Tìm kiếm Blog này

15 thg 12, 2011

Giáo dục Học sinh

Nếu “xã hội”… biết nói!?

(Dân trí) - Gia đình bảo tại nhà trường và xã hội. Nhà trường bảo tại gia đình và xã hội. “Xã hội” mà biết nói, chắc sẽ đổ lỗi tại gia đình và nhà trường. Trong khi bài toán “con gà, quả trứng” chưa tìm ra lời giải thì những cái chết thương tâm vẫn diễn ra…
 >> Lại clip nữ sinh hỗn chiến
 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
“Học sinh hai trường ẩu đả, một học sinh tử vong”, “Án mạng từ cái nhìn đểu”, “Một học sinh bị đâm trọng thương tại trường học”, “Bị đâm chết khi can hai học sinh đánh nhau”, “Nói chuyện riêng trong lớp, một học sinh bị đánh chết”, “Clip nữ sinh đánh nhau”, “Lại xuất hiện clip nữ sinh đánh nhau”…
Đó chỉ là một số trong rất nhiều vụ học sinh bị chết hoặc bị đánh trọng thương được đăng tải gần đây trên báo chí. Tuy hậu quả nghiêm trọng, thậm chí rất nghiêm trọng nhưng nguyên nhân thì rất “lãng nhách”. Một cái nhìn đều, một lần nói chuyện riêng trong lớp, một câu nói “ngang tai”, một bộ quần áo gây “ngứa mắt”… Thậm chí chả vì một lý do gì mà chỉ vì “thấy ghét thì đánh”, thế thôi. Không dừng ở học sinh nam, các nữ sinh dạo này cũng rất hay “tung chưởng”. Tìm trong Google, “nữ sinh đánh nhau” cho hơn 6,5 triệu kết quả với những cái tít gây sốc như: Nữ sinh đánh nhau dã man hơn giang hồ, Nữ sinh lột quần áo, nuy 100%... 
Nguyên nhân thì đã được nói đến quá nhiều và nhìn chung là có xu hướng… đổ lỗi lẫn nhau. Nhà trường thì nói tại gia đình và xã hội. Trong gia đình, bố mẹ không quan tâm, không gương mẫu, không dạy bảo con cái. Xã hội thì đầy rẫy những tiêu cực từ phim ảnh, sách tranh, đồ chơi đến những trò gamme bạo lực. Gia đình thì nói tại nhà trường quản lý không nghiêm, thiếu phương pháp, thiếu trách nhiệm với học sinh, thầy cô không gương mẫu và những tiêu cực trong học đường. Thậm chí, có người còn đổ lỗi cho… chị em Tấm – Cám trong truyện cổ tích. Vì “xã hội” không biết nói chứ nếu biết nói, chắc sẽ lại đổ lỗi cho nhà trường và gia đình với các nguyên nhân tương tự.
Trong khi cái vòng luẩn quẩn “con gà, quả trứng” thì những vụ trọng án do các em gây ra vẫn cứ đều đều năm sau cao hơn năm trước, vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước. Không ít bậc phụ huynh gửi con đến trường trong nơm nớp nỗi lo. Có những phụ huynh chuông điện thoại reo, nhìn thấy số máy lạ gọi đến là tim đập, chân run bởi ý nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu thường túc trực câu hỏi: Hay ở trường có chuyện gì…
Đến bao giờ “trường học thực sự thân thiện” và một môi trường giáo dục thực sự an toàn? Để trả lời câu hỏi này, chắc chắn việc đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân, tức là lại sa vào cái vòng “con gà, quả trứng”. Có thể có người nói cả ba nguyên nhân nhưng có lẽ đó chỉ là phương án mang tính tỏa hiệp bởi cái gì cũng phải có chính, có phụ, có cái trọng tâm và có cái không phải trọng tâm.
Bạn có nghĩ như thế không và theo bạn, đâu là nguyên nhân chính? Hay nói cách khác, bắt đầu từ đâu và hãy làm thế nào để giải bài toán chưa có lời giải này?
 
Khả Vân
1 - LÊ ĐỨC - Nam - 31 tuổi - Từ Hà Nội - 08:21 13-12-2011
Theo tôi là do xã hội. Tính nhân đạo nhiều khi lại được đặt nhầm chỗ.
2 - Tô Hiển - Nam - 27 tuổi - Từ Thanh Hóa - 08:24 13-12-2011
Theo tôi chúng ta nên phổ biến kiến thức trong nhà trường một môn học về "kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử" như những môn học khác trong ngành giáo dục, để học sinh nhận thức tốt hơn trong các mối quan hệ trong cuộc sống. Và đồng thời cũng giảm bớt những điều đáng tiếc xảy ra trong nhà trường .
3 - Ck - Nam - 42 tuổi - Từ Thừa Thiên - Huế - 08:27 13-12-2011
Tôi còn nhớ rất rõ là lúc nhỏ đi học chúng tôi rất tôn trong và sợ Thầy Cô Giáo. Nếu trong giờ học mà bị Thầy Cô giáo gọi lên bảng bị phạt thì 2 chân run cầm cập, hoặc nghịch ngợm phá phách thì Thầy Cô giáo lấy roi mây hoặc bắt quỳ trên hạt dương liễu khô hoặc xơ mít mà Phụ huynh không có ý kiến gì. Còn học sinh giỏi hoặc học sinh yếu đi học phụ đạo do nhà trường tổ chức không tốn một đồng. Thầy cô giáo thương học trò như con. Nay cho con đi học thì có hàng trăm thứ tiền phải đóng hỏi như thế thì......... Rồi thì Giáo viên mới đụng đến học sinh thì Gia đình kiện...làm sao nghiêm được
4 - Trân Ngọc Thành - Nam - 29 tuổi - Từ Bình Phước - 08:35 13-12-2011
Tôi thấy nguyên nhân chính là tại nhà trường. Nhà trường chịu trách nhiệm dạy dỗ thì nhà trường phải chịu trách nhiệm vì chúng tôi gửi con ở trường cả ngày. Hư hay ngoan chủ yếu là do nhà trường.
5 - NGUYỄN DŨNG K50FOTECH_VNU - Nam - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 08:38 13-12-2011
Trước hết người lớn hãy nhìn lại mình đã gương mẫu để con cái noi gương chưa? Sau đó hãy xem lại phương pháp giáo dục con cái. Về phía xã hội hiện nay có vẻ như ngày càng nguy hiểm: quán game, net, vũ trường, nhà nghỉ, một số dịch vụ điện thoại di động... mọc lên như nấm, họ kinh doanh chỉ vì tiền mà họ phớt lờ đi việc làm như thế sẽ phá hoại cuộc đời thế hệ trẻ. Ngoài ra xã hội hiện nay cũng còn nhiều bất công, tuyển dụng theo kiểu " con ông cháu cha" hơn nữa ngành KHCN quá kém nên nền kinh tế nước ta chỉ phát triển theo hướng gia công, lắp ráp thuê khiến cho nhiều em học sinh ngày càng chán nản việc học. Về phía nhà trường thì " trường học thân thiện" ư? Có bao nhiêu phần % đạt được tiêu chí đó khi mà tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, loạn thu, thi cử không nghiêm túc. Đầu tiên cha mẹ hãy là người thầy mẫu mực của con cái ở trường học cũng như trường đời trước.
6 - Nguyễn Thị Mai - Nữ - 57 tuổi - Từ Hà Nội - 08:38 13-12-2011
Tôi thấy thầy cô bây giờ rất khổ. Nếu để các cháu hư thì bị qui trách nhiệm, đe nẹt các cháu thì gia đình kiện. Chỉ cần cho các cháu 1 roi thôi là ảnh hưởng đến cả sự nghiệp. Thế nên chả dại gì. Tôi cho 99% tại gia đình. Gia đình làm hư các cháu.
7 - Kent - Nam - 23 tuổi - Từ Hải Dương - 08:46 13-12-2011
Chung quy lại cũng chỉ vì "TIỀN". Đồng tiền làm cho nhiều người mờ mắt, làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội. Đến 1 ngầy bạn ko còn tin tưởng muốn thay đổi nó nhưng ko biết làm thế nào, hãy bắt đầu từ chính bản thân mình -> gia đình -> xã hội !
8 - Nguyễn Yến Nhi - Nữ - 37 tuổi - Từ Thái Nguyên - 08:49 13-12-2011
Không thể đổ lỗi lên Nhà trường và các thầy cô giáo được. Gia đình phải chịu trách nhiệm 50%, bố mẹ ông bà không nghiêm khắc giáo dục con cái thì không thể ngoan được.
9 - kim dung - Nữ - 31 tuổi - Từ Hưng Yên - 08:49 13-12-2011
Dậy trẻ bây giờ thật khó. Mình nghĩ trước hết bố mẹ phải gương mẫu, cần dành thời gian để kiểm soát con mình !?
10 - Từ Phạm - Nữ - 28 tuổi - Từ Quảng Ninh - 08:55 13-12-2011
Chẳng do ai cả, do bản thân đứa trẻ dễ bị dao động bởi môi trường xung quanh, bản lĩnh của đứa trẻ kém, nhận thức hạn hẹp. Trong 1 gia đình, có đứa con hư, con ngoan dù chúng cùng chung người dạy dỗ. Trong 1 trường học (lớp học cho dễ so sánh) có đứa nghịch, đứa hiền, đứa giỏi, đứa dốt mà vẫn chung giáo viên đấy. Tại sao? Trong 1 xã hội có người hiền lành, kẻ độc ác, mưu mô, có người thành công, kẻ thất bại. Do đâu? Cùng 1 gia đình, 1lớp học, 1 xã hội sao có người hiền, người nghịch. Xin thưa, do bản thân mình thôi.
11 - nguyen kim - Nam - 21 tuổi - Từ Hà Nội - 09:03 13-12-2011
toi thay moi truong song ben ngoai qua tu do va nhung hinh thuc xu ly con qua nhe! hoc sinh co nhung nguoi ko biet "so" ho co the de dang su dung bao luc,kha nang xu ly nhung tinh huong trong giao tiep hoan toan ko co ma chi biet dung bao luc.Day la dieu de dan den nhung nhung vu danh nhau gay thuong tich tham chi chet nguoi!Moi truong quân đội với kỷ luật nghiêm mà tôi được biết gần như chẳng bao giờ có những chuyện ấy cả! Thầy cô và các cấp có thẩm quyền hãy xem có thể rút được kinh nghiệm gì từ cách xử lý trong môi trường quân đội!
12 - Pham Ba - Nam - 33 tuổi - Từ Bắc Ninh - 09:03 13-12-2011
Môi trường xã hội không tốt thì không mong có gia đình tốt, nhà trường tốt. Theo tôi, nguyên nhân là tại xã hội.
13 - Phạm Thị Hằng - Nữ - 29 tuổi - Từ Bến Tre - 09:09 13-12-2011
Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Thành 29 tuổi. Nguyên nhân do cả 3 mà ra : Nhà trường - gia đình - xã hội. Chỉ cần 1 trong 3 lơ là thì hậu quả khôn lường. Không thể đổ tội tại nhà trường. Nhà trường là nơi để giáo dục và phát triển nhân cách trẻ, gia đình lại là yếu tố quan trọng giúp hình thành tính cách của trẻ. Ở trường mỗi lớp 20 đến 30 học sinh, các thầy cô chỉ giáo dục được phần nào tính cách, nhân cách của từng em, còn phải dạy văn hoá, làm sao kiểm soát hết. Trong khi gia đình mỗi người 1, 2 con, phải biết dạy con. Tôi thấy những gia đình dạy con tốt thì đứa trẻ đó rất ngoan, ở nhà hay đến trường đều vậy. Còn có những em ở nhà bố mẹ nuông chiều, tưởng mình là con ông trời, nghịch ngợm mà bố mẹ vẫn không nói gì, tưởng trẻ con vô tư bỏ qua thì đứa trẻ đó đến trường cũng không xem thầy cô, bạn bè ra gì. Thầy cô giáo mà nghiêm khắc cho vài roi thì bố mẹ lại đến làm ầm ĩ lên. Nhiều lúc tôi thấy bó tay với nhiều phụ huynh. Bố mẹ vậy con không hư mới lạ.
14 - Trần Thônng Quế, nhà giáo, 70 t, Hà Nọi - Nam - 69 tuổi - Từ Hà Nội - 09:12 13-12-2011
Các khẳng định dưới đây luôn đúng trên thực tế chứ không phải trên sách vở: 1-Học sinh hỗn, côn đồ , hung hãn là do bố mẹ không giáo dục, răn đe hoặc thiếu giáo dục nghiêm khắc với con cái. 2-Do nhà trường kỷ luật không hoặc thiêu nghiêm minh. 3-Các đoàn thể như đoàn TNCSHCM, Hội Học sinh: sinh hoạt nhiều, họp nhiều, học cac thứ nhiều nhưng kém hoặc không hiệu quả, không quan tâm đến hiệu quả của mọi loại học tập và sinh hoạt. 4- Xã hội không có lỗi gì ở đây! Tiếc thay xã hội không nói được.
15 - Nguyễn Đức Vinh - Nam - 38 tuổi - Từ Hà Nội - 09:21 13-12-2011
Câu nói "tu thân-tề gia-trị quốc-bình thiên hạ"luôn đúng với mọi người trong mọi trường hợp kể cả chuyện này.Xã hội và nhà trường hãy xem lại sản phẩm của mình. Gia đình tuy là cái nôi của nhân cách nhưng gia đình không thể gò ép mãi được khi trẻ đến tuổi phải tiếp cận với nhà trường và xã hội, trong khi một số chuẩn mực xã hội đã và đang bị bóp méo. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, nếu những người có trách nhiệm không thực sự thấy lo lắng thì những gì chúng ta đang thấy sẽ là hình ảnh tương lai của...
16 - Vô tình - Nam - 26 tuổi - Từ Cần Thơ - 09:40 13-12-2011
Ở trường các thầy cô giáo phải quản 30 - 40 học sinh trong khi ở nhà cha mẹ chỉ phải quản lý 1 người con. Nói ra như vậy để biết trách nhiệm của ai lớn hơn rùi.
17 - Nguyễn Đông - Nam - 55 tuổi - Từ Hải Phòng - 09:44 13-12-2011
Theo tôi,đây là vấn đề mang tính xã hội của một Quốc gia, Dân tộc. Chính vì vậy, đó là vấn đề quan trọng và do Chính phủ đảm trách. Mọi chi phí cho giáo dục hãy do Nhà nước đảm nhiệm. Gia đình chỉ có nhiệm vụ nuôi con và hỗ trợ về giáo dục lễ giáo (gia đình, dòng tộc). Xóa bỏ mọi quan hệ đồng Tiền giữa gia đình và nhà trường để mất đi sự ràng buộc về kinh tế với quan hệ Thày - Trò. Mọi học sinh đều bình đẳng trước Giáo dục và Đào tạo, con người sẽ bình đẳng trước Pháp luật.
18 - Trần Ngọc Đức - Nam - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 09:46 13-12-2011
Giáo dục của Việt Nam quá xa vời với thực tế, không mang nhiều tính nhân văn. Những học sinh này chỉ là nạn nhân. Nên đưa "kỹ năng sống" thành một môn học phổ thông! Ngay bây giờ!
19 - pham tuan - Nam - 38 tuổi - Từ Hà Nội - 09:49 13-12-2011
Do xã hội, gia đình cũng là một bộ phận của xã hội. ..."Không có con người tồi, chỉ có xã hội tạo ra con người tồi". Khi mà mọi người đều có tư tưởng đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thì những chuyện hs đánh nhau là bình thường....
20 - Nguyễn Dương Anh Đăng - Nam - 21 tuổi - Từ Hà Tĩnh - 09:52 13-12-2011
Ở đây, thì lỗi gia đình là lớn nhất, vì gia đình tốt thì con cái mới tốt,xã hội, nhà trường thì cũng có lỗi, nhưng rất ít
21 - nguyen pingu - Nữ - 22 tuổi - Từ Bình Dương - 09:55 13-12-2011
nói như zậy cũng không, đúng mỗi người đều cùng phải có trách nhiệm chung
22 - quocdat - Nam - 25 tuổi - Từ Bến Tre - 10:03 13-12-2011
Nói chung không phải đổ lỗi cho bất cứ ai được nhưng tất cả đều có liên quan. Qua các mẫu chuyện trên thì hoàn cảnh các em đánh nhau xét về hoàn cảnh gia đình đều không vui và không khá giả cho mấy. Xét về học lực thì nằm top dưới trong lớp. Xét về cá nhân thì có những hành động chứng tỏ mình. Vậy nguyên nhân do đâu: - Gia đình không quan tâm các em, không chia sẻ cùng các em những việc nhỏ nhặt khó giải quyết. - Nhà trường thì thầy cô cứ giảng và làm hết nhiệm vụ truyền thụ kiến thức sao cho kịp giờ nào còn thời gian quan tâm các em có hiểu bài hay không, từ đó dẫn đến các em lơ là trong học tập và tự ti với các bạn top trên - Về bản thân các em trong xã hội thời @ tiếp xúc nhiều với phim ảnh, rồi tình yêu, bên cạnh đó không có sự quan tâm của người thân, nên dần dần hình thành thói quen trong các em. Bên cạnh đó tuổi trẻ hay bắt chước nếu 1 vụ việc xảy ra nhiều người lên án thì các em sẽ bắt chước các vụ tương tự. Đây là điều khó hiểu nhất và cũng không biết đã xuất hiện từ khi nào trong giới trẻ Việt
23 - vũ Như Cẫn - Nam - 53 tuổi - Từ Hải Phòng - 10:05 13-12-2011
Thấy bình luận thì không biết đâu là nguyên nhân cả.
24 - mai - Nam - 18 tuổi - Từ Hà Nội - 10:06 13-12-2011
mình nghĩ nguyên nhân ở cả gia đinh xã hội và nhà trường, mình cũng từng là học sinh nên mình hiểu,nếu gia đình có 1 phương pháp dạy con đúng,nhà trường có cach quản lí học sinh tốt,xã hội văn minh ( hạn chế các game bạo lực,và phim ảnh đồi trụy .....) thì sẽ tốt hơn rất nhiều
25 - Dang Thanh Van - Nữ - 54 tuổi - Từ Hải Phòng - 10:14 13-12-2011
Theo tôi nguyên nhân là do bố mẹ, thầy cô giáo - những người mà theo từng lứa tuổi trẻ em tiếp xúc đầu tiên không gương mẫu. Có thể ngay từ bé, bố mẹ đã mải mê kiếm tiền nên thiếu quan tâm đến con cái. Nhà trường thì cái gì cũng được quy ra tiền để đóng góp nên hoc sinh coi thường thầy cô: đóng tiền học thêm quá mức quy định,.... Ngay như con tôi ngày học Tiểu học. Cháu viết chữ đẹp và sạch nên cô giáo bắt chép luôn vở cho 1 bạn khác nữa. Những quyển vở này là cô để riêng tại lớp và không cho các cháu mang về nhà, khi nào thi vở sach chữ đẹp thì sẽ mang những quyển vở này ra dự thi. Cháu nào chẳng may viết dập xóa vào trang giữa quyển thì cô bực tức xé quyển vở đó, yêu cầu phụ huynh mua quyển vở khác gống như vậy và bắt học sinh đó chép lại từ đầu. Vậy hậu quả là gì: thi vở sạch chữ đẹp không thực chất, các cháu học được thói giả dối ngay từ bậc tiểu học, lãng phí trong khi các bạn vùng xa không có vở viết...vậy các cháu có tôn trọng cô giáo không? (trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng - hải Phòng những năm 1998-2005) Và những em học sinh thời đó bây giờ là sinh viên.... Một ví dụ nữa: Tại trường THCS Trần Phú - Hải Phòng, một hôm cô dặn các em: ngày mai có đoàn thanh tra đến, nếu các em có bị hỏi là đóng tiền học thêm bao nhiêu thì trả lời là 20 nghìn đồng nhé. (Thông thường các cháu vẫn đóng 50 nghìn đồng theo thời giá lúc đó). Vậy các em hư là tại đâu???
26 - thúy - Nữ - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 10:21 13-12-2011
1. đây là do lỗi của gia đình , bố mẹ có quan tâm con cái không. Thứ 2 là do hoàn cảnh sống của xã hội và điều cốt yếu là ý thức của mỗi học sinh
27 - Nguyễn Hoà - Nam - 32 tuổi - Từ Hà Nội - 10:23 13-12-2011
Chúng ta đổ lỗi mãi cho nhau chẳng thay đổi được gì cả. Mà mọi người cùng nhau suy nghĩ một chút thì sẽ thấy: Lương trả cho giáo viên thấp chẳng đủ sống thì người ta tâm huyết với nghề, dạy tốt thế nào được, tiêu cực trong ngành giáo dục ngày càng nhiều, tiêu cực chẳng chịu thay đổi, thử hỏi làm gì có chất lượng cho sản phẩm xã hội tốt được. Chúng ta cứ ngồi mà kếu cũng chỉ mỏi mồm thôi, khổ thân thôi...
28 - thảo anh - Nữ - 53 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 10:34 13-12-2011
Một đứa trẻ hai tuổi, cái tuổi đang định hình nhân cách. Một ngày nọ bé thấy con chim sẻ đang đậu trên cành cây sát cửa sổ. Bé đòi bố mẹ bắt con chim sẻ cho bé chơi. Đến đây sẽ xuất hiện hai tình huống: - Tình huống thứ nhất: Bố mẹ bé dùng những hình ảnh đời thường nhất để nói với bé: sẻ con kia nó cũng có bố mẹ, có anh chị em, nếu mình bắt sẻ con, tối nay sẻ con sẽ không được ngủ với bố mẹ, sáng mai sẻ con sẽ không được bố mẹ đưa đi học nữa….. cứ rủ rỉ như đang kể chuyện như vậy, chắc chắn bé sẽ không còn đòi bắt con chim con nữa. Chúng ta đã gieo vào lòng bé lòng nhân ái, yêu thương muôn loài…. - Tình huống thứ hai: Bố mẹ thường và chiều con sẽ bằng mọi cách bắt sẻ con kia, đưa bé chơi. Chỉ một lúc sau, bé chán chơi bắt đầu có những “thú chơi sáng tạo” khiến sẻ con bị thương và chết. Ông bố hỉ hả khen con “dũng cảm – không biết sợ - đáng mặt anh hùng…” Đến đây quý độc giả đã hình dung ra được nhân cách của hai đứa trẻ trên được hình thành từ đâu, do ai và bắt đầu từ tuổi nào… Người lớn chúng ta đừng đổ lỗi quanh co cho nhau một khi môi trường xã hội thiếu trong sạch, môi trường gia đình không gương mẫu, lành mạnh, môi trường giáo dục chưa toàn diện. Cả ba môi trường đều chưa là tấm gương sáng thì con trẻ sẽ mất niềm tin, sẽ bế tắc. Những người làm cha làm mẹ hãy luôn là chỗ dựa vững chắc cho bé vững tin bước vào đời, để không bao giờ phải ân hận vì vô tình đánh mất những đứa con yêu
29 - cucham - Nam - 27 tuổi - Từ Sơn La - 11:05 13-12-2011
Tôi thấy ai cũng đều có chính kiến về vấn đề này cả, và đây cũng là vấn đề đáng nhức nhối của xã hội: "làm sao giáo dục thế hệ trẻ"! tôi thấy ở đây lỗi lớn nhất là gia đình rồi nhà trường cùng với xã hội.Vì sao ư, điều này ai cũng dễ hiểu rồi! Gia đình: Vì con cái ít nên nuông chiều con, 1 phần lại lo bươn chải để mưu sinh nên thời gian lo cho con cái cũng không được nhiều cho lắm! Nhà trường: Ngày càng thành lập nhiều trường nhưng chất lượng dạy thì chưa tốt! rồi cái bệnh thành tích trong giáo dục, không dám nhận sai. Ai cũng nói là đổi mới nhưng tôi chả thấy đổi mới gì cả! rồi về giáo viên thì lương quá thấp nên thử hỏi được mấy người là mặn mà lắm với nghề giáo. Rồi còn áp lực từ nhiều phía nữa: ban giám hiệu - phụ huynh - học sinh. Quả thật làm giáo viên thời đại này rất "khổ và khó khăn". Xã hội: ngày càng phức tạp. Cái này khỏi nói ai cũng hiểu! vì vậy theo tôi, nếu muốn đào tạo thế hệ trẻ thì phải kết hợp cả 3 yếu tố mà quan trọng nhất là giữa gd và nhà trường. Còn vấn đề tôi thấy nhiều người nói là nên đưa thêm vào trường 1 môn kỹ năng sống nữa thì tôi thấy hơi bị thừa. Vì chúng ta đã có môn đạo đức, rồi lớn hơn thì có môn GDCD. Học trong trường từng đó môn mà con em chúng ta đã kêu khổ, kêu nhiều rồi, giờ thêm vào liệu có tốt hơn không! trên đây là 1 vài ý kiến nhỏ và chủ quan của tôi! xin cảm ơn mọi người đã quan tâm! chúc cho xã hội chúng ta ngày càng tiến bộ và tươi đẹp hơn! chúc mọi người sức khỏe!
30 - Trần Trung Hiếu - Nam - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 11:11 13-12-2011
Giáo dục con người là việc được cấu thành bởi các yếu tố: Sự tu thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Thiếu 1 trong 4 cái đó thì "sản phẩm lỗi" sẽ nhiều lên, con người sẽ "lệch". Còn việc đổ tội cho "bên B, bên C..." đó chính là sự né tránh trách nhiệm. Đúng là...con người! Khi có công thì nhảy vào tranh còn khi có tội thì "đánh trống lảng" bằng cách "đổ" cho người khác.
31 - Trần Thanh Tạo - Nam - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 11:11 13-12-2011
Các bạn ơi, cho mình hỏi tại sao con gái thời nay hung dữ thế nhỉ? Xem các vụ đánh nhau, hầu hết là con gái thôi.
32 - Đức Thống - Nam - 25 tuổi - Từ Bình Dương - 11:14 13-12-2011
Xã hội biết nói! Khi ở nước ta đào tạo Ngành Công tác xã hội!
33 - Tam - Nữ - 28 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:29 13-12-2011
Theo tôi thì Cho và Nhận là hai vấn đề rất trái ngược nhau. Vì khi cho thì rất nhiều nhưng nhận thì chẳng được bao nhiêu. Do đó thanh thiếu niên bây giờ khác xưa rất nhiều và một lý do bạo hành ở học đường theo tôi là quan trọng nhất đó chính là do các em có nhiều áo đẹp để mặc, có nhiều thứ ngon để ăn, và khi cơm và áo đã dư thừa thì...xảy ra những chuyện không hay là điều tất yếu
34 - ta tu quynh - Nữ - 39 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:57 13-12-2011
Theo tôi cả 3 đều có lỗi. Trước hết là gia đình, nếu cha mẹ có quan tâm tới con cái thì chắc chắn sẽ hiểu và có định hướng đúng cho con cái mình, cái nào đúng cái nào sai, cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Gia đình là cái nôi của xã hội, cho nên đừng có nói là gia đình không có lỗi. Không giống như ngày xưa, ngày nay nhà trường là nơi dung túng cho học sinh hư. Vì sao tôi nói vậy? Bởi vì Bộ giáo dục đã vô hiệu hóa hàng ngũ giáo viên rồi. Không cho GV đánh hay la mắng học sinh. Họ học theo cách giáo dục của đất nước tiên tiến là Mỹ nhưng dường như họ chỉ học hỏi ở mức nửa vời lưng lửng,để rồi hậu quả là học sinh như ông trời con trong nhà trường. Ngày nay học sinh chỉ thẳng mặt giáo viên để chửi là chuyện bình thường, Học sinh sai thì không sao nhưng GV mà lỡ lòi nói gì không phải thì ...ôi thôi rắc rối to. Chưa kể còn bị khủng bố bằng nhiều hình thức như nhắn tin, hoặc gọi diện thoại tra tấn... buồn lắm các vị ơi! Xã hội bây giờ chỉ coi trọng đồng tiền chứ đâu có coi trọng đạo đức, nhiều vị phụ huynh khi được mời tới trường thì làm ra vẻ đại gia có tiền, có quyền có thèm nghe ai nói gì đâu. Họ chỉ cần biết là con họ bị la mắng gì đó và họ cần lấy lại công bằng thôi chứ có thèm kết hợp với nhà trường để dạy dỗ con em mình đâu? Vậy ai có lỗi bây giờ?
35 - Rosa - Nữ - 34 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 12:30 13-12-2011
Đừng ngụy biện bằng câu: "Nhà trường chịu trách nhiệm dạy dỗ thì nhà trường phải chịu trách nhiệm vì chúng tôi gửi con ở trường cả ngày. Hư hay ngoan chủ yếu là do nhà trường." Nếu nói như vậy thì các bậc phụ huynh hãy gửi con em của mình vào trường giáo dưỡng là tốt nhất và đúng ý nghĩa nhất. Hoặc phụ huynh hãy buộc tội cả những thầy cô dạy thêm cho con em của mình tại nhà riêng.
36 - HT - Nam - 23 tuổi - Từ Đồng Tháp - 12:32 13-12-2011
Theo tôi nghĩ thì cả ba Gia Đình, Nhà Trường và Xã Hội đều có trách nhiệm trong đây. Thứ nhất tại Gia Đình khi con em không được dạy dỗ đúng mực và đúng cách. Thứ hai tại Nhà Trường khi không có đủ các biện pháp kết hợp với gia đình và xã hội để dạy dỗ các em. Thứ ba tại Xã Hội khi lòng nhân ái đặt nhầm chỗ và sự nhân từ quá mức cần thiết. Nguyên nhân thứ tư, tại sao con em không được gia đình dạy dỗ đúng mực, chủ yếu vẫn là vì cha mẹ lo toan kiếm sống hoặc theo tiếng gọi vật chất mà bỏ bê các em. Tại sao nhà trường không cố gắng dạy dỗ, vì giáo viên lo tiền lương cho mình còn không xong, tại sao xã hội không làm được vì xã hội thế này thì ai làm được. Cuối cùng nguyên nhân từ đâu thì tự hiểu nhá
37 - đào thế anh - Nam - 34 tuổi - Từ Vĩnh Phúc - 12:48 13-12-2011
Chúng ta hãy bình tĩnh và tự hỏi,trách nhiệm của người lớn đến đâu,con trẻ hiện nay thông minh hơn chúng ta nghĩ rất nhiều và đương nhiên sự hấp thụ của những việc không lành mạnh của người lớn thì khỏi phải bàn. Suy cho cùng bọn trẻ mới thực sự đáng thương hơn là quở trách chúng..!
38 - Phạm Thanh Toản - Nam - 36 tuổi - Từ Hải Dương - 12:50 13-12-2011
Buồn ! Không biết thế hệ trẻ - một bộ phận nghĩ gì về tương lai của mình mà không chịu lo học hành chỉ thích hưởng thụ, chơi bời, lêu lổng. Lỗi của nhà trường ư? Cũng đúng nhưng không phải là tất cả vì nhà trường quản lí các em được bao nhiêu thời gian trong ngày? Lỗi của gia đình? Cũng đúng và cũng không phải là tất cả nhưng rất nhiều đấy. Chúng ta những ông bố bà mẹ hãy làm tròn trách nhiệm của người cha, người mẹ trước đi đã thì hãy đổ lỗi cho nhà trường, cho xã hội. Xã hội dù sao sẽ vẫn cứ phát triển.
39 - L.H. - Nam - 51 tuổi - Từ Bà Rịa - Vũng Tàu - 12:50 13-12-2011
Tôi đưa ra 3 ví dụ để mọi người suy xét xem môi trường giáo dục nào đóng vai trò quan trọng nhất 1. Học sinh ra đường vi phạm luật giao thông, một người đi đường lên tiếng nhắc nhở. Bạn đọc có nghĩ rằng thời buổi này học sinh có chấp nhận và nghe theo một người lạ lên tiếng "dạy đời" hay không? 2. Nhà trường có giờ học về luật giao thông. Vậy nhà trường có khả năng theo sát mỗi học sinh sau giờ tan trường để xem học sinh có tiếp thu được nội dung của giờ học này không? 3. Phụ huynh đưa đón con em đi học, nhưng chạy sai luật... Vậy tôi muốn hỏi, đa số học sinh sẽ học hỏi nhiều nhất ở ai? Chú thích: Ví dụ 1 đại diện cho xã hội, ví vụ 2 đại diện cho nhà trường, ví dụ 3 đại diện cho gia đình.
40 - Duong - Nam - 23 tuổi - Từ Hải Phòng - 13:30 13-12-2011
thiệt tình là cái trò chối đẩy trách nhiệm
41 - Vũ Văn Thành - Nam - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 14:15 13-12-2011
Ra ngoài nhờ xã hội, ở trường nhờ thầy cô giáo, về nhà nhờ bố mẹ
42 - nguyen van hong - Nam - 34 tuổi - Từ Hải Dương - 15:22 13-12-2011
I- Nhà trường (Giáo viên) nghiêm khắc với học sinh một tí thì gia đình doạ KIỆN. II- Gia đình có lên tiếng ý kiến một tí thì nhà trường (Giáo viên) TRÙ. III- Những thói hư tật xấu ngoài xã hội vô tình nhiễm vào học sinh thì xã hội lại ĐỔ LỖI cho "Nhà trường dạy dỗ không đến nơi đến chốn" và "Gia đình thiếu quan tâm",... Không ai dám mạnh dạn nhận trách nhiệm vào mình đâu!
43 - ngô Thanh Lương - Nam - 31 tuổi - Từ Hà Nội - 15:31 13-12-2011
Tôi thấy tác giả phân tích như thế là đúng nhưng chưa đủ. Mỗi nơi đều có trách nhiệm như thế chung chung quá. Vấn đề là tại ai?
44 - Quang Đại - Nam - 23 tuổi - Từ Bình Thuận - 15:32 13-12-2011
Tôi đồng ý là chẳng hiểu tại sao con gái thời nay hung dữ thế. Hơi tý là động thủ. ChẢ còn chút hiền hậu nào.
45 - VŨ Toàn - Nam - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 15:35 13-12-2011
Đổ lỗi trách nhiệm vốn là chuyện xưa như diễm. Chỉ bọn trẻ là khổ.
46 - nguyển quốc hải - Nam - 21 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 16:17 13-12-2011
theo toi do y thuc con nguoi ma ra
47 - Thùy Dương - Nam - 24 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 17:07 13-12-2011
Tôi mới có con 1 tuổi, con tôi rồi cũng lớn, cũng sẽ tới trường và tiếp xúc với xã hội. Tôi nghĩ, trước hết bản thân gia đình phải là nơi đào tạo nhân cách của trẻ đầu tiên, tiếp đến là nhà trường, nhà trường phải là nơi nuôi dưỡng trẻ không phải chỉ trí tuệ mà cả đạo đức, cho trẻ biết phân biệt đúng sai, cái nào được cái nào không được, để khi bước ra xã hội trẻ có chủ kiến của mình. Trách nhiệm là của chúng ta (gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội), tôi nghĩ thế. Và chúng ta nên nghĩ các phương án để kiềm chế, hạn chế, phòng ngừa các hành vi này tái phát. Tôi thấy có ý kiến Nhà nước bao cấp để học sinh miễn phí tới trường để mọi học sinh được bình đẳng trước giáo dục là 1 ý kiến hay, tuy nhiên phải có sự đóng góp của toàn xã hội. Các môn học về đạo đức nên được giảng giải nhiều hơn ở nhà trường, ... quan trong nhất, bản thân mỗi gia đình phải chú trọng vào giáo dục đạo đức cho con cái.
48 - ^^~~ - Nữ - 22 tuổi - Từ Tây Ninh - 17:26 13-12-2011
quan trọng là gia đình, những bậc làm bố làm mẹ cũng nên dành nhiều thời gian quan tâm tới đứa con của mình nhiều hơn. Trong thời gian tuổi còn bồng bột thì gắng mà bảo ban chứ,nhà trường cũng nên lắng nghe học sinh của mình nữa...
49 - Lê Thị Bích LIên - Nữ - 20 tuổi - Từ Hà Nội - 19:20 13-12-2011
BÀI VIẾT KHÔNG BAO GIỜ CŨ! Bài viết đúng là trăm bài không giống bài nào, chủ đề trên chẳng bao giờ cũ được! Tôi thiết nghĩ lỗi này không thể đổi cho bất kỳ một cơ quan, tổ chức, cá nhân hay gia đình nào cả mà có lẽ nó thuộc về toàn xã hội mà trước hết là do bản thân các em không ý thức được hành vi của mình sau đó là gia đình. Cha mẹ sinh con ra nhưng không chăm lo đến con cái, bỏ con cái để đi kiếm tiền, mỗi sáng cho con vài chục thậm trí là vài trăm để con "lót dạ", trưa cha mẹ ở tại cơ quan tối mới về được. Con cái được cả ngày "thả cỏ"! ai biết chúng sẽ đi học hay làm gì? Nhà trường quản lý nhiều học sinh nên không thể theo sát từng em được, ấy thế mà có gọi điện về cho gia đình mời đến trường trao đổi thì có khi được nhận lại lời từ chối"Tôi bận quá". Cũng không thể bỏ qua trường hợp nhiều giáo viên lên lớp chỉ "chăm chú" giảng bài mà không bị tác động bởi bất cứ vấn đề gì xung quanh kể cả việc các trò có đến đầy đủ hay không. Xoay ngược xoay xuôi thì đến xã hội, đổ tội tại xã hội à? Xã hội là từ đâu chứ nếu không phải từ chính cá nhân các em, gia đình các em và nhà trường các em đang học tập? Thôi chẳng nói xa xôi làm gì cho khó hiểu, chỉ cần bản thân các em ý thức được thì gia đình hay nhà trường cũng nhẹ bớt phần gánh nặng, cải tạo cả một tập thể bao giờ cũng khó hơn cải tạo một cá nhân. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người, gia đình trước hết phải chăm lo cho các em, quan tâm đến các em để các em trở thành con ngoan rồi mới đi đến trò giỏi và vươn ra là công dân có ích được.
50 - Bùi Hải Ninh - Nữ - 27 tuổi - Từ Hà Nội - 19:25 13-12-2011
Đừng đổ lỗi cho Giáo viên. Họ đã quá khổ. Đi làm thì cực nhọc, lương 3 cọc 3 đồng, thời gian sống thì hạn hẹp, trong khi yêu cầu của gia đình và của xã hội đối với họ ngày càng cao. Làm sao họ có thể chịu đựng được với nhiều sức ép như vậy? Trẻ em ngày nay so với trước đây khác nhau hoàn toàn. Trước kia chúng tôi đi học các thầy cô có đánh nhưng chúng tôi vẫn yêu quý và cảm mến họ. Họ uốn nắn chúng tôi trở thành 1 con người. Trẻ em ngày nay đi học được gia đình và xã hội cho quá nhiều quyền. Giáo viên chỉ còn bất lực. Nếu nghiêm với học sinh thì gia đình kiện cáo, xã hội lên án. Nếu không nghiêm, chúng hư đốn, mọi trách nhiệm lại đè nén lên đầu giáo viên từ phía gia đình và xã hội. Vậy Giáo viên phải làm gì? Theo tôi lỗi lớn là ở phía gia đình, và 1 phần lớn nữa là ở phía xã hội.
51 - Dung - Nam - 26 tuổi - Từ Điện Biên - 19:51 13-12-2011
Lỗi ở đây là do gene!! Người Việt có một tính cách (có lẽ do gene) đó là "nói một đằng làm một nẽo". Ở đây do nhà trường và gia đình dạy học sinh quá nhiều điều hay lẽ phải nên học sinh mới có xu hướng làm ngược lại. Nếu như nhà trường và gia đình tổ chức cho học sinh đánh nhau thay vì giờ dạy giáo dục công dân thì chắc là học sinh ra ngoài đường sẽ không đánh nhau nữa...Nếu bắt học sinh đi xe với tốc độ cao đâm gây tại nạn, rồi bị thương (nặng thì chấn thương sọ não - tử vong) chắc là đến lần sau không dám đi xe lạng lách nữa... (for funny) Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng học sinh đánh nhau, đó là không có nơi để xả stress, lên lớp phải im lặng nghe cô/thầy giáo giảng bài, về nhà phải là con ngoan, biết nghe lời bố mẹ. Trong khi đó áp lực nhà trường và gia đình đặt lên vai các em là quá lớn. Theo tôi nghĩ, nhà trường nên cắt giảm các môn không cần thiết, tăng cường thời gian dành cho các hoạt động vui chơi giải trí. Gia đình cũng nên giảm bớt áp lực học tập của con cái xuống, khuyết khích phát triển năng khiếu của học sinh. Các em nếu được làm cái gì mình thích thì sẽ không bao giờ bị stress cả.
52 - huyền mai - Nữ - 36 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 20:59 13-12-2011
! Xã hội bây giờ chỉ coi trọng đồng tiền chứ đâu có coi trọng đạo đức....
53 - trantienphuong - Nam - 22 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 00:48 14-12-2011
- gia đình nghiêm con mới ngoan,con chơi bời không quản được hỏi nhà trường dạy sao, nhà trường có đe thì bị kiện còn ai dạy nữa - Pháp luật: luật ta chưa nghiêm để tệ nạn tràn lan không xử lí
54 - ledong - Nam - 20 tuổi - Từ Hà Nam - 07:38 14-12-2011
Mình cho rằng bố mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Con hư là do bố mẹ đến 80 % . Vậy nên đừng đổ lỗi cho ai cả.
55 - Liu - Nữ - 32 tuổi - Từ Hải Phòng - 08:07 14-12-2011
Gia đình không quản lý, thả cho con cái đi chơi đến khuya thì nhà trường nào giám sát và giáo dục cho được? Còn vai trò của xã hội ư? Ví dụ như trong các vụ học sinh đánh nhau, những học sinh đứng xung quanh chứng kiến vụ việc (đó cũng là một xã hội thu nhỏ rồi còn gì) có ra tay can ngăn không hay là chúng đứng đó chứng kiến, cổ vũ hay quay clip tung lên mạng để hạ nhục thêm nhân phẩm của nạn nhân? Các phụ huynh đừng ảo tưởng là có ai khác có thể giáo dục con của các vị hiệu quả hơn các vị. Xã hôj can ngăn có khi xã hội bị đánh bầm dập. Nhà trường can thiệp không đúng ý của các vị là nhà trường bị kiện cáo tùm lum. Các phụ huynh đừng tự mâu thuẫn với chính mình nữa. Tốt nhất là khi cảm thấy chưa có đủ khả năng, bản lĩnh và tâm huyết để giáo dục con cái thì đừng vội có con.
56 - Nguyen lan - Nam - 33 tuổi - Từ Bắc Ninh - 10:33 14-12-2011
Xã hội là một phần, nhà trường một phần và cái quan trọng là gia đình. Đừng đổ đầu cho trường, nhà trường chỉ trang bị kiến thức cơ bản và mớ lý thuyết ấy cần được gia đình cho thực hành. Nhưng các gia đình khi mang con đến trường là giao cả, giao khoán cho nhà trường mà không cần biết con chúng ta đã học được những gì, làm những gì, họa chăng nữa thì đưa một nắm tiền để kệ chúng muốn làm gì thì làm. Các cụ có câu "tiên trách kỷ hậu trách văn" sao các bậc phụ huynh không trách chính bản thân trước là mình đã làm gì để các con học theo?.. Còn Xã Hội tất cả là do chính chúng ta tạo ra mà thôi. Vấn đề nan giải rồi....
57 - Thùy Trang - Nữ - 32 tuổi - Từ Quảng Trị - 10:48 15-12-2011
Theo tôi, có con người mới làm nên xã hội, nhưng làm thế nào để xã hội ngày càng trong sạch lành mạnh đây?! “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (lời dặn HCM). Sinh con đã khó, nuôi và dạy con thành người càng khó hơn. “Dạy trẻ từ thủa lên ba”, dạy như thế nào thì chúng ta phải có phương pháp, phải lên kế hoạch, giáo dục phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường nhưng phải thống nhất thì sẽ có kết quả tốt, nhưng trước hết người lớn phải làm gương chứ không chỉ lý thuyết suông, khi có một tình huống xảy ra phải suy nghĩ cẩn thận rồi phân tích cho trẻ hiểu đúng sai và việc gì cần làm. Vì sao người Nhật họ có nghị lực và tinh thần đoàn kết đáng quý như thế?. Họ được như vậy không phải ngày một ngày hai mà cả quá trình, cho đến ngày nay họ đã tạo dựng được cái góc thật tốt. Thử hỏi chúng ta có nên học hỏi điều đó không? Cái quan trọng bây giờ là tìm ra cách khắc phục và hướng giải quyết chứ không phải đổ lỗi cho ai.

28 thg 11, 2011

Bảo vệ môi trường, tham gia công tác xã hội... có phải là trách nhiệm của người HS

Họ và tên :Nguyễn Đình Thạch
        Lớp:10A15
        Trường:THPT Võ Thị Sáu
            Đề 5:Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của người học sinh: “Giúp đỡ gia đình tham gia công tác xã hội ,bảo vệ môi trường ,thực hiện trật tự an toàn giao thông”
                                                                              Bài làm
          Nhiệm vụ của mỗi người học sinh không chỉ là học tập chăm chỉ mà còn phải làm những điều có ích khác cho xã hội.Giúp đỡ gia đình tham gia công tác xã hội ,bảo vệ môi trường,thực hiện an toàn giao thông là việc mà mỗi người học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường nên làm và phát huy hết khả năng của  mình để góp phần giúp ích cho xã hội.
          Song song với việc học hành,xã hội luôn cần những sự góp sức của học sinh trong việc khuyến khích tham gia vào các công tác xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này ,biết được mối quan tâm của xã hội hiện nay, biết được môi trường của người cần giúp đỡ và tìm cách giúp đỡ họ.Ngoài ra ,học sinh còn phải chung tay góp sức bảo vệ môi trường từ việc nhỏ nhất có thể làm được chẳng hạn như treo biểu ngữ: “ Không được xả rác nơi công cộng ,sân trường ,bỏ rác vào thùng ,bỏ rác đúng nơi đúng chỗ quy định”.Và nhiệm vụ của học sinh là tham gia thực hiện an toàn giao thông ở cổng trường và xung quanh nơi ta ở để không xảy ra những vụ việc nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng cũng như tài sản của mọi người ,tham gia giữ gìn an toàn đô thị ,đường phố ,chấp hành tốt những luật lệ khi tham gia giao thông…Những việc làm trên đều làm cho xã hội thêm tươi đẹp hơn ,mỗi đóng góp như một viên gạch xây nên một đất nước vững mạnh hơn .Những nhiệm vụ của người học sinh nên làm cũng là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong một xã hội phát triển dưới góc độ là một công dân khi ở địa phương ,làm những hành động thiết thực.Thêm vào đó còn có những nhiệm vụ học sinh nên làm là tham gia xây dựng trật tự an ninh xã hội ,sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự và vận động người thân tham gia nghĩa vụ quân sự ,công tác xã hội để góp phần xây dựng đất nước bền vững và ngày càng phát triển .Không phải chỉ có những nhiệm vụ trên mà còn có những nhiệm vụ đang cần sự giúp đỡ của người học sinh ,sự tham gia tích cực của người học sinh cũng là một sự to lớn cho xã hội .Vậy bên cạnh sự học tập chăm chỉ ,siêng năng vẫn cần có ý thức chung tay của mọi người trong xã hội đưa đất nước và con người lên tầm cao của thời đại .Hãy trở thành những người có ích cho xã hội ,từ bây giờ hãy thực hiện những việc nên làm cho gia đình và xã hội nói riêng và cho đất nước Việt Nam nói chung .Bản thân em cũng ý thức làm tốt những nhiệm vụ trên để trở thành công dân tốt ,một người học sinh gương mẫu trong con mắt của xã hội .Nhiệm vụ của người học sinh đều là những nhiệm vụ quan trọng mà đòi hỏi sự tích cực và quan tâm của học sinh với cuộc sống công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước .
          Nhiệm vụ trên dường như đã trở thành những việc làm cần thiết đối với học sinh hiện nay, góp phần nhỏ giúp đỡ vào việc bảo vệ môi trường và thực hiện trật tự an toàn giao thông. Là học sinh, em sẽ cố gắng phát động tích cực trong gia đình tham gia vào các công tác xã hội trên để góp phần xây dựng đất nước, xã hội giàu đẹp.                   

Trách nhiệm xã hội của người HS

Đề 5: Nêu suy nghĩ và hành động của anh chị về nhiệm vụ của học sinh: “ giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông”
Bài làm  
      Con người ai sinh ra cũng phải lớn lên, biết suy nghĩ có nhận thức về thế giới xung quanh. Em cũng thế, đã lớn hơn đã trưởng thành hơn, suy nghĩ cũng chín chắn hơn về những việc giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông. Đó là những bổn phận của học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung để góp phần xây dựng đất nước.
      Trước tiên nói về việc giúp đỡ gia đình, đó là  bổ phận cũng như trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình ở đó có những người đã sinh ta, nuôi nấng và dạy dỗ ta thành người có ích cho xã hội.Ta không cần trả ơn họ cầu kỳ và phức tạp chỉ cần làm các công việc nhà như phụ mẹ nấu cơm, lau nhà, rửa chén, đấm lưng cho ông, pha trà cho bà . . . và quan trọng hơn là cố gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn của ông bà cha mẹ. Chỉ những việc nhỏ nhoi đó thôi cũng đủ góp thêm sắc màu hạnh phúc cho cả gia đình, sẽ giúp ta thêm yêu gia đình mình hơn vì gia đình là chỗ dựa êm ái, là nguồn cổ vũ khi ta thất bại.
      Tiếp theo là việc bảo vệ môi trường, nếu một ngày nào đó khi ta thức giấc thấy bầu trời âm u, cây cối héo khô, những đàn chim không còn hót líu lo thì sẽ như thế nào ? Môi trường mà bị ô nhiễm thì sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả xấu, mọi sinh vật sẽ chết dần chết mòn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, kinh tế giảm sút … Chính vì thế mà mọi người nên chung tay cùng nhau bảo vệ mội trường. Ở lứa tuổi học sinh như chúng em bảo vệ môi trường bằng cách không xả rác, chăm sóc cây xanh, tiết kiệm điện … Đó là những việc làm vô cùng thiết thực và có ý nghĩa
      Công tác xã hội là giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.
      Những hành động và việc làm nêu trên rất gần gũi và dễ thực hiện đối với học sinh, chỉ cần ta có ý thức biết yêu thương nhiều hơn thì sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc giúp đỡ bảo vệ những người xung quanh và cả môi trường rộng lớn bao quanh ta nữa. Nếu làm được những việc bổ ích như vây thì sẽ được mọi người yêu quí tôn trọng, giúp cho cuộc sống này tốt hơn làm cho mối quan hệ giữa người và người ngày càng khắng khít, gắn bó, tốt đẹp hơn xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
      Bên cạnh đó vẫn còn một số người vô trách nhiệm, thiếu suy nghĩ nhất là học sinh không biết yêu thương gia đình, không phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, ham chơi … tàn phá mội trường, vứt rác bừa bãi, phá hoại cây xanh, vi phạm giao thông … những hành vi như vậy sẽ dẫn đến những tác hại xấu về sau. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc làm sai trái là do pháp luật việt Nam chưa xử phạt nghiên khắc những hành vi vi phạm, sự giáo dục từ gia đình và nhà trường.
      Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em ý thức mình phải học tập thật chăm chỉ để trở thành con ngoan trò giỏi người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tuân thủ luật lệ, yêu thương mọi người xung quanh.
      Sống trong đời sống ai cũng nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, khát vọng, hoài bão. Vậy thì sao không bắt đầu thực hiện ước mơ của mình bằng cách giúp đỡ gia đình, bảo vệ môi trường, tham gia công tác xã hội, thực hiện an toàn giao thông Đó là những việc làm tuy nhỏ bé những rất có ích cho đời sống.    

Ngày đầu tiên vào trường THPT Võ Thị Sáu

Họ và tên : Phan Hoàng Long      Lớp : 10A15       
    Đề : Cảm nhận của anh/chị về những ngày đầu tiên bước vào trường THPT
                                                   Bài làm
        Với tuổi học trò, ai cũng có cái ấn tượng đẹp đẽ của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT .Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
        Ngày đầu tiên đến trường – đó là một buổi chiều với cái nắng chang chang , khí trời nóng nực đến nỗi ướt cả áo . Trước ngày tập trung vào trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Những năm học trường cấp 2 , sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hình ảnh đã in sâu vào trong kí ức của tôi . Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, không gian rộng rãi,...Bước qua cổng trường là những hình ảnh xa lạ đập vào mắt tôi . Ấn tượng đầu tiện của tôi về ngôi trường chính là cái cột cờ ngay giữa sân trường . Tôi vừa dắt chiếc xe đạp vào nơi để xe vừa ngước lên nhìn các lớp tầng trên . Tôi không ngờ rằng trong trường lại rộng như thế , khác xa với những gì tôi tưởng tượng . Tất cả đều đập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
          Khi đã ngắm vẻ đẹp khang trang của ngôi trường, tôi vội vàng chạy đi kiếm lớp vì đã sắp đến giờ vào lớp . Tôi mong là trong lớp của tôi sẽ có một số người bạn cũ cùng học chung trường cấp 2 . May làm sao, tôi gặp được bạn học cũ của tôi. Tôi rất bất ngờ khi gặp bạn cũ và bây giờ tôi thấy đỡ lo phần nào . Sau mấy phút chào hỏi nhau , tôi thấy thầy giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của thầy làm cho tôi có một điều ấn tượng tốt về thầy – người sẽ đảm nhiệm lớp tôi trong năm học này . Chính hình ảnh có của thầy đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là những người bạn mà tôi chưa bao giờ gặp . Lời đầu tiên thầy nói với chúng tôi là những lời ghi chú về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
        Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ quần tây, áo sơ mi trắng cách điệu thêm một màu đen huyền ở cổ tay áo , tôi ra dáng là một nam sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT  Võ Thị Sáu , bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi tự hứa với mình là sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
        Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ.

Hai mặt của "Thần tượng"

Họ và tên:Mai Trần Tuấn Anh
Lớp:10A15
   Đề 2:Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng một số  thanh thiếu niên coi các ca sĩ,nghệ sĩ là thần tượng
                                                Bài làm  
                  Với sự phát triển ngày càng vượt bậc của xã hội các ngành giải trí,công nghệ thông tin cũng không ngừng phát triển.Và sự phát triển đó cũng đem tới một số hiện tượng tốt và không tốt.Trong đó hiện tượng giới trẻ coi những nghệ sĩ,ca sĩ là thần tượng là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới và đây là hiện tượng có cả hai mặt tốt và xấu.
                   Đây là hiện tượng người xem thấy những việc các ca sĩ,nghệ sĩ làm và họ nghĩ đó là hay nên thích người đó và có những người đặt mục tiêu cho mình là được như người mà họ thần tượng.Những người mà họ thần tượng và mục tiêu mà họ đặt ra sẽ làm thay đổi họ dù ít hay nhiều.Vì thế đây cũng là một việc quan trọng cho sự phát triển của thế giới.
       Mặt tốt của hiện tượng này là nếu người xem phân biệt được đâu là những điều tốt nên học hỏi và đâu là những điều xấu không nên làm của các ca sĩ,nghệ sĩ thì họ sẽ ngày càng tốt hơn và giúp ích được cho chính mình và xã hội.Như việc các ca sĩ,nghệ sĩ tuyên truyền các đạo lý qua các bài hát.Cụ thể là tinh thần yêu nước qua các bài hát như:”Quê hương Việt Nam”,”Việt Nam quê hương tôi”,... và đã được nhiều người người yêu mến giúp cho những người hâm mộ càng hiểu hơn về giá trị của lòng yêu nước.
        Mặt khác nếu như người xem không thể nhận biết  được đâu là việc nên và không nên học hỏi mà chỉ biết đua đòi,học theo những điều xấu. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống sau này của họ và sẽ làm xã hội chậm phát triển hoặc không còn tốt đẹp nữa.Như hiện nay,một số ca sĩ trẻ có phong cách trình diễn,ăn mặc,lời nhạc không tốt đẹp đã gây ảnh hưởng xấu tới đa số giới trẻ.Hậu quả là hiện nay chúng ta có thể thấy được những bộ đồ“thiếu vải”và có người cho đó là hợp thời và chúng được bán rộng rải.Ở học sinh ngay cả bậc tiểu học các em cũng đã bị ảnh hưởng khá nặng với những kiểu tóc,lời nói không hợp với lứa tuổi của mình.
        Từ đó  chúng ta phải biết ủng hộ những ca sĩ,nghệ sĩ tốt và phê phán những ca sĩ,nghệ sĩ với những điều vô bổ,nhảm nhí và không cần thiết mà họ làm.Điều này sẽ giúp cho chúng ta bỏ đi được những văn hóa xấu và giúp cho xã hội tốt hơn.
                  Đây là một việc có tầm ảnh hưởng khá quan trọng vì thế chúng ta phải biết phân biệt được đâu là người nên thần tượng và đâu là người nên phê phán,phản đối.Có như thế thì thế hệ sau này mới tốt đẹp,xã hội này mới phát triển vững mạnh,hành tinh này sẽ mãi và ngày càng tươi đẹp hơn.
    

 

Phương tiện giải trí trong giờ học

Trường :Võ  Thị Sáu
Lớp:10A15
Họ  & tên: Nguyễn Thị Yến Nhi
Đề: Suy nghĩ của anh/chị về hành vi của học sinh không được làm ( làm việc khác trong giờ học, sử dụng điện thoại di động máy nghe nhạc trong giờ học)
Bài làm
Tình trạng học sinh mất tập trung trong giờ học hiện nay rất phổ biến. Những điều đó sẽ làm các bạn không nghe giảng dẫn đến không hiểu bài và từ đó sẽ bị thủng một lỗ hỏng kiến thức rất lớn. Điều đó đã đến mức báo động và làm cho các bậc phụ huynh phải lo lắng về chuyện học hành của con em mình.
Trong giới học sinh hiện nay có rất nhiều lý do khiến học sinh không tập trung nghe giảng như: học môn này mà lấy bài của môn khác ra làm hay nói chuyện trong giờ học…. Trong số đó phổ biến nhất là sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Khi phong trào xài điện thoại di động của học sinh phổ biến, các bạn đưa điện thoại đến trường nhưng do chưa biết cách sử dụng nên trong giờ học, nhiều tiếng chuông bíp bíp kêu lên làm gián đoạn buổi học. Bên cạnh đó, nhiều bạn do quá chú ý vào “dế yêu” của mình mà mất tập trung trong giờ học.
Một số học sinh mua sắm điện thoại không phải để gọi cho người thân những lúc cần thiết mà để nhắn tin cho bạn bè rủ rê đi chơi, hoặc tệ hơn là làm những việc không đâu như chụp hình, ghi âm bậy bạ.Đã vậy nhiều học sinh lại còn sử dụng điện thoại ngay trong lúc thầy cô giảng bài dẫn đến tình trạng không tập trung trong lớp và gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
Quy định của hầu hết các trường học hiện nay là chỉ cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Vì thế, nhiều học sinh vừa nghe trống giải lao là đụng đến điện thoại để tha hồ nhắn tin, nói chuyện. Thời gian nghỉ giữa tiết để thư giãn, xem lại bài vở trở thành thời gian để nhắn tin, nói chuyện hoặc sử dụng điện thoại chơi game, lướt web… Mặc dù vậy khi cuộc nói chuyện đó chưa kết thúc thì các bạn vẫn lén lút nhắn tin dưới học bàn.
Chiếc “ dế yêu” là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích, nhưng việc sử dụng nó như thế nào cho đúng mục đích lại là chuyện khó. Nếu sử dụng không đúng cách, tâm lý các bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những luồng thông tin xấu qua các trang web. Vì thế, việc cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học là cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục để học sinh không quá lạm dụng vào nó cũng là một vấn đề đáng được các bậc phụ huynh quan tâm.
Do vậy là học sinh ngay từ bây giờ chúng ta  phải tập trung nghe giảng bài để có kiến thức mà ta vận dụng khi vào đời. Và các bạn nào còn đang xem trọng việc nhắn tin hơn là việc học để có kiến thức thì hãy cố gắng quên chiếc “ dế yêu” của bạn trong giờ học để tập trung hơn.

Điều học sinh không được vi phạm

Đỗ Thị Long Khánh
Lớp 10A15
Ngày 22-09-2011
TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 1
Đề Bài: Suy nghĩ và hanh vi của anh chị về những hành vi học sinh không được làm “làm việc khác, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học”
Ngày nay, hiện tượng học sinh dung điện thoại di động, máy nghe nhạc hay làm việc khác trong giờ học rất phổ biến. Những việc làm trên luôn gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học trong lớp và làm cho học sinh ngày càng sa sút hơn về vấn đề học tập.
Trong các trường THPT hiện nay, đa số các học sinh có thể đem theo điện thoại di động hay máy nghe nhạc vào trường. So với trường THCS, việc đem theo điện thoại hay máy nghe nhạc là điều không thể và việc dung điện thoại hay máy nghe nhạc chắc rằng sẽ không có.
Những hiện tượng dung điện thoại di động, máy nghe nhạc trong giờ học xảy ra nhiều hơn khi bước vào trường THPT và điều đó làm cho học sinh dễ bị phân tâm, không chú ý đến bài giảng trên lớp và khi về nhà những học sinh đó không thể hiểu bài của ngày hôm đó như thế nào.
Theo em thì các bạn học sinh có thể dùng điện thoại hay máy nghe nhạc vào giờ ra chơi, hạn chế dùng máy nghe nhạc hay điện thoại di động trong lớp khi thầy cô giáo đang giảng bài. Điều đó sẽ làm cho bản than mình chú ý đến bài giảng hơn và có thể làm bài được khi về nhà.
Bên cạnh sử dụng điện thoại hay máy nghe nhạc trong giờ học, các bạn học sinh thường làm những việc khác trong giờ học chẳng hạn như truyền thư, nói chuyện, lấy môn khác ra làm. Tất cả các việc đó gây tác hại rất lớn không chỉ cho bản than chúng ta mà cũng có thể sẽ gián tiếp hại những bạn học sinh ngồi xung quanh chúng ta.
Ví dụ như việc truyền thư. Nếu các bạn học sinh muốn truyền thư đến một người khác ngồi trên hay ngồi dưới bạn học sinh đó, thì bạn học sinh đó phải nhờ một bạn  học sinh khác ngồi sau hay trước mình để đưa tới cho người mà mình muốn đưa. Cứ như thế người kia trả lời lại rồi lại phải đưa cho học sinh khác truyền lên hoặc xuống và điều đó sẽ làm cho rất nhiều bạn học sinh không thể chú ý đến bài giảng hoặc có thể sẽ bị thầy cô giáo gọi tên, nhắc nhở.
Các bạn học sinh cứ tiếp tục làm như vậy có thể chính bản thân mình đã hại bạn, làm bạn mình không thể hiểu bài giảng, thầy cô đang nói về chuyện gì, bài nào. Đó là vấn đề luôn xảy ra trong quá trình đi học ở các trường THCS, THPT và thậm chí những vấn đề đó có thể gặp trong môi trường Đại Học hay Cao Đẳng. Vì vậy chúng ta nên hạn chế lại những việc làm không cần thiết và tập trung vào việc nghe giảng bài trong giờ học. Điều đó sẽ giúp ích cho bản than mình cũng như những học sinh xung quanh mình.
Vì lợi ich của tập thể lớp và cá nhân mình, các bạn học sinh nên hạn chế không dùng điện thoại, máy nghe nhạc và làm việc khác trong giờ học để tránh gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh và bản than mình.

Chữ LỄ và người học sinh

Họ  tên: Lương Thùy Trang           Lớp: 10A15
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của người học sinh “kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của nhà trường.”
Bài làm
       Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lý đó, chữ lễ được đặt  lên hàng đầu. Cuộc sống này, đối với học sinh chúng ta chữ lễ luôn là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên hành vi nhân văn của con người, nhất là đối với những người đã sinh thành, dạy dỗ ta nên người và các cán bộ công nhân viên của nhà trường thì ta phải luôn kính trọng. Chữ lễ thật quan trọng trong đời sống chúng ta, nhờ có nó mà mối quan hệ của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
        Thật vậy, trong môi  trường học đường hiện nay thầy cô luôn nhắc nhở chúng ta về việc lễ phép với cha mẹ và người lớn, phải đi thưa về trình. Vậy lễ là gì? Lễ là tập hợp ngững nguyên tắc, phương thức ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng nhất định, là văn minh văn hóa, kỷ cương, phép cư xử trong gia đình và xã hội. Nó còn là những nền tảng luân lý, nền tảng tổ chức gia đình, xã hội, quốc gia, là sự phân định tôn ti trật tự với những khuôn phép được công nhận và thực thi. Lễ hiểu rộng hơn là đạo đức của con người. Cùng với pháp luật, lễ điều tiết sự ổn định trật tự xã hội, đồng thời nâng sự phát triển tính nhân văn của xã hội lên cao hơn. Với một cá nhân lễ duy trì đạo đức cá nhân, tiết chế hành vi, ngôn ngữ của con người, là mô phạm của luân lý và trên cơ sở đó mà thể hiện tri thức của con người. Với xã hội lễ tạo nên sự hài hòa trong sinh hoạt cộng đồng, ổn định được trật tự xã hội, đưa con người vào nền nếp, qui củ, duy trì thuần phong mĩ tục, nâng cấp xã hội lên một bước phát triển cao hơn, văn minh hơn và lịch sự hơn. Lễ còn tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc. Cứ như thế lễ gắn kết mọi người lại gần nhau hơn và con người ngày càng hiểu biết sâu rộng mở tấm lòng tri thức để yêu thương con người.
    Từ thuở  ấu thơ cho đến những ngày bước chân vào môi trường học đường, mỗi con người, mỗi học sinh chúng ta đều được thầy cô rèn luyện tư cách đạo đức trước khi học kiến thức văn hóa. Học sinh được dạy về xã hội loài người, tôn ti trật tự, lễ nghi cộng đồng, truyền thống đạo lý, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, giá trị vật chất và tinh thần dân tộc, trách nhiệm với gia đình xã hội đất nước. Học sinh được quản lí và giáo dục bằng một nội qui nghiêm ngặt để từ đó hình thành đức tính kỉ luật và một thói quen hoàn thành trước nhiệm vụ, xây dựng lòng kính trọng thầy cô, các cán bộ công nhân viên của nhà trường, đoàn kết thân ái với bạn bè và tập cho mình thích nghi với mọi hoàn cảnh sống sau này. Ở gia đình, biết trên kính dưới nhường, biết chào hỏi, giữ gìn phép tắc, gọi dạ bảo vâng, để hình thành những thói quen tốt, tính nết ôn hòa, tác phong nghiêm túc, cư xử đúng mực. Người có lễ là người hiếu kính với ông bà, cha mẹ, những lời ru của mẹ cũng là những bài học thắm đẵm tình người. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cũng chính là ta đã rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp của con người đó là lòng nhân ái, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, sự trung thực,… Lễ chính là thước đo phẩm chất của con người, mỗi người được học lễ, có đạo đức tốt chính là nền tảng để xây dựngđạo đức xã hội. Chúng ta không được coi việc tôn trọng và duy trì tôn ti trật tự là cổ hủ lạc hậu, mà chỉ nên bỏ những gì không còn thích hợp với thời đại mới như mê tín dị đoan, kỳ thị sắc tộc. Phát huy dân chủ nhưng không được quá trớn theo kiểu “ cá mè một lứa”, coi việc chào kính thưa trình là nệ cổ, phong kiến mà ăn nói trống không, thô tục, ở nhà không biết kính nể bố mẹ, ở trường không vâng lời thầy cô, ngoài đường thì vượt qua pháp luật.
     Đáng trách những kẻ không chịu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, những kẻ dốt nát mà không chịu học tập. Những kẻ đó sẽ trở thành những phần tử xấu xa trong xã hội, họ sẽ sa ngã, sẽ rơi vào những trạng thái xấu nhất, tối tăm nhất của con người. Học lễ là cả một quá trình lâu dài, mỗi người cần phải có ý chí, sự cố gắng để việc học đạt kết quả cao, ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, không chỉ học ở trường lớp, trong sách vở mà còn phải học từ thực tế cuộc sống xung quanh ta. Là những người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải quyết tâm tu dưỡng bản thân về cả đức và tài để sau này trở thành những công dân Việt Nam có tâm hồn cao thượng, có lòng nhân hậu bao la, có phong cách văn minh lịch lãm, đồng thời cũng có hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội, hiểu biết chuyên sâu và cặn kẽ một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật công nghệ, có kĩ năng, kỹ xảo trong thao tác và đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho dân tộc và nhân loại. Muốn vậy, chúng ta phải quyết tâm phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi thì ngay từ bây giờ, phấn đấu học hỏi suốt đời để đền đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô và xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, hoà nhập với nền văn minh nhân loại.
             Như vậy lễ thật sự rất quan trọng trong đời sống chúng ta, nó là biểu hiện của con người có văn hóa, có đạo đức. Lễ là nhân tố tích cực trong việc xây dựng nên nhân cách của một con người, như Bác Hồ đã nói:” Có tài mà không có đức là người vô dụng…”. 

Ngày đầu tiên bước vào trường THPT

Trịnh Thị Kim Ngọc
10A15

       Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về những ngày đầu tiên bước vào trường Trung học PT.
Bài làm 
       Hàng năm, hoa phượng nở cũng là lúc em tạm chia tay bạn bè, thầy cô thân thương để đến với kì nghỉ hè. Nhưng năm nay lại khác là vì sau khi nghỉ hè, em sẽ không còn được học tại ngôi trường cấp 2 nữa mà sẽ bước vào một ngôi trường mới – trường Trung học cơ sở, với những thầy cô mới, bạn bè mới.  
       Cuộc sống là vậy, có niềm vui ắt sẽ có  nỗi buồn, có hội ngộ cũng sẽ có chia xa. Khi tạm biệt mái trường cấp 2 thân thuộc, bạn sẽ đến với ngôi trường cấp 3 xa lạ. Mong ước được vào ngôi trường yêu thích của em đã không thành hiện thực nên ngày đầu tiên bước vào trường mới, trong em bỗng có cảm giác man mác buồn. Vừa bước vào cổng, một ngôi trường cao rộng, khang trang, lạ lẫm hiện ra trước mắt em. Chỉ mới là học sinh lớp 10, mới bước vào trường thôi nên cảm giác của em đa phần là bỡ ngỡ, ngỡ ngàng. Tiếng lá xào xạt, tiếng chim hót ríu rít, ánh mặt trời xen qua từng khẽ lá như muốn chào đón em đến với một thế giới mới tươi vui. Mọi người ai nấy đều cười nói rôm rả, trò chuyện vui vẻ nhưng sao trong lòng em vẫn còn cảm giác lo lắng, bồn chồn. Từng bước chậm rải tiến về lớp, em thầm mong sao cho mình có thể học chung với một người bạn cũ. Tiếc thay khi bước vào lớp, những người bạn mới, những gương mặt lạ lẫm chào mừng mừng em với vài nụ cười. Tìm được một chỗ trống và ngồi xuống, em đảo mắt nhìn xung quanh lớp, cố gắng tìm một ai đó để trò chuyện. Vốn rụt rè nên em không dám bắt chuyện với ai nên chỉ biết chờ giáo viên chủ nhiệm vào lớp. Bỗng cái khều tay của ai đó làm em giật mình, một bạn gái ngồi phía sau muốn làm quen với em.
       Sau vài phút trò chuyện với bạn mới, thầy giáo chủ nhiệm lớp em bước vào. Đây là lần đầu tiên em có giáo viên chủ nhiệm là một thầy giáo. Thầy có vẻ còn trẻ, dáng người nhỏ, da ngăm đen, thầy ít khi cười nên không khí trong lớp có vẻ căng thẳng, không được sôi nổi. Do là ngày đầu tiên nên thầy chỉ làm quen với lớp, phổ biến những thông tin quan trọng và dặn dò những điều cần nhớ. Mặc dù nhìn vẻ ngoài thầy hơi lạnh lùng, nghiêm khắc nhưng em cảm nhận được trong thầy sự tận tình, quan tâm học trò.  Kết thúc buổi sinh hoạt đầu tiên, em cảm thấy sự bỡ ngỡ trước đó của mình đã biến mất mà thay vào đó là sự mong chờ đến ngày khai giảng, ngày học chính thức để có thể khoác trên mình bộ áo dài trắng như bao bạn bè.
      Cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường Trung học Phổ thông của em có lẽ cũng sẽ giống như các bạn học sinh khác: buồn, lo lắng, cô đơn. Và những cảm xúc đó sẽ luôn đọng mãi trong lòng em như một dấu ấn không thể phai mờ của tuổi học sinh. Em sẽ cố gắng học thật tốt để thành công trong con đường đời và tự hào mình là một học sinh giỏi của trường
       

Học sinh có cần giúp nhau trong học tập?

Tên : Bùi Khắc Tường Vân 
Lớp : 10A15
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của học sinh “  đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường”.
                                              Bài làm
          Bác Hồ, vị cha già kính của Tổ quốc  đã nói rằng : “Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không,chính là nhờ 1 phần vào công học tập của các cháu”. Vì thế, là một học sinh, một trong những người quyết định những bước thăng tiến của quốc gia sau này, mỗi học sinh chúng ta cần phải ý thức được nghĩa vụ và nhiệm vụ của mình “ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường”.
          Nhiệm vụ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường của học sinh là gì? Mỗi học sinh chúng ta khi đã được cắp sách đến trường là một điều vô cùng hạnh phúc và may mắn. Vì cùng được hưởng sự hạnh phúc, may mắn hơn những người khác mà ta nên cố gắng, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập để đạt được kết quả cao hơn và tốt hơn. Trong bất cứ một môi trường tập thể nào cũng có những điều lệ, nội quy riêng. Đối với học sinh việc rèn luyện, thực hiện điều lệ nội quy nhà trường là một yếu tố không kém phần quan trọng bởi phải có kỉ luật, kỉ cương nề nếp thì môi trường học của chúng ta mới có hiệu quả và được tôn trọng. Ở một ngôi trường học mà học sinh luôn làm việc có kỉ cương, thực hiện theo nội quy thì chắc chắn ngôi trường đó sẽ là môi trường giáo dục vô cùng thoải mái , nề nếp và hiệu quả cao.
       Trong môi trường học tập hiện nay, ta không thể chỉ  học ở trường là đủ mà ta còn phải tự học, tự rèn luyện thêm ở nhà  hoặc nhờ bạn bè chỉ dạy, giúp đỡ thêm. Khi có chỗ nào không hiểu mà ta không tiện hỏi thầy cô thì ta có thể hỏi bạn bè của mình đó chính là sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Không chỉ có học tập là quan trọng mà việc xây dựng, rèn luyện tính kỉ luật, thực hiện điều lệ nội quy và bảo vệ của chung ở trường cũng là một việc vô cùng thiết yếu. Bên ngoài xã hội có rất nhiều bạn trẻ luôn biết phấn đấu, giúp đỡ bạn bè trong học tập, thực hiện đúng quy định, điều lệ nội quy nhà trường, điều cho ta thấy được rằng đã có không ít những bạn trẻ đã biết tự ý thức được vai trò của bản thân trong xã hội này. Bên cạnh đó cũng có những bạn trẻ không biết suy nghĩ, không lo học hành, không chấp hành nội quy của nhà trường cũng như bảo vệ của chung của trường. Những bạn trẻ ấy suốt ngày chỉ biết phá hoại, quấy rối, làm phiền những người xung quanh và xã hội. Thử hỏi nếu ở trường học và xã hội toàn những người như vậy thì xã hội này đi về đâu?
             Là một học sinh ta hãy tập suy nghĩ, hành động theo một phương hướng đ1ung đắn nhất. Phải tự chủ được bản thân, đặt ra một mục tiêu cho bản thân. Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm ta luôn phải chấp hành đúng nội quy, quy định như ở trường thì phải học hành chăm chĩ, làm bài tập và học bài đầy đủ, không tụ tập gây mất trật tự, bảo vệ của chung không viết bậy lên bàn học làm mất thẩm mỹ của trường lớp ….
            Tóm lại đối với mỗi học sinh việc đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện thực hiện điều lệ nội quy nhà trường, bảo vệ trường là một việc vô củng quan trọng và ý nghĩa. Để chứng tỏ ta là một học sinh ngoan, là một người biết suy nghĩ, ta hãy sống và làm việc như một con người có ích và luôn để lại những điều tốt đẹp cho xã hội cũng như những người xung quanh.

Trang phục đến trường

Tên : Trương Thị Thu Tuyết
Lớp : 10A15
Số : 45
                                                            Môn : Văn
                                                 _ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI _
Đề 7 : - Suy nghĩ và hành động của anh – chị về hành vi của người học sinh ( Trang phục học sinh phải chỉnh tề , sạch sẽ, gọn gàng , phù hợp với độ tuổi ).

                                                               Bài làm
   Trong xã hội ngày nay , gần hơn là giới học đường. Trang phục học sinh là một trong những vấn đề đã và đang khá được quan tâm. Vậy theo bạn , đồng phục dành cho học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu ra sao và giới học sinh chúng ta đã và đang thực hiện nó ? Nào chúng ta hãy cùng bàn luận nhé !
   Với bạn , đồng phục dành cho học sinh là trang phục như thế nào ? Đó là những trang phục kín đáo , lịch sự và phù hợp với môi trường học đường . Vậy , học sinh chúng ta đã đáp ứng tốt được những yêu cầu cơ bản của một bộ trang phục dành cho học sinh hay chưa ? Thực tế là chưa !
   Vì sao tôi lại có suy nghĩ như vậy ? Vì hiện trạng thực tế về cách ăn mặc đồng phục của học sinh ngày nay đã minh chứng rất rõ ràng _ Nam sinh : Áo bỏ ngoài quần , mang dép lê , xăng tay áo ,... Còn với nữ sinh dịu dàng thì thật đáng buồn : Váy cắt ngắn , xăng tay áo , áo ngoài quần , áo dài gỡ nút ở cổ áo ,...  Nhiêu đó thôi cũng đã cho thấy , nét lịch sự , kín đáo của bộ đồng phục học sinh đã dần mất đi ở môi trường học đường của chúng ta . Thực tế thì đôi lúc cũng vì lí do thời tiết quá nóng hay có thể là do các bạn chỉ muốn làm đẹp hơn cho bộ trang phục của mình ( cắt váy ) nhưng dù gì thì cũng cần có mức độ của nó . Các bạn đã quá lạm dụng và
 dần làm mất đi vẻ đẹp của bộ trang phục và cả vẻ đẹp của bản thân mình . Hãy từ bỏ những suy nghĩ như thế và hãy giữ cho mình nét đẹp tinh tế nhất của một bộ đồng phục học sinh phù hợp với lứa tuổi . Để làm được như thế , chúng ta cần có cái nhìn nhận đúng về trang phục dành cho học sinh và thế nào là phù hợp với lứa tuổi của bản thân . Ở tôi , tôi đã thừa nhận đã làm cho bộ trang phục học sinh của mình đẹp mắt hơn bằng việc cắt váy nhưng nó không quá ngắn và phù hợp với môi trường học đường . Đương nhiên , việc làm đẹp phục vụ cho nhu cầu của bản thân thì không ai có thể can thiệp nhưng điều quan trọng hơn cả là bản thân cần biết việc mình làm
 là có phù hợp – đúng đắn với môi trường sinh hoạt – xã hội hay không ! Ví dụ , khi đi tiệc , bạn có thể mặc váy qua đầu gối – đó thể hiện sự cá tính và vẻ đẹp của bạn , còn khi ở trường học , váy ngang đầu gối – có thể dài hơn thì sẽ phù hợp và trông bạn sẽ lịch sự , nhã nhặn hơn ,... Nếu biết cách ăn mặc phù hợp , rõ ràng và đúng với độ tuổi thì chắc hẳn rằng , mỗi ngôi trường sẽ là một ngôi nhà của những thiên thần mang đúng cái tên    “ Học sinh “ .
   Tóm lại việc ăn mặc trang phục của học sinh phải gọn gàng , sạch sẽ , lịch sự và phù hợp với lứa tuổi . Đó mới đúng là bộ trang phục dành cho một người học sinh . Chúng ta hãy cùng vẽ lên nét đẹp của sự tinh tế vốn có trong môi trường học đường bằng cách lựa chọn và mặc những bộ đồng phục đẹp – đúng – phù hợp các bạn nhé !

Thần tượng của giới trẻ ngày nay?

Đề 2 : Suy nghĩ của anh ( chị) về hiện tượng có một số thanh thiếu niên coi những ca sĩ, nghệ sĩ là thần tượng
                Bài làm
      Trong cuộc sống, có đủ hương vị mặn, ngọt, cay, đắng, cũng giống như con người chúng ta vậy, mỗi người đều có quyền được  yêu, ghét, giận hờn hay thậm chí là thần tượng một ai đó. Thời nay, việc thần tượng những ca sĩ, nghệ sĩ cũng là việc rất bình thường với giới trẻ.
       Vậy thần tượng là gì? Thần tượng là hiện tượng ta quí trọng hay tôn sùng ai đó một cách say mê. Thần tượng thường là các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng nhưng đôi khi cũng là những tấm gương hiếu học, vượt khó hay có thể thần tượng của bạn là chính cô giáo dạy văn của mình…  Nếu ai thần tượng những tấm gương tốt như vậy thì sẽ không có gì bàn cãi cả. Song, hiện nay có một số thanh thiếu niên coi những ca sĩ, nghệ sĩ là thần tượng, liệu điều đó có tốt cho họ không? Theo tôi, thần tượng sẽ giúp những thanh thiếu niên đó vui vẻ hơn bằng cách giúp họ hòa nhập và chia sẻ những chủ đề thú vị về cuộc sống của thần tượng với nhau. Tính thẩm mỹ về thời trang của thần tượng cũng như những đức tính tốt của họ sẽ được những bạn trẻ tiếp thu, học hỏi để dần hoàn thiện bản thân hơn.
      Tuy nhiên, mặt trái của việc coi ca sĩ, nghệ sĩ là  thần tượng thì lại không ít. Chen chúc, giẫm đạp nhau chỉ để nhìn thấy bóng dáng thần tượng. Khóc lóc, doạ dẫm thậm chí đòi tự tử khi thần tượng có tin đồn tình cảm với một ai đó. Đây chính là phác hoạ của một bộ phận giới trẻ đang phát cuồng vì thần tượng. Ngày xưa, nếu ta thấy hành động như vậy là lạ lẫm, ta sẽ ngạc nhiên với hành động lỗ mãn như thế thì với cộng đồng giới trẻ bây giờ, đó là chuyện quá đỗi thường tình. Đó là vì càng ngày càng có nhiều những câu chuyện tiêu cực như thế này xảy ra. Hậu quả của việc “hâm mộ cuồng nhiệt” như vậy là những thanh thiếu niên đó đánh mất tương lai, sự nghiệp học tập của mình để “bôn ba” theo những thần tượng đó.
        Đến đây, thiết nghĩ không cần phải tranh luận nhiều. Vấn đề ở chỗ: thần tượng là ai? Ai được thần tượng? Thần tượng như thế nào và ra làm sao mới là điều đáng bàn cãi. Khoảng thời gian mới vào học lớp sáu là thời gian rất  đáng sợ với tôi do phải xử lí nhiều bài tập và thích nghi không quen với một môi trường hoàn toàn mới. Từ khi tôi gặp được thầy Giang - giáo viên môn anh văn trong trường. Tôi xem thầy như thần tượng và quyết tâm học tốt môn Anh. Gần đây, thông tin các bạn nữ cắt cổ tay gửi hình cho thần tượng mình càng làm tôi hoảng hốt, sự cuồng nhiệt đó làm ko ít người phải phát sợ.
      Tóm lại, người hâm mộ phải có trách nhiệm với sự cuồng nhiệt của mình, biết cân bằng cuộc sống riêng của bản thân với lối sống riêng của thần tượng, đừng để thần tượng làm ảnh hưởng quá nhiều dẩn đến những tiêu cực trong cuộc sống. Theo tôi, thanh thiếu niên chúng ta phải biết yêu chính bản thân mình trước khi yêu người khác.

Nhiệm vụ của người HS: Biết kính trọng người lớn tuổi

Võ Đình Bảo Như  – 31                                                                 
Lớp: 10A15
Trường Võ Thị  Sáu
---------
             Từ khi bước vào lớp Một, mỗi chúng ta đã được thầy cô giáo dục về sự kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo và các cô chú cán bộ nhân viên nhà trường. Đó là nhiệm vụ mà mỗi học sinh phải luôn thực hiện.
             Kính trọng là tôn trọng người có bậc trên mình, khiến mình phải cư xử có lễ độ và tự nguyện. Chúng ta thường thể hiện sự kính trọng với những người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô hay những người đã có công với đất nước, những anh hùng chiến sĩ năm xưa… Nhưng quan trọng hơn cả đó chính là sự kính trọng đối với cha mẹ và thầy cô.
             Kính trọng cha mẹ đó là điều mà mỗi chúng ta cần phải biết từ bé. Cha mẹ là Đấng dưỡng dục sinh thành, là những người đã có công nuôi dạy ta từ nhỏ, sẵn sàng hi sinh và luôn yêu thương, dạy bảo để ta trở thành những người tốt. Vì vậy, mỗi đứa con có nhiệm vụ đó là kính trọng cha mẹ, đó là thể hiện của lòng biết ơn của mình đối với tình cảm lớn lao của họ.
              Đối với thầy cô, họ là người hướng dẫn, bồi dưỡng và truyền đạt cho chúng ta những kiến thức của nhân loại trong trường lớp, đem đến cho ta nhiều điều hay về thế giới bao la này. Không những như vậy, họ còn giáo dục cho ta đạo đức sống, những phẩm chất tốt đẹp, họ là những người dẫn dắt cho ta đến một tương lai tươi sáng, giúp ta theo đuổi ước mơ của mình, để sau này làm một công dân có ích cho xã hội. Còn những cô chú cán bộ nhà trường, họ là những người góp phần cho nhà trường trở nên một môi trường tốt có nề nếp, giúp cho việc học của chúng ta được tốt hơn. Vì thế, kính trọng thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên nhà trường, thể hiện mình là một học trò ngoan đó là nhiệm vụ mà mỗi học sinh phải luôn thực hiện.
              Có những bạn không thể hiện sự kính trọng của mình một cách đúng đắn. Họ không biết vâng lời cha mẹ, không tôn trọng thầy cô hay nghĩ rằng những cô chú cán bộ chẳng việc gì để mình phải tỏ sự kính trọng với họ… Đó là những suy nghĩ sai, là những thái độ bất kính đối với những người đã nâng đỡ mình rất nhiều trong cuộc sống. Những bạn ấy cần phải biết suy nghĩ đúng đắn hơn về việc tôn trọng và kính trọng người khác vì có như thế, họ mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình và trở thành những người tốt trong xã hội.
              Nói tóm lại, kính trọng cha mẹ, thầy cô và các cán bộ nhân viên nhà trường là một nhiệm vụ to lớn của học sinh. Thực hiện nhiệm vụ này, là ta đang đáp trả lòng biết ơn cao cả của mình với những người đã có công dưỡng dục mình trên đường đời. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết thực hiện điều đó một cách tự nguyện, thể hiện mình là một đứa con ngoan, trò giỏi trước mọi người.

Quyền bình đẳng và dân chủ đối với học sinh

Tên: Bùi Phú Khang
Lớp: 10A15
Đề 6: Suy nghĩ và hành động về quyền của học sinh: “Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng.”
Bài làm
      Cuộc sống ngày càng phát triển, chúng ta nói chung và giới học sinh nói riêng, càng được tạo nhiều điều kiện tốt nhất để học tập và vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, vẫn còn những học sinh không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà được tôn trọng, bảo vệ và được đối xử bình đẳng chính là một trong số đó.
      Có  thể bạn đã từng nghĩ rằng, việc nhìn thẳng vào mắt của người đang nói chuyện với bạn là một việc làm thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người đó. Và đối với học sinh, họ còn mong muốn được tôn trọng hơn ngoài việc chỉ nhìn vào mắt họ khi đang nói chuyện, chẳng hạn như việc bạn chú ý và tiếp thu ý kiến của học sinh, hoặc đừng phản bác ý kiến của họ một cánh vô lí, đó có thể là một hành vi thể hiện rằng bạn đang rất tôn trọng họ. Thực tế, có rất nhiều bậc sinh thành, những bậc làm cha làm mẹ, đã từng bác bỏ ý kiến của con mình khi họ chỉ mới đưa ra một số lời khuyên nhỏ. Có thể đó chỉ là những việc làm tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng đã vô tình vi phạm vào quyền tôn trọng của học sinh. Đó là một khuyết điểm mà có thể rất nhiều người đã từng phạm phải.
      Trong những năm gần đây, có thể đã xảy ra những việc không hay mà các bậc phụ huynh luôn lo lắng. Chắc hẳn bạn đã biết, các tình trạng bạo lực học đường, trấn lột tiền của học sinh, ……, đã có thể được nói là rất phổ biến trong các trường học, đặc biệt là những trường cấp hai hoặc cấp ba. Những tình trạng đó đôi khi đã dẫn đến những hậu quả xấu cho học sinh, và đó đồng thời cũng là thời điểm mà quyền được bảo vệ của học sinh bị vi phạm. Ngày nay, có thể tình trạng đó đã giảm dần, nhưng không phải là hoàn toàn biến mất, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp đúng đắn để có thể đảm bảo được quyền bảo vệ của học sinh.
      Bên cạnh hai vấn đề lớn nói trên, vẫn còn một vấn  đề có thể còn tồn tại ít nhiều trong xã  hội ngày nay, đó là những học sinh vẫn  thường mắc vào tình trạng bị phân biệt nam nữ. Nguyên nhân chủ yếu chắc cũng do phát sinh từ những bậc sinh thành, và với những suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” của các thế hệ trước thì các bậc phụ huynh đã gieo vào suy nghĩ của những bạn nam một khái niệm không tốt về các bạn nữ, như “ta không cần đến họ” hay“ họ không xứng để mình phải quan tâm” . Các bạn thử hình dung xem, nếu như tình trạng này vẫn tiếp tục tăng, thì có phải chúng ta đang phá hủy dần đi tinh thần đoàn kết và yêu thương lẫn nhau của cả một dân tộc Việt Nam. Và quyền được đối xử bình đẳng đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Vì thế ta cần phải loại bỏ đi những suy nghĩ không đúng về việc phân biệt đối xử như vậy.
      Suy cho cùng, những hành vi vi phạm vào quyền:“ Được tôn trọng và bảo vệ,  được đối xử  bình đẳng” xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do những suy nghĩ không đúng của các bậc phụ huynh, hoặc do những bốc đồng nông nỗi của các bạn học sinh,….. Vì thế , muốn cho những quyền lợi nêu trên của học sinh không bị ảnh hưởng, chúng ta cần phải loại bỏ những suy nghĩ và hành vi không đúng đắn, vì mỗi người chúng ta đều đáng được tôn trọng, bảo vệ và đối xử bình đẳng.