Trong suốt quá trình phát triển của , mỗi dân tộc đều có một câu chuyện riêng cho mình. Nếu người Kinh ta có câu chuyện cổ tích về về người anh hung Thánh Gióng thì người Ê-đê lại có câu truyện sử thi kể về một người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Người đó chính là Đăm-săn.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc kết hôn của Đăm-săn và hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị theo tục nối dây.Đăm săn trở thành một vị tù trưởng giàu có và hùng mạnh cùng với những chiến thắng lừng lẫy.Vì ganh ghét với Đăm Săn nên các tù trưởng Kên Kên, tù trưởng Sắt nhân lúc Đăm Săn đưa nô lệ lên rẫy, ra sông làm lụng đưa người vào đánh phá buôn làng của chàng, bắt Hơ Nhị về làm vợ. Hai lần Đăm Săn đưa quân đi đánh trả, cả hai lần chàng đều chiến thắng oanh liệt., cứu được vợ và tịch thu của cải, khiến chàng ngày càng giàu có và lẫy lừng danh tiếng. Một lần tình cờ gặp được cây sơ-múc, Đăm Săn ra sức chặt đổ kì được. Liền sau đó cả hai vợ đều chết, Đam San lại vác rìu đi lên trời, cầu xin Trời cứu sống hai người vợ. Chẳng bao lâu sau, Đăm Săn hỏi cưới nữ thần Mặt Trời nhưng bị từ chối. Tức giận, Đăm Săn bỏ về nhưng bị chết. Hồn chàng biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng sinh ra đứa con trai.Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên và tiếp bước người cậu anh hùng.
Sử thi Đăm Săn được xem như là một trong những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh chính nghĩa và khát vọng của cộng đồng. Thông qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn, người nhân thể hiện ước vọng của mình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Điều đó được thể hiện qua hành động Đăm Săn hỏi cưới nữ thần Mặt Trời, vác rìu lên trời. Những chiến thắng và sự giàu có của chàng tượng trưng cho ước vọng ấm no hạnh phúc và trừng trị cái ác của dân tộc Ê-đê. Đồng thời hành động chặt đổ cây sơ-múc bên nhà vợ thể hiện ước muốn thoát khỏi tục nối dây để có thể tự do yêu nhau. Đăm Săn là anh hùng dũng cảm vô song trong chiến đấu. Trong cuộc chiến với Mtao Mxây, chàng thể hiện rõ được sức mạnh, tinh thần thượng võ của mình. Đăm Săn luôn giành thế chủ động, trong khi Mtao Mxây rơi vào thế bị động. Hình ảnh của chàng trong chiến đấu được miêu tả rất đẹp thông qua những hình ảnh so sánh, phóng đại. Mtao Mxây được miêu tả trước như là đòn bẩy để miêu tả hình ảnh Đăm Săn. Giọng bài văn trở nên hùng hồn, sôi động, thể hiện được tính ác liệt của cuộc chiến. Đăm Săn còn có khả năng thuyết phục người rất cao. Sau khi đánh bại tù trưởng Sắt, Đăm Săn kêu gọi được dân làn về cùng mình, làm cho bản làng ngày càng giàu có, hùng mạnh.
Bài văn sử dụng ngôn ngữ hiền hoà, linh hoạt, hướng đến nhiều đối tượng. Ngôn ngữ của nhân vật trong giao tiếp có những đặc điểm riêng, khai thác dưới nhiều góc độ. Những hình ảnh được sử dụng trong bài thân thuộc với thiên nhiên và cuộc sống hằng ngày của con người Tây Nguyên. Bằng những hình thức liệt kê miêu tả, bài văn càng làm cho giọng điệu trở nên sôi động hơn, và góp phần thể hiện đặc điểm của Đăm Săn.
Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Trải qua thời gian, tác phầm càng ngày được hoàn thiện, và hình tượng Đăm Săn sẽ luôn sống mãi, vẫn luôn gắn bó với con người Tây Nguyên, cũng như con người Việt Nam. Tác phẩm sẽ giúp con người nhận thức được rằng: lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sữ thịnh vượng cho cộng đồng.
------------
Khoa Nhật -10A8- 2010-2011
26 thg 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Kể quá ngắn gọn. Cần bổ sung phần miêu tả .
Trả lờiXóaChú ý cách dùng từ ("Bài văn" nên thay bằng "Sử thi" hoặc "tác phẩm"...
dk goy`
Xóachán vkl
Trả lờiXóacam~ on nhiu nhaZ..
Trả lờiXóa