Tìm kiếm Blog này

31 thg 10, 2010

Thân em như tấm lụa đào...

Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thụât đậm màu sắc dân gian của ca dao là những gì ca dao than thân đạt được. Hai câu ca dao
” Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “

“Thân em như củ ấu gái
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi,nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi “
thể hiền rõ cuộc đời còn nhiều xót xa của thân phận phụ nữ trong xã hội xưa.

“Thân em như tấm lụa đào.
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “.
Câu ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào.Từ “ thân em” thường gợi về số phận hẩm hiu,bấp bênh,nhỏ bé,bằng từ “thân em” bài thơ đã giới thiệu cho người đọc được nhân vật trữ tình có lẽ là một cô gái trẻ trung nên cô tự ví mình như “ tấm lụa đào” “phất phơ giữa chợ”rồi “ biết vào tay ai “Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ gợi hình “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.”Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình.

Cũng mang ý nghĩa về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
“Thân em như củ ấu gai.
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .
Ai ơi,nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi “
Mở đầu bằng một câu quen thuộc của ca dao Việt Nam “ Thân em…củ ấu gai “ .Cô gái trong câu ca dao này lại tự ví mình như củ ấu đen cũng để than thân trách phận.Bên ngoài thì xấu xí,nhưng bên trong lại có màu trắng nõn .Tác giả đã sử dụng một bạt những từ ngữ,hình ảnh đối lập nhau. Ruột trắng liên tưởng đến tâm hồn còn hình ảnh “ vỏ ngoài thì đen “ nói về hình thức bên ngoài.Hai hình ảnh đối lập nhau làm nổi bật hơn vẽ đẹp tâm hồn được ẩn dấu bên trong và tất nhiên phải qua một quá trình tìm hiểu để biết được rằng bên trong tâm hồn lại ẩn chứa những điều không ngờ được,trong trắng không như vẻ xù xì bên ngoài của củ ấu gai.Thông qua hình ảnh so sánh,ta có thể cảm nhận được nhân vật trữ tình là một cô gái không được mặn mà về nhan sắc cho lắm nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức và tài năng.
Qua 2 câu ca dao than thân,ta thấy được thân phận của người phụ nữ thời xưa,không quyết định được số phận của mình cũng như không có được nhan sắc đẹp nhưng ẩn hiện bên trong tâm hồn lại là một vẻ đẹp thầm kín.2 câu ca dao còn thể hiện được niềm chua xót, đắng cay được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân

Kiến tha lâu ...cũng đầy tổ...

Kiều Diễm Hưong lớp 10a8
sô thứ tư 13
Đề bài :Ý nghĩa câu tục ngữ :" Kiến tha lâu cũng đầy tổ "
Bài làm:
Để đạt đến thành công thì con người cần có nhiều yếu tố nhưng cần cù và siêng năng thì rất quan trọng. Từ những kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta đã đúc kếtqua câu tục ngữ :"Kiến tha lâu cũng đầy tổ " để dạy dỗ cho con cháu thế hệ sau này phải biết cần cù , kiên trì trong mọi việc.

Kiến là một loại côn trùng nhỏ bé nhưng lại rất chẳm chỉ và siêng năng. Tuy một con kiến không thể làm nên gì nhưng nhiều con hợp lại thành đàn sẽ làm nên thành quả. Vì thế kiến bao giờ cũng đi thành đàn và còn thể hiện được tính đòan kết của riêng nó.
Muốn thành công thì không thể luời biếng được.Phải nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.Có được đức tính đó nó giúp ta đáng tin cậy hơn trong mắt mọi ngừời và đựoc yêu mến nhiều hơn.

Cùng sống trong một xã hội thì người siêng năng và luời biếng đều có.Tuy vậy người lười thì xuất hiện nhiều hơn đối với gi7ới trẻ ngày nay.Họ chỉ biết sống hửơng thụ trên thành quả mà người đi trước làm ra, không hề biết tự thân vận động.Do đó chúng ta phải biết cố gắng vượt lên bản thân để ngày một hoàn thiện mình hơn .

Trước khi có vai diễn nổi tiếng khắp thế giới, Mr Bean đã phải gõ cửa không mệt mỏi hàng trăm nghìn các nhà làm phim, đạo diễn Hollywood .Nhờ có sự kiên trì , cần cù thì mọi việc đều sẽ đạt được như câu :" Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng". Thành công là phải biết cố gắng hết mình, khổ luyện , trải qua nhiều thử thách, khó khăn. Thành công không có chỗ cho những lười biếng, ỷ lại, không chịu làm việc.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tu thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống và nhiều điều khác trong cuộc sống.

Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Tuy vậy, theo tôi, sự chăm chỉ là điều kiện cho thành công chứ không phải là điều kiện đủ bởi ngoài sự chăm chỉ, con người cần niềm tin, sự sáng tạo, trí óc, các kĩ năng mềm để thành công

30 thg 10, 2010

Đoàn kết tốt

Tên : Mai Như Thiên Ân
Lớp : 10A8

Tinh thần đoàn kết

Con người Việt Nam ta có rất nhiều giá trị tinh thần tốt đẹp, và một trong số đó là tinh thần đoàn kết. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng : ‘‘Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.’’. Vậy chúng ta – những người chủ tương lai của đất nước – có những suy nghĩ và hành động như thế nào vầ tinh thần đoàn kết ?
Đoàn kết với nhau là khi nhiều người cùng nhau kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung, đặt lợi ích của tập thể lên trước để đạt tói thành công. Bác Hồ cũng đã từng nói rằng :‘‘Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công’’. Lời dạy của Bác Hồ đi sâu vào trong tim mỗi người chúng ta và như muốn nói rằng khi ta cùng nhau đoàn kết lại thì sẽ thành một khối cực kì vững chắc mà khó có gì có thể lay chuyển được. Và cùng nhau đoàn kết thì ta sẽ cùng nhau thành công trong mọi việc, cho dù đó là việc nhỏ hay lớn. Bác đã nhắc chúng ta hãy biết phát huy tinh thần đoàn kết.
Đoàn kết giúp ta vượt qua nhiều chông gai thử thách. Mỗi người chúng ta dù có là giỏi đến mấy, nhưng nếu như làm mọi việc một mình thì cũng khó có thể vượt lên cả một nhóm người dù không giỏi nhưng họ biết đoàn kết lại để bù đắp những khuyết điểm của nhau bằng các ưu điểm vượt trội. Ta cứ hãy coi những con kiến nhỏ bé kia, chỉ một con kiến không thể làm nên điều gì to lớn, nhưng khi cả đàn kiến cùng đoàn kết lại, thì cũng có thể làm vỡ một con đê. Điều đó lại càng chứng minh thêm về sức mạnh của tinh thần đòan kết. Sức mạnh này khó gì có thể phá vỡ được. Hay như câu chuyện bó đũa của người cha và những đứa con kia cho ta thấy khi không đoàn kết, chỉ nghĩ đến bản thân thì ta sẽ là một cá nhân đơn độc riêng lẻ như một chiếc đũa kia, rất dễ bị bẻ gãy, bị quật ngã. Nhưng khi đoàn kết lại thành một ‘‘bó đũa’’ vững chắc thì có mạnh đến mấy cũng khó lòng bẻ gãy được chúng. Ông cha ta ngày xưa khi dựng nước, giữ nước cũng đã nhờ vào sức mạnh của chính tinh thần đoàn kết. Đâu chỉ có lãnh đạo mới là người xây dựng và giữ được nước, cần phaải có sự kết hợp của nhân dân, của mọi người xung quanh cùng đứng lên xây dựng và giữ gìn nước nhà trong thời kì khó khăn. Từ trong gia đình cho đến xã hội, đoàn kết thành một khối đặc và vững chắc, cùng đồng tâm hiệp lực giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn lao để cùng nhau chiến đấu. Và nhờ đó mà bao nhiêu trang vàng lịch sử đã được dựng lên một cách vẻ vang, tự hào và còn lưu truyền mãi cho đến tận bây giờ.
Nhưng bên cạnh tinh thần đoàn kết ấy, có những có nhân chỉ biết nghĩ cho mình, làm nứt nẻ tinh thần đồng đội, chỉ vì quá tự cao, chủ quan mà chỉ muốn hoạt động một mình hoặc chỉ muốn hoạt động vì mình, gây khó xử, xích mích, nứt nẻ tinh thần đoàn kết và phá vỡ sự đoàn kết chỉ vì sự ích kỉ của mình để rồi sẽ nhận lấy thất bại.Vì vậy chúng ta hãy cố gắng tự mỗi người phát huy tinh thần đoán kết, dù là một cử chỉ nhỏ, hành động nhỏ để góp phần tạo nên đoàn kết nhưng rồi những hành động ấy sẽ lớn dần theo thời gian và mang lại thành công cho chính chúng ta, như những hoạt động thuyết trình ở lớp, cùng nhau học tập, tham gia vào các câu lạc bộ trường lớp, cùng nhau phụ giúp làm việc khi ở nhà cũng như trong xã hội. ‘‘Cho nhiều hơn nhận’’, đặt lợi ích của mọi người lên trên sẽ giúp ta có được tinh thần đoán kết tốt và giúp ta thành công.
Tinh thần đoàn kết là một sức mạnh đi đến thành công, là một tính tốt mà mỗi người chúng ta nên có, chúng ta hãy cố gắngtrân trọng, gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết trong học tập, gia đình cũng như xã hội để xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp, giàu có hơn.

Ca dao tình nghĩa

Tên: Nguyễn Hương Giang
Lớp: 10A8
STT: 09
Ca dao yêu thương tình nghĩa
Tình yêu nam nữ là đề tài chiếm số lượng lớn trong ca dao, dân ca. Tình yêu nam nữ được thể hiện trong ca dao gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của nông dân Việt Nam, gắn liền với công việc lao động hằng ngày trong cuộc sống của người dân quê:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Câu ca dao trên đã thể hiện khát vọng được sống tình nghĩa thủy chung của vợ chồng.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng vẫn còn cay
“Muối mặn”, “gừng cay” tượng trưng cho tình nghĩa của con người, là biểu tượng cho sự gắn bó, tình cảm mặn nồng của vợ chồng dành cho nhau. Khoảng thời gian ba năm chín tháng là một khoảng thời gian không nhỏ nhưng tình nghĩa vợ chồng giữa họ vẫn không hề thay đổi. Điệp từ “còn” nhấn mạnh tình cảm vợ chồng không hề thay đổi theo thời gian. Mặc dù xa cách nhưng họ vẫn luôn nhớ về nhau.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Hai câu cuối có số lượng dài hơn hai câu trên với lối nói trùng điệp kết hợp với cách nói mang ý nghĩa sâu sắc. câu thơ cuối có đến mười ba âm tiết như góp phần khẳng định tấm lòng thủy chung sâu sắc, đậm đà tình nghĩa của người dân. Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát đã được biến thể, là lời khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, lối sống tình nghĩa, thủy chung của người Việt Nam. Những bài ca dao yêu thương tình nghĩa có giá trị hiện thực sâu sắc, đề cập đến hiện thực phản ảnh xã hội một cách hình tượng. Ước muốn của người dân được bộ lộ một cách tinh tế và rõ rang. Bài ca đạt đến trình độ nghệ thuật cao trong việc bộc lộ tình cảm, sự thủy chung của người dân Việt Nam.
Ca dao yêu thương tình nghĩa không chỉ bày tỏ khát vọng yêu thương và được yêu thương mà còn phản ảnh vẻ đẹp tâm hồn của con người bình dân xưa.

Tam đại con gà

Nguyễn Đức Thịnh
STT : 35
10A8
Đề : Hãy kể một truyện cười mà em yêu
Truyện : Tam đại con gà
Bài làm

Trong chương trình ngữ văn mười, truyện cười là những tác phẩm dân gian nhằm phê phán những điều sai trái, bất công, những thói hư tật xấu của nhân dân trong xã hội đương thời và mang đến sự giải trí, khuây khỏa cho người đọc. Trong đó, truyện cười “Tam đại con gà” là một tác phầm tiêu biểu của thể loại truyện trào phúng.

Xưa có anh học trò dốt nát nhưng hay lên mặt dạy chữ, có người tưởng “thầy” này hay chữ thật nên mời về dạy trẻ. Một hôm, thầy dạy đến chữ kê, thấy chữ có nhiều nét phức tạp, khó đọc nên thầy nói liều với lũ trẻ: “Dủ dỉ là con dù dì”. Sợ người ta nghe thấy nên thầy bắt bọn trẻ đọc khe khẽ để khỏi mang tiếng, sau đó, thầy đến thổ công nhà này xin ba đài dương, thế là được cà ba. Hôm sau, thầy đắc chí bảo bọn trẻ gào thật lớn câu : “Dủ dỉ là con dù dì, dủ dỉ là con dù dì,…”. Người nhà ở bên ngoài nghe thấy liền chạy vào, thắc mắc với thầy rằng thầy dạy chữ “kê” sai. Thầy tìm mọi cách chối quanh co, rồi sau cùng bảo rằng : Tôi dạy như thế là để cho cháu biết tận tam đại con gà kia !

Trong truyện này, “thầy” thực chất là một cậu học trò dốt nát, ít học, chỉ biết vài mặt chữ để hù dọa thiên hạ, nhưng lại hay tự nhận mình là người trí thức, thông thái, đó là điều đáng trách, đã vậy còn đi dạy học cho trẻ! Cái dốt, mà là cái dốt của học trò thì đáng chê mà không đáng cười, còn dốt mà hay làm ra vẻ ta đây, sĩ diện hão, giấu dốt, đó mới là điều đáng trách, đáng cười nhạo. Vì tính “học dốt hay nói chữ”, thầy đã tự đưa mình vào những tình huống khó xử, đã tự phơi bày cái dốt của mình bằng những mâu thuẫn trái tự nhiên làm trò cười cho thiên hạ. Thầy đã bị đưa vào những tình huống nào, cách giải quyết ra sao để tiếng cười có thể chảy xuyên suốt câu chuyện này?

Khi gặp chữ “kê”, thầy không biết đọc, thực ra, chữ này có mười hai nét, xếp vào loại chữ tương đối dễ thời bấy giờ, có những chữ có đến 36 nét, thế mà “thầy” cũng không biết, đó là một mâu thuẫn trái tự nhiên đáng cười. Nhưng còn đáng cười hơn, khi học trò hỏi gấp thì thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cuống vì sợ, còn nói liều vì dốt! Vì nói liều nên mới tuôn ra một câu vô nghĩa, ngớ ngẩn, nhưng chính vì thế lại càng đáng cười vì trên đời làm gì có con vật nào tên là dù dì? Thế là thầy “chữa cháy” bằng cách bảo học trò đọc khẽ để không bị người khác nghe thấy, vì sợ nhỡ nói bậy thì xấu hổ, mang tiếng, đó là mâu thuẫn trái tự nhiên thứ hai trong bài gây cười cho người đọc. Thầy bèn chạy đến thổ công xin ba đài dương, thổ công cho cả ba,… Thầy không thèm tra sách vở, cũng không hỏi ai mà lại đi hỏi thổ công! Lại thêm một điều trái tự nhiên thứ ba đáng cười nữa, ai lại đi hỏi chữ mà đến thổ công? Mà lại hỏi bằng cách xin âm dương? Rõ là thầy dốt mới làm như thế, đã vậy, thầy dốt mà còn mê tín dị đoan,... Hôm sau, thầy đắc chí bảo học trò gào thật to cái câu ngớ ngẩn đó. Không may, chủ nhà nghe thấy liền chạy vào thắc mắc, thầy lại bị đưa vào một tình huống gay cấn một lần nữa. Ở tình huống đầu tiên đáng lo ngại, nhưng dẫu sao cái dốt của thầy cũng chỉ mình thầy biết, học trò làm sao biết được? Nhưng ở tình huống thứ hai, chính chủ nhà đã phát hiện thầy dạy sai, cái dốt cua thầy bị phơi bày, rành rành ra đấy và không thể chối cãi,… Đến đây,tính gây cười của truyện đã đi gần đến đỉnh điểm, khi chủ nhà giở sách ra xem và khẳng định chữ kê là gà. Đó là một tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”, tưởng như không thể lý giải được nữa. Thầy càng tìm cách thanh minh thì cái dốt càng lộ ra, càng đáng cười hơn. Dạy chữ “kê” mà đi đến tận tam đại con gà thì đã đáng cười, nhưng khi thầy giải thích về “tam đại con gà”, thì lúc này truyện đi đến đỉnh điểm của hài hước:

- “Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà!”
Điều đó quá trái tự nhiên điến nỗi không thể nào chấp nhận được, chính vì thế đây chính là câu nói gây cười nhất trong cả truyện và cũng là một kết thúc với một tràng cười sảng khoái cho người đọc, trong đó mỗi người hiểu ra được ý nghĩa của câu chuyện qua tràng cười đó.

Truyện phê phán một đối tượng cụ thể là “ông thầy” dởm. Nhưng từ đó, truyện muốn nâng lên một ý nghĩa khái quát cao hơn: Phê phán sự dối trá với bản thân, với xã hội, rằng cái dốt không thể che đậy được, càng giấu càng bộc lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.

Nhưng nó PHẢI bằng hai mày

Hồ Thị Hạnh Nguyên
Lớp: 10A8

Đề bài: Hãy kể một truyện cười dân gian mà em yêu thích.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có biết bao tác phẩm đã đi vào lòng người đọc, trong đó không thể không nói đến truyện cười . Một trong những tác phẩm truyện cười đáng chú ý đó là “ Nhưng nó phải bằng hai mày ” đã vạch trần được lối xử kiện vì tiền của quan lại ngày xưa.
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm Cải và Ngô đánh nhau rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ mình kém thế nên phải lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngờ đâu Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện thầy phán:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xòe năm ngón tay nhìn thầy lí khẽ bẩm:
- Xin thầy xét lại, lẽ phải thuộc về con mà !
Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày !
Bằng sự kết hợp lời nói với cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo, kết cấu chặt chẽ cộng với kết thúc bất ngờ, truyện đã vạch trần được lối xử kiệ vì tiền của quan lại. Các tác giả dân gian đã thành công trong việc xây dựng mâu thuẫn gây cười giữa thực tiễn việc quan làm với yêu cầu quan có được thể hiện rõ qua câu “ … nhưng nó lại… phải bằng hai mày! ” . Câu chuyện đã khép lại nhưng cũng đã trao cho ta những tiếng cười sảng khoái sau những giờ phút lao động, học tập mệt mỏi . Nội dung câu chuyện muốn phê phán những tên lại quan tham ô nhưng lại được tiếng xử kiện giỏi cũng góp phần tạo nên tiếng cười. Qua câu chuyện, ta thấy rõ được những tên quan xử kiện vì tiền là mối hiể họa đối với xã hội, người cũng xưa có ý khuyên ta không nên hối lộ để rồi chuốc lấy hoàn cảnh dở khóc dở cười như nhân vật Ngô và phải luôn cẩn thận trước các vụ kiện.
Truyện cười dân gian luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người dân Việt Nam, đặc biệt “ Nhưng nó phải bằng hai mày ” sẽ luôn nhắc nhở chúng ta giá trị thực sự của lẽ phải chỉ có một, không nên hối lộ để rồi tiền mất tật mang.

Ulixơ trở về

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh
Lớp: 10A8 Tổ:1
Đề bài: Kể lại đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
Bài làm
Những trang văn bất diệt của Hô-me-rơ vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay mà một trong số đó là sử thi Ô-đi-xê. Khúc ca thứ 23 của bản anh hùng ca này đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, với tấm lòng thủy chung nhưng cũng không kém phần thông minh.
Quả là những giông tố lớn trong cuộc hôn nhân của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp khi Uy-lít-xơ chinh chiến ròng rã 10 năm ở thành Tơ-roa, chàng lại mất thêm 10 năm nữa để thoát khỏi sự giam cầm của nữ thần Ca-líp-xô và rời khỏi xứ sở của vua An-ki-nô-ốt. Trong khi ấy, Pê-nê-lốp cùng người con trai Tê-lê-mác đang phải đối mặt với 108 kẻ quyền quý đến cầu hôn chỉ hòng chiếm đoạt gia sản của chàng. Thật may mắn khi lúc ấy Uy-lít-xơ đã trở về, dưới dạng người hành khất, chàng cùng con trai đã chiến thắng trong cuộc thi chọn chồng mà Pê-nê-lốp tổ chức, đánh đuổi được bọn cầu hôn hung hãn và lũ đầy tớ phản chủ.
Khi nhũ mẫu Ơ-ri-clê rửa chân cho Uy-lít-xơ, già đã nhận ra vết sẹo mà Uy-lít-xơ bị lợn lòi húc ngày trước, nhưng khi già kể lại cho Pê-nê-lốp, nàng lại ngờ vực điều đó, nàng xuống lầu và mặt đối mặt với Uy-lít-xơ, nàng rất đỗi phân vân không biết nên đứng xa hay đứng gần, nàng ngồi lặng thinh trên ghế, có lúc lòng nàng đầy sửng sốt, nhìn chồng mình một cách âu yếm, nhưng khi lại không nhận ra bộ dạng xa lạ của Uy-lít-xơ. Tê-lê-mác lấy làm lạ và hết lời trách móc Pê-nê-lốp, nhưng nàng từ tốn và thận trọng giải thích cho người con trai, về phía Uy-lít-xơ, với một trí tuệ thông minh và phong thái điềm tĩnh, chàng buông lời trấn an con trai, chàng dễ dàng hiểu cho sự thận trọng, khôn ngoan của người vợ cũng như đoán rằng vợ chàng còn muốn thử thách chàng sự thật.
Ngay khi đó, Pê-nê-lốp đã nhanh trí nghĩ đến những dấu hiệu riêng mà chỉ có vợ chồng nàng biết với nhau. Pê-nê-lốp khôn khéo gợi nhắc chồng mình về chiếc giường hạnh phúc của họ năm xưa nay đã bị dời khỏi vị trí cũ, bởi nếu ngồi trước mặt nàng đây là Uy-lít-xơ thì chàng sẽ nhắc tới nó ngay. Quả đúng như thế, một Uy-lít-xơ chung tình và thông minh đã miêu tả chính xác chiếc giường ấy, chiếc giường mà thế gian chỉ một bởi Uy-lít-xơ đã đẽo ra nó từ một cây ôliu lá dài, rồi lấy vàng bạc, ngà nạm dát vào để trang trí sau đó mới dựng nên căn phòng của hai vợ chồng xung quanh cây. Uy-lít-xơ vừa dứt câu cũng là lúc Pê-nê-lốp điêu đứng, mọi nghi ngờ đều đã được hóa giải, nỗi xúc động trào dâng mãnh liệt khiến nàng phải đầm đìa nước mắt là chạy lại ôm hôn âu yếm Uy-lít-xơ. Trong nước mắt, nàng giải thích mọi hành động khó hiểu và lạnh lùng của mình khi trước, Uy-lít-xơ cũng chẳng thể điềm tĩnh trước tình yêu chân thành của Pê-nê-lốp, họ cùng khóc, cùng ôm lấy nhau và hạnh phúc như những ngày mới biết yêu. Uy-lít-xơ có thể khôn ngoan khi gặp lại Pê-nê-lốp, nhưng với Pê-nê-lốp, một người phụ nữ khi mọi nghi ngờ đã được giải tỏa, khi được gặp lại bóng hình mà nàng đã mỏi mòn thương nhớ bấy lâu, không còn gì có thể vui mừng hơn thế!
Với quá nhiều cung bậc cảm xúc và những diễn biến tâm lý phức tạp của một phụ nữ, truyện đã xây dựng được một bố cục hợp lý: một nút thắt căng thẳng đẩy Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ vào tình huống phải đấu trí với nhau và sau đó là cao trào được hóa giải, cảm xúc nghẹn ngào. Qua đó, hình thành nên những tính cách nhân vật tiêu biểu cho con người Hy Lạp thời bấy giờ: phụ nữ cần yêu tha thiết, mãnh liệt, trái tim phụ nữ cẩn trọng, thủy chung, khôn ngoan mà cũng biến hóa khó lường, đàn ông điềm tĩnh, yêu giận rõ ràng, giàu trí tuệ và cảm xúc như Uy-lít-xơ. Tình huống truyện đưa ra cũng đã lay động những trái tim biết yêu thương về bài học phải biết dũng cảm, khôn khéo đương đầu với mọi thử thách dù là trong cuộc sống hay trong tình yêu, từ đó mọi ước vọng của con người sẽ được toại nguyện. Một cốt truyện miêu tả những cung bậc cảm xúc mãnh liệt như thế, với những hình mẫu nhân vật hết sức lý tưởng thì dễ dàng chinh phục những trái tim tuổi hồng đầy mơ mộng như tôi.
Qua những thử thách, gian nan mà Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ phải đối mặt, truyện ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có, từ đó thể hiện những lối ứng xử có tình có lý mà ta nên học hỏi. Nhưng với tính chất là truyện sử thi, câu chuyện còn cho thấy quá trình con người Hy Lạp chinh phục thiên nhiên, giải quyết các xung đột xã hội và gia đình, sử thi Ô-đi-xê xứng đáng là bộ truyện sử thi đại diện cho hình ảnh đất nước, con người Hy Lạp.

Sử thi Ramayana

Đề : Kể lại truyện Ramayana
Nếu như những tác phẩm văn học Việt Nam đem lại những cảm xúc những tình cảm quê hương dân tộc thì các tác phẩm văn học nước ngoài lại cho ta một trải nghiệm khác biệt với hình tượng người anh hùng hay những truyền thống của họ. “Ramayana” cũng nằm trong số ấy.
“Ramayana” là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Phạn và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo . Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. Sử thi “Ramayana: đã nêu lên những chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử trưởng Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tác phẩm bắt nguồn từ truyền thuyết về hoàng tử Rama, được lưu truyền trong dân gian mấy ngàn năm về trước, vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và đã được Vanmiki- một đạo sĩ Bà Lamôn đã ghi lại bằng văn vần. Sử thi Ramayana có độ dài 24.000 câu đôi chia ra thành 7 khúc ca. Nó có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới ca múa, kiến trúc, hội hoạ... trong việc khơi ngợi đề tài và nguồn cảm hứng.
Câu truyện bắt đầu kể từ nhà vua Đa-xa-ra-tha đã trở nên già yếu và muồn truyền ngôi. Khi có ông có bốn người con trai do bà vợ sinh ra và Rama – người con đầu là có tài và đức hơn cả. Khi Đa-xa-ra-tha muốn truyền ngôi báu cho Ra-ma, thì do lòng đố kị, thứ phi Ka-kê-i nhắc lại một ân huệ cũ, buộc nhà vua đày ải Ra-ma vào rừng 14 năm, trao vương quốc cho con trai bà là Bra-ra-ta, Ra-ma vâng lệnh .Vợ chàng, Xi-ta, cùng người em trai thân thiết nhất của chàng,Lắc-ma-na, tình nguyện theo Ra-ma chịu lưu đày. Khi thời hạn lưu đày sắp hết thì xảy ra một tai biến lớn. Quỷ Ra-va-na đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta, cuốn nàng trong vạt áo, bay về đảo Lan-ka. Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn khôn xiết .Trên đường đi tìm Xi-ta, Ra-ma gặp và gíup đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại người anh trai bất công, giành lại vợ và vương quốc. Do đó chàng được vua khỉ Xu-gri-va, tướng khỉ Ha-nu-man cùng đòan quân khỉ giúp vượt biển, tấn công đảo Lan-ka. Sau cùng, Ra-ma hạ thủ Ra-va-na trong giao tranh, giải cứu Xi-ta. Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, Rama nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta, nổi cơn ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Rama tin ở lòng chung thủy của mình, Xi-ta đã bước vào lửa. Thần lửa A-nhi biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, giang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của sử thi yamarana thật đặc sắc. Tác phẩm đã khắc họa được những tính cách tuyệt vời của hai nhân vật chính. Rama là một con người tôn trọng danh dự, hi sinh cả tình yêu vì muốn bảo vệ danh dự của dòng tộc. Về phía Xi-ta , nàng cũng đã chứng minh và khẳng định được tấm lòng thủy chung của mình bằng cách hi sinh cả tình yêu và thân mình. Cả hai đã đều hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu, của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Xi-ta thánh thiện, là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ tiết hạnh, một người con gái nhân hậu, quả quyết, hi sinh quên mình. Tướng khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng nhiệt tình, là hoá thân của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng bảo vệ đất nước.. Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Vì thế, những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng và những cảnh bi tráng.Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Vanmiki đã nói: “chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi”.
Như vậy, qua sử thi Ramayana, ta đã hiểu được phần nào phẩm chất con người Ấn Độ trong xã hội cổ xưa. Tình yêu của họ thật thiêng liêng và cao quý biết chừng nào.

Một chuyện tình kết thúc có hậu

Có lẽ ta đãvốn rất quen thuộc với nhiều tác phẩm về tình yêu của dân tộc Kinh. Những câu chuyện đuợc kết thúc rất có hậu, song cũng có những kết thúc đau lòng người đọc và dẫn tới nhiều suy nghĩ , nhưng chúng ta ít gần gũi với chuyện của dân tộc Thái. Và bài “ Tiễn dặn ngưòi yêu” là tác phẩm tiêu biểu cho dân tộc này. Đươc kể dưới dạng truyện thơ với 1846 câu. Viết về tình yêu đôi lứa của hai người trẻ tuổi. Họ đến với nhau nhưng lại bị ngăn cản của gia đình cô gái. Từ đó câu chuyện đuợc tiếp diễn với chi tiết lôi cuốn bạn đọc.
Từ thuở nhỏ, chàng trai và cô gái đã trở thành bạn thân. Hai người có bao kỉ niệm đẹp êm đềm và từng thề nguyện “ Sông Đà cạn bằng chiếc đũa hãy quên “.Anh nhờ người mối lái, lo lễ vật đến xin ở rể, nhưng bố mẹ cô gái chê anh nghèo, không nhận lời. Cô bị bố mẹ ép gả cho một người con trai giàu có. Cô kêu van chú thím anh chị em trong nhà, kêu van đến cả chim cu, nhưng ai cũng không giúp được, "dẫu van xin bố mẹ cũng khơng buơng, khơng tha".
Người con trai nhà giàu đến ở rể. Người yêu của cô đau khổ, phẫn chí bỏ nhà đi buôn, hy vọng trở nên giàu có, sẽ trở về giành lại người yêu. Cô gái ở lại với một hy vọng sẽ có ngày nên vợ nên chồng. Nhưng trời cao chưa hiểu được lòng chàng, cứ liên tục gián nỗi đau lên mối tình này. Kì hạn ở rễ đã tới ngày hết hạn. Chàng trai hạnh phúc trở về trong sự giàu sang để thực hiện lời hứa xưa. Thật không may, cô gái đã bị rơi vào tay của kẻ khác. Cng lc ấy, người yêu trở về, anh tiễn chị đi. Đôi bạn tình bịn rịn, khơng muốn rời nhau. Anh tiễn người tình trước lúc chia tay: " Không lấy được nhau thời trẻ" thì hy lấy nhau "khi gố bụa về gi".
Mấy năm sau, chị bị nhà chồng đuổi về nhà cha mẹ đẻ vì theo họ, chị không thể nào trở thành "vợ hiền, dâu thảo". Rồi cha mẹ chị bán chị cho một nhà quan. Chị đau khổ như điên như dại. Gia đình nh quan đưa chị ra chợ bán với giá bán một cuộn dong. Người mua chị lại chính là người yêu cũ, nay đ trở nn giu cĩ v đ có vợ. Chị đ qu thay đổi, anh chẳng nhận ra chị được nữa. Chị đem đàn môi ra gảy. Anh chợt nhận ra chị qua tiếng đàn môi no nng. Anh thu xếp cho người vợ trước trở về nhà cha mẹ mình rồi cưới chị làm vợ như lời nguyền ngày trước. Chng liền lập tức chia đôi tài sản của mình để tiễn vợ về nhà, họ cưới nhau và trọn lời thể ước khi xưa : “Không lấy được nhau khi mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông”. Ta có thể thấy được sự chung tình giữa cặp đôi này. Cho dù xa cách, cho dù trải qua biết bao nhiêu chuyện đau khổ, nhưng học vẫn vượt lên hết tất cả và đến với nhau.
Chuyện tình giữa đôi trai gái này là một điển hình cho sức mạnh của tình yêu. Họ phải vượt qua thử thách để đến được với nhau. Với cách sử dụng hình ảnh so sánh, điệp từ, điệp ngữ tạo nên nội dung câu chuyện. Nội dung còn phản ánh tục lệ ép duyên , lên án lễ giáo phong kiến về hôn nhân đã chà đạp lên tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ Thái. Đoạn thơ còn có giá trị nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm đối với nỗi đau của người con gái bị ép duyên.
Qua bài thơ, ta cảm phục những con người có có ý chí thực hiện ước muốn dù khó khăn đến đâu. Từ đó, ta học từ họ sự kiên trì, biết phấn đấu, vươn lên trên số phận, không để lùi bứơc.
--------
10A8-43-VTS

Thân em như ....

Tên:Huỳnh Ngọc Minh Thư STT:36
Lớp : 10a8

Đề bài : Cảm nhận tác phẩm trữ tình “ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi,nếm thử mà xem
Nếm ra ,mới biết rằng em ngọt bùi”
Bài làm
Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thụât đậm màu sắc dân gian của ca dao là những gì ca dao than thân đạt được.Câu ca dao” Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “
“Thân em như củ ấu gái
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi,nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi “thể hiền rõ cuộc đời còn nhiều xót xa của thân phận phụ nữ trong xã hội xưa.
“Thân em như tấm lụa đào. Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “.Câu ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào.Từ “ thân em” thường gợi về số phận hẩm hiu,bấp bênh,nhỏ bé,bằng từ “thân em” bài thơ đã giới thiệu cho người đọc được nhân vật trữ tình có lẽ là một cô gái trẻ trung nên cô tự ví mình như “ tấm lụa đào” “phất phơ giữa chợ”rồi “ biết vào tay ai “
Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ gợi hình “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.”Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình.
Cũng mang ý nghĩa về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. “Thân em như củ ấu gai.Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .Ai ơi,nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi “Mở đầu bằng một câu quen thuộc của ca dao Việt Nam “ Thân em…củ ấu gai “ .Cô gái trong câu ca dao này lại tự ví mình như củ ấu đen cũng để than thân trách phận.Bên ngoài thì xấu xí,nhưng bên trong lại có màu trắng nõn .Tác giả đã sử dụng một bạt những từ ngữ,hình ảnh đối lập nhau. Ruột trắng liên tưởng đến tâm hồn còn hình ảnh “ vỏ ngoài thì đen “ nói về hình thức bên ngoài.Hai hình ảnh đối lập nhau làm nổi bật hơn vẽ đẹp tâm hồn được ẩn dấu bên trong và tất nhiên phải qua một quá trình tìm hiểu để biết được rằng bên trong tâm hồn lại ẩn chứa những điều không ngờ được,trong trắng không như vẻ xù xì bên ngoài của củ ấu gai.Thông qua hình ảnh so sánh,ta có thể cảm nhận được nhân vật trữ tình là một cô gái không được mặn mà về nhan sắc cho lắm nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức và tài năng.
Qua 2 câu ca dao than thân,ta thấy được thân phận của người phụ nữ thời xưa,không quyết định được số phận của mình cũng như không có được nhan sắc đẹp nhưng ẩn hiện bên trong tâm hồn lại là một vẻ đẹp thầm kín.2 câu ca dao còn thể hiện được niềm chua xót, đắng cay được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân

28 thg 10, 2010

Học để Làm

“Người không học như ngọc không mài”, bởi vậy, học tập là nhiệm vụ súôt đời của mỗi con người. Tuy nhiên, đối với mỗi người lại có những mục đích học tập khác nhau, vậy “học để làm” là như thế nào?
“Học để làm” là học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội. Người sinh viên sư phạm học để trở thành người dạy học, đưa những gì mình đã được tiếp thu, truyền đạt cho người khác. Ngừơi sinh viên y khọc học để trở thành thầy thúôc, cứu biết bao nhiêu bệnh nhân.... Đó là những công vịêc đòi hỏi người học vận dụng những gì đã học để tạo ra sản phẩm cho xã hội
Không những thế, học còn để làm người. Đó mới là điều khó khăn và quan trọng nhất trong những ngày “đi học”. Theo lối thông thường người ôm sách tới trừơng, có thầy dạy, có thi đỗ thì gọi là học. Nhưng thật ra không phải chỉ như thế, “học” còn là tự học từ trong sách vở, từ trong trừơng đời để có thể tiếp thu, lĩnh hội được những kiến thức, văn hoá và kỹ năng sống
Có người cãi lại rằng :”Không học thì không làm người được sao?”
Vịêc học ở đây bao gồm cả học tập kiến thức và học những cách ứng xử, cách tạo ra một con người. Để làm người, việc học kíên thức có thể để lúc này lúc khác nhưng nếu chúng ta không học về kỹ năng sống thì khi còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trừơng thì sau này ta sẽ trựơt con đường dài trứơc thói hư tật xấu của xã hội đầy cạm bẫy. Đến lúc hối hận thì đã muộn và có khi chúng ta còn phải trả cái giá đắt khi không “học làm người”
Có học thì mới có thế áp dụng vào thực tế để làm vịêc và làm người, dù không hoàn hảo nhưng hoàn thiện về nhân cách. Trước hết, trong vịêc học tập chúng ta cần xây dựng cho mình một mục đích học tập đúng đắn, trong sang tiến bộ, học phải đi đôi với hành để vận dụng tốt nhất những điều đã học vào trong cụôc sống
Nếu bạn muốn làm một luật sư, bạn phải học vể luật của ban D,A và C, không những phải học kiến thức mà điều quan trọng là cách ứng xử và làm người của chúng ta. Thử hỏi lụât sư chỉ giỏi về nghề nghiệp mà đạo đức không tốt, xem trọng tiền hơn tất cả thì đâu sẽ là công lý? Và ở bất cứ ngành nghể nào cũng vậy, “làm người” được đặt lên hang đầu, sau đó mới là học tập chuyên ngành. Và tiến sĩ – giáo sư Ngô Bảo Châu là một ví dụ, một niềm tự hào cho Việt Nam, ông có cả đủ tài và đức để mọi người noi theo
Nhưng nói và làm là hai chuyện khác nhau hoàn toàn trong một đất nứơc đang phát triển như Việt Nam, vì ở Việt Nam chưa có cách học và làm vịêc để có hiệu quả cao nhất, Có thể những học sinh học rất tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng bứơc ra đời, để đi làm, bươn chải thì họ vẫn còn ấp úng, bỡ ngỡ. Như các sinh viên ngành kỹ thuật, bách khoa, vốn ít được thực hành máy móc hiện đại vì do kinh tế đất nứơc nên khi đi làm ở những công ty nứơc ngoài, có điều kiện vể máy móc hơn thì những sinh viên ấy không biết phải làm như thế nào. Không phải vì do học không tốt mà do chưa được áp dụng thực hành trên thực tế nhiều
Một điều nhức nhối là người Việt không phải để lấy kiến thức mà chỉ chú ý, quan trọng hoá về điểm hay thành tích, đi học nhưng chỉ để có chức này chức nọ. Vậy có phải là học, vịêc học không thể chỉ để như thế. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và kiến thức thật sự trong khi chúng ta chỉ có “thành tích” và “thành tích”. Thế có gì là tự hào một đất nứơc con rồng cháu tiên, 4000 văn hiến? Nếu muốn được phát triển chúng ta phải học cách tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất và phải đặt vịêc học, vịêc làm người lên đầu
Với học sinh như tôi và các bạn thì ngay từ bây giờ, “học để làm” là lúc cần thíêt nhất, chúng ta phải xác định rõ cho vịêc học, xác định cách học. Một mục đích học tập đúng đắn sẽ đựơc người thân, thầy cô và xã hội ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Chẳng những vậy, mục đích học tập tiến bộ giống như ánh sáng lý tưởng soi đường để chúng ta có động lực tự thúc đẩy mình học tập. Và điều quan trọng là chúng ta cần có những cố gắng và nỗ lực thật sự
Học để làm nên những công vịêc giúp ích cho bản thân, xã hội, học để làm người, tưởng chừng như khó nhưng chẳng khó chút nào nếu ta biết cách học, cách sắp xếp đúng mục đích, thời gian. Việt Nam có phát triển hay không, tương lai chúng ta sẽ như thế nào, thì người quyết định nên những điều đó là chính chúng ta - những công dân trẻ của Tổ quốc

Cần cù và Thông minh

Lớp 10A8
Đỗ Khoa Nhật (số 23)
Đề: Suy nghĩ về câu “Cần cù bù thông minh”
--------------
Bài làm
Có lẽ chúng ta chẳng còn xa lạ gì với câu chuyện “ Rùa và thỏ “, một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng. Qua câu chuyện, chúng ta học được một điều quý giá rằng sự cần cù chăm chỉ có thể là cách thức làm việc hiệu quả hơn sự nhanh nhẹn mà chủ quan. Không phải trong cuộc sống này, ai cũng thông minh. Một số người khác tuy không có sự thông minh, nhưng vẫn thành công trong cuộc sống chính vì họ biết “ cần cù bù thông minh “.
Thế câu nói “cần cù bù thông minh nghĩa là “ thế nào? Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chiệu khó cần mẫn tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ nó. Thông minh chính là sự nhanh nhạy của trí não, sự hiều biết nhanh chóng một vấn đề khi tiếp xúc. Người thong minh thường vượt trội hơn những người khác trong nhiều lĩnh vực. “Cần cù bù thong minh” nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thong minh.
Câu nói trên đã nêu lên được một sự thật trong cuộc sống và như trở thành một chân lý. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh. Không phải trong cuộc sống này, người nào cũng thong minh cả, thay vào đó một số người lại có được tính cần cù. Những người biết sử dụng tính cần cù của mình sẽ có thể bù đắp cho tính thong minh của mình, mà vẫn có thể vượt trội hơn bao người khác. Không thong minh không có nghĩa là vô dụng vì thực tế, năng lực tư duy không phải tự nhiên mà có, mà là phải qua một quá trình luyện tập. Trí thong minh chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc đó, giống như nhà phát minh nổi tiếng Ê-đi-xơn đã nói “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% còn 99% là lao động cực nhọc”. Cuộc sống ngày nay yêu cầu sự cẩn thận và kiên trì khi làm mọi việc, khi đó những người mà đã quen với tính cần cù thì sẽ dễ dàng thích nghi, trong khi một số người thông minh lại gặp vấn đề trong việc kiên nhẫn làm việc. Trong cuộc sống này không ít những người nỗi tiếng từng bị xem là “ngu dốt”, tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, họ đã đạt được thành công, điển hình như Albert Einstein, cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc. Thầy giáo nhận xét rằng ông “kém trí, khó gần, luôn luôn sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Zurich. Mặc cho cuộc sống có nghiệt ngã đến mấy, ông vẫn cố gắng vươn lên và rồi trở thành một trong những nhà vật lý học nổi tiếng của lịch sử nhân loại.
“Cần cù bù thông minh”, thế nhưng nói như thế không có nghĩa rằng ai cũng có thể cần cù. Đó là tổng hợp của một phần bản thân và sự bền bỉ, kiên trì, say mê làm việc. Thế nên một số người có cố gắng, nhưng vẫn không đạt được thành công do bản thân lười biếng hoặc nỗ lực không đúng cách. Khi luyện tập, thất bại là điều thường gặp, nhưng vấn đề là liệu chúng ta có đủ nghị lực để đứng dậy hay không, điều đó mới quan trọng Cần cù đây không có nghĩa rằng gặp cái gì cũng cố gắng làm cho bằng được. Chúng ta cần cù làm việc là một việc tốt, nhưng nếu chúng ta không có kiến thức về việc đó, chúng ta có thễ trở thành kẻ phá hoại, vấn đề là chúng ta làm việc gì cũng phải suy nghĩ, tính toán trước khi làm. Trong xã hội, ngoài những người cần cù vươn lên, vẫn có không ít người buông xuôi tất cả. Họ cho rằng mình kém thông minh hơn người ta và tự xem mình như kẻ vô dụng. Từ những suy nghĩ đó, họ mới bắt đầu hình thành những hành động tiêu cực, buông xuôi và rồi trở thành gánh nặng cho xã hội.”Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng”, vì vậynhững người như thế sẽ khó tồn tại trong cuộc sống. Ngược lại với những người bi quan, lại có vài người lại quá tự tin vào bản thân. Họ cứ ngỡ mình thông minh hơn người khác nên chẳng bao giờ cố gắng, chẳng bao giờ nhìn lại bản thân và xem mình đã trở nên thảm hại đến mức nào.
Bản thân là học sinh, chúng ta phải biết được bản chất, thực lực của mình để rồi qua đó, phấn đấu một cách đúng đắn để cái thiện bản thân. Trong trường học, chúng ta phải tập chăm chỉ làm bài, học bài đầy đủ, nếu gặp một vấn đề khó, đừng bao giờ nản long mà phải tìm cách giải cho ra bài tập, cũng như lúc ở nhà, ta phải tập làm từ những việc lặt vặt cho đến việc lớn. Mỗi lần chúng ta hoàn tất được một việc cũng đồng thời là mỗi lần chúng ta rèn được tính cần cù của mình.
Qua thời gian và những kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng cuộc sống không bao giờ dừng lại, cũng như con người phải không ngừng phấn đấu, và sự cần cù trở thành một trong những đức tính không thể thiếu của con người. Cần cù không chỉ có nghĩa miệt mài làm việc, mà còn có ý nghĩa vươn lên, cải thiện bản thân, không tự mãn với những gì mình đang có. Chúng ta phải cố gắng để sự cần cù có thể bù cho trí thông minh của chúng ta.

Tiên học Lễ - Hậu học Văn

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh
Lớp: 10A8 Mã số: 28
Tổ: 1
Đề: Nghị luận về đề tài học tập (“Tiên học lễ, hậu học văn”)
Bài làm
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

Một cây... và Ba cây...

Đề: " Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao "
_Trong cuộc sống có rất nhiều giá trị tinh thần tốt đẹp.Một trong số đó là tinh thần đoàn kết như câu ca dao đã ngợi ca tinh thần đoàn kết ấy " Một cây làm chẳng nên non.Ba cây chụm lại nên hòn núi cao " Vậy câu ca dao ấy có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội chúng ta ngày nay ???
_Qua câu tục ngũ đầy khuyên răn này,ta có thế hiểu " 1 cây " là tượng trưng cho " 1 người " , " 3 cây " thì tượng trưng cho "3 người " " Một cây làm chẳng nên non' nghĩa là nếu chỉ có 1 người làm thì việc khó thành công còn " 3 cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ ra cho chúng ta thấy nếu công việc đó được nhiều người giúp đỡ,đồng tâm hiệp lực,giúp đỡ lẫn nhau thì việc dù khó cũng trỡ nên dễ dàng và gặt hái nên nhiều thành công.Câu tục ngữ này được người xưa lưu truyền nhằm khẳng định giá trị của tinh thần đoàn kết.Vậy đoàn kết là gì ?. Đoàn kết là tập hợp những phần tử lẻ tẻ thành một khối thống nhất. Câu ca dao này có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người,mọi công dân trên đất nước,...kêu gọi mọi người hãy đoàn kết ,hợp sức lại với nhau để tạo nên hiệu quả công việc tốt nhất và những thành công vang dội cho mai sau.
_Câu tục ngữ này luôn có giá trị bất kì tình huống nào.,bất cứ lúc nào.Điển hình như cơn bão đã gây ra hậu quả nghiêm trọng trên toàn miền Trung ,nếu như chỉ có một phần người dân trên toàn đất nước giúp đỡ thì chỉ giúp được 1 phần nào đó cho đồng bào miền Trung,không làm vơi đi nỗi buồn tinh thần lẫn vật chất nhưng may thay nhờ tin thần đoàn kết giữa mọi người lại trỗi dậy trên khắp miền của đất nước đã đoàn kết lại với nhau,gíup đỡ đồng bào miền Trung vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hiện tại của mình.Hay lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống hiện nay,hiện tượng xã rác xảy ra thuừơng xuyên nhưng nhờ đến những tinh thần đoàn kết qua việc giữ gìn văn minh,vệ sinh đường phố mà giờ đây thành phố chúng ta đã sách sẽ hơn rất nhiều nhưng nêu chỉ có một người dân có ý thức thì việc giữ gìn đường phố dường như thất bại.Nhưng khi tất cả đều có chung một ý thức,một tinh thần đoàn kết thì đường phố sẽ sạch sẽ,văn minh hơn.
_Ngoài những người có ý thức và tinh thần đoàn kết thì không ít người lại thiếu tinh thần đoàn kết.Họ dường như muốn thế giới này,đất nước này ngày càng tệ hại hơn khi họ thiếu đi tính đoàn kết trong cộng đồng,đi ngược lại những quy luật của nhà nước, của xã hội hay của một tập thể nào đó bằng cách không cứu giúp đồng bào gặp khó khăn,xã rác,không đánh đủôi kẻ thù,không chấp hành pháp luật hay luật lệ giao thông....Những kẻ đó chỉ biết đến bản thân của họ , chỉ biết trên thế giới chỉ có mình và một mình mình là đủ,làm chia rẽ nội bộ,đối với họ tinh thần đoàn kết dường như vô nghĩa.Những kẻ đó đáng bị loại bỏ ra ngoài xã hội và cho một bài học thích đáng.Nhưng may mắn thay,xã hội ta cũng có những người luôn đặt tinh thần đoàn kết,giúp đỡ nhau lên hàng đầu,giúp đỡ nhau mọi lúc mọi nơi,câu ca dao " Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao " luôn được thực hiện mọi lúc mọi nơi.Tuy vậy, đoàn kết không phải là sự bao che khuyết điểm cho nhau mà ngược lại phải giúp nhau tiến bộ.Tinh thần doàn kết không chỉ dừng lại ở một địa phương trong một nước ,mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế.
_Chúng ta -những công dân của nước Việt Nam phải luôn thể hiện tinh thần đoàn kết trong mọi lúc,mọi nơi dù chỉ là những việc nhỏ nhặt như giúp bạn vượt khó,nhặt rác,giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, đánh đuổi giặt ngoại xâm, tham gia các hoạt động ngoại khoá giúp ích cho xã hội.Tuy những công việc ấy đối với một người là hết sức nhỏ nhưng đối với một cộng động,mỗi người đều có tinh thần đoàn kết và góp hết sức mình thì việc nhỏ cũng trở thành lớn.
_Tóm lại,tinh thần đoàn kết mãi mãi là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam .Chúng ta hãy trân trọng và gìn giữ ,phát huy để nó mãi là vốn quý của dân tộc.
Tên: Huỳnh Ngọc Minh Thư STT:36
Lớp : 10A8
Trường :THPT Võ Thị Sáu

Ca dao than thân

CẢM NHẬN TÁC PHẨM TRỮ TÌNH:

ĐỀ TÀI: cảm nhận bài ca dao than thân
Bài làm
Trong cuộc sống xã hội phong kiến ngày xưa, con người đã phải trải qua biết bao nỗi niềm chua xót, đắng cay nhưng không vì thế mà vẻ đẹp tâm hồn của người xưa mất đi, thay vào đó họ lại gửi gắm những nỗi niềm, nỗi oan ức vào từng lời thơ, lời ca dao bộc lộ sâu sắc hết nỗi chân tình của mình. Mà nỗi bật hơn hết là những lời ca dao than thân:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
....
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội. Ca dao là tiếng nói cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, đắng cay nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân xưa. Hai lời ca dao trên là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa, nó như gợi lên cả một cuộc đời còn đầy đắng cay của một con người.Cuộc đời của người phụ nữ không mấy thanh bình mà chính họ cũng không thể tự quyết định được số phận cho mình.Bài ca dao được viết ở thể thơ lục bát vô cùng ngắn gọn nhưng thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật cũng như cảm xúc của tác giả.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Bài ca dao trên là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào. Từ “thân em” đã gợi lên những liên tưởng về số phận hẫm hiu, nhỏ bé, bấp bênh của một cô gái bị đàn áp, bốc lột ,còn từ “như” một hình ảnh so sánh đã được gợi lên thể hiện nỗi niềm và tâm trạng của cô gái, cô không chắc được hạnh phúc của mình sẽ vào tay ai. Bên cạnh đó từ láy “phất phơ”vừa gợi lên một hình ảnh liên tưởng về số phận long đong của người phụ nữ xưa vừa gợi được vẻ đẹp mềm mại của tấm vải lụa đào nhưng thật chất đó là một lời than thân, với biện pháp tu từ câu ca dao đã thật sự đưa người đọc cảm nhận được hình ảnh của một cô gái tự hào về tài năng và vẻ đẹp của bản thân nhưng không có quyền quyết định số phận của chính mình. Chính hình ảnh “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” một lần nữa lại làm rõ nét hơn nỗi niềm chua xót, đắng cay, ngậm ngùi về số phận của bản thân cô gái nói riêng và người phụ nữ VIỆT NAM xưa nói chung.Câu ca dao trên kết hợp những từ ngữ giàu hình ảnh cùng với biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ đã làm nổi bật phâm chất và tính cách cũng như diễn biến tâm lí của nhân vật. Cũng chính những chi tiết tiêu biểu ấy đã làm ngừơi đọc cảm nhận một cách sâu sắc và chân thành nỗi khổ mà cô gái phải chịu đựng, qua thái dộ và tình cảm của tác giả cũng đã nói lên một phần nào về cuộc sống khắc nghiệt của ngừơi phụ nữ xưa nhưng vẫn luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn.
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Khác với bài ca dao trên bài ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như củ ấu đen. “Thân em” là từ gợi liên tưởng đến số phận hẫm hiu, nhỏ bé mà nhân vật phải chịu đựng. “Thân em như củ ấu gai” là lời nói của cô gái tự ví mình như củ ấu có hình thức bên ngoài xấu xí, với lối dùng từ ngữ so sánh “ như” đã làm rõ hình ảnh của một cô gái có một vẻ bề ngoài không được đẹp, nhưng với cách dùng từ đối lập về những hình ảnh: trắng, đen , trong , ngoài,…Câu ca dao đã được làm nổi bật bởi hai vế đối cho ta thấy được hình ảnh về một vẻ đẹp tâm hồn của một cô gái. Củ ấu tuy có bề ngoài xấu xí nhưng bên trong lại rất ngọt bùi, muốn biết nó như thế nào ta phải nếm thử hương vị của nó cũng như đối với cô gái ta không chỉ xét vẻ bề ngoài mà muốn biết ta phải trải qua một quá trình tìm hiểu. Muốn biết rõ một người nào đó ta phải tìm hiểu thậ kĩ chứ không phải chỉ xét qua vẻ bề ngoài mà đánh giá người khác. Thông qua những hình ảnh so sánh ,ẩn dụ, từ ngữ hình ảnh đối lập, bài ca dao đã cho ta cảm nhận được một cô gái có hình thức không được mặn mòi nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức và tài năng đáng quý.
Kết hợp của cả hai bài là những hình ảnh nghệ thuật vô cùng đặc sắc như : ẩn dụ, so sánh, hình ảnh đối lập , từ láy,…Đã thể hiện rõ nội dung mà qua bài ca dao muốn gửi gắm đến ngừơi đọc một cái nhìn toàn vẹn về cuộc sống, nổi niềm và thân phân của ngừơi phụ nữ trong xã hội VIỆT NAM xưa. Tuy những người phụ nữ xưa phải chịu nhìu đắng cay nhưng họ vẫn luôn giữ được những phẫm chất đáng quý của bản thân, luôn khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc và tự do.
Lời ca dao tuy ngắn nhưng đã bộc lộ hết những tâm trạng của nhân vật, thể hiện hết những suy nghĩ và cảm xúc mà tác giả gửi gắm. Bài ca dao được thể hiện dưới hình thức lục bát, với ngôn ngữ gần gũi, hình ảnh sinh động, lối viết giàu chất thơ. Đặc biệt giàu hình ảnh so sánh ,ẩn dụ cùng với lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian. Có sự mới mẻ , độc đáo về ý tưởng, có giá trị giáo dục cao, khái quát được giá trị nhận thức cũng như tư tương tình cảm của con người, đồng thời thể hiện niềm chua xót , đắng cay và tình cảm yêu thương của con người trong xã hội cũ, bộc lộ chân tình và sâu sắc qua những câu ca dao than thân trên, đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ VIỆT NAM trong xã hội xưa.
Qua hai bài ca dao than thân trên, đã cho ta thấy được một phần nào về xã hội phong kiến xưa, một xã hội với đầy những đắng cay, khắc nghiệt nhưng lại làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ có nhiều phẩm chất và tài năng ,không bao giờ đầu hàng trước số phận, sống để vượt qua thử thách, luôn mơ ước và hy vong có một cuộc sống hạnh phúc.

TÊN: NGUYỄN LÊ NGỌC ÁNH _ STT: 02
LỚP: 10A8 _Năm học: 2010-2011

Kể về Sử thi Đamsan

TÊN : LÂM HÙYNH NHƯ
LỚP: 10A8 STT: 24
NĂM HỌC: 2010-2011


Kể lại sử thi Đămsan
Đăm Săn là một trong những tác phẩm sử thi tiêu biểu nhất của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên và cũng là một trong những tác phẩm hay nhất, hào hùng nhất của thể loại sử thi anh hùng được lưu truyền đến ngày nay. Có lẽ người để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng chúng ta chính là Đăm Săn, một tù trưởng anh hùng, một người chiến binh dũng cảm, Bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc thường thấy trong sử thi, tác phẩm đã cho ta thấy một bức chân dung khá trọn vẹn về người anh hùng sử thi Đăm Săn với sức mạnh, tài năng và vẻ đẹp phi thường dũng sĩ tiêu biểu chi tinh thần, ý chí của cả cộng đồng.
Đămsan theo tục nối dậy đã về làm chồng của hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bị.Từ đó Đămsan trở nên là một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy.Các tù trưởng Kên Kên, tù trưởng Sắt thấy thế nên ghen tị vì vậy thừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông làm lụng đã kéo người tới cướp phá buôn của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ.Đămsan tổ chức đánh trả , chàng tiến đánh kẻ thù một cách quang minh chính đại với tư thế đường hoàng, sự dũng cảm và bản lĩnh vô song. Bước vào lãnh địa của Mtao Mxây, chàng dõng dạc, đường hoàng tới tận chân cầu thang nhà kẻ thù mà khiêu chiến: “Ơ diêng! Ta thách nhà ngươi xuống đây đọ đao với ta đấy”.Đămsan luôn chủ động ,tiến đánh mạnh mẽ còn kẻ thù thì luôn ở thế bị động, khiếp sợ.Chàng tiến đánh hai lần và cả hai lần đều giành chiến thắng, cứu dc vợ và tịch thu của cải của kẻ thù khiến oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có, đông đúc.
Một lần tình cờ gặp cây sơmúc, Đămsan đã ra sức chặt đổ và ngay sau đó cả 2 vợ đều chết.Đămsan phải lặn lội tìm lối lên Trời để xin thuốc thần cứu vợ sống lại.Chẳng bao lâu, Đămsan lại tìm cách lên Trời để xin hỏi cưới nữ thần Mặt Trời nhưng lại bị từ chối.Tức giận, Đămsan đã bỏ về và cả người lẫn ngựa đều bị chết ngập ở rừng Sáp Đen, nhão như bùn nước.Hồn chàng biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái của mình là HơÂng khiến nàng có mang và sinh ra đứa con trai.Đó là Đămsan cháu,lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng.
Sử thi Đăm Săn được xem như là một trong những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh chính nghĩa và khát vọng của cộng đồng. Thông qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn, người nhân thể hiện ước vọng của mình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Điều đó được thể hiện qua hành động Đăm Săn hỏi cưới nữ thần Mặt Trời, vác rìu lên trời. Những chiến thắng và sự giàu có của chàng tượng trưng cho ước vọng ấm no hạnh phúc và trừng trị cái ác của dân tộc Ê-đê. Đồng thời hành động chặt đổ cây sơ-múc bên nhà vợ thể hiện ước muốn thoát khỏi tục nối dây để có thể tự do yêu nhau. Tác phẩm đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đam Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bộ tộc. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cụ thể, chi tiết được chắt lọc từ hình ảnh của cuộc sống, thiên nhiên gắn liền với mảnh đất và con người Tây Nguyên phóng khóang, kì vĩ.Tác phẩm đã sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật tăng tiến, so sánh, nói quá, liệt kê, lối nói đòn bẫy- dùng Mtao Mxây để tôn vinh vẻ đẹp của Đămsan, tạo nên khí thế sôi nổi , hào hùng, ca ngợi chiến công của người anh hùng.Tác phẩm còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc,phải luôn gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, ấm áp, luôn tôn trọng bản thân và cả những người xung quanh.
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng Đămsan, một người trọng danh dự, gắn bó hạnh phúc gia đình với hạnh phúc chung của cộng đồng, sống tha thiết với cuộc sống bình yên, thịnh vượng của cả cộng đồng.Đó là người anh hùng mang tầm vóc sử thi kì vĩ và lớn lao.

Cảm nhận đoạn trích "Rama buộc tội"

Đề : Cảm nhận về đoạn trích “Rama buộc tội”
Qua các tác phẩm văn học nước ngoài , ta có thể cảm nhận được những câu câu chuyện , những ý nghĩa khác nhau về cuộc sống , truyền thống và lòng tin của họ . Rama buộc tội – mội trích đoạn trong sử thi nổi tiếng Ramayana cũng đã thể hiện được điều đó.
Sử thi Ramayana đã nêu lên những chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử trưởng Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tác phẩm bắt nguồn từ truyền thuyết về hoàng tử Rama, được lưu truyền trong dân gian mấy ngàn năm về trước, vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và đã được Vanmiki- một đạo sĩ Bà Lamôn đã ghi lại bằng văn vần. Sử thi Ramayana có độ dài 24.000 câu đôi chia ra thành 7 khúc ca. Nó có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới ca múa (vũ điệu Xita) kiến trúc, hội hoạ... trong việc khơi ngợi đề tài và nguồn cảm hứng.
Đoạn trích Rama buộc tội nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79 và được chia làm hai đoạn . Đoạn một nói lên cơn giân dữ và diễn biến tâm trạng của Rama và đoạn còn lại nêu được diễn biến tâm trạng của Xita muốn tự khẵng định bản thân mình trong sạch khi bước lện dàn hỏa thiêu.
Đầu tiên ta phải nói tới thái độ của Rama khi gặp lại Xita. Một thái độ hết sức lạnh lùng, dửng dưng, xa cách. Đây là một thái độ không bình thường ở chỗ lẽ thường, sau một thời gian xa cách, gặp lại vợ, Rama phải vui mừng, hạnh phúc... trước đó, Rama đã bất chấp gian khổ, băng rừng vượt suối để tìm Xita, nhưng tại sao khi gặp lại Rama lại không hề có cảm giác với Xita? Có lẽ vì quá yêu thương Xita và đau nhói khi nghĩ rằng Xita đã đánh mất trinh tiết của mình vào tay ác quỷ. Cơn ghen của Rama trước hết được bắt nguồn từ một tình yêu mãnh liệt đối với Xita: "Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Rama đau như cắt". Khi Xita chuẩn bị bước lên giàn hoả thiêu, sắc mặt Rama "khủng khiếp như thần chết", chàng "dán mắt xuống đất" không dám nhìn Xita. Cái khác thường là ở chỗ, cơn ghen của chàng gắn liền với danh dự, bổn phận của một quý tộc: "Để trả thù sự lăng nhục, ta đã làm những gì mà một con người phải làm...phải biết chắc điều này, chẳng phải là vì nàng mà ta đã đạt tới chỗ kết thúc chiến tranh...ta làm như thế là vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục vì uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình...". Đặc sắc của nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật là ở chỗ tác giả đã đặt nhân vật vào một tình thế đầy mâu thuẫn - mâu thuẫn giữa tình yêu cá nhân và bổn phận, danh dự của một quý tộc. Rama đã đặt danh dự của một quý tộc lên trên tình yêu, đặt cái chung lên cái riêng. Mọi hành động của chàng đều vì bổn phận: “Ta đã làm tròn lời hứa, và bây giờ ta không còn vướng mắc với chính mình. Thái độ của Rama khi Xita bước lên giàn lửa thiêu không nói một lời, Rama tỏ thái độ kiên quyết, dám hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự. Nhìn vào thái độ cử chỉ của chàng “Rama vẫn ngồi, mắt dán xuống đất lúc đó mon chàng khủng khiếp như thần chết vậy”
Như vậy, coi trọng danh dự, hành động vì danh dự là một phẩm nổi bật của Rama. Và đó cũng là phẩm chất lý tưởng của người anh hùng và đó cũng là tính chất cộng đồng trong sử thi cổ đại.
Điều thứ hai là diễn biến tâm trạng của Xita. Trước lời buộc tội của Rama, Xita mở tròn xoe đôi mắt đầm đìa giọt lệ...đau đớn đến nghẹt thở, như một giây leo bị vòi voi quật nát. Xita xấu hổ cho số kiếp của nàng, và nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài của mình. Những lời của Rama xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên...nước mắt nàng đổ ra như suối...Vì Rama buộc tội nàng trước đám đông - Xita bị đẩy vào một tình huống bi kịch, tuyệt vọng (Trước đây, trong những ngày bị quỷ vương Ravana bắt, bị dụ dỗ, hăm doạ..., Xita vẫn một mực chống cự, không hề tuyệt vọng. Bởi nàng còn có điểm tựa về tinh thần là tình yêu của Rama. Điều đó đã giúp nàng vượt qua thử thách. Xita đã kiêu hãnh nói với Ravana: "ta chỉ thuộc về một người, như ánh sáng thuộc về mặt trời vậy, người đó là Rama!". Nhưng giờ đây, chính Rama lại nghi ngờ lòng thuỷ chung của nàng - Niềm tin bị đổ vỡ, danh dự bị xúc phạm) . Trước những lời buộc tội của Rama, Xita tìm cách thuyết phục, giãi bày nỗi niềm, hi vọng Rama sẽ hiểu mình. Xita nói trong nước mắt: "Thiếp đâu phải là...". Đó là những lời giãi bày gan ruột, vừa có lý, vừa có tình. Nhưng những lời giãi bày của Xita không làm cho Rama thay đổi. Xita rơi vào tình thế tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh đó, Xita đã lựa chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sáng, thuỷ chung của mình. Nàng nói với Lácmana: "Hỡi Lácmana, em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hoả thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng ta đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa". Sự lựa chọn của Xita là một sự lựa chọn dũng cảm, được bắt nguồn từ niềm tin vào phẩm hạnh của mình . Đó là sự lựa chọn giữa sống và chết, còn và mất, danh dự và nhân phẩm của một người phụ nữ trước sự chứng kiến của cộng đồng. Những lời nàng nói với thần lửa Anhi như được cất lên từ sự đớn đau, tuyệt vọng và một niềm tin mãnh liệt vào lẽ phải. (Thần Lửa Anhi trong quan niệm của người Ấn Độ cổ đại là vị thần gần gũi, biểu tượng của công lý. Vì thế trước khi bước vào ngọn lửa, Xita xin thần Lửa Anhi chứng dám cho tấm lòng trinh bạch của mình: "Nếu con trước sau một lòng một dạ với Rama thì cúi đầu xin thần hãy tìm hết cách bảo vệ con. Rama đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng, xin thần Anhi phù hộ con". Và cuối cùng, tấm lòng trong sáng thuỷ chung của Xita đã được thần Lửa và cộng đồng chứng dám. Danh dự và nhân phẩm của nàng đã được bảo toàn. Như vậy, vẻ đẹp lý tưởng của Xita đã được hoàn thiện: Xita không chỉ có một tình yêu trong sáng thủy chung mà còn có một lòng dũng cảm để bảo vệ tình yêu. Vẻ đẹp lí tưởng đó của Xita chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc (người Ấn cho rằng, cuộc đời không phải là một sự phẳng lặng, yên ả, mà luôn tiềm ẩn những bất trắc. Chỉ có lòng dũng cảm mới giúp con người ta vượt qua được thử thách. Họ cho rằng, trong mọi chiến thắng, chiến thắng mình là chiến thắng vĩ đại nhất!). Đây chính là phẩm chất nổi bật của hình tượng Xita qua đoạn trích và cũng là một phẩm chất lý tưởng của người phụ nữ Ấn Độ cổ xưa. Cố nhiên, đây là vẻ đẹp lý tưởng theo quan niệm cộng đồng, do vậy phải được cộng đồng chứng dám và thừa nhận. Điều này cắt nghĩa vì sao khi Xita bước lên giàn hoả thiêu lại có đủ các thần linh trên trời, dưới đất, bè bạn , dân chúng chứng kiến.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Tính cách của Rama đó chính là trọng danh dự, hy sinh cả tình yêu. Còn về Xita, nàng đã chứng minh, khẳng định tấm lòng thuỷ chung nên đã hy sinh tình yêu. Cả hai đều hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự và nhân phẩm.Tác phẩm mang đậm đà tính giáo huấn, tính xung đột gắy gắt về đạo lý, tính đa dạng về hệ thống nhân vật.
Như vậy, qua đoạn trích Rama buộc tội , ta đã hiểu được phần nào phẩm chất con người Ấn Độ trong xã hội cổ xưa. Tình yêu của họ thật thiêng liêng và cao quý biết chừng nào.

26 thg 10, 2010

Học với Hành phải đi đôi

Tên: Võ Ngọc Thảo
Lớp: 10A8

Đề bài: Bác Hồ có nói: “Học với hành phải đi đôi”. Em hãy bình luận câu nói trên.

Trong cuộc đời của mỗi học sinh, ngoài việc học những định nghĩa, định lý từ trong sách vở. Học sinh còn phải luyện tập, thực hành để ứng dụng những định nghĩa, định lý đó vào trong những thí nghiệm. Điều đó giúp cho học sinh có thể nhớ lâu hơn những lý thuyết đã học mà còn biết ứng dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. Học tập và thực hành là hai yếu tố cần phải thực hiện song song thì mới tạo nên 1 người học sinh giỏi thực sự. Vì thế Bác Hồ đã từng nói “Học và hành phải đi đôi”. Chúng ta sẽ cùng đi phân tích câu nói ấy của Bác.
“Học” là tiếp thu kiến thức bổ ích từ trong sách vở, từ những người đi trước, từ sách báo, từ Internet, từ những người chúng ta đã gặp. Việc học tập không chỉ giới hạn ở vài chục năm đầu đời mà phải thực hiện suốt đời. Vì kiến thức trên cuộc sống này là một sa mạc lớn còn kiến thức của con người chúng ta tiếp thu chỉ bằng hạt cát trên sa mạc. Cho nên việc học tập, học hỏi những kiến thức không thể ngừng nghỉ. “Hành” là làm thực hành, ứng dụng những điều đã học vào trong thực tiễn. Có thực hành thì mới giúp cho học sinh tiếp thu nhanh bài học hơn, những lý thuyết được nắm vững hơn. Nhưng việc thực hành lúc nào cũng phải sau việc học vì nếu không nắm vững những lý thuyết của bài học mà lại thực hành trước thì học sinh không thể tiếp thu được mà còn làm hư hại đến tài sản chung của nhà trường. Câu nói của Bác đã khẳng định học và hành là hai công việc của một quá trình thống nhất không thể tách rời: Học và hành luôn gắn bó song song với nhau.
Học không đi đôi với hành thì việc học trờ nên vô ích, vô nghĩa. Đầu tư hời gian để học lý thuyết mà không vận dụng vào thực tế thì lãng phí thời gian. Ví như một người học bơi mà không dám xuống nước thì không bao giờ biết bơi; một học sinh chỉ nghe thầy cô giảng bải ở lớp mà về nhà không làm bài tập thì khó giỏi được. Ngày nay, ở một số nơi chỉ quan trọng lý thuyết hơn thực hành vì thế học sinh chỉ nắm được lý thuyết suôn mà khi đưa bài tập ứng dụng lại làm không được như khi học anh văn nếu chỉ học từ, ngữ pháp mà không đọc và nói thì tiếng anh không thể giỏi được. Hành mà không học thì khả năng thất bại rất cao. Không có lý thuyết và kinh nghiệm nên việc ứng dụng lý thuyết vào trong thực tiễn rất lúng túng mất nhiều thời gian công sức mà khó có thể thành công được. Chẳng hạn như một học sinh lười học định nghĩa, định lý mà muốn áp dụng vào trong bài tập thì sẽ không bao giờ làm được. Ngày nay, có nhiều thầy lang băm chưa qua trường lớp đào tạo mà đi chữa bệnh nên gây ra nhiều cái chết thương tâm cho những con người vô tội.
Chúng ta cần phê phán những người tách rời việc học với việc hành. Học hành qua loa đối phó, không có động cơ học tập đúng đắn, không làm cho mình giỏi thật sự từ đó nảy sinh tiêu cực trong thi cử. Học đi đôi với hành là kinh nghiệm lịch ử của cả nhân loại trong quá trình nhận thức thế giới. Nền gió dục phong kiến chỉ coi trọng lý thuyết coi thường thực hành nên gây nhiều hạn chế cho người học. Hiện nay vì điều kiện cơ sở vật chất hạn chế nên việc thực hành của học sinh gặp khó khăn hơn nữa vẫn có nhiều học sinh chưa ý thức việc học đi đôi với hành.
Là học sinh chúng ta phải biết kết hợp giữa việc học và thực hành song song với nhau. Ở nhà phải chuẩn bị bài học trước, sau khi nghe giảng và học thuộc lý thuyết kỹ thì bắt đầu làm những bài tập vận dụng những lý thuyết đã học. Như vậy học sinh sẽ nắm kiến thức vững nhất. Việc thực hiện “Học và hành phải đi đôi” không phải khó nhưng phải biết sử dụng thời gian hợp lý để không mất quá nhiều thời gian vào một môn học.
Lời dạy của Bác Hồ “Học với hành phải đi đôi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy và học. Đó là phương châm giáo dục và là phương pháp học tập hiện nay. Muốn thành công không chỉ học lý thuyết, hôc vẹt mà chúng ta phải biết vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt sáng tạo vào thực tế cuộc sống sao cho phù hợp vói điều kiện và hoàn cảnh mỗi người.

Kể truyện"ADV và MC-TT"

Lớp :10a8 STT: 15
Tên: Ngô Thị An Khương

Đề: kể về “An Dương Vương và Mị Châu _ Trọng Thủy
Bài làm
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm lỡ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đổ đắm biển sâu.”
Những dòng thơ trên cũng phần nào cho ta hỉu dc. Nguyên nhân do đâu mà cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu”. Truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” được trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “ Lĩnh Nam chích quái” ra đời vào cuối TK XV . Truyện nhìn chung có 2 bố cục chính : An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần ; 2 là nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “ đắm biển sâu”.Sau đây ta hãy cùng nghe kể lại câu truyện này.
ADV là người đứng dầu nhà nước Âu Lạc lúc bấy giờ , xây thành dến dâu thỳ lở đất đến đấy ,bèn lập đàn trai giới .Và dc. Thần linh mách bảo : “ sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây thành mới thành công” .Hôm sau , vua ra cửa đông chờ đợi và thấy rủa vàng nổi trên mặt nước xưng là Thanh Giang .Bèn dùng xe bằng vàng rước vào trong thành .Thành xây nửa thàng thỳ xong ,thành rộng hơn ngàn trượng ,xoắn như hình trôn ốc , gọi là thành Cổ Loa hay là Qủy Long Thần ,người đời Đường gọi là Côn Lôn Thành có lẽ rằng nó cao lắm . Xây xong Rùa Vàng ở lại 3 năm rồi lại về biển Đông .nhà vua nói : “ nhờ ơn thầnrùa ma` xây xong dc. Thành .Nay giặc đến lấy j` ma` chống .Rùa vàng bèn tháo vuốt đưa cho vua nói: Dem vật này làm lẫy nỏ , nhằm quân giặc mà bắn thỳ sẽ không lo gì nữa “ rồi trở về biền đông vua sai người tên Cao Lỗ làm nỏ lấy vuốt rùa làm lẫy , đặt tên nỏ là “ Linh quang Kim Quy thần cơ” . Nhờ đó về sau khi Triệu Đà đưa bình sang chiếm phương Nam , thỳ vua đã chiến thắng lớn ,quân xâm lược đã không dám đối chiến ,đành xin hòa. Nhờ sự giúp dỡ của thần rùa là 1 trong những yếu tố thần kì của truyện làm tăng thêm sự hấp đẫn cho câu truyện .Mục dích của những yếu tố thần kì nhắm làm cho thuận lòng dân ,giúp nhà vua đạt dc. Ý nguyện ,phù hợp với lòng dân và ý trời .
Tiếp theo không bao lâu , Triệu Đà cầu hôn MC cho con của mình là TT và vua đã vô tình gà con gái mình cho giặc. Và khi nhận dc. Nhiều tình cảm của MC thỳ TT đã “dỗ MC cho xem nỏ thần” rồi làm giả 1 cái nỏ thần khác thay cho vuốt rùa vàng thật và nói về phương bắc thăm cha và nói : “ tình vợ chồng không thể lãng quên , nghĩa cha mẹ không thể vức bỏ .Ta nay về thăm cha , nếu như lúc 2 nước mất hòa ,Bắc Nam cách biệt , ta tìm lại nàng ,lấy j` làm dấu”đáp : “ thiếp phận nữ nhi ,nếu gặp cảnh biệt li thỳ đau đớn khôn xiết ,Thiếp có gấm lông ngỗng thường mặt trên mình ,đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngãng ba đường làm dấu , như vậy sẽ có thể cứu dc. nhau”. Nghe đến đây mà MC đã không chút nghi ngờ lời nói của TT . Từ đầu MC đã quá tin chồng đặt nặng chử yêu lên đầu đã lén cho TT coi nỏ thần, tuy nhiên do chung sống lau nên TT cunda94 thương yêu MC thật lòng, nhưng cũng không thể quên dc. mâu thuẫn giữa 2 gia đình nên đành phải làm vậy,nên sau khi chia tay TT đã ăn năng khôn cùng .ADV cũng đã quá chủ quan khi quân Đà đã tiến xát mà vẫn ngồi điềm nhiên dánh cờ ,cười nói: “ Đà không sợ nớ thần sao?”.Lúc ấy vua mới biết mình đã mất nỏ thần ,vua cùng MC đằng sau ngựa chạy về phía Nam .Chỉ do tính chủ quan khinh địch ,do mất cảnh giác với địch. Do còn tình cảm nhiều, TT đã nhận thấy dc. lông ngỗng mà đuổi theo . Đến tới bờ biển , đường cùng không có ,ADV đã kêu cứu Rùa Vàng ,Rùa Vàng nghe thấy và nổi lên trên mặt nước nói: “ Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Vua liền tuốt kiếm chém MC và khấn: “ nếu có lòng phản nghịch mưu cha thỳ chết làm cát bụi còn nếu không thỳ chết đi sẽ biến thành ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Ở đây trên cướng vị của 1 người lãnh đạo dất nước để phán xét hành động của MC thỳ ADV làm như vậy là đúng .Nhưng đúng trên cương vị là 1 người cha thỳ điều này là cũng khá là tàn nhẫn nhưng ADV đã tuân theo lóng dân mà phải trị . Qua ciệc mất nước ,nhà tan của ADV ta thấy ta cần xừ lí những mối chung riêng cho đúng đắn ,phải luôn đặt trách nhiệm lên đầu. Tiếp đó MC chết máu chảy xuống biển sò ăn phài đều biến thành hạt châu , còn ADV cầm sừng tê 7 tấc ,Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển .Điều đó chứng tỏ trong lòng nhân dân ADV luôn sống mãi ,người chỉ đi vào cái chết vĩnh hằng trong sự ngưỡng mộ của nhân dân . Khi đấy quân Đ à mới kéo đến chỉ thấy xác của MC ,TT ôm xác MC về táng ở thành Loa Thành ,xác biến thành ngọc thạch .MC chết TT thương tiết khôn nguôi ,khí tắm nhìn xuống giếng thấy bóng MC ngỡ là nàng lau đầu xuống giếng mà chết .Người sau tìm dc. ngọc ở biển Đống lấy nc’ ở giếng rửa ngọc càng sáng hơn . gọi là ngọc minh châu nghĩa đại cửu và tiểu cữu .
Truyện đã làm say đắm lòng người với những yếu tố thần kì với những yếu tố lịch sử, kết cấu chặt chẽ và đã xuất hiện dc. những nhân vật diển hình cao .Ngoài ra truyện cũng cho ta nhiều bài học sâu sắc về việc nguyên nhân mất nước Âu Lạc và việc giữ nước .
Qua đó nhân dân đã đưa ra những bài học sâu sắc cho những ai đã và đang có ý định xâm chiếm nước Âu Lạc, thỳ cuối cùng cũng nhận chung 1 hậu quà là cuối cùng cũng phải sống trong đau khổ và dày vò trong suốt quãng còn lại. .

Kể về sử thi "Đăm san"

Trong suốt quá trình phát triển của , mỗi dân tộc đều có một câu chuyện riêng cho mình. Nếu người Kinh ta có câu chuyện cổ tích về về người anh hung Thánh Gióng thì người Ê-đê lại có câu truyện sử thi kể về một người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Người đó chính là Đăm-săn.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc kết hôn của Đăm-săn và hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị theo tục nối dây.Đăm săn trở thành một vị tù trưởng giàu có và hùng mạnh cùng với những chiến thắng lừng lẫy.Vì ganh ghét với Đăm Săn nên các tù trưởng Kên Kên, tù trưởng Sắt nhân lúc Đăm Săn đưa nô lệ lên rẫy, ra sông làm lụng đưa người vào đánh phá buôn làng của chàng, bắt Hơ Nhị về làm vợ. Hai lần Đăm Săn đưa quân đi đánh trả, cả hai lần chàng đều chiến thắng oanh liệt., cứu được vợ và tịch thu của cải, khiến chàng ngày càng giàu có và lẫy lừng danh tiếng. Một lần tình cờ gặp được cây sơ-múc, Đăm Săn ra sức chặt đổ kì được. Liền sau đó cả hai vợ đều chết, Đam San lại vác rìu đi lên trời, cầu xin Trời cứu sống hai người vợ. Chẳng bao lâu sau, Đăm Săn hỏi cưới nữ thần Mặt Trời nhưng bị từ chối. Tức giận, Đăm Săn bỏ về nhưng bị chết. Hồn chàng biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng sinh ra đứa con trai.Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên và tiếp bước người cậu anh hùng.
Sử thi Đăm Săn được xem như là một trong những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh chính nghĩa và khát vọng của cộng đồng. Thông qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn, người nhân thể hiện ước vọng của mình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Điều đó được thể hiện qua hành động Đăm Săn hỏi cưới nữ thần Mặt Trời, vác rìu lên trời. Những chiến thắng và sự giàu có của chàng tượng trưng cho ước vọng ấm no hạnh phúc và trừng trị cái ác của dân tộc Ê-đê. Đồng thời hành động chặt đổ cây sơ-múc bên nhà vợ thể hiện ước muốn thoát khỏi tục nối dây để có thể tự do yêu nhau. Đăm Săn là anh hùng dũng cảm vô song trong chiến đấu. Trong cuộc chiến với Mtao Mxây, chàng thể hiện rõ được sức mạnh, tinh thần thượng võ của mình. Đăm Săn luôn giành thế chủ động, trong khi Mtao Mxây rơi vào thế bị động. Hình ảnh của chàng trong chiến đấu được miêu tả rất đẹp thông qua những hình ảnh so sánh, phóng đại. Mtao Mxây được miêu tả trước như là đòn bẩy để miêu tả hình ảnh Đăm Săn. Giọng bài văn trở nên hùng hồn, sôi động, thể hiện được tính ác liệt của cuộc chiến. Đăm Săn còn có khả năng thuyết phục người rất cao. Sau khi đánh bại tù trưởng Sắt, Đăm Săn kêu gọi được dân làn về cùng mình, làm cho bản làng ngày càng giàu có, hùng mạnh.
Bài văn sử dụng ngôn ngữ hiền hoà, linh hoạt, hướng đến nhiều đối tượng. Ngôn ngữ của nhân vật trong giao tiếp có những đặc điểm riêng, khai thác dưới nhiều góc độ. Những hình ảnh được sử dụng trong bài thân thuộc với thiên nhiên và cuộc sống hằng ngày của con người Tây Nguyên. Bằng những hình thức liệt kê miêu tả, bài văn càng làm cho giọng điệu trở nên sôi động hơn, và góp phần thể hiện đặc điểm của Đăm Săn.
Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Trải qua thời gian, tác phầm càng ngày được hoàn thiện, và hình tượng Đăm Săn sẽ luôn sống mãi, vẫn luôn gắn bó với con người Tây Nguyên, cũng như con người Việt Nam. Tác phẩm sẽ giúp con người nhận thức được rằng: lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sữ thịnh vượng cho cộng đồng.
------------
Khoa Nhật -10A8- 2010-2011

Kể chuyện "Tấm Cám"

Cao Ý Ly
10A8
Võ Thị Sáu
Văn bản tự sự
Đề bài: Kể về câu truyện Tấm Cám
Bài làm
Trong kho tàng cổ tích của ông cha ta ngày xưa, có rất nhiều câu truyện hay, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Nhưng tiêu biểu nhất vẫn là câu truyện Tấm cám. Câu truyện thể hiện được mơ ước của những người nghèo khổ, bị áp bức muốn được sống hạnh phúc, công bằng trong cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn xã hội xưa về quan hệ khắc nghiệt giữa mẹ ghẻ con chồng. Vì thế mà trong câu truyện, Tấm luôn bị mẹ con Cám bắt nạt và hành hạ. Sáng đến tối, Tấm phải làm việc quần quật từ chăn trâu, gánh nước, thái khoai, vớt bèo đến xay lúa giã gạo. Còn Cám thì luôn được cưng chiều, không phải làm bất cứ việc gì. Hôm nọ, mụ dì ghẻ đưa cho Tấm và Cám hai cái giỏ để bắt tôm tép, nếu ai bắt được đầy giỏ thì sẽ được một cái yếm đỏ. Có thể thấy, cái yếm đỏ đối với Tấm không chỉ là cái yếm đỏ thông thường mà còn là cái mơ ước về sự ăn mặc đẹp mà từ khi còn nhỏ Tấm chưa bao giờ có được. Nhưng công sức cả buổi trời chăm chỉ bắt tôm tép đã bị Cám dùng mưu mô gian trá lấy mất hết. Tấm không những mất yếm đỏ mà còn mất đi cái lòng tin về sự công bằng vốn có.
Sau khi bị lấy mất tôm tép, Tấm chỉ còn biết ôm mặt mà khóc, rồi Bụt hiện lên, như một điều thần kì đến với Tấm. Bụt đã chỉ cho Tấm con cá bống còn sót lại trong giỏ để đem về nuôi. Tấm vui mừng khôn xiết, ngày nào cũng vậy, Tấm cho cá bống ăn như đúng lời Bụt dặn, nàng gọi:
“ Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
Khi đó, cá bống lại nổi lên ăn, Tấm và bống quen nhau như hai nguời bạn thân. Nhưng niềm vui nhỏ nhoi ấy lại bị mẹ con Cám cướp đi, chúng đã rình xem, gọi bống lên và ăn thịt bống. Khi biết được, Tấm vô cùng đau buồn, nàng khóc rất nhiều, Bụt lại hiện lên và chỉ Tấm cách tìm xương rồi đem chôn vào hũ dưới châm giường.
Không lâu sau, nhà vua mở hội ở kinh thành, như bao cô gái khác, Tấm náo nức, chờ đợi được đi trẫy hội. Nhưng mụ dì ghẻ thâm độc ấy chỉ cho nàng đi dự hội khi nhặt xong đống thóc và gạo ra hai phần. Thừa biết mình không thể nào làm xong để đi dự hội, Tấm lại khóc, Bụt hiện lên chỉ cho Tấm kêu chim xuống nhặt giùm. Nhưng Tấm vẫn khóc vì không có quần áo đẹp, Bụt lại chỉ cho cách đào những lọ xương dưới chân giường lên, trong đó có đầy đủ đồ đẹp, nào là quần áo, nào là giày thêu và có cả con ngựa với bộ yên tuyệt đẹp nữa. Tấm vui mừng vội tắm rửa, thay đồ rồi cưỡi ngựa đến lễ hội. Trên đường đi, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày. Tình cờ Vua đi qua và nhặt được. Chiếc hài xinh xắn được Vua ngắm nghía không chớp mắt và lệnh ai mang vừa hài sẽ được làm Hoàng hậu. Ai ai trong lễ hội đều háo hức mang thử nhưng chỉ có Tấm mang vừa giày dưới cặp mắt tức tối của mẹ con Cám.
Sau ngày hôm đó, Tấm sống hạnh phúc bên Vua nhưng cái hạnh phúc trong mơ ấy lại bị mẹ con Cám âm mưu đánh cắp. Trong một lần về giỗ cha, Tấm đã bị hại chết dưới âm mưu độc ác của mẹ con Cám. Tấm chết đi, Cám trơ trẽn đòi thay thế nhưng nhà Vua không hề quan tâm tới. Tuy thân xác chết đi mà linh hồn nàng đã biến thành con chim Vàng Anh hót líu lo bên cạnh nhà vua. Cám ghen tức, bắt và làm thịt chim Vàng Anh rồi đem lông vứt ra sân vườn. Không đầu hàng số phận, Tấm lại hoá thân thành cây xoan đào từ bộ lông đó và lấy bóng cây xoan đào che mát cho nhà vua. Cám lại chặt cây làm khung cửi, nhưng vì trong khung cửi luôn phát ra giọng nói của Tấm, Cám đem đốt và đổ tro đi thật xa. Từ đám tro đó lại mọc lên một cây thị, hương trái thị thơm ngào ngạt. Bà lão đi ngang qua và ngỏ lời xin trái thị đem về, thị tự khắc rơi vào bị bà. Sau nhiều lần hoá thân, để chứng tỏ sự hiện diện của mình trên cõi đời này, Tấm thật sự bước vào hành trình tự mình giành lại hạnh phúc. Dưới vỏ bọc quả thị, Tấm giúp bà lão việc nhà, cơm nước. Không lâu sau, Nàng bị bà cụ bắt gặp và giữ lại, bóp nát vỏ thị. Họ sống với nhau như mẹ con, bà cụ đặt biệt thích tài tiêm trầu cánh phượng của nàng. Một hôm, Vua đi ngang qua nhà bà cụ để xin một miếng nước và được bà cụ mời trầu. Vua nhìn miếng trầu tiêm cánh phượng, nhận ngay ra vợ mình và họ lại được sum họp. Cám ganh tỵ với chị mình và đã bỏ mạng vì muốn đẹp như chị. Đó cũng là cái giá phải trả cho sự ích kỷ, gian độc của bản thân Cám.
Câu truyện đề cập đến việc cái thiện luôn thắng cái ác, người sống hiền lành luôn được hạnh phúc và người làm việc ác luôn phải trả giá. Đó là quan niệm của ông cha ta ngày xưa : “Ác giả ác báo” và “Ở hiền gặp lành”. Qua câu truyện, còn thể hiện được khát vọng được sống hạnh phúc và sự công bằng trong cái xã hội phong kiến ngày xưa, nơi mà những người hiền lương như Tấm luôn bị đàn áp, chà đạp, không được hưởng cuộc sống đầy đủ như bao người khác. Và qua việc hoá thân liên tục của nàng Tấm đã thể hiện lòng kiên trì, quyết tâm vượt qua số phận của nhân dân xưa.
Từ đó, em thấy rằng người xưa luôn có quan niệm “Nhân nào quả nấy” và nếu muốn có được hạnh phúc thì phải tự mình nổ lực giành lấy như nàng Tấm trong truyện. Song song đó, còn thể hiện ước mơ được sống hạnh phúc, công bằng của con người.

Kể lại truyện thơ "Tiễn dặn người yêu" (Xống chụ xon xao)

Tên: Nguyễn Hà Thanh Vy
STT: 44
Lớp: 10A8
Đề bài: Hãy kể 1 câu truyện mà em yêu thích.

Kể truyện: Tiễn dặn người yêu(Xống chụ xon xao)
(Dân tộc Thái)
Trong cuộc sống cũng như trong học tập, ta đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện. Nhưng có lẽ, tình cảm lứa đôi cũng là một trong những chủ đề đáng quan tâm nhất. Tiễn dặn người yêu cũng lá một câu chuyện tình cảm động, là một tác phẩm nổi bật của dân tộc Thái. Được viết dưới hình thức truyện thơ, “Tiễn dặn người yêu” như một giai điệu sâu lắng giúp người đọc cảm được nội dung và giá trị sâu sắc của câu chuyện.
“Tiễn dặn người yêu” là một truyện thơ với 1846 câu thơ nói về một mối tình chung thủy, trải qua biết bao khó khăn, trắc trở, cuối cùng họ cũng được đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau. Và lời kể do chính nhân vật trong cuộc kể lại chuyện tình yêu-hôn nhân của mình, làm cho câu chuyện trở nên rất chân thật và ngập tràn ý nghĩa.
Chàng trai và cô gái trong truyện là một đôi bạn dường như rất thân thiết từ thời thơ ấu. Họ chia sẻ với nhau cho đến khi lớn lên, giữa họ nảy sinh một tình cảm. Họ yêu nhau tha thiết và mong muốn được nên duyên vợ chồng. Chàng trai chủ động nhờ người làm mối dẫn đến với mong muốn được kết hôn và xin được ở rễ. Tưởng chừng như mọi chuyện sẽ êm đẹp, thế nhưng, cha mẹ cô gái lại gạt phắt đi và từ chối vì anh chàng quá nghèo. Ngay chính lúc đó, có 1 người lạ mặt đến xin làm rễ. Tên này là một kẻ thô lỗ, cẩu thả, bê bối, ứng xử vừa hèn hạ lại vừa thiếu lễ độ, nhưng tài sản và tiền của của hắn đã làm cha mẹ cô gái mờ cả mắt. Họ bất chấp tất cả để đồng ý. Và sóng gió đã bắt đầu ập lên mối tình đẹp của đôi trai gái.
Người đàn ông về ở rễ, chàng trai đau khổ đến tột cùng. Anh quyết định bỏ nhà ra đi với ý chí làm giàu rồi về xin được cưới cô gái. Cô gái ở lại một lòng chờ đợi người yêu của mình quay về. Theo phong tục, hết hạn ở rễ, người kia xin cưới. Ngay lúc đó thì chàng trai trở về, lúc bấy giờ anh đã giàu có, nhưng số phận không mỉm cười với anh, cô gái đã rơi vào tay kẻ kia mất rồi. Anh tiễn cô gái đi trong nước mắt và lưu luyến. Hai người bịn rịn không muốn rời nhau. Anh tiễn cô gái đi với biết bao lời tiễn dặn. Một câu nói của anh đã đủ để chứng minh tình yêu mãnh liệt giữa hai người: “ Không lấy được nhau thời trẻ thi hãy lấy nhau khi góa bụa về già”.
Về nhà chồng ở, nhớ lời chàng trai, cô cố hết sức để tỏ ra vụng về, hậu đậu khiến nhà chồng chán nản mà trả cô về lại với cha mẹ. Nhưng kế hoạch nào đâu như ý, cô lại bị cha mẹ mình đem bán vào cửa nhà quan. Sự đau khổ và nỗi thất vọng của cô lại càng tăng lên gấp bội, càng đau khổ bao nhiêu cô lại càng phá phách bấy nhiêu. Những hành động “giã gạo – quăng chày , phơi thóc – chửi sàn mắng cót” rồi lại “dỡ xôi – quật mâm vỡ” cốt sao để lại được trả về cho gia đình. Nhưng cô gái như một món hàng hóa, nhà quan đã mua đứt rồi thì không thể trả lại. Họ bèn đưa cô ra chợ bán, nhưng kẻ qua người lại không ai buồn hỏi đến cô. Ta có thể thấy được sự đau đớn tột cùng khi một con người mà chẳng khác chi một thứ rẻ tiền vứt đi. Chơ tan, ngại lại phải đem cô gái trở về nhà, họ liền đổi cô để lấy một cuộn lá dong.
Ngờ đâu, người đổi được cô gái lại chính là người yêu thưở nào. Nhưng cô gái giờ đây tiều tụy, xanh xao, hốc hác đến nỗi không thể nhận ra. Một ngày mưa kia, cô gái tủi phận ngồi trong xó bếp, bèn lấy chiếc đàn môi- kỉ vật tình yêu của hai người ra để gợi nhớ lại chuyện tình yêu khi xưa. Chàng vô tình nghe thấy được, bang hoàng nhận ra người yêu, hai người vui mừng khôn siết. Chàng liền lập tức chia đôi tài sản của mình để tiễn vợ về nhà, họ cưới nhau và trọn lời thể ước khi xưa : “Không lấy được nhau khi mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông”. Ta có thể thấy được sự chung tình giữa cặp đôi này. Cho dù xa cách, cho dù trải qua biết bao nhiêu chuyện đau khổ, nhưng học vẫn vượt lên hết tất cả và đến với nhau.
Câu chuyện là một bức tranh tuyệt đẹp về chủ đề tình yêu. Với 1 loạt hình ảnh ẩn dụ được chắt lọc từ cuộc sống, từ thiên nhiên nên rất gần gũi, bình dị và dễ hiểu. Hình ảnh so sánh, điệp từ điệp ngữ đã góp một phần rất lớn để hình thành nên nội dung câu chuyện, và hơn hết là miêu tả hoàn toàn sâu sắc và chân thật về tâm lí của chàng trai và suy nghĩ, nỗi đau của cô gái khi cô bị nhà chồng đối xử tệ bạc và đánh đập hành hạ. Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” cũng là tiếng nói và sự lên án của con người về tục ép duyên, là một việc mà đã đánh cắp đi biết bao nhiêu mối tình đẹp và khát vọng của con người.
Quả thật, câu truyện như một món quà tặng gửi đến bạn đọc. Đọc truyện, ta lại càng cảm thấy thương sao những con người ước mơ một hạnh phúc nhưng lại rất khó khăn để có được và thậm chí là sẽ không giờ có được. Câu truyện còn cho ta một bài học là phải biết cố gắng, phấn đấu, quyết tâm để đạt được những điều mong muốn chính đáng của bản thân mình.

Kể lại sử thi "Ramayana"

Tên : Lê Minh Thảo
Lớp: 10A8

BÀI LÀM VĂN tự sự
Đề: Kể truyện “Ramayana”

Bài làm
Sử thi Ấn Độ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn học, văn hóa của dân tộc Ấn và ở nhiều nước Đông Nam Á. Một trong những sử thi tôi rất thích đó là “Ra-ma-ya-na”, tác phẩm hình thành vào khoảng thế kỉ IV- III trước công nguyên và được hoàn thiện bởi người đạo sĩ tài ba Van-mi-ki. Sử thi này gồm 24 000 câu thơ đôi và để hiểu kĩ hơn, ta hãy cùng tóm lược những dòng thơ đầy oai hùng này của Van-mi-ki nhé!
Ra-ma-ya-na là câu chuyện kể về những kì tích của hoàng tử Ra-ma – con trai trưởng của vua Đa-xa-ra-tha. Khi nhà vua muốn truyền ngôi báu cho con trai mình thì thứ phi của ông buộc phải đày ải Ra-ma vào rừng mười bốn năm và trao vương quốc cho con trai bà. Vợ Ra-ma, Xi-ta, là con của thần Đất mẹ Pri-thi-vi, cũng tình nguyện theo Ra-ma chịu lưu đày. Khi thời hạn lưu đày sắp hết, quỉ Ra-va-na dùng mưu bắt cóc Xi-ta. Ra-ma đau buồn khôn xiết và chàng bắt đầu cuộc tìm kiếm vợ mình. Trên đường tìm vợ, Ra-ma gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại người anh trai, giành lại vương quốc. Sau đó, chàng được vua khỉ cùng đoàn quân vượt biển, giải cứu Xi-ta ở đảo Lan-ka.
Vợ chồng gặp lại nhau, vô cùng mừng rỡ. Ra-ma nói với Xi-ta bằng một lời lẽ trịnh trọng : “hỡi phu nhân cao quí của ta!”. Chàng đã đánh bại kẻ thù bằng hết khả năng của mình để cứu Xi-ta. Nhưng đó không phải là lí do chính để chàng giết quỉ Gia-na-va, mà vì nhân phẩm của chàng, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của một dòng họ lừng lẫy, tiếng tăm, để chứng tỏ Ra-ma không thuộc về một gia đình bình thường và vì chàng là một vị anh hùng lí tưởng cho cả dân tộc :” kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ mình ra để trả thù là kẻ tầm thường”.
Mặc dù Xi-ta đang mở tròn đôi mắt đẫm lệ với khuôn mặt bông sen, cuộn tóc lượn sóng đứng trước nặt Ra-ma và lòng chàng đang đau như cắt, nhưng vị anh hung dân tộc vẫn phải đưa lời phán quyết người vợ thân yêu của mình :” Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nỗi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa…”. Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Xi-ta đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. Trước mặt đông đủ người dân, Xi-ta xấu hổ cho số kiếp của nàng, nàng như muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của của người chồng nàng yêu xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên . Nước mắt nàng òa ra như suối, nhưng nó đã kịp nén lại. Gịong nàng vừa nghẹn ngào, vừa nức nở thanh minh cho mình qua những lời nói tố cáo lầm lạc của Ra-ma: nàng quả quyết rằng có thể lấy tư cách mà thề để làm Ra-ma tin vào danh dự của một người vợ chung thủy. Khi Ra-va-na đụng tới nàng thì nàng đang chết ngất đi, những gì Xi-ta có thể kiểm soát , tức là trái tim nàng, là chỉ thuộc về một mình Ra-ma! Nhưng nói đến đây, Ra-ma vẫn không thốt lên một lời nào, chàng vẫn chưa thể tin vào những lời thanh minh của người vợ đã xa cách mình khi lọt vào tay quỉ. Nàng vẫn nức nở: “thiếp còn gì là thanh danh, nếu như chàng vẫn chưa hiểu được thiếp qua tình yêu của thiếp và qua tiếp xúc với tâm hồn của thiếp… Hỡi Đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận gàiy vò, Người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường... Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích!”
Dứt lời, Xi-ta òa khóc. Nàng nói với người em Lắc-ma-na: “ Hỡi Lắc-ma-na, em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hỏa thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”. Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất, ko ai dám nói hoặc nhìn vào chàng, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần Chết vậy.
Xi-ta lượn quanh Ra-ma rồi bươc tới giàn lửa. Nàng cúi lạy chu than, đấng Bra-ma rồi thưa với thần Lửa A-nhi: “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con., Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con”.
Nói dứt lời, Xi-ta dũng cảm bước vào giàn lửa, chẳng khác một lễ vật của lễ tế sinh trong sự đau lòng đứt ruột của mọi người. Nhưng trời đã chứng giám cho đức hạnh của nàng, thần Lửa đem nàng trả lại cho Ra-ma. Anh hùng Ra-ma cùng người vợ thủy chung quay trở về kinh đô, cai quản đất nước trong thái bình, thịnh vượng.
Tính cách của nhân vật đã bộc lộ qua những thử thách, mâu thuẫn và những lời nói quả quyết. Ra-ma-ya-na ca ngợi phẩm chất của người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng: trọng danh dự, dùng tài năng để bảo vệ danh dự, phẩm chất của mình. Qua sự tài ba của Van-mi-ki, thể hiện quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về một đấng minh quân và một người phụ nữ lí tưởng.
Ra-ma và Xi-ta đã dũng cảm vào sinh ra tử, chiến đấu cho danh dự, giành lại phẩm hạnh cho bản thân mình. Người Ấn Độ tin rằng: chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi.

Kể lại truyện thơ "Tiễn dặn người yêu"

Nguyễn Đăng Tường Vy
Lớp:10a8
TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU
Chuyện tình yêu đôi lứa luôn là đề tài bất tận của văn học.Thật vậy, có rất nhiều chuyện tình đẹp đã được dựng nên qua văn học,truyện thơ lời tiễn dặn của dân tôc Thái là một ví dụ tiêu biểu.Truyện kể về những khát vọng hạnh phúc,nỗi đau đớn khi tình yêu bị chia lìa và cuộc đấu tranh quyết liệt của hai người để dành lại tình yêu,đúng với lời ước hẹn :”không lấy đươc nhau thời trẻ,ta sẽ lấy nhau khi ngóa bụa về già.
Mở đầu câu chuyện là chuyện tình của đôi trai gái sinh ra và lớn lên cùng nhau trong bản làng của họ .Họ thân nhau từ thuở ấu thơ.Họ đã có cùng nhau nhiều kỉ niệm từ khi còn “bé dại thơ ngây” cùng nhau đào đất san nền,cưỡi bông lau phi ngựa.
Những kỉ niệm tuổi thơ ấy lớn lên cùng họ và tình yêu của học dành cho nhau cũng ngày một lớn lên.Họ yêu nhau tha thiết, tưởng chừng không gì có thể ngăn cản được mối tình của họ. Đã thương nhau thì quyết cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Chàng trai hăm hở sắm lễ vật đến nhà người yêu để xin được làm rể. Nhưng cha mẹ nàng đã từ chối vì chê chàng trai nghèo khổ. Cha mẹ nàng nhận lời một gã con trai ở vùng xa đến ở rể, vì tưởng gã là con nhà giàu. Lúc đó, nàng đi nương chưa về, khi nàng biết thì mọi sự đã rồi. Nàng đã cầu cứu mọi người trong gia đình nhưng không ai ủng hộ nàng mà khuyên rằng phận gái phải theo cha mẹ sắp đặt.Vì thuận theo chu hiếu mà nàng nhắm mắt nhận người mẹ cha ép gả về ở “rể” trong tâm trạng vô cùng đau khổ, nhưng vẫn nuôi một hy vọng mong manh, chàng trai sẽ có cách thay đổi số phận.
Chàng trai rất đau khổ và thất vọng. Buồn thay cho số phận nghèo khó của mình. Chàng quyết ra đi làm ăn xa, với một niềm hy vọng sẽ kiếm đủ tiền để chuộc nàng về. Nhưng đi làm ăn xa đâu có dễ dàng, chàng đã đi đến cùng trời cuối đất, vượt qua bao đèo cao suối sâu, nhớ thương nàng khóc sưng húp mắt...
Thời gian trôi đi, đã hết thời hạn ở rể, đến lúc nàng phải về nhà chồng mà chàng trai vẫn nơi cuối trời xa thẳm. Nàng đã khéo léo tìm cách kéo dài thời gian để chờ chàng về, nhưng một năm nữa trôi qua vẫn chẳng thấy chàng đâu. Cuối cùng nàng đành đưa chân làm theo ý mẹ cha đi đến nhà chồng… Kiếm được khá nhiều tiền chàng mới quay về.
Nhưng than ôi, ngày chàng về đến nhà cũng chính là ngày nàng bước chân sang nhà chồng, có bạc nghìn bạc vạn cũng không thể chuộc lại được nữa rồi. Chàng trai không quản nguy hiểm chạy theo người yêu, cuộc tiễn dặn của đôi bạn tình khi đau đớn tột cùng, lúc đầy phấn khích. Những lời tiễn dặn của chàng trai trên đường đưa cô gái về nhà chồng là đoạn thơ để laị cho ta nhiều cảm xúc nhất.Cô gái thì chờ đợi ngoái trông ngoảnh lại sánh cùng với hình ảnh ớt ,cà, lá ngón đả giúp ta liên tưởng đến vị cay, đắng , cái chết đã chứng tỏ được rằng cô gái có tình cảm rất sâu nặng với chàng trai.Còn về phần mình qua những hình ảnh ẩn dụ tác giả dân gian đã bày tỏ được tấm chân tình của chàng trai qua những lời dặn dò cô gái.Trong những lời dặn dò của mình chàng trai bày tỏ mong muốn được ở bên cạnh người. yêu , cho dù sau này cô gai đã có con thì chàng trai vẫn muốn được ở bên cạnh chăm sóc cho người yêu của mình cùng cô chia sẻ những ngọt bùi đắng cay trong cuộc sống.Rồi nàng bị chồng hắt hủi, đánh đập, chàng vẫn ở lại để an ủi, chăm sóc. Họ vẫn son sắt thề nguyền: “Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông. Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”. Rồi nàng bị nhà chồng đối xử thậm tệ, “Khi chưa lấy nhau thì vồ vập. Khi chưa đón về thì xun xoe. Khi đã là dâu thì đuổi dâu xuống sàn ăn cám”, rồi nàng còn bị chồng đánh đập, cuối cùng bị nhà chồng trả về nhà cha mẹ đẻ. Về nhà được mấy ngày, nàng lại bị gả cho một người khác. Vì nàng đã có một người chồng nên lần này người lấy ngàng sẽ không phai ở rể nữa.

Về đến nhà chồng vì thương nhớ người yêu cũ, nàng đã cố tình làm những việc quái gở trong nhà để mọi người khinh ghét. Chồng nàng không chịu nổi liền đem nàng ra chợ bán. Đem qua bao nhiêu chợ cũng chẳng ai mua, cuối cùng thì đã đổi được một cuộn lá dong từ chính tay người yêu cũ. Thời gian, sự khổ đau, những bất hạnh trong cuộc đời đã làm nàng thay đổi nhiều về vóc dáng và nhan sắc, khiến chàng không còn nhận ra nàng nữa, nên đem về làm người ở... Nàng thấy buồn chán quá mới đem chiếc đàn môi chàng tặng trước khi đi làm ăn xa ra gẩy. Lúc này chàng mới nhận ra người yêu từ thuở thiếu thời, trong lòng vô cùng sung sướng. Tình yêu giữa họ lại đâm chồi nẩy nụ sau bao năm xa cách, đau đớn và tủi nhục. Họ trở thành vợ chồng và nguyện sống bên nhau đến đầu bạc răng long. Vợ cũ của chàng cũng chấp nhận tình yêu của họ và tình nguyện ra ở riêng nhường hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới.

Em yêu thích tác phẩm này vì nó đã tiếp thu những tinh hoa của văn học dân gian của dân tộc Thái mà đặc biệt là dân ca Thái, được nhiều thế hệ trau chuốt, bổ sung, nên chất thơ trong truyện với ngôn ngữ nghệ thuật dân gian điêu luyện, uyên bác thấm đượm tình người, tạo nên một bản sắc riêng, làm cho tác phẩm sống mãi trong tâm hồn mọi thế hệ người Thái Tây Bắc.Những câu hát mà ngày nay, trong các các cuộc vui như đám cưới xin, mừng nhà mới hay ngày lễ tết, người Thái tổ chức hát đối đáp hoặc giao duyên trai gái hầu hết là sử dụng các câu hát trong Xống chụ xon xao đã cho ta thấy tác phẩm linh hồn của tác phẩm dù có trải qua bao thời gian vẩn được đón nhận và nó còn ngày một phát triền mạnh mẽ. Họ đã khôn khéo lựa chọn từng câu, từng đoạn để sử dụng vào nội dung bài hát cho đúng ý của mình.Những hình ảnh thơ tuy giản dị nhưng lại mang một nét đặc sắc riêng sánh với những biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, điệp từ đã làm cho tác phẩm thu hút được người đọc. Hơn thế nữa truyện thơ Xống chụ xon xao là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá trị nhân đạo sâu sắc, là truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam.
Qua câu chuyện về những song gió của đôi trai gái trong hành trình tìm lại hanh phúc của mình ta thấy được chỉ cần cố gắng thực hiện, kiên nhẫn chờ đợi thì không chỉ có thể tìm được tinh yêu của mình mà việc gì cũng có thể thực hiên đươc.Tiễn dặn người yêu là một tác phẩm hay đại diện cho nền văn học dân gian vì thề nò đã đang và sẽ mãi được mọi người đón nhận hơn nữa.