiên thì ngày nay, tình trạng thiếu trung thực trong học tập và thi cử lại ngày càng tăng một cách đột biến . Việc học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra , hay dùng phao tài liệu là việc khá phổ biến hiện nay. Nó giúp những học sinh lười học bài , hay không chép bài đạt được điểm cao,...Trong cuộc sống hiện nay cũng vậy , sự gian dối , thiếu trung thực cũng phổ biến từ gia đình và xã hội , từ mọi lứa tuổi ,...họ có thể nói dối , thiếu trung thực để đạt được những mục đích của mình , các quan chức cấp cao lợi dụng chức vụ của mình để thoát tội , để gian dối trong việc kinh doanh,..Điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức xã hội , nó còn khiếm cho niềm tin của con người vào những giá trị, phẩm chất tốt đẹp bị đổ vỡ , hơn nữa nó sẽ khiến cho đất nước chậm phát triển , tụt hậu ,...
                Những người thiếu trung thực trong thi cử , trong cuộc sống đều phải bị xã hội lên án . Chứ không phải thiếu trung thực rồi chỉ nói qua loa là hết ,cứ tưởng như vậy sẽ khiến cho họ ăn năn , hối cãi nhưng không, điều đó sẽ khiến cho những người vi phạm ngày càng lộng hành , và đến khi đó sẽ trở nên " vô phương cứu chữa".Mà hơn nữa , trung thực là phải tự nhiên , thật lòng , không gượng gạo. Trung thực không có nghĩa là tự hạ thấp mình.
               Vậy phải làm sao để ngăn chặn những hành vi thiếu trung thực đó?Chúng ta cần có một sự phối hợp ăn ý giữa nhà trường ,gia đình và xã hội để giúp các em thiếu trung thực có thể cải thiện nó và không còn thiếu trung thực nữa .Riêng với việc thiếu trung thực trong thi cử và cuộc sống thì phải xử lí nghiêm .Còn những con người luôn trung thực trong thi cử , cuộc sống và luôn đấu tranh với sự gian dối,thì phải được biểu dương toàn trường hay biểu dương ở địa phương mình sống để họ có niềm tin để tiếp tục con đường đấu tranh với gian dối . Còn riêng em thì để đạt được điểm cao và luôn trung thực trong thi cử , cuộc sống là chúng ta phải học thuộc bài thật kĩ , làm bài tập thật nhiều để quen và đạt điểm tối đa
               Có thể nói , trung thực là thước đo nhân cách của mỗi con người , nó giúp chúng ta được sống là chính mình, không ai khác .Và nó còn nói lên sự dạy dỗ của cha mẹ , nhà trường , xã hội đối với từng con người chúng ta .Trung thực sẽ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống hiện tại và mai sau nữa .

Nhân-Quả


LỮ VŨ PHƯƠNG ĐÀI
10A14 – 06
BÀI VIẾT SỐ 3
Đề: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” . Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Bài làm
          Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ .
           “ Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.
            Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm  nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước. 
               Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.
            Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao?
              Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”.
               Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm  thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ.
         
               Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp.  Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.


8 câu đầu ĐT " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"


Trần Công Minh-10A8(2)
Nghị luận 8 câu thơ đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
                                                                Bài Làm
                 “Chinh phụ ngâm khúc” bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn,một danh sĩ hiếu học,tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Việt Nam-đã được sự hóa thân kì diệu qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là sự thể hiện sâu sắc nhất cảm hứng nhân đạo và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của áng thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ,nhất là tám câu đầu đoạn trích “TCLLCNCP”:
                          “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?
                           Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                           Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bong người khá thương.”
               Ngôi nhà,phòng khuê giờ đâu trở nên thật tối tăm,chật chội.Người vợ trẻ dường như đã chờ chồng từ lâu lắm rồi.Nàng luôn khắc khoải mong chờ chồng,nỗi cô đơn như bao trùm lấy nàng:
                         “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?”
               Nàng dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Cái cô đơn ,khắc khoải ở trong tâm trí đã len lỏi, gậm nhấm nàng để rồi nó hiện thành hình hài qua dáng vẻ thơ thơ,thẩn thẩn như người mất hôn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.Giữa không gian tịch mịch,tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc Dáng vẻ ủ ê,ngao ngán,bề ngoài gầy gò khắc sâu,hằn nếp nỗi đau trong tim.nàng thật bơ bơ,lạc lõng,lại đáng thương quá đỗi. Nàng biết làm gì đây khi ngày lại tiếp ngày,đêm lại tàn đêm trong nỗi nhớ mong vô vọng. Hết ngồi lại đứng,hết đứng lại đi,tâm trạng bồn chồn,buông rèm xuống lại kéo rèm lên,chỉ một mình một bóng giữa đêm khuya..Đã lâu lắm rồi “thước chẳng mách tin” không có một lá thư,cũng không có người thân qua lại.
               Nội tâm của nhân vật gần như được lột tả trọn vẹn từ dáng vẻ bên ngoài đến những xáo trộn bên trong.Đạp lại cho những mong mỏi của nàng chỉ có một sự im lặng, im lặng đến rợn người. Nàng không khóc mà ta như cảm được bao dòng lệ chứa chan tủi hờn đã cạn,đã thấm sâu vào nỗi buồn mênh mang không lối thoát.
                             “Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối
                              Muộn chứa đầy hãy thổi thành cơm.”
               Trong sự cô đơn,lẻ loi người chinh phụ lại càng mong có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình:
                           “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                              Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
                Có ai hay cho cảnh biệt li não nề này?Không ai cả! Chỉ có một mình nàng trong canh vắng,nàng chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác.Phải chăng tác giả đưa ánh đèn đến cùng nàng để mong xua bớt cái tịch liêu của đêm tối hay cũng chính là cõi lòng tan nát của nàng?Có thể như vậy.Nhưng ta còn thấy gì sau hình ảnh đó? Một chiếc đèn khuya in bóng dáng lẻ loi của một người con gái trong canh trường liệu có xua tan được phần nào sự cô tịch của đêm?hay nó càng khoắc khoải sâu hơn nữa cái hình ảnh đáng thương đó.Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người.Biện pháp này khá phổ biến trong thơ xưa ,mang tính biểu cảm cao:”Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”.Hình ảnh đèn ở đây được nhắc đến liên tiếp trong ba câu thơ là vì vậy.Nhìn ngọn đèn cháy năm canh,dầu đã cạn,bấc đã tàn,nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân trách phận.Thương cho đèn rồi lại thương cho lòng mình bi thiết.
                              Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”    
                Về nghệ thuật,với thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.Về nội dung,đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
                Qua đoạn thơ, ta cảm nhận chất nhạc lôi cuốn trong thơ song thất lục bát,khả năng lớn lao của tiếng Việt trên lĩnh vực trữ tình.Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn,đã thể hiện sâu sắc và cảm động sự oán ghét chiến tranh phong kiến và niềm khao khát tình yêu,hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ giữa thời chiến tranh loạn lạc trong xã hội cũ.

Trung thực


Đề :Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực trong thi cử và cuộc sống.
Bài làm
        Trung thực là thang đo phẩm chất của con người trên thế giới, nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó trở thành một cách sống phổ biến của con người Việt Nam và trên khắp thế giới.
       Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
       Vì vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, tuổi học trò, chúng ta cần được rèn luyện và tự bản thân xây đắp nên tính trung thực. Nhưng đây đó vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh thiếu trung thực. Cứ nhìn vào các giờ kiểm tra, các kì thi cử, hay tự hỏi, mình đã một lần nói dối bố mẹ, thầy cô giáo chưa là rõ. Vậy mà nhiều bạn bao che cho nhau khi làm việc có lỗi với người khác.
       Trung thực có ý nghĩa rất lớn lao đối với mỗi người . Trung thực đánh giá đúng hiệu quả của việc giáo dục của cha mẹ ở nhà và thầy cô giáo ở nhà trường. Trung thực là một bàn đạp vững chắc để tạo nên các đức tính khác . Nếu cả cộng đồng đều có đức tính trung thực thì xã hội sẽ càng văn minh , thân thiện và lúc tối ngủ không đóng cửa cũng chẳng cần lo lắng bị trộm . Bởi vậy cần phải trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thắn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được. Những tai biến xã hội từ nạn làm hàng giả hay ngộ độc thực phẩm, bằng cấp giả...chắc hẳn ai cũng thấy. Như vậy điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác’’(Uy-li-am Sếch-xpia). Điều đó làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội , phần nào làm đổ vỡ niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp , cản trở sự phát triễn của đất nước.
       Những hành vi thiếu trung thực trong thi cử , trong cuộc sống phải bị lên án . Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Trung thực phải tự nhiên , thật lòng , không gượng gạo ,giả dối .Trung thực không có nghĩa là tự hạ thấp mình . Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín.
       Chúng ta cần phải có sự phối hợp giữa gia đình ,nhà trường và xã hội , xử lí nghiêm khắc , không mềm lòng với những biểu hiện thiếu trung thực như thế và cũng phải biểu dương những tấm gương trung thực , dám đấu tranh với những biểu hiện dối trá.
        Ta nên rút ra một điều : rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.
       Trung thực là thang đo phẩm chất con người cần phải được rèn luyện. Có nó như ta được trang bị thêm một phần hành trang để bước vào cuộc sống hiện đại ngày nay.

6 thg 11, 2012

Bí quyết “nhập vai” (MT 1067 - 29/10/2012)
Sau khi bài văn “nhập vai” Cám (chỉ được 3,25 điểm) của một bạn học sinh ở Hà Nội được đưa lên mạng, nhiều teen băn khoăn: “nhập vai” thế nào để đạt điểm cao khi làm văn?
Mực Tím đã nhờ cô Lê Kim Mai (Tổ trưởng chuyên môn bộ môn Ngữ Văn, THPT Võ Thị Sáu, Q. Bình Thạnh) giải đáp thắc mắc ấy.

“Ác” thôi chưa đủ

Sau khi bài văn được đưa lên mạng, cô thấy nhiều bạn đã bình luận: “Cám thì phải ác chứ, bài phải được phải cao điểm hơn thế!”. Tuy nhiên, theo cô nhận thấy, bài văn tuy đã làm tốt việc hóa thân và thống nhất cách xưng hô khi hóa thân nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót:
- Bài văn không có phần mở bài để giới thiệu được thể loại (truyện cổ tích), phạm vi (truyện Tấm Cám) và vào vai nào (Cám) khi kể.
- Đề bài KHÔNG yêu cầu kể bằng ngôn ngữ hiện đại. Việc người viết thêm vào những từ ngữ hiện đại có thể tạo cảm giác vui tươi sinh động nhưng chỉ phù hợp với dạng đề sáng tạo - tưởng tượng, chứ không phải ở dạng kể lại này.
- Phần thân bài, lẽ ra bạn ấy phải kể lại toàn bộ diễn biến theo đúng vai và không được thêm thắt chi tiết.
- Phần kết luận, người làm bài chưa rút ra được bài học kinh nghiệm và thông điệp hành động. Ví dụ: Nếu nhập vai Tấm, bạn có thể củng cố niềm tin: “Sau những biến cố đó, tôi càng tin hơn vào cái thiện và cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác. Mai này, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt hơn nữa, tôi vẫn quyết giữ vững bản chất của mình”. Hoặc, nếu là Cám, bài học có thể là: “Ai cũng có nhu cầu được hạnh phúc, đó là ước nguyện chính đáng. Nhưng mưu cầu hạnh phúc bằng cách hãm hại và chiếm đoạt của người khác là một phương pháp sai lầm mà lẽ ra tôi không nên chọn”.
Các bạn thấy đó, văn tự sự, dạng nhập vai luôn tạo hứng thú, vì chỉ cần “kể lại” cái đã có. Nhưng bạn phải tỉnh táo trước khi nhập vai…
Tự phỏng vấn mình trước khi “nhập vai”
Nếu lần sau lại được “nhập vai”, bạn nhớ tự phỏng vấn mình trước nhé:
- Kiểu bài và phương pháp? Tự sự, nhưng nếu là nhập vai để kể lại, bạn phải kể đúng vai và tình tiết; nếu đề cho phép tưởng tượng - sáng tạo (dạng một kết cục khác: cuộc hội ngộ của Tấm và Cám ở địa ngục, hội ngộ của Mỵ Châu Trọng Thủy nơi Long Cung…) bạn có thể tha hồ “chế biến”.
- Phạm vi dẫn chứng? Nếu không được yêu cầu kể bằng ngôn ngữ hay bối cảnh hiện đại thì bạn phải kể đúng truyện được yêu cầu, đúng tình tiết và bối cảnh lịch sử.
- Ai cũng muốn sống tốt hơn? Bạn muốn người khác đọc văn của bạn, sau đó yêu đời hơn, sống tốt hơn, hay đọc văn xong, chẳng thay đổi được gì thậm chí mất niềm tin? Hãy luôn đánh giá lại vấn đề, nhận thức được gì từ việc đó và gửi đến người đọc một thông điệp sống thật ý nghĩa bạn nha!
Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ trở thành những người “nhập vai” tuyệt vời trong các bài tập làm văn tiếp theo!
TRƯƠNG TUẤN gh

23 thg 10, 2012

Suy ngẫm về cách đánh giá bài văn theo hướng "Mở"

Bài văn nhập vai Tấm Cám: Thành công khi vào vai "phản diện"

13/10/2012 09:14 am

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng nữ sinh nhập vai Cám khiến người đọc cảm thấy ghét Cám tức là đã thành công.

>> Những bài văn "lạ" gây sốt
 
Xung quanh câu chuyện về bài văn gây sốc của nữ sinh nhập vai Cám kể về truyện cổ tích Tấm Cám đang gây xôn xao cư dân mạng, PV đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia văn học dân gian, giảng viên khoa Văn học Nguyễn Hùng Vĩ (ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN)..
 
Đề văn "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", nhưng học sinh lại sử dụng các từ ngữ nó, con này, con kia, rách rưới mà còn đòi theo quý tộc, oai như cóc… là những từ ngữ hiện đại, chợ búa. Việc lựa chọn ngôn từ trong bài văn này của nữ sinh liệu có chính xác không thưa ông?

Dù cách kết thúc như thế nào thì truyện cổ tích Tấm Cám vẫn mang trong mình giá trị nhân văn cao cả.
Đã gọi là “nhập vai” thì phải nhập cho đạt. Nếu nhập không đạt thì sẽ không đúng yêu cầu “nhập vai” của đề bài. Cô Cám là một nhân vật phản diện, bị nhân dân căm ghét từ nhiều đời nay. Nhập vai để người đọc ghét Cám cũng là một lựa chọn. 
 
Tôi đọc thì thấy, qua bài làm của thí sinh trên, nhân vật Cám đáng ghét thật, và hiểu rằng: Trong cuộc sống ngày nay, còn thật nhiều Cám hiện đại, thậm chí còn tệ hơn cả Cám ngày xưa.
 
- Nữ sinh đã nhập vai diễn tả lại cụ thể từng việc Cám đã hại Tấm ra sao với một ngôn ngữ rất lạnh lùng. Liệu việc “nhập vai” quá đạt có khiến những thầy cô giáo phải suy nghĩ?
 
Ngôn ngữ Cám trong bài là ngôn ngữ tiêu cực của nhân vật “Cám hiện đại”. Tác giả bài viết đã cố gắng thâm nhập vào ngôn ngữ đó để tăng thêm phần đáng ghét của nhân vật. 
 
Trong văn học, người ta gọi đó là “ngôn ngữ nhân vật”. Chí Phèo chửi giỏi thì chưa hẳn Nam Cao đã chửi như vậy trong đời nhà văn đáng kính này. 
 
Cần phân biệt “ngôn ngữ nhân vật” với “ngôn ngữ của người kể truyện”. Còn độ non nớt của ngôn ngữ người kể truyện là một chuyện khác. Trong bài thi này, tác giả hoàn toàn “nhập vai”, và đó là ngôn ngữ của nhân vật Cám.
 
- Ông đánh giá gì về sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay thông qua cách các em thể hiện tư tưởng của mình qua cách hành văn trong văn học? 
 
Tôi không cho rằng, tác giả đã nhập vai “hơn cả nhân vật trong câu chuyện”, mà nghĩ rằng tác giả đã xây dựng một hình ảnh Cám hiện đại trên chất liệu truyện cổ tích. “Khác” chứ không phải là “hơn”. 
 
Làm sao bài văn này lại có thể sống lâu hơn câu chuyện cổ tích kia chứ. Ngôn ngữ “lạnh lùng” mà tác giả dùng là một thành công của lối kể tự sự. Còn đánh giá “vô cảm” hay không vô cảm thì phải xem lại. Tôi đọc tôi rất bức xúc vì tôi hiểu rằng, xã hội có nhiều Cám như thế lắm.
 
Có lối viết đầy tình cảm của Thạch Lam mà cũng có lối viết khách quan của Nam Cao chứ. 
 
Còn nếu nói một “cách hành văn trong văn học” của các em học sinh phổ thông thì chung chung quá. Vì văn học rất phong phú và đa dạng. Cần trước hết, phải điều tra xã hội học mới nên nhận định như vậy.
 
- Có ý kiến chuyên gia tâm lý cho rằng các em học sinh phổ thông bây giờ không còn thích các câu chuyện cổ tích xưa cũ nữa nên không thể “nhập vai” một cách sâu sắc?
 
Tôi không rõ, ngày xưa người ta yêu truyện cổ tích như thế nào, chỉ đọc được rằng, dân số 95% mù chữ thì đọc cái gì cơ chứ? Họ kể thôi. Mà trung bình trên tổng dân số, mỗi ngày kể và nghe bao nhiêu truyện thì cũng có ai nghiên cứu thống kê ra đâu? 
 
Tôi biết đọc từ năm 1962, truyện đọc lúc đó, truyện ngắn và tiểu thuyết nhiều hơn truyện cổ tích mất rồi. Mỗi thời đại có món ăn tinh thần của thời đại đó. Nếu như, chưa sáng tạo ra được một món ăn tinh thần “ngon” hơn truyện cổ tích là lỗi của cả nền văn học chúng ta.
 
- Hiện nay đoạn kết trong SGK lớp 10 đã được sửa đổi cho nhẹ nhàng hơn. Ông đánh giá gì về điều này?
 
Về đoạn kết truyện Tấm Cám trong SGK lớp 10, tôi cho đó cũng là một cách kể, cách kể đó chung tinh thần với cách kể của cụ Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nhưng bỏ đi những chi tiết muối mắm, ăn mắm, lời rủa của quạ. Đã gọi là một “cách kể” thì là chấp nhận được. 
 
Truyện cổ tích không có “bản gốc”, không có “nguyên bản” nên nhà làm sách có quyền kể theo ý mình.
 
Còn để như cách kể của cụ Nguyễn Đổng Chi cũng không sao cả. Tôi đọc Kinh Thánh và Đại Tạng kinh, thấy trong đó đầy rẫy những cậu chuyện tràn máu và nước mắt, thậm chí gớm ghiếc. Ấy vậy mà, các tôn giáo đó vẫn là những tôn giáo từ thiện đấy thôi! 
 
Chả nhẽ lại không đáng cảnh báo cho học sinh lớp 10, có Giấy chứng minh nhân dân rồi rằng : Hiện tại và tương lai, nhân loại vẫn đầy tội ác và có thể, chúng ta phải đối mặt với những tội ác còn kinh khủng hơn. Vấn đề là dạy như thế nào trong vấn đề đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTC

12 thg 10, 2012

Bạn


Đề :  Suy nghĩ của anh chị về tình bạn trong cuộc sống . 
Bài làm
        
                      “ Bạn là người đến với ta khi người khác bỏ ta đi “
Thật vậy , bên cạnh tình cảm gia đình tình yêu thầy cô , con người làm sao có thể tồn tại được nếu thiếu đi tình bè bạn . Tình bạn đóng góp phần nào vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta , thiếu đi tình bạn người ta sẽ đánh mất đi một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và đánh trân trọng .
Trước hết ta hãy hiểu tình bạn là gì ? Tình bạn là sợi dây liên kết giửa hai hoặc nhiều người có những điểm tương đồng trong sở thích hay suy nghĩ , hay đơn giản chỉ là có chung một đề tài thích thú . Bạn là những người ta có thể có được qua cuộc sống hằng ngày . Khi đi học , học sinh có thể kết bạn với nhau và trở nên thân thiết . Hoặc khi đi làm , những nhân viên giao tiếp với nhau , tạo lập nên mối quan hệ gần gũi .
 Bạn bè góp phần tạo nên màu sắc cho cuộc sống . Chúng ta nên thân thiện , hòa 9dồng với mọi người xung quanh . Bên cạnh những người bạn thân thiện , vui tính còn có những người kiêu căng , sống lạnh lùng , ích kỉ thì sẽ thấy cuộc sống vô cùng nhàm chán buồn tẻ . Không co tình cảm bạn bè , con người ta như bị cô lập với thế giới xng quanh , cãm giác như tất cả đều quay lưng lại với mình . Tình bạn giúp ta có thể vượt qua những buồn phiền gian nan , góp phần làm muôn màu muôn vẻ cho cuộc sống . Tô đậm thêm những niềm hạnh phúc , lu mờ đi những đắng cay gian khỗ .
Như những ngời bạn tốt cùng ta học tập , tương trợ cho nhau , hay đơn giản hơn chỉ là bên nhau phút yếu lòng , cho nhau một bờ vai vững chắc để đứng lên . Bạn tốt là biết nghiêm túc phê phán những điểm xấu , điểm khuyết của ta , và tự dần hoàn thiện bản thân .
Ngoài xã hội , ta có thể thấy những biểu hiện tốt đẹp của tinh bạn . Như là cõng bạn đến trường , giúp đỡ những bạn khuyết tật , … Trong một nhóm bạn , các thành viên có thể hỗ trợ nhau , hay thi đua với nhau để cùng phấn đấu .
Thế nhưng hiện nay vẩn còn có những người kết bạn với nhau vì mục đích vụ lợi , lợi dụng người khác đễ trục lợi cho bản thân . Dụ dỗ , lôi kéo bạn bè vào những hành vi xấu xa , phá hỏng nhân cách con người , bị xã hội lên án , người đời khinh khi .
 Để xây dựng một tình bạn dài lâu ,bền vững ta nên biết cách chọn bạn . Kết bạn với những người bạn tốt và tránh xa những bạn xấu . Tuy vậy , đễ biết được bản chất của một người thì cần phải có thời gian nhưng điều quan trọng nhất ở đây là nhận thức của bản thân . Cần phải tôn trọng và biết lắng nghe những ý kiến của bạn bè , hãy thật chân thành với nhau thì tình bạn ấy mới bền vững được .
“ Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn ra sao , tôi sẽ nói bạn là người như thế nào “ . Tình bạn thật sự quan trọng với chúng ta trong cuộc sống bộn bề hiện nay . Giữa những phiền toái trong cuộc sống , những phút yếu lòng ta luôn cần có một bờ vai , một bàn tay đưa ra an ủi , giúp ta vững bước , vượt qua mọi chông gai . Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường , ta nên tạo dựng một tình bạn đẹp , đễ những kĩ niệm này về sau sẽ theo bước chân ta trên con đường thành công sau này .
Tên : Nguyễn Phước Vĩnh
Lớp : 10A8 – THPT VÕ THỊ SÁU

Trách nhiệm người HS trong việc bảo vệ môi trường


THPT Võ Thị Sáu
Họ tên : Hồ Thị Ngọc Minh.
Lớp : 10A1. Stt : 25
Đề : Suy nghĩ và hành động của anh (chị) trong việc thực hiện giữ gìn môi trường học đường xanh sạch đẹp.
Bài làm
Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của loài người. Và chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường chung xanh sạch đẹp. Vậy môi trường là gì?
Môi trường mà hàng ngày chúng ta đang sống chính là ngôi nhà, làng quê và mái trường. Trong đó mái trường là nơi chúng ta cùng nhau học tập, vui chơi. Để việc học tập đạt kết quả cao, chúng ta phải xây dựng một môi trường học tập trong lành, để mái trường của chúng ta đúng là ngôi nhà thứ hai, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.
Vậy chúng ta cần phải làm những gì để có được một mái trường xanh, sạch, đẹp? Trước hết là ngôi trường xanh. Để giữ được màu xanh cho ngôi trường, chúng ta phải cùng nhau trồng và chăm sóc cây xanh trong trường. . Trong đó, các lớp nên có những buổi lao động trồng cây và chăm sóc cây xanh trong vườn trường, sân trường.
Môi trường xanh chưa đủ, mà còn phải sạch. Để có bầu không khí thật sự trong lành, chúng ta cần phải giữ gìn cho sân trường, lớp học, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ gọn gàng. Ông cha ta đã dạy "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Để sân trường sạch sẽ, mỗi chúng ta đều phải có ý thúc giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ lớp học, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hàng tuần chúng ta phải tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi vệ sinh chung. Sân trường, lớp học không có rác, không có bụi bẩn là chúng ta đã có một môi trường trong lành.
Xanh, sạch rồi ngôi trường của chúng ta còn cần phải đẹp. Bởi đây là nơi chúng ta được học cái hay, cái đẹp, được học những điều tốt, lẽ phải. Để trường đẹp, trước hết mỗi chúng ta cũng cần phải đẹp. Đẹp quần, đẹp áo, đẹp người đều cần thiết song chưa đủ. Chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Hãy làm sao để mái trường thân yêu của chúng ta không có những lời nói thô tục, những hành động vô lễ, mất lịch sự với bạn bè, thầy cô. Đẹp cho mỗi người rồi đến làm đẹp cho cả ngôi trường. Chúng ta phải biết sắp xếp mội thứ cho gọn gàng, trang trí lớp sáng sủa đầy đủ... Chúng ta hãy chăm sóc vườn hoa của lóp mình để hoa luôn khoe sắc trước sân trường.
Ngược lại, nếu chúng ta không có ý thức về những điều ấy thì hãy tưởng tượng môi trường học đường sẽ ra sao. Sẽ là một nơi tồi tệ, và chúng ta cũng không cón cảm thầy hứng thú trong việc học thì làm sao chúng ta có thể tiến lên được và làm sao để tồn tại? Vì vậy, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường học đuòng từ những việc nhỏ nhất. Riêng bản thân em. với tư cách là một học sinh sẽ luôn cố gắng hết sức và không ngừng vươn lên, luôn có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng để có thể xây dựng được ngôi trường xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên không nên chỉ chú ý làm đẹp trường, đẹp lớp mà quên rằng để trường đẹp thì con đường đến trường, ngôi nhà chúng ta đang sống cũng phải xanh - sạch - đẹp.
Tóm lại, môi trường học đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh nói riêng và mọi người nói chung. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm, cùng nhau xây dựng một môi trường sống ngày càng trong sạch hơn.