Tìm kiếm Blog này

30 thg 10, 2010

Nhưng nó PHẢI bằng hai mày

Hồ Thị Hạnh Nguyên
Lớp: 10A8

Đề bài: Hãy kể một truyện cười dân gian mà em yêu thích.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có biết bao tác phẩm đã đi vào lòng người đọc, trong đó không thể không nói đến truyện cười . Một trong những tác phẩm truyện cười đáng chú ý đó là “ Nhưng nó phải bằng hai mày ” đã vạch trần được lối xử kiện vì tiền của quan lại ngày xưa.
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm Cải và Ngô đánh nhau rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ mình kém thế nên phải lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngờ đâu Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện thầy phán:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xòe năm ngón tay nhìn thầy lí khẽ bẩm:
- Xin thầy xét lại, lẽ phải thuộc về con mà !
Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày !
Bằng sự kết hợp lời nói với cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo, kết cấu chặt chẽ cộng với kết thúc bất ngờ, truyện đã vạch trần được lối xử kiệ vì tiền của quan lại. Các tác giả dân gian đã thành công trong việc xây dựng mâu thuẫn gây cười giữa thực tiễn việc quan làm với yêu cầu quan có được thể hiện rõ qua câu “ … nhưng nó lại… phải bằng hai mày! ” . Câu chuyện đã khép lại nhưng cũng đã trao cho ta những tiếng cười sảng khoái sau những giờ phút lao động, học tập mệt mỏi . Nội dung câu chuyện muốn phê phán những tên lại quan tham ô nhưng lại được tiếng xử kiện giỏi cũng góp phần tạo nên tiếng cười. Qua câu chuyện, ta thấy rõ được những tên quan xử kiện vì tiền là mối hiể họa đối với xã hội, người cũng xưa có ý khuyên ta không nên hối lộ để rồi chuốc lấy hoàn cảnh dở khóc dở cười như nhân vật Ngô và phải luôn cẩn thận trước các vụ kiện.
Truyện cười dân gian luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người dân Việt Nam, đặc biệt “ Nhưng nó phải bằng hai mày ” sẽ luôn nhắc nhở chúng ta giá trị thực sự của lẽ phải chỉ có một, không nên hối lộ để rồi tiền mất tật mang.

5 nhận xét: