Tên: Trần Hồ Thanh ThươngLớp: 10A9STT: 28 Trường: THPT Võ Thị Sáu
Đề bài: Con cò mà đi ăn đêm
Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng, nghệ thuật, là “thơ của vạn nhà”, là tấm gương soi cho tâm hồn và đời sống dân tộc. Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ t ình cảm của người lao động bình dân Việt Nam. Ở đây, người ta không chỉ than thở về cuộc đời, về cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà còn là thái độ phản kháng xã hội, chống đối những điều ngang trái ẩn chứa tinh tế. Có khá nhiều câu ca dao mượn hình tượng “con cò” làm phương tiện nghệ thuật xây dựng nên nét đặc sắc riêng, nhưng có lẽ không bài nào có hình ảnh con cò được phác hoạ độc đáo, tỉ mỉ, giàu tính triết lí nhân sinh và sức thu hút như bài:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Hình ảnh con cò được bắt gặp rất nhiều trong ca dao dân ca Việt Nam, bởi lẽ, thân cò giống như người nông dân Việt vậy, đời cò sao cũng lắm nhiêu khê lầm than? Cò cũng gầy guộc, cũng chịu thương chịu khó lặn lội kiếm ăn từng chút một. Vất vả và tội nghiệp lắm, khi mà những điều rủi ro ngoài ý muốn luôn chực chờ rình rập xung quanh, chúng cứ lù lù tiến tới, mà ta không biết từ hướng nào đến d6a4u lắm lúc cảm gíc được thật rõ rệt. Run rủi thế nào...
“ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Hai câu thơ lục bát mở đầu ngắn gọn và diễn trọn ý; chỉ là những từ thuần Việt hết sức dân dã nhưng sắp xếp súc tích nên đã cung cấp được những chi tiết khá tường tận và cụ thể về hoàn cảnh lâm nạn của cò. Trước nhất, hai tiếng “ăn đêm” là chi tiết đặc biệt đầu tiên, là nguyên nhân gây ra mọi xung đột về sau trong câu chuyện thương tâm, đồng thời nêu bật lên cái cảnh ngộ tréo ngoe vàngang trái. Tập tính loài cò là đi kiếm an vào ban ngày ngoài đồng ruộng, vốn đã từ lâu trở thành sinh hoạt thường nhật và quy luật tự nhiên của loài. Chỉ khi có điều kiện ngọi cảnh tác động mạnh mẽ, chúng mới phải “đi ăn đêm” cùng loài vạc vốn mâu thuẫn, xung đột ngay cả trong đời thực lẫn ca dao. Đọc kĩ, ta thấy câu ca dao thư’ nhất này lược bỏ chữ “mà” vẫn không làm thay đổi ngữ nghĩa của câu; sự có mặt của nó càng làm tăng tiến thêm điều bất bình thường gây ra cớ sự ấy. Bài ca dao đặc biệt này thuộn thể loại ca dao ngụ ngôn, tức là mượng chuyện vật để nói về người; muốn hiểu được những điều tác giả gửi gắm trong đó thì phải dựa trên cốt truyện và tình tiết diễn biến của vật đó. Bài này vừa có thơ, vừa có truyện và có caa3 kịch nữa: kịch tính cao trào không chỉ nằm ở hoàn cảnh lâm nạn đã nêu ở trên mà còn ở đoạn đối thoại trực tiếp cùng mâu thuẫn nội tâm kịch liệt của nhân vật ngụ ngôn- chú cò đáng thương kia.
Đang ở dưới ao tối, kẻ sắp chết chìm ngoi lên kr6u cứu, rất thảm thiết và thành khẩn. Nó rên rỉ cầu cứu bằng tiếng kêu đứt đoạn, ngắt quãng, lạc lõng:
“Ông ơi ông vớt tôi nào
Cả câu duy nhất từ “vớt” vút nổi lên cao, còn lại đều không dấu và ngang bằng nh
ư thể không vượt qua nổi ranh giới giữa sự sống và cái chết. Liệu tâm hồn nhân vật “ông” có đủ rộng mở, hào hiệp để nghe trọn vẹn câu cầu cứu bi ai không?, vì thật sự con cò chỉ có thể kêu to và rõ mỗi từ “vớt” mà thôi... Giữa đêm tối mà may mắn có được người nhìn thấy mình bị nạn, cò xem như nhân vật “ông” đã ban tặng cho mình một đặc ân được sống. Tia sáng của sự sống vừa loé lên yếu ớt , cò lại tiếp tục chấp nhận bị nghi ngờ cho cái tội “tình ngay lý gian”. Cò lập tức thanh minh:
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”
Dẫu đang trong tình trạng cấp cứu, hoàn cảnh họn nọn “ngàn cân treo sợi tóc”, con cò vẫn hết sức minh mẫn, tỉnh táo và nhớ rõ sự đời. Sự giúp đỡ sẵn long vô tư hãy còn rất hiếm hoi trên đời! Cái gì cũng có cái giá của nó. Tia sáng sự sống yếu ớt kia được thắp lên, soi cho tâm trí cò hình dung được ba con đường, ba khả năng khác nhau. Một là sự lạnh lùng vô tâm của “ông” dập tắt đi cái khao khát được sống của nó: khi “ông” thấy rồi lại quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ, mặc cho con cò chết chìm trong nước. Hai là nó được vớt lên và thương tình cho sống- hết sức mong manh và bấp bênh dẫu cho nó hoàn toàn có quyền đ
ược đối xử như vậy. Khả năng thứ ba được bản than cò và tác giả xem là “triển vọng” nhất, khi mà nó đã lường trước được cái chết còn ghê gớm, thâm hiểm hơn. Cảnh ngộ của cò là cảnh ngộ của kẻ đến bước đường cùnbg, bế tắc và bi kịch, có kah1c gì hoàn cảnh chuung của những con người lương thiện gặp hoạn nạn trong cái xã hội phong kiến đầy rẫy những bất côn, bóc lột và lợi dụng. Có lắm lúc, gặp điều không may, người ta không th6e3 không cậy nhờ vào sự giúp đỡ của người khác; nhưng nào ai có ngờ được sự cứu vớt ấy lại đẩy đưa học đến tai học và nỗi khổ cực kah1c còn lớn hơn, đau hơn trăm nghìn lần. Xót xa biết mấy khi mà niềm tin vừa thắp lên lại bị sự giúp đỡ có chủ ý làm cho lụi tàn. Biếg thế nhưng con cò vẫn thành tâm kêu cứu một cách hồn nhiên và thiết tha, như con người ta vẫn cứ tin vào lòng tốt của nhau vậy.
Tự nhận thức được cơ hội sống của mình là rất nhỏ nhoi, le lói, từ đ1o mà điều băn khoăn, ray rứt của cò giờ đây không phải là sống hay chết mà là đắn đo giữa “chết trong” hay “chết đục”. Cò mơ ước được sống, rất mãnh liệt, nhưng vẫn đủ bình tĩnh nhìn thẳng vào hiện thực, vào cái chết không thể tránh khỏi của mình. Cò đang nhờ đến sự giúp đỡ nhưng không chủ uqan ảo tường, tuyệt đối tin vào lòng tốt của người đời, vì thế cò bày tỏ rằng:
“Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Vậy là cò đã chủ động chọn lựa cái chết và chủ động thổ lộ nguyện ước được “chết trong” của mình, rất cao thượng và cũng quá thành thật đến mức tội nghiệp. Thân cò đáng thương nài nỉ van xin lần sau chót:
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!”
Hai tiếng cò con nghe thiết tha quá, đau đớn quá! “Cò con” là tiếng xưng hô khiêm nhường, khuất phục, lệ thuộc đối với nhân vật “ông”, hay để chỉ thân cò còn nhỏ dại, chưa đủ lông đủ cánh tự bươn chải kiếm sống; hay là ám chỉ thế hệ con cháu của nhân vật ngụ ngôn nói trong bài...?Không aui lý giải thất đáo đ
ược; Nhưng cho dù hiểu theo nghĩa nào thí nó cũng gây ra một sang chấn nho nhỏ trong lòng người đọc, đủ để con người ta thấy xúc động bồi hồi. Sẽ hay và hấp dẫn, thuyết phục hơn khi đặt hình ảnh cò con bé bỏng vào mâu thuẫn nội tâm cò, khi cò còn nhỏ mà đã biết “đau lòng” nếu phải “chết đục”. Mặt khác, sẽ thấy hợp tình hợp lý, dễ đồng cảm nếu hiểu danh từ phiếm chỉ “cò con” là để chỉ thế hệ con của con cò lâm nạn; khi ấy, nỗi đau được nhắc đến là của cả một thế hệ nối tiếp, là nỗi hổ thẹn và sỉ nhục vô chừng của cháu con khi ông cha chúng chết trong hổ thẹn và sỉ nhục.
Toàn bộ bài ca dao duy nhất chỉ là hoàn cảnh và lời thoại đến tứ một phía, ta không thấy có lời đáp hay hành động cụ thể nào từ nhân vật “ông”. Bài ca dao kết thúc đột ngột và mông lung, không ai biết rồi số phận con cò sẽ ra sao. Tác giả dân gian cho phép người đọc tự hìnnh dung ra cái kết của riêng mình để rồi làm con người ta cứ thấy thổn thức trong lòng. Bài ca dao khẽ khàng khép lại nhưng lại mở ra nhiều cái mới mẻ và xúc động. Bằng lối nói ẩn dụ tài tình và biểu cảm, hình ảnh tượng rưng con cò càng tôn lên những phẩm hạnh tốt đẹp, tâm hồn thanh cao của người Việt Nam- những người rơi vào hoàn cảnh trớ trêu vẫn trọng danh dự đến cùng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-Trong phần giải thích cần chú ý nòi rõ hình tương Con Cò là ai?
Trả lờiXóa-Trong phần đánh giá cần làm rõ hơn vẻ đẹp của hình tương Con Cò...
-Chú ý hơn một chút về phân tích nghệ thuật.