Tên: Trần Hồ Thanh ThươngLớp: 10a9STT: 28Trường: THPT Võ Thị Sáu
Đề: Cảm nghĩ về bài ca dao Yêu thương tình nghĩa (phân tích)
Ca dao cổ truyền Việt Nam có nhiều câu diễn tả tăm trạng khi yêu thương ở mọi ngoài cảnh, trang lứa, vùng miền, không phân biệt sang hèn hay già trẻ, bởi lẽ, người Việt Nam vốn dĩ sống rất tình cảm và giàu tình thân mến! nhiều nhất chắc có lẽ phải nhắc đến tình yêu nồng nàn và đê mê của những đôi lứa đang yêu. Có một chàng trai đang chìm đắm trong thứ cảm xúc không thể gọi tên chính xác, khi mà chàng ngỏ lời hỏi:
“Cô kia đứng ở bên sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”
Này thì là cái sự yêu! Khi yêu thì con người ta chỉ muốn được ở bên nhau, được thu gần khoảng cách đôi mắt, được rút ngắn cự li trái tim. Trớ true thay họ lại xa cách nhau cả một dòng sông, đến mức chàng phải cất tiếng vọng sang bờ bên kia. Chàng gọi “cô kia” rồi tiếp lời ngay không chờ lời đáp, tiếp rằng “muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”. Có lẽ chàng trai sợ tiếng thổ lộ ý nguyện muốn được gần em của mình sẽ trôi theo dòng nước trên sông, sợ tấm lòng của mình bị khoảng cách đôi bờ chia rẽ, sợ không thỏa được cái ước vọng có em trong vòng tay. Hình ảnh “cành hồng” thật đẹp, thật lãng mạng và cũng thật tinh tế - tượng trưng cho chiếc cầu chàng muốn bắc nối liền hai bờ, và cũng là nhịp cầu nối hai trái tim đang yêu. Chàng bày tỏ rằng muốn “ngả cành hồng” ý rằng hẳn là chàng trân trọng con đường duy nhất đến với cô gái lắm, mặc dù cơ hội này quá mong manh, vô ảo vô thực. Họa chăng lẽ chính chàng trai đang mơ ước?...
Khoảng cách giữa hai bên bờ sông được giữ nguyên, ước nguyện vượt qua sông để gặp gặp gỡ cũng vẫn vẹn toàn, chỉ có nỗi niềm mông lung. Cô gái tâm sự:
“Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”
Không còn là lời gọi sang bên kia sông, ở đây cô gái đang tự ước ao cho riêng mình. Gọi đối phương là “anh” và xưng “em”, hẳn là hai người họ đã thân thiết và gắn bó quấn quit nhau lắm đây! Gần gũi nhau là thế nhưng cũng có một lúc nào đó bị chia cách: ngày ngày nhìn thấy nhau, ngắm con người đang nắm giữ trái tim mình nhưng lại không được gần nhau, không được trai lời nhận lẽ - những lời nói ngọt ngào nhất đối với những đôi lứa yêu nhau. Sự chia ly đó còn làm con người ta bức bối, bang khuâng hơn bội phần. Chiếc cầu “dải yếm”, cũng nằm ngoài khả năng thực hiện mượn hình ảnh ẩn dụ “dải yếm”, cũng ngoài khả năng thực hiện của cô và chỉ có thể luẩn quẩn, loanh quanh mãi trong ước mơ chính đáng là được gần gũi người mình yêu. Hình ảnh “cầu dải yếm” tuy không có thực nhưng rất đẹp và sâu sắc, còn chiếc dải yếm lại là vật dụng có thực, không những vậy mà còn cực kỳ gắn bó với người phụ nữ. Các nghệ nhân dân gian không sử dụng hình tượng chiếc áo mà nhờ đến vật gần trái tim nhất, vật mang đậm hơi thở, sức ấm của người mặc nó nhất. Chiếc yếm thường mang màu sắc tươi tắn và rực rỡ, cũng tươi vui như chính cảm xúc của cô gái vậy. Dẫu rằng khát vọng được gặp anh chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng nhưng dường nhưng dường như cô gái tin tưởng và rạng rỡ một cách đầy nữ tính mà cũng táo bạo rằng giấc mơ đôi lứa ước hẹn sẽ thành sự thật, và họ sẽ đi bên nhau, bên biển trời xanh mãi.
Tiếp nối điệp khúc “ước gì”, giờ nỗi niềm lại quai về đặt vào lời tự nhủ của chàng trai. Hãy cứ xem rằng nhân vật trữ tình trong bài ca dao dưới đây cũng chính là chàng trai co mong muốn “ngả cành hồng” trên kia. Chàng cũng bộc lộ niềm mong mỏi giấu trong lòng, giờ đây tăng thêm một bậc ý nghĩa hơn và mong tính gắn bó hơn lời ngỏ trên kia, khi mà chàng thốt ra lời nói tự đáy lòng:
“Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ thường ngày em soi.”
Vẫn là biện pháp nghệ thuật “ẩn dụ sử dụng xuyên suốt các bài trên nhưng đầy biến hóa và độc đáo với hình ảnh chiếc gương. Chàng trai không còn ý nhị, kín đáo nữa, tuy nhiên không mất đi sự tin tế , kết hợp nét táo bạo, nhân vật tỏ lòng rằng chàng muốn hóa thành gương để mãi ở bên cạnh người thương cả ngày. Chàng muốn bóng hình em lồng trong tâm can mình, được tôn lên vẻ đẹp rạng ngời anh yêu, được ấp ủ mãi cái ngày tháng êm đềm em ngủ ngoan trong trái tim. Ước muốn của anh giản dị và chân thành, sâu lắng niềm hạnh phúc được ở gần người anh thương. Nhưng thâm tâm anh lo sợ vẫn vơ, lo rằng em soi vào gương sẽ thấy gương mặt mình phai màu xuân thắm vì nỗi lòng xa cách, sợ rằng em soi em thở dài u sầu làm con tim anh quặn thắt. lặp lại điệp từ “ước gì”, chàng trai lại tiếp tục ước:
“Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.”
Trầu cau là hình ảnh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Tập tục ăn trầu đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ rất lâu rồi, từ trước khi có sự tích trầu câu ra đời và trở thành nét đặc trưng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam xưa nay nói chung. Cánh trầu ôm ấp lấy cau cứ rực lên sắc thắm dịu êm của vôi têm, là “đầu câu chuyện”, là biểu tượng của sự kết tóc se duyên, của sự sum họp tình yêu đôi lứa tự muôn đời”
“Trầu này trầu quế trầu hôi,
Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình.
Trầu này trầu tíh trầu tình,
Trầu nhân trầu ngãi trầu mình lấy ta.”
Trầu năm xưa là thứ thức ăn tao nhã có phần dành riêng cho người phụ nữ nên hiển nhiên “cơi” được xem là món “trang sức” tao nhã luôn kề cận bên họ. Cũng lại là ước mơ được gần gũi và được em nâng niu cất giữ những vật em yêu mến. Sử dụng hình tượng thiêng liêng không thể thiếu trong lễ cưới chắc lọc từ chíh cuộc sống người bình dân, các tác giả dân gian đã thổ lộ hộ chàng trai ước vọng được cưới em, được ăn đời ở kiếp với em và cùng chung sống đến cuối đời. Hơn thế nữa, phải chăng ẩn ý đằng sau là nhấn mạnh việc cưới hỏi của anh và em được công nhận, được tập tục mang đậm bản sắc văn hóa giân gian ủng hộ khi có sự hiện diện của trầu và cau? Nhưng cho dù hiểu theo nghĩaa nào đi chăng nữa, tâm nguyện được nhắc đến ở bài ca dao thứ ba này cũng thuộc mức độ cao nhất trong chuỗi các sự việc tăng dần nhằm bộc lộ khao khát yêu thương và được yêu thương của nhân vật trữ tình. Mặc dù hình ảnh được ẩn dụ mượn hình ở từng bài mang nét đặc sắc riêng rẽ nhưng nhìn chung đều mang thể thơ lục bát, luyến thanh nhẹ nhàng uyển chuyển rất phù hợp với việc bày tỏ tâm tư tình cảm, cùng lời nói vòng kín đáp, tế nhị mà chan hòa, dễ hiểu; từ ngữ cũng giản đơn, dễ đọc dễ hiểu, dễ thuộc dễ nhớ, đậm đà bản sắc Văn hóa dân gian.
Không chỉ dừng lại ở ba bài ca dao thú vị nói trên, đề tài về niềm mơ ước lứa đôi chính đáng còn có rất nhiều viên ngọc quý góp phần tạo nên vẻ long lanh hấp dẫn, cuốn hút.
10 thg 11, 2008
Khát vọng làm quen-Khởi đầu của tình yêu chân chính
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bạn ơi, bài bạn viết hay quá nhưng
Trả lờiXóanếu bổ sung thêm phần đánh giá trước khi kết luận thì chắc sẽ được điểm cao hơn.