“Người không học như ngọc không mài”, bởi vậy, học tập là nhiệm vụ súôt đời của mỗi con người. Tuy nhiên, đối với mỗi người lại có những mục đích học tập khác nhau, vậy “học để làm” là như thế nào?
“Học để làm” là học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội. Người sinh viên sư phạm học để trở thành người dạy học, đưa những gì mình đã được tiếp thu, truyền đạt cho người khác. Ngừơi sinh viên y khọc học để trở thành thầy thúôc, cứu biết bao nhiêu bệnh nhân.... Đó là những công vịêc đòi hỏi người học vận dụng những gì đã học để tạo ra sản phẩm cho xã hội
Không những thế, học còn để làm người. Đó mới là điều khó khăn và quan trọng nhất trong những ngày “đi học”. Theo lối thông thường người ôm sách tới trừơng, có thầy dạy, có thi đỗ thì gọi là học. Nhưng thật ra không phải chỉ như thế, “học” còn là tự học từ trong sách vở, từ trong trừơng đời để có thể tiếp thu, lĩnh hội được những kiến thức, văn hoá và kỹ năng sống
Có người cãi lại rằng :”Không học thì không làm người được sao?”
Vịêc học ở đây bao gồm cả học tập kiến thức và học những cách ứng xử, cách tạo ra một con người. Để làm người, việc học kíên thức có thể để lúc này lúc khác nhưng nếu chúng ta không học về kỹ năng sống thì khi còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trừơng thì sau này ta sẽ trựơt con đường dài trứơc thói hư tật xấu của xã hội đầy cạm bẫy. Đến lúc hối hận thì đã muộn và có khi chúng ta còn phải trả cái giá đắt khi không “học làm người”
Có học thì mới có thế áp dụng vào thực tế để làm vịêc và làm người, dù không hoàn hảo nhưng hoàn thiện về nhân cách. Trước hết, trong vịêc học tập chúng ta cần xây dựng cho mình một mục đích học tập đúng đắn, trong sang tiến bộ, học phải đi đôi với hành để vận dụng tốt nhất những điều đã học vào trong cụôc sống
Nếu bạn muốn làm một luật sư, bạn phải học vể luật của ban D,A và C, không những phải học kiến thức mà điều quan trọng là cách ứng xử và làm người của chúng ta. Thử hỏi lụât sư chỉ giỏi về nghề nghiệp mà đạo đức không tốt, xem trọng tiền hơn tất cả thì đâu sẽ là công lý? Và ở bất cứ ngành nghể nào cũng vậy, “làm người” được đặt lên hang đầu, sau đó mới là học tập chuyên ngành. Và tiến sĩ – giáo sư Ngô Bảo Châu là một ví dụ, một niềm tự hào cho Việt Nam, ông có cả đủ tài và đức để mọi người noi theo
Nhưng nói và làm là hai chuyện khác nhau hoàn toàn trong một đất nứơc đang phát triển như Việt Nam, vì ở Việt Nam chưa có cách học và làm vịêc để có hiệu quả cao nhất, Có thể những học sinh học rất tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng bứơc ra đời, để đi làm, bươn chải thì họ vẫn còn ấp úng, bỡ ngỡ. Như các sinh viên ngành kỹ thuật, bách khoa, vốn ít được thực hành máy móc hiện đại vì do kinh tế đất nứơc nên khi đi làm ở những công ty nứơc ngoài, có điều kiện vể máy móc hơn thì những sinh viên ấy không biết phải làm như thế nào. Không phải vì do học không tốt mà do chưa được áp dụng thực hành trên thực tế nhiều
Một điều nhức nhối là người Việt không phải để lấy kiến thức mà chỉ chú ý, quan trọng hoá về điểm hay thành tích, đi học nhưng chỉ để có chức này chức nọ. Vậy có phải là học, vịêc học không thể chỉ để như thế. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và kiến thức thật sự trong khi chúng ta chỉ có “thành tích” và “thành tích”. Thế có gì là tự hào một đất nứơc con rồng cháu tiên, 4000 văn hiến? Nếu muốn được phát triển chúng ta phải học cách tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất và phải đặt vịêc học, vịêc làm người lên đầu
Với học sinh như tôi và các bạn thì ngay từ bây giờ, “học để làm” là lúc cần thíêt nhất, chúng ta phải xác định rõ cho vịêc học, xác định cách học. Một mục đích học tập đúng đắn sẽ đựơc người thân, thầy cô và xã hội ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Chẳng những vậy, mục đích học tập tiến bộ giống như ánh sáng lý tưởng soi đường để chúng ta có động lực tự thúc đẩy mình học tập. Và điều quan trọng là chúng ta cần có những cố gắng và nỗ lực thật sự
Học để làm nên những công vịêc giúp ích cho bản thân, xã hội, học để làm người, tưởng chừng như khó nhưng chẳng khó chút nào nếu ta biết cách học, cách sắp xếp đúng mục đích, thời gian. Việt Nam có phát triển hay không, tương lai chúng ta sẽ như thế nào, thì người quyết định nên những điều đó là chính chúng ta - những công dân trẻ của Tổ quốc
28 thg 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét