Tìm kiếm Blog này

26 thg 10, 2010

Kể lại sử thi "Ramayana"

Tên : Lê Minh Thảo
Lớp: 10A8

BÀI LÀM VĂN tự sự
Đề: Kể truyện “Ramayana”

Bài làm
Sử thi Ấn Độ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn học, văn hóa của dân tộc Ấn và ở nhiều nước Đông Nam Á. Một trong những sử thi tôi rất thích đó là “Ra-ma-ya-na”, tác phẩm hình thành vào khoảng thế kỉ IV- III trước công nguyên và được hoàn thiện bởi người đạo sĩ tài ba Van-mi-ki. Sử thi này gồm 24 000 câu thơ đôi và để hiểu kĩ hơn, ta hãy cùng tóm lược những dòng thơ đầy oai hùng này của Van-mi-ki nhé!
Ra-ma-ya-na là câu chuyện kể về những kì tích của hoàng tử Ra-ma – con trai trưởng của vua Đa-xa-ra-tha. Khi nhà vua muốn truyền ngôi báu cho con trai mình thì thứ phi của ông buộc phải đày ải Ra-ma vào rừng mười bốn năm và trao vương quốc cho con trai bà. Vợ Ra-ma, Xi-ta, là con của thần Đất mẹ Pri-thi-vi, cũng tình nguyện theo Ra-ma chịu lưu đày. Khi thời hạn lưu đày sắp hết, quỉ Ra-va-na dùng mưu bắt cóc Xi-ta. Ra-ma đau buồn khôn xiết và chàng bắt đầu cuộc tìm kiếm vợ mình. Trên đường tìm vợ, Ra-ma gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại người anh trai, giành lại vương quốc. Sau đó, chàng được vua khỉ cùng đoàn quân vượt biển, giải cứu Xi-ta ở đảo Lan-ka.
Vợ chồng gặp lại nhau, vô cùng mừng rỡ. Ra-ma nói với Xi-ta bằng một lời lẽ trịnh trọng : “hỡi phu nhân cao quí của ta!”. Chàng đã đánh bại kẻ thù bằng hết khả năng của mình để cứu Xi-ta. Nhưng đó không phải là lí do chính để chàng giết quỉ Gia-na-va, mà vì nhân phẩm của chàng, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của một dòng họ lừng lẫy, tiếng tăm, để chứng tỏ Ra-ma không thuộc về một gia đình bình thường và vì chàng là một vị anh hùng lí tưởng cho cả dân tộc :” kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ mình ra để trả thù là kẻ tầm thường”.
Mặc dù Xi-ta đang mở tròn đôi mắt đẫm lệ với khuôn mặt bông sen, cuộn tóc lượn sóng đứng trước nặt Ra-ma và lòng chàng đang đau như cắt, nhưng vị anh hung dân tộc vẫn phải đưa lời phán quyết người vợ thân yêu của mình :” Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nỗi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa…”. Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Xi-ta đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. Trước mặt đông đủ người dân, Xi-ta xấu hổ cho số kiếp của nàng, nàng như muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của của người chồng nàng yêu xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên . Nước mắt nàng òa ra như suối, nhưng nó đã kịp nén lại. Gịong nàng vừa nghẹn ngào, vừa nức nở thanh minh cho mình qua những lời nói tố cáo lầm lạc của Ra-ma: nàng quả quyết rằng có thể lấy tư cách mà thề để làm Ra-ma tin vào danh dự của một người vợ chung thủy. Khi Ra-va-na đụng tới nàng thì nàng đang chết ngất đi, những gì Xi-ta có thể kiểm soát , tức là trái tim nàng, là chỉ thuộc về một mình Ra-ma! Nhưng nói đến đây, Ra-ma vẫn không thốt lên một lời nào, chàng vẫn chưa thể tin vào những lời thanh minh của người vợ đã xa cách mình khi lọt vào tay quỉ. Nàng vẫn nức nở: “thiếp còn gì là thanh danh, nếu như chàng vẫn chưa hiểu được thiếp qua tình yêu của thiếp và qua tiếp xúc với tâm hồn của thiếp… Hỡi Đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận gàiy vò, Người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường... Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích!”
Dứt lời, Xi-ta òa khóc. Nàng nói với người em Lắc-ma-na: “ Hỡi Lắc-ma-na, em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hỏa thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”. Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất, ko ai dám nói hoặc nhìn vào chàng, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần Chết vậy.
Xi-ta lượn quanh Ra-ma rồi bươc tới giàn lửa. Nàng cúi lạy chu than, đấng Bra-ma rồi thưa với thần Lửa A-nhi: “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con., Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con”.
Nói dứt lời, Xi-ta dũng cảm bước vào giàn lửa, chẳng khác một lễ vật của lễ tế sinh trong sự đau lòng đứt ruột của mọi người. Nhưng trời đã chứng giám cho đức hạnh của nàng, thần Lửa đem nàng trả lại cho Ra-ma. Anh hùng Ra-ma cùng người vợ thủy chung quay trở về kinh đô, cai quản đất nước trong thái bình, thịnh vượng.
Tính cách của nhân vật đã bộc lộ qua những thử thách, mâu thuẫn và những lời nói quả quyết. Ra-ma-ya-na ca ngợi phẩm chất của người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng: trọng danh dự, dùng tài năng để bảo vệ danh dự, phẩm chất của mình. Qua sự tài ba của Van-mi-ki, thể hiện quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về một đấng minh quân và một người phụ nữ lí tưởng.
Ra-ma và Xi-ta đã dũng cảm vào sinh ra tử, chiến đấu cho danh dự, giành lại phẩm hạnh cho bản thân mình. Người Ấn Độ tin rằng: chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét