Tìm kiếm Blog này

28 thg 10, 2008

Chúng ta có nhiệm vụ phải học thật tốt

Phạm Huỳnh Minh Tâm Stt: 25 Lớp 10A9
Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa câu ngạn ngữ “Học vấn có chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”

Tôi đã được đọc qua rất nhiều sách báo, đã biết được rất nhiều câu ngạn ngữ hay trên thế giới. Nhưng không sao tôi quên được ý nghĩa và sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:
“ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”
Có lẽ ai trong chúng ta đều biết “ học vấn” chính là trình độ hiểu biết của mỗi người về những sự vật, hiện tượng, những tình huống trong cuộc sống. Người có học vấn cao sẽ đươc mọi người kính trọng và trọng dụng. Câu ngạn ngữ “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào” quả thật đúng đắn. Mỗi chúng ta nếu muốn có được một kiến thức sâu rộng thì phải vượt qua “những chùm rẽ đắng cay”. Theo tôi nghĩ “những chùm rẽ đắng cay” ấy chính là những khó khăn, trở ngại trên con đường vươn tới đỉnh cao tri thức. Không những thế, người muốn có học vấn cao thì phải biết tìm tòi, học hỏi những kiến thức từ những nguồn khác nhau và hệ thống chúng lại một cách thật khoa học cho dễ học, dễ nhớ. Sau “ những chùm rễ đắng cay” đó chúng ta sẽ có được những thành quả là “hoa quả ngọt ngào”. Phải chăng “những hoa quả ngọt ngào” ấy chính là học vấn của bản thân được nâng cao sau những khó khăn, thử thách. Hơn thế nữa, người co học vấn cao sẽ được mọi người kính trọng, có một cuộc sống ấm no do chính tay mình tự tao đựng nên.
Qua câu ngạn ngữ ấy, tôi nghĩ tất cả chúng ta đã phần nào hiểu ra được tầm quan trọng của việc học. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình, không những thế, học chính là chiếc chìa khoá duy nhất để ta mở cánh cửa kho tàng kiến thức, biến chúng ta thanh những con người có học vấn cao.
Nói tóm lại, chúng ta ngày nay có nhiệm vụ phải học để tạo đựng một thế giới sau này thật văn minh và phát triển. Câu ngạn ngữ: “ Học vấn co những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào” thật sự hay và hết sức đúng đắn.

25 thg 10, 2008

Tác hại của ma túy

Tác hại của ma túy

1. Ma tuý là gì ?
Ma tuý là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích …) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể ( về sinh lý và tâm lý) , làm cho người sử dụng nó có ham muốn không kềm chế được, phải gia tăng liều luợng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngaà càng suy kiệt, nhân cách suy thoái, tiền bạc khánh kiệt …
Các chất ma tuý thường dùng là thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, moocphin, seduxen ….

2. Các loại ma tuý : Ma túy có hai loại chính là ma túy có nguồn gốc thừ thực vật và ma túy được tổng hợp từ các loại hoá chất.
- Ma túy thực vật được chế biến ra từ các cây tự nhiên như :
+ Từ nhựa cây thuốc phiện, có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
+ Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được ở trồng một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên.
+ Từ lá cây coca, chế ra chất Cathinon, có nhiều ở Châu Phi
- Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm Amphetamin, Methamphetamin, các chất ma tuý hướng thần độc hai hơn thuốc phiện 500 lần.

3. Sử dụng ma túy có thể dẫn ngay đến nghiện ma túy
Có một số loại ma tuý nếu dùng đúng liều lượng, đúng lúc, đúng bệnh chúng sẽ có chức năng chữa bệnh chẳng hạn seduxen gây ngủ, dolargan có tác dụng giảm đau …Tuy nhiên, nếu dùng với mục đích tiêu khiển, tự ý tăng liều lượng, tăng thời gian sử dụng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến nghiện. bởi vì trong cơ thể con người, bình thường tuyến yên vẫn tiết ra một lượng endoorphin có tác dụng giảm đau khi cơ thể đau đớn. khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma túy sẽ thay thế dần endoorphin. Tuyến yên ngày càng tiết ít endoorphin, do vậy người nghiện phải tăng liều sử dụng am tuý để bù lượng endoorphin bị giảm, nếu không cơ thể sẽ bị đau đớn khi vận động hoặc va chạm … tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nghiện ma túy. Khi đã nghiện ma túy thì tuyến yên không tiết chất endoorphin nữa nên cơ thể cứ phải lệ thuộc vào ma tuý với liều dùng ngày càng cao hơn.

4. Tác hại của ma tuý :
Ma túy gây tác hại cho cá nhân người sử dụng, cho gia đình và xã hội
- Đối với cá nhân : sức khỏe của người nghiện bị suy kiệt, không thể làm ra tiền. Từ đó, người nghiện tìm mọi cách để có tiền mua thuốc như ăn cắp, ăn trộm, phạm tội.
- Đặc biệt với những người tiêm chích, nếu sử dụng chung bơm kim tiêm (tiêm chích chung), họ có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.
- Đối với gia đình và cộng đồng : gia đình có người nghiện phải chịu nhiều nỗi bất hạnh : kinh tế khánh kiệt, gia đình bất hòa …
- Xã hội phải tốn tiền để chữa chạy cho người nghiện, trật tự an toàn XH bị ảnh hưởng, các tội phạm hình sự gia tăng, sức lao động của cộng đồng suy yếu …

Tác hại của thuốc lá

Tác hại của Thuốc lá

- Trong khói thuốc lá có tới hơn 4000 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất được biết là tác nhân gây ung thư. Khi hút thuốc, tất cả các chất này sẽ đi vào cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Người không hút thuốc lá nhưng sống chung với người hút thuốc, do hít phải khói thuốc nhiều khi cũng bị tác hại đến sức khỏe như người hút thuốc lá .
- Nicotin là một chất gây nghiện và rất độc trong thuốc lá. một điếu thuốc có từ 1 đến mg nicotin. 1 giọt nicotin có thể làm chết 1 con thỏ, 7 giọt làm chết một con ngựa. Khi bắt đầu hút thuốc lá là làm cho cơ thể dần dần phải phụ thuộc vào nicotin. Nicotin gây cảm giác thẻm đối với người sử dụng giống như thuốc phiện và heroin làm người nghiện rất khó bỏ thuốc lá.
- Khi hút thuốc, chất nhựa trong khói thuốc lá sẽ bám vào phổi như bồ hóng bám vào ống khói. nếu hút 10 điếu thuốc lá một ngày, cơ thể của bạn sẽ phải hít vào 105g nhựa mỗi năm.
- Gần đây Tổ chức y tế thế giới đã công bố báo cáo " Thuốc là và quyền trẻ em". Báo cáo này đưa ra những quyền của trẻ em không bị đe dọa bởi thuốc lá, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em , gồm
Quyền được biết thông tin về thuốc lá và các ông ty thuốc lá
Quyền tránh làm việc độc hại ở các công ty thuốc lá
Quyền được tồn tại và phát triển không bị ảnh hưởng khi người lớn chi tiền cho thuốc lá
Quyền được bảo vệ khỏi khói thuốc do người lớn thải ra.
Báo cáo nêu rõ : "Các nước phải có trách nhiệm ban hành những luật pháp và quy định cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc lá, đảm bảo tôn trọng quyền trẻ em","Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của thuốc lá bao gồm việc chi tiền cho thuốc lá mà lẽ ra chúng phải được chi cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe con cái; nỗi đau mất mát người thân trong gia đình bị chết do sử dụng thuốc lá và tổn hại tài chính khi những người thân đau ốm hoặc mất sớm vì thuốc lá".
Rõ ràng phòng chống thuốc lá cũng là một trong những việc để bảo vệ quyền trẻ em.
- Theo tài liệu của Tổ chức y tế thế giới, hàng năm số người hút thuốc lá ở các nước phát triển : nam chiếm 30-40%, nữ chiếm 20-40%. Ở các nước đang phát triển : nam chiếm 40-70%, nữ chiếm 2-10%.
- Hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người chết có nguyên nhân do thuốc lá, tính trung bình cứ 10 giây có một người chết vì thuốc lá.
- Những người hút thuốc lá sẽ chết sóm hơn so với những người không hút thuốc lá không phải là một ngày, một tháng mà là hằng năm, thậm chí tới 23 năm. Đổi 23 năm cuộc đời là quá nhiều cho một sở thích tốn tiền.
- Toàn bộ số tiền mà những người hút thuốc lá tại Việt Nam dùng để mua thuốc lá năm 1998 khoảng 6000 tỷ đồng. Số tiền này có thể mua được 1.5 triệu tấn gạo hoặc 300.000 chiếc xe máy Super Dream.
- Sau khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994, các công ty thuốc lá là những công ty đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1994, Bộ Thương mại đã cho phép các công ty : Phillip Morris, Rothmans of Paul Mall, BAT và RJ Reynolds mở chi nhánh tại Việt Nam. Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hảo sản xuất thuốc lá Malboro, nhà máy thuốc lá Sài Gòn sản xuất thuốc lá 555, nhà máy thuốc lá Đà Nẵng sản xuất thuốc lá Carmel, Salem, Winston, More. Tháng 6 năm 1997, Chính phủ Việt Nam đã thông báo ngừng cho phép liên doanh với các công ty thuốc lá nước ngoài, tuy nhiên vẫn phải tôn trọng những hợp đồng đã ký trước đó.

Hành trình đến với hạnh phúc của cô Tấm

TẤM CÁM
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu nhất trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam. Qua cốt truyện về cô Tấm côi cút bị dì ghẻ và đứa em Cám cùng cha khác mẹ hành hạ tủi cực nhưng kết thúc lại có hạnh phúc, những sung sướng nhất định, các nghệ nhân dân gian phản ánh cuộc sống chiến đấu dai dẳng, gian nan và không cân sức giữa người lao động nghèo khổ và lực lượng thống trị. Họ chiến đấu với niềm tin sẽ chiến thắng cả một thế lực đen tối trong xã hội phong kiến ngày xưa. Mâu thuẫn giữa mẹ con Tấm Cám không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ gia đình mà còn là xung đột kịch liệt giữa cái thiện và cái ác.
Mâu thuẫn này không chỉ diễn ra trong khoảng thời gian cố định mà nó đã ngấm ngầm nảy sinh ngay từ lúc dì ghẻ thay quyền người mẹ yểu mệnh đáng thương của Tấm. Cô bé mồ côi tội nghiệp vấp phải cái quy luật nghiệt ngã nghìn đời:
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng”
Cảnh người cùng cực và cô thế nhất trong cái xã hội vốn đầy rẫy trái khoáng đẩy em bé gái nhỏ vào thế chông chênh, bơ vơ ngay từ bước đi chập chững đầu tiên trên con đường đời khúc khuỷu. Tấm là nạn nhân của chế độ phụ quyền: khi mà bố mẹ đã qua đời cả thì mọi quyền hành đều thuộc về tay dì ghẻ. Suy cho cùng thì gia đình chính là nguồi gốc của mọi khổ đau bủa vây lấy đời Tấm, gia đình không là mái ấm! Vừa là phận gái, vừa mồ côi, vừa chịu thế con riêng của chồng nên cái tủi nhục của Tấm càng chất chồng lên cao. Biết thân biệt phận, nhân vật hiền lành nhẫn nhục của chúng ta luôn chăm lo làm việc, sẵn sang “quần quật nửa ngày trời, mải miết hớt đầy giỏ tôm tép” chỉ để mong ước có được cái yếm đỏ, ước được sự cần thiết tối thiểu và chính đáng của cô bé. Thế mà ngay cả cái niềm vui con con của tuổi thơ bỗng chốc cũng trống hoác hệt như giỏ tép Cám đã tráo trở cướp công vậy. Người ta đã lấy đi công lao của mình để mà hưởng phần, Tấm biết nhưng biết làm gì hơn ngoài việc ngồi ôm mặt khóc tức tưởi? Tấm buộc phải tự thu hẹp ước mơ của mình lại trước khi bàn tay nhuốc nhơ kia bóp ngẹn lấy nó. Một con cá bống nhỏ sống sót y hệt như một đám than hồng còn sót trong tro nguội nhưng vẫn còn đủ hơi ấm để sưởi ấm niềm tin.
“Cái bống là cái bống bình,
Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi”.
“… Cái bống là cái bống bang,
Ăn cơm bằng sàng, uống nước bằng tay”.
Thân bống và thân Tấm có chung nỗi bất hạnh mà chỉ Tấm và bống mới đồng cảm với nhau được. Câu hát gọi bống ăn còn là cả lời chân tình đối với người bạn duy nhất thuở ấu thơ:
“Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.
Một hạt cơm thừa từ bữa ăn ngon lành của mẹ con Cám thì vẫn là “cơm vàng, cơm bạc”, vẫn là mồ hôi nước mắt của con người luôn nâng niu mọi thứ xung quanh mình. Giết chết cá bống nào đâu chỉ đơn giản là để đáp ứng khẩu vị của bọn giàu sang? Chúng giết bống cốt là để dập tắt niềm hy vọng vốn đã vô cùng hiếm hoi của Tấm. Hòn máu đỏ đọng lại mãi không tan là hiện thân của tội ác không thể dung tha, là vết tích để lại cái chết oan tàn nhẫn. Và rồi Tấm cũng chỉ biết “bưng mặt mà khóc òa lên”, khóc căm hận và phẫn nộ nhưng vẫn không làm gì được. Một lần nữa nhờ đến Bụt, nhờ đến ông lão hiền lành, tốt bụng đã được dân gian hóa từ hình tượng Đức Phật, luôn xuất hiện trợ giúp Tấm trên con đường đến hạnh phúc, Tấm lại tự nhen nhóm ánh sang lẻ loi của niềm tin từ trong đống tro tàn. Thứ ánh sang đó cho dù Tấm mang cả tâm hồn mình ra để cha chở nhưng vẫn không cản nổi sự đày đọa của mẹ con Cám chủ ý giáng mạnh vào thân xác nhỏ bé của cô gái khát khao một lần được đi hội xuân. Bọn chúng trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được gia cảm với đời của Tấm. Và Tấm lại khóc ấm ức làm người ta thiết nghĩ nhân vật Tấm quá bị động, chị khóc từ đầu đến cuối chờ Bụt giúp. Ngay cả chi tiết nhà vua vô tình lượm được chiếc giày xinh xẻo Tấm làm rơi cũng quá phụ thuộc vào sự may rủi. Nhưng hãy cứ nghĩ lại mà xam, chẳng phải chi tiết Tấm ướm giày vừa như in tượng trưng cho sự đúng đắn và hợp ý lòng mình hay sao? Có lẽ, vô chừng trong thâm tâm Tấm đã sống cho cái quy luật muôn đời truyền tụng mà cô vẫn hằng ngày đặt niềm tin: “Ở hiền gặp lành”. Tấm vẫn phải sống để thấy được điều “lành” sẽ tới vớt mình như thế nào sau bao nhiêu năm “ở hiền” như vậy? Và bản tính lương thiện, đôn hậu đã đưa cô gái nghèo lên trên đỉnh cao của danh vọng, lên đến ngôi vị Hoàng hậu cao sang. Trước đó không lâu mẹ con Cám dè bỉu õng ẹo:
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai,
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”
Chúng cho rằng Tấm chẳng thể thay đổi được cái trật tự giàu nghèo vốn đã được định đoạt. thế mới có cớ sự mụ dì ghẻ cũng hăng hái hớn hở ướm giày như các cô gái trẻ, và khi thất bại chúng sẵn sàng nhúng tay vào bất cứ tội ác nào.
Khi đã yên vị ở ngôi Hoàng hậu, Tấm nào ngờ có biết bao nhiêu ánh mắt hiểm độc đang hướng về mình. Và Tấm tiếp tục là nạn nhân bi thảm của tội ác, khi mà lắt léo cái lưỡi không xương, khi mà tay cầm dao vấy máu đến nơi miệng vẫn thơn thớt, nỉ non ngọt ngào: “Dì đuổi kiến cho con ấy mà!”. Cô Tấm hiền hậu đoan trang ngả xuống thì một co Tấm quyết liệt và mạnh mẽ lại sống dậy, trở về đòi cho bằng được hạnh phúc. Bốn lần hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị là những vật bình dị thân thương Tấm gửi gắm linh hồn mình trong đó; thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể tiêu diệt chịu chết một các oan ức của cái thiện mà đã vùng dậy mạnh mẽ. Oái oăm thay, cái thiện đứng dậy bao nhiêu thì cái ác cũng lấn lướt hòng dập tắt cái thiện bấy nhiêu. Có một lúc nào đó chúng tạm thời thắng thế bước lên lầu son gác tía của vương quyền, cung vua, những nơi không thuộc về chúng, chim choc đến với chúng chỉ để nguyền rủa, tiếng võng trưa hè cũng cất lời đay nghiến chúng. Chúng bị dồn vào thế cô lập và phải đương đầu với cả một mặt trận công lý.
Chúng ta không còn thấy Tấm khóc mà tự mình giành và giữ hạnh phúc sao cho bền chặt. Sự hóa thân trở về trần thế thể hiện mơ ước lớn lao về công bằng xã hội; không tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc như thuyết luân hồi nhà Phật mà tìm và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này. Sau bao lần thăng trầm trôi nổi, Tấm trở lại thiêng liêng, dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại, cô lừa Cám để tự mẹ con nó tìm đến cái chết. Kết thúc dẫu có hơi tàn bạo nhưng quả thật phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù thích đáng.
Tiếng hót chim vàng anh có nghĩa gì đối với trái tim những con người dã thú đầy máu độc, bong xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét, đố kỵ, tiếng khung cưởi ròn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn… Cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì cái ác càng lộng hành thể hiện mâu thuẫn đối kháng không thể dung hòa, không khí căng thẳng nên xu thế buộc phải thay đổi. các tác giả dân gian không đi sâu vào việc phân tích tâm lý nhân vật mà thiên về miêu tả hành động và tính cách của nhân vật, kết hợp các yếu tố kỳ ảo cùng các câu văn vần góp phần thi vị hóa lời văn và cốt truyện được cố định. Truyện được lưu truyền và gọt giũa qua thế gian, được nhiều người ưa thích và nghiền ngẫm, lôi được ra ánh sang hình thù, bản chất thô kệch, xấu xí của mẹ con Cám thể hiện hoài bão về lẽ tất thắng của cái thiện đối với cái ác cho dù có khó khăn đến đâu, có gian nan đến thế nào chăng nữa.
Trần Hồ Thanh Thương Lớp: 10A9

Kể chuyện "ADV và MC-TT"

Họ Tên: Trần Hồ Thanh ThươngLớp: 10A9STT: 28-----
AN DƯƠNG VƯƠNG - MỴ CHÂU-TRỌNG THỦY
Truyền thuyết An dương Vương là một trong những truyện cuối cùng của nhóm chủ đề giữ nước nói riêng và của pho sử thi anh hung Việt cổ nói chung. Tương truyền rằng, An Dương Vương nối nghiệp các Vua Hùng dời đô từ vùng núi Nghĩa Linh hẻo lánh về đồng bằng Cổ Loa (hay Kẻ Chủ) để thể hiện bề phát triển, một chính sách sáng suốt. Không những thế, vua tôi Âu Lạc còn thể hiện được tinh thần quyết tâm chống giặc thong qua việc xây chính vòng thành ốc khổ cực và khó khăn. “Được long trời, hợp long dân” đến nỗu vũ khí trong tay người Âu Lạc chỉ là cây nỏ mà được thần thánh hóa, “bắn một phát chết hàng vạn tên”, là cả một bước tiến lớn lao về kỹ thuật quốc phòng ngay từ buổi đầu dựng nước. Chiến thắng của An Dương Vương đẩy lùi cuộc xâm lược lần thứ nhất của tên Triệu Đà càng chứng tỏ sức mạnh khối tự cường dân tộc được thần linh phù trì. Nhưng cay đắng chua xót thay, biến cố mất nước đầu tiên trong lịch sử lại đến cùng lần cử binh Nam xâm thứ hai của đà và để lại là cả một bi kịch...
Quay ngược guồng Thế Giới về thời điểm trước đó không lâu, ngày Đà lần đầu kép binh sang mà nếm mùi lợi hại của thần cơ, bàn chạy về Trâu Sơn cầm cự rồi phải xin hòa. Không bao lâu sau, Đà lại cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. Một người trí dũng song toàn, lo nước thương dân nổi danh với sự cảnh giác cao độ như An Dương Vương mà lại đi tin vào “thiện chí” của quân thì, tin rằng quan hệ gia đình sẽ làm dịu nhẹ đi bớt sự đối đầu gay gắt. và thế là vua “vô tình” gả con gái cho thì, “vô tình” tự đưa mình vào thế hiểm, “vô tình” đẩy cả dân tộc Âu Lạc vào rọ đầy rẫy âm mưu đen tối của cha con họ Triệu. Hơn thế nữa, vua còn dễ dãi làm trái cả tập tục người Việt cổ là cho Trọng Thủy ở rể, tăng them cơ hội thực hiện mưu đồ thông qua nội gián, tạo nhiều thuận lợi cho quân thù tự do len lỏi vào sâu lãnh thổ nước nhà. Nếu kỳ tích xây thành, chế nỏ làm nên chiến thắng oanh liệt lần trước là kỳ tích thực sự mang đậm tính thần thoại thì thạt bại do chính mình gây nên cớ sự lần này lại hoàn toàn thực tế và đầy đau xót. An Dương Vương bắt đầu vướng mắc vào những mâu thuẫn rất trần thế và những mâu thuẫn này bắt nguồi từ chính tình yêu tưởng như đáng trân trọng của Mị Châu. Nàng nhẹ dạ, thơ dại, trực tiếp đưa đất nước Âu Lạc đến diệt vong, đưa sự nghiệp vua cha đến bờ vực tiêu tan. Càng làm tròn chữ tòng bao nhiêu thì bang càng dấn thân sâu vào con đường phản nghịch bấy nhiêu. Con gái thì xiêu lòng làm mất nỏ hồi nào không hay, vua cha thì không chút nghi ngờ đứa con rể quý. Đến tận khi người thong gia ông vốn không hề cảnh giác bất ngờ đem quân sang đánh, vua vẫn điềm nhiên đánh cờ và cười nói ngạo nghễ: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Ỷ vào sức mạnh siêu nhiên thần Kim Quy ban tặng, quá dựa dẫm vào những cái tưởng chừng đang nắm chắc trong tay đến mức u tối, ngạo mạn, sự khinh địch bộc lộ rõ rệt khi quân Đà tiến sát vua mới cần lấy nỏ rồi cùng lúc phát hiện ra nỏ giả chứ không hề phòng thủ hay có bất kỳ biện pháp kháng địch nào. Thái độ chủ quan, mất cảnh giác của cả hai cha con An Dương Vương đã đưa cả cơ đồ họ Thục chìm đắm xuống biển sâu… Những con sóng biển Đông vỗ rì rào tan đi rồi có quay trở lại, chứng kiến bờ biển này vẫn nhớ hoài cái hình ảnh hai kẻ thua cuộc trong trò chơi mà họ tự gài mình vào thế bị động, đau xót và thao thức lòng?
Khi ấy, Rùa Vàng hiện lên tố cáo đanh thép, kết tội Mị Châu là giặc; mà chẳng phải đó cũng là lời kết tội của đông đảo con gười Âu Lạc, cả công lý, của nhân dân đối với con người phản quốc hay sao? Một lần nữa, An Dương Vương đã quá cậy nhờ vào quyền uy của sứ Thanh Giang mà tuốt kiếm chém Mị Châu ngay tức khắc, càng chứng tỏ hành động quyết liệt đó là hành động của con người dứt khoát. An Dương Vương đã đứng về phía công lý và quyền lợi dân tộc để xử tội máu mủ của mình, đồng thời là sự tỉnh ngộ dẫu có muộn màng nhưng vẫn vớt vát được chút thương cảm của nhân dân cho vị vua cả cuộc đời sống cho đất nước. Khi đặt An Dương Vương về đúng cương vị của một người cha, trước mặt ông là biển cả, sau lưng là giặc sắp đuổi đến nơi, người cha không còn cách nào khác đã vung gươm giết chết con và gieo mình xuống biển cả, mang theo nặng một tấm lòng thương nước, và cũng nặng một lỗi lầm chẳng thể dung tha. Lòng biển bao dung đón người anh hung trở về, đón vị vua anh dũng chỉ vì vô tình mà làm mất Đất nước ông gầy dựng bấy lâu nay.
Kẻ thù cho dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn đáng sợ. Thế nên truyền thuyết An Dương Vương trước nhất đã để lại bài học về sự cảnh giác và nhận thức đúng đắn âm mưu quân thù. Truyền thuyết chứa đựng những hồi ức câm lặng và trường tồn về một số tập tục và quan hệ xã hội của người Việt cổ, không mang tính chất âm điệu bi hung toàn vẹn khi nó nói về hình ảnh người anh hùng phải đặt nghĩa nước lên trên tình nhà, đưa quyền lợi chung lên trên lợi ích cá nhân và khẳng định rõ: việc giữ nước là việc của muôn người, muôn đời. Truyền thuyết đã giúp các thế hệ sau vén dần chân lý lịch sử đồng thời để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm, ghi lòng tạc dạ muôn kiếp người Việt Nam.

Tóm tắt "ADV và MC-TT"

Tóm tắt truyện "An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ "theo chuyện của Trọng Thuỷ

Trọng Thuỷ là con trai của Triệu Đà. Sau khi Triệu Đà cầu hoà với An Dương Vương, Trọng Thuỷ được Triệu Đà gả cho Mị Châu, con gái của An Dương Vương. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần và tìm cách đánh tráo mang về nước. Trước khi ra đi Trọng Thuỷ còn dặn Mị Châu làm dấu lông ngỗng nếu sau này hai nước chia cắt. Triệu Đà lấy được nỏ thần đem quân sang đánh nước Âu Lạc. An Dương Vương và Mị Châu bỏ chạy, Trọng Thuỷ đuổi theo vết lông ngỗng của Mị Châu, nhưng đến nơi chỉ thấy xác của Mị Châu. Trọng Thuỷ đem về chôn cất. Nhưng vì quá thương tiếc Mị Châu, Trọng Thuỷ đã nhảy xuống giếng tử tự. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển hoá thành hạt châu. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, đem về rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng trong sáng hơn.
Qua câu chuyện về Trọng Thuỷ, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta phải đề cao cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù xâm lược, mỗi người chúng ta phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa chung - riêng, nước - nhà.

Cao Thị Bích Hường
10A9

5 thg 10, 2008

Đỉnh cao học vấn cứ hệt như chân trời ở ngay trước mắt

Trần Hồ Thanh Thương Lớp: 10A9 Trường THPT Võ Thị Sáu
Làm sáng tỏ câu ngạn ngữ “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào” .

Là một trong những nước cổ đại có lịch sử hình thành lâu đời nhất châu Âu, Hy Lạp xứng đáng là cái nôi của nền văn minh khu vực và thế giới. Rất nhiều nhà hiền triết Hy Lạp đã và đang tiếp tục để lại nhiều câu nói bất hủ cho nhân loại. Không nằm ngoài chuỗi ngạn ngữ làm nên bản sắc quốc gia, câu nói “ Học vấn có những chùm rể đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào “ cũng để lại nhiều điều đáng suyngẫm.
Sự học là trọn đời. Học tập là quá trình trau dồi kiến thức, thu nhập th êm những điều hữu ích và biến chúng thành của riêng mình. Học vấn là những điều có được nhờ qúa trình học tập. Học vấn rất đadạng, không thể tóm gọn trong một vài vấn đề; có nhi ều loại học vấn : học tri th ức t ừ lớp thế hệ đi trước, học từ bạn từ bè, học cách gieo hạt giống cho t âm hồn, học cách hài lòng với cuộc sống. Nhưng, “ học vấn có những chùm rể đắng cay “ ! Không ai được số phận nuông chiều, có những lúc ta gặp khó khăn trong việc thích nghi với thầy cô, lắm lúc không tài nào hợp tác có hiệu quả với bạnđồng trang lứa, không thiếu những lần tài năng bản thân không được nhìn thấy và trọng dụng. Thế là ta lại phải học cách tự học, phương pháp làm việc theo nhóm, họcc ách tự khẳng định mình. Việc tìm cho con đường học vấn của mình sự phù hợp và điều kiện phát triển tốt nhất, tương đương với hình ảnh tượng trưng nhà triết học người Hy Lạp đã sử dụng- một bộ rễ chỉ sống sót nếu nó tương thích với nguồn sốngđã là điều rất khó. Đó là chưa kể tới việc xung quanh còn muôn ngàn vạn triệu bộ rễ khác c ũng cần tồn tại. Bởi thế mỗi cá nhân phải tự nhận thức được, từ đó mà nỗ lực, cố gắng, tự thân quyết định sự tồn vong của tương lai mình.
Ngày xưa Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm soi mặt chữ, sáng tương lai ra sao? Trương Vĩnh Ký vượt qua nỗi bất công khi ông Trời không cho anh một hình hài trọn vẹn như thế nào? Cô bé bán khoai Trần Bình Gấm một lúc đỗ ba trường đại học lừng lẫy ra sao? Tất cả họ đều đã gặt hái được những “ hoa quả ngọt ngào” mà họ xứng đáng có được. Họ đều chịu tác động mạnh mẽ từ môitrường, hoàn cảnh; nhưng nhờ có nền móng “nghị lực”, xây cất lên bằng gạch “say mê”, kết lại bằng vữa “ni ềm tin”, thành bức tường vững chắc, bình yên nơi tâm hồn, họ vượt qua được. Còn Nguyễn Quốc Nam Anh không để tài mòn mỏi đợi tuổi nổi tiếng như thế nào; cô bé tiến sĩMười chín tuổi bỏ ngoài tai mọi lời chòng ghẹo, vượt qua nỗi mặc cảm béo phìđể trở thành tiến sĩ trẻ nhất thế giới ra sao? Cao Bá Quát ngày xưa đêm ngày rẻn chữ để được đihọc đáng phục ra sao? Những con người như thế đã thay thế nhược điểm của mình bằng những việc làm thiết thực và họ cũng đã thành công.
Chẳng có chủm rễ nào mọc ra hoa quả ngay. Để đến với giai đoạn đơm bông kết trái là cả một quá trình lâu dài và phải kết hợp nhiều phương diện. Âu cũng là cái quy luật tất yếu của tự nhi ên, quả chín thì dễ rục. Một khi ta dừnglại đ ể hưởng thụ những thành quả đạt được cũng có nghĩa là ta đã bị đẩy lùi so với tương lai; vì cuộc sống thìcứ lừng lững đi về phía trước và học vấn chỉ dành cho những ai xứng đ áng.
Một cách khái quát, đỉnh cao học vấn cứ hệt như chân trời ở ngay trước mắt, đã có đôi khi nó rất gần ta nhưng có đi cả đời cũng không thấy tới. Suốt chặng đường đi, sẽ có những lúc tự tay ta chạm đến quả trĩu ngọt ngào xứng đáng , khi mà ta đi lên từ bước khởi đầu cay nghiệt, bằng tất cả niềm say sưa với tri thức và nỗ lực của bản thân.

4 thg 10, 2008

Đamsan kể về chiến thắng Mơtao Moxay

Bảo Ngân-10A9

Ở Việt Nam có hai looaị sử thi là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng trong đó Đăm-Săn là một sử thi anh hùng của người Ê-đê. Trong câu chuyện đó Đăm-Săn chính là ta một tù trưởng anh hùng, ta đã có những chiến công lớn trong lao động như thần phục voi dữ, làm rẫy, bắt cá,…và trong đó chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây đã giúp cho buôn làng của ta trở nên giàu có hơn từ đó. Và nếu các bạn muốn nghe câu chuyện về chiến thắng Mtao Mxây ta sẽ kể cho các bạn nghe..
Câu chuyện bắt đầu khi ta đến nhà Mtao Mxây, ta đã nói rằng:” Ơ diêng! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!” nhưng Mtao Mxâyđã đáp rằng:”Ta không xuống đâu diêng ơi!”. Hắn ta không muốn xuống ta lại càng nóng lòng muốn hắn xuống và hắn nhất quyết không xuống cho đến khi ta doạ sẽ lấy cái hiên của hắn bổ đôi, ta doạ lấy cái cầu thang của hắn để chẻ ra để kéo lửa và hun cái nhà của hắn. Đến lúc này hắn mới nói rằng:” Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta đang xuống, nghe!” điều này chứng tỏ hắn sợ hãi vì sợ ta sẽ đâm hắn, nhưng ta sẽ không làm như vậy đâu. Khi Mtao Mxâyđi ra mọi người xem khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng, còn cái dáng đi của hắn thì tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo. Khi ta bảo Mtao Mxây múa trước thì hắn ta lại bảo ngược lại rằng ta mới phải là người múa trước nhưng sau đó thì hắn cũng phải múa trước ta. Lúc Mtao Mxây rung khiên múa, khiên của hắn kêu lạch xạch như 1 quả mướp khô điều đó cho thấy cách múa khiên của hắn quả thật là thiếu sức sống sự dứt khoát. Sau đó hắn đã ba hoa, khoát lát rằng :” Ta học ai à! Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần rồng, ta học thần rồng” và khi đến lượt ta múa mỗi lần xốc tới, ta vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, ta vượt một đồi lồ ô. Còn Mtao Mxây thì bước cao thấp chạy đến bãi tây rồi sang bãi đông. Khi Mtao Mxây vugn dao chém phập một cái nhưng chỉ trúng 1 cái chảo cột trâu. Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu nhưng ta đã đớp được miếng trầu. Ta nhai trầu sức mạnh tăng lên gấp bội . Thế là ta lại múa. Ta múa trên cao, gió như bão, Ta múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lốc. Cây cối chết trụ. Khi ta múa trân cao vang lên tiếng đĩa khiên lênh. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của ta nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới nhưng không thủng, ta đâm vào người hắn cũng không thủng, lúc này ta đã thấm mệt. Ta vừa chạy vừa ngủ và ta đã mộng thấy ông trời, ta than rằng:” ối chao, chết mất thôi ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!” ông trời đã đáp rằng:” thế ư cháu! vậy cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được. Ta bừng tỉnh và làm theo những lời ông trời vừa mách bảo tức thì áo giáp của hắn ta rơi loảng choảng. Hắn tháo chạy và trốn quanh chồng lợn rồi lại trốn quanh chồng trâu vì khi đến chuồng nào ta lại phá tan chuồng nấy. Cuối cùng rồi thì ta cũng đã cắt đầu Mtao Mxây đem bếu ngoài đường.
Vì do ta đã có được những tình cảm cao cảnhất như lòng danh dự, gắn bó với hạnh phúcgia đình và thiết tha với cuộc sốngbình yên, phồn thịnh của thị tộc đã thôi thúc ta chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù

2 thg 10, 2008

Giới thiệu chung về Blog

-Blog http://Van10nc.blogspot.com là nơi chia sẻ, trao đổi để giúp các bạn học môn Văn 10 được tốt hơn.
Từ khóa tìm kiếm:
"Van10nc+vts" hoặc "NLXH+VTS+10" hoặc "nghiluanxahoi+THPT+VOTHISAU"

-Các bạn có quyền tham khảo tất cả các bài viết đăng trên Blog này để tích lũy kinh nghiệm viết Văn , tham khảo các ý tưởng có trong các bài viết để làm giàu tri thức và vốn hiểu biết, vốn sống...cũng như tham khảo những kỹ năng, lập luận,các thao tác... cần thiết để viết một bài văn theo những yêu cầu khác nhau.

-Các bạn cũng có quyền trao đổi ý kiến của mình xung quanh các đề tài đã công bố, phản hồi các ý kiến trao đổi... bằng cách "
+Nhấp vào đường liên kết có chữ "Nhận xét" ở cuối các bài viết
+Ghi ý kiến của mình vào ô "Để lại nhận xét của bạn"
+Chọn "Nhận xét với tư cách" ( "Nặc danh" -Nếu không muốn để lại tên tuổi- Còn nếu muốn để lại địa chỉ để liên lạc sau này thì nhấp vào Ô tương ứng "ID mở" hoặc "Tên/URL" ....
+Nhấp chọn "Công bố nhận xét của bạn".
+Người nhận xét cũng có thể xem trước lời nhận xét của mình bằng cách chọn "XEM TRƯỚC", nếu đồng ý mới chọn "CÔNG BỐ NHẬN XÉT CỦA BẠN"

-Rất mong nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ, tranh luận... của các bạn để tất cả chúng ta có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng viết văn .

-Chúc các bạn sẽ hoàn thành tốt nhất những baì kiểm tra, bài thi học kỳ và thi tốt nghiệp THPT và cả trong kỳ thi Đại học nũa nha.
---------------------------------------------------------------

1 thg 10, 2008

Tình mẫu tử 5

Trong cuộc sống, con người chúng ta có rất nhiều thứ tình cảm như tình bạn, tình yêu đối với thầy cô, gia đình… Nhưng thiêng liêng nhất vẫn là tình mẫu tử. Cũng chính vì vậy mà ông cha ta đã từng có câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
để tỏ lòng kính yêu đối với cha mẹ.
Tình mẫu tử chính là tình yêu thương của mẹ dành cho con và ngược lại những đứa con cũng thương yêu mẹ mình. Mẹ là người đã cực khổ mang nặng đẻ đau, sinh ra chúng ta và nuôi dạy để chúng ta được như ngày hôm nay. Tình mẫu tử còn được thể hiện ở những người mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh đứa con mình mang nặng đẻ đau để mang lại hoà bình cho dân tộc ta, đó chính là tình yêu của các mẹ dành cho quê hương, đất nước. Nhưng ngày nay có nhiều đứa con rất bất hiếu, không quan tâm chăm sóc cho mẹ mình, thậm chí có những người còn ruồng bỏ, không thừa nhận mẹ mình. Những hành vi đó cần được xã hội lên án gay gắt. Và ngay khi còn là những trẻ nhỏ thì nhà trường xã hội cũng như gia đình hãy biết dạy dỗ các em về tình mẫu tử, hãy hiếu thào với mẹ mình. Mẹ đã khó nhọc cưu mang nuôi nấng chúng ta thì ta phải đền đáp lại, không bằng vật chất thì cũng phải bằng tấm long yêu thương, kính trọng. Học sinh chúng ta không cần phải đền đáp cho mẹ bằng những vật chất mà chỉ cần cố gắng chăm chỉ học tập làm cho mẹ vui lòng vậy là đã đủ rồi. Bên cạnh đó, cũng có những người mẹ ngược đãi, bắt ép con mình làm việc để kiếm tiền về cho họ cờ bạc, đề đóm… hoặc có những bà mẹ vừa sinh con ra đã đem quăng vào thùng rác, hành động đó thật là tàn nhẫn và không có tính người. Những hành động đó cần phải được pháp luật nghiêm trị và lên án mạnh mẽ.
Tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng của con người cho nên chúng ta phải trân trọng và phát huy tình cảm đó. Mẹ chính là một món quả quí báu mà thượng đế ban tặng cho chúng ta vì vậy chúng ta hãy cố gắng giữ gìn món quả đó. Mỗi người phải luôn yêu thương mẹ để thế giới chúng ta tràn ngập tình mẫu tử.

Học vấn 2

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng đều trải qua quãng đời học sinh. Ai cũng có những kiến thức cho riêng mình, đều gặp những khó khăn, trở ngại nhưng sẽ mang lại một kết quả thật tốt đẹp như câu ngạn ngữ: ‘‘Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.’’
‘‘Học vấn” là những kiến thức mà mỗi người có được từ thầy cô và bạn bè, từ những điều thu nhập từ cuộc sống đời thường mà giúp cho ta có thể hiểu biết rộng rãi hơn. ‘‘Chùm rễ đắng cay” là hình ảnh ẩn dụ như muốn nói rằng ai muốn trở thành người thành đạt thì phải có sự nhẫn nại, kiềm nén những ham muốn nhất thời để trải qua những thức thách của thượng đế. Nếu có thể vượt qua thì chúng ta mới có thể ngày một trưởng thành hơn được. ‘‘Hoa quả lại ngọt ngào” cũng là hình ảnh ẩn dụ kết quả mà ta có được từ những lần vấp ngã, thất bại trong cuộc sống như ca dao có câu: ‘‘Thất bại là mẹ thành công.” Theo UNESSCO thì có bốn phương châm học: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống trong cộng đồng, học để tự khẳng định mình. Quả thật như vậy, trên đường đời không có gì là suôn sẻ cả mà ta phải trải qua những con đường gập ghềnh, khó khăn. Nếu ta không dũng cảm bước qua trở ngại đó thì không thểthành đạt được. Những lần thất bại là cơ hội để ta có thể sửa đổi được những khuyết điểm của mình, giúp ta cứng rắn hơn, có được những kinh nghiệm cho riêng mình. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương đáng kể chúng ta noi theo như: thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị gãy đôi tay nhưng thầy vẫn không hề từ bỏ con đường học vấn của mình mà thầy đã dùng đôi chân để viết chữ. Nếu không có học vấn thì thế giới sẽ không thể nào phát triển được mà chỉ dừng lại ở sự nghèo nàn và lạc hậu mà thôi. Bên cạnh đó cũng có những người rất đáng chê trách, tuy sống trong một gia đình đầy đủ mọi thứ, được cha mẹ cho đến trường nhưng họ lại nghỉ học để chơi bời, bị lôi cuốn vào những vòng xoay tù tội và làm cho đất nước ngày càng xấu đi. Vậy chúng ta phải biết chăm chỉ học tập và phát triển đất nước ngày một đi lên như những ước nguyện của Bác Hồ.
Học vấn là cái rất cần cho mỗi con người và chúng ta phải luôn phát huy và giữ vững những bản sắc văn hoá của người Việt Nam ta. Ta phải luôn tiếp nhận những cái hay để xây dựng vốn kiến thức của mình như Lê Nin đã có câu: ‘‘Học, học nữa, học mãi.”
Lê Thị Xuân Thuý - 10A9

Tình mẫu tử 4

Nguyễn Ngọc Thiên Thanh 10A9

“ Cái cò...sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió bay về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
(Nguyễn Duy)
Nhà thơ Nguyễn Duy là đại diện cho số đông các nhà thơ, nhà văn, những nghệ sĩ bày tỏ lòng yêu mến, kính trọng của mình đối với mẹ, người sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Tình mẹ đã trở thành biển trời yêu thương, là bến đò luôn sẵn sàng đưa rộng vòng tay đón chờ con mình, tình mẫu tử là viên ngọc quý mà ông Trời đã ban tặng cho con người.
Tình mẫu tử, có thể hiểu là tình mẹ con hoặc cũng có thể là của con cái dành cho mẹ. Mỗi con người chỉ có một người mẹ duy nhất mà thôi, một người cho ta cơ thể, tâm hồn, sự sống, miếng cơm, manh áo, che chở cho ta, gieo rắc vào tâm hồn ta những câu ca, những bài học đạo lý làm người. Mẹ cho ta trái tim và dạy ta cách làm nó trở nên rộng lượng. Người mẹ đã trao tất cả niềm tin yêu, hạnh phúc của mình vào đứa con. Thế đạo làm con, chúnh ta sẽ làm gì? Có những phút nào chúng ta nghĩ đến sẽ báo đáp công ơn cha mẹ hay không?
Có một số người hiểu và quý trọng tình cảm thiêng liêng của ẹm mà sống thật tốt để mong đáp đền phần nào sự hi sinh của mẹ. Họ giành cả đời mình để báo hiếu cho người mẹ già đã làm lụng cả đời nuôi con. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn những kẻ không thấu hiểu được giá trị cao quý của tình mẹ. Họ vẵn vô tư bước đi trên con đường của họ mà không hề nhớ đến người đã cho mình tất cả. Có những người khi còn trẻ được mẹ lo lắng, chăm sóc, cho ăn học thành tài để rồi khi trưởng thành, họ quay lưng mà bước đi vì sợ một người như mẹ sẽ làm cản trở con đường tương lai sáng ngời trước mắt. Thế có bao giờ những người ấy hiểu được mẹ họ làm thế tất cả là vì họ? Thế nhưng, hiện nay cũng có những bà mẹ không làm tròn trách nhiệm của mình. Những người mẹ ấy dám từ bỏ máu mủ của mình để đạt được mục đích, tham vọng. Điều đó thật không đáng bà hòan tòan sai trái.
Như vậy, để trở thành một người con hiếu thảo, chúng ta cần phải hiểu và trân trọng tình mẹ, những việc mẹ làm, cố gắng trở thành một con ngừơi có ích trong cuộc sống và xã hội, luôn phấn đấu vươn lên, luôn có hòai bão ước mơ và quyết tâm có được chúng ... Vì tất cả những điều mẹ mong muốn, mẹ làm, hi sinh, tất cả đều cho con. Vì vậy, phận làm con, ta hãy cố gắng hết mình, trân trọng, lễ phép, hiếu thảo với mẹ vì có đi đến đâu, ta cũng không tìm thấy ai như mẹ, không thể tìm ra người yêu thương ta và hi sinh cho ta nhiều như mẹ.
Tình mẹ là biển trời yêu thương, là những hi sinh vĩ đại, là vật quý báu nhất của mỗi con người. Hãy sống sao cho xứng đáng với những điều mẹ đã làm cho ta. Và chắc hẳn, ta sẽ được thành công. Tôi xin khép lại bằng câu thơ của Chê Lan Viên:
“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò vẫn tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Học vấn

Họ và tên: NGUYỄN NGHI DUNG Lớp :10A9 BÀI VIẾT SỐ 1
STT :02

Muốn thành công, muốn cuộc đời và tương lai tươi sáng thì bạn phải bỏ ra thời gian và công sức rất nhiều cho việc học. Và rồi tất cả những gì bạn bỏ ra sẽ được đền bù một cách xứng đáng hơn là những kẻ ăn chơi, không lo cho ngày mai.Điều đó thật đúng với câu ngạn ngữ: " Học vấn là những chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào"
Vậy theo các bạn "học vấn" là gì? Học vấn là những thành quả tích lũy của mỗi con người.Học vấn giúp ta mở mang được kiến thức. Nhưng muốn có được kiến thức ta phải gom góp những gì biết được từ thầy cô, bạn bè.Bao giờ cũng vậy, những bước khởi đầu luôn là "những chùm rễ đắng cay" Con đường học vấn của chúng ta cũng như những toà nhà đang xây. Khi đặt nền móng cũng như đặt nền tảng cho một tòa nhà hay những kiến thức đều khó khăn. Nó sẽ khó khăn và gian khó trong suốt quãng đường nhưng khi đến đích nó sẽ tươi sáng và tốt đẹp hơn như : “ hoa quả ngọt”. Vì vậy, khi bắt đầu việc gì đó ta hãy chú ý và xem trọng nền móng và quãng đường đi của nó, có như vậy ta mới thành công được.
Cũng như trong việc học, nếu chúng ta cố gắng chăm chỉ, bền bỉ, cần cù và sáng tạo trong suốt năm học thì khi ta lớn lên ta sẽ có một công việv, một thu nhập cao và ổn địng hơn những người lười biếng, không xem trọng việc học.Đối với thế giới hiện nay, vịec mà các nhà lãnh đạo, các nhà trức trách lo lắng và quan tâm nhất là việc học của các em, các con, các cháu. Từ đó, mọi người đều thấy: việc học trên thế giới ngày nay rất quan trọng.
Các bạn hãy nghĩ nếu chúng ta không chăm chỉ trong học tập thì sau này tương lai các bạn sẽ ra sau? Điều đó thì ai cũng có thể trả lời nhưng liệu câu trả lời có đúng hay không? Xin các bạn hãy nhớ câu nói của UNESSCO:
Học để biết.
Học để làm.
Học để cùng chung sống.
Học để tự khẳng định mình.
Nói tóm lại, học mới có tương lai. Nếu các bạn biết nghĩ cho công lao cha mẹ và thầy cô đã dành cho bạn thì hãy học. Chỉ có việc học mới đền bù được công lao mà bạn cũng như mọi người đã bỏ ra. Học thật tốt và giỏi để tỏ lòng biết ơn cha mẹ và thầy cô. Không những vậy, việc học còn giúp cho tương lai bạn sau này. Giúp bạn khẳng định được năng lực của chính mình.

Học vấn-Nghị lực

Họ và tên: Võ Huyền Thanh Trúc
Lớp 10A9 (STT 36)
Đề : Anh chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa câu ngạn ngữ " Học vấn có những chùm rễ đắng cay, những hoa quả lại ngọt ngào".
Bài làm
Đã có biết bao nhiêu câu để nói về học vấn, một trong những câu đó là "Học vấn có những chùm rễ đắng cay, những hoa quả lại ngọt ngào", và đó cũng là câu nói lên quá trình học tập của mỗi chúng ta. Theo tôi được biết, câu ngạn ngữ ấy có ý nghĩa rất sâu sắc là trên con đường học vấn của chúng ta luôn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sau khó khăn ấy là những kết quả mà ta đạt được. Còn gì hơn, khi chính sự quyết tâm vượt qua những cản trở trên con đường đi đến tương lai của mỗi con người, lại mang về những thành công hiểu biết trong cuộc sống. Vì thế, người ta ví mọi khó khăn như trùm rễ đắng cay, còn kết quả như những hoa quả ngọt ngào mà mỗi người trong chúng ta đều có thể "thưởng thức" được nếu có sự nỗ lực. Nhưng trớ trêu thay, không phải ai cũng đều có thể dễ dàng bước đi trên con đường học vấn, có rất nhiều trẻ em nghèo, vùng sâu vùng xa và không có điều kiện đi học nên họ không thể có được cuộc sống sung túc như bao người có học thức khác. Vì vậy, tôi luôn mong rằng nước ta sẽ hát triển hơn, sẽ tạo cơ hội cho những học sinh có điều kiện được đi học, để tìm hiểu thật nhiều kiến thức, rồi đây những học sinh ấy sẽ góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, giảm bớt tình trạng đói nghèo của nước ta hơn. Vâng, học vấn thật là quan trọng, thật là bổ ích cho mỗi người, cho tương lai và cho đất nước, có học vấn là có tương lai tươi sáng, là góp phần rất lớn cho xã hội ngày nay. Nhưng phải làm sao để tạo được những hoài bão ấy? chỉ cần mỗi cá nhân chúng ta hãy chăm chỉ, siêng năng và cố gắng học tập thật tốt để gặt hái được nhiều thành quả trên con đường đi đến tương lai.