Tìm kiếm Blog này

12 thg 10, 2012

Học lực -Hạnh kiểm


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải xuống tệp đính kèm gốc
Họ tên: Võ Anh Minh; Lớp: 10A1; Stt: 22
Đề 3: Suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa kết quả học tập và việc rèn luyện hạnh kiểm trong nhà trường phổ thông.
BÀI LÀM
Trong môi trường sự phạm nói chung và trường phổ thông nói riêng, kết quả học tập tốt là điều mà bất cứ học sinh nào đều mong muốn đạt được. Thế nhưng, không chỉ chú tâm vào việc học mà mỗi học sinh chúng ta còn phải rèn luyện nhân phẩm. Do đó, mối quan hệ giữa học tập phải đi đôi với việc rèn luyện hạnh kiểm.
Trong đó, kết quả học tập là những điểm số, thành tích mà ta đạt được trong nhà trường. Tuy nhiên, học tập không chỉ có vậy, học tập còn là những kiến kiến thức, kinh nghiệm chúng ta tiếp thu được trên con đường chinh phục tri thức. Còn hạnh kiếm chính là đạo đức, là cách ứng của mỗi học sinh đối với mọi người xung quanh. Hai khái niệm này, mặc dù không ăn nhập với nhau , nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau. Vì sao vậy ?
Bởi học sinh được đánh giá thông qua cả về mặt học tập lẫn hạnh kiểm. Nếu một học sinh có thành tích học tập cao lẫn hạnh kiểm tốt thì sẽ được thầy cô, bè bạn yêu quý, tôn trọng, …, tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, niềm tin với mọi người. Trong khi đó, những học sinh có tài mà không có đức hạnh là người không trọn vẹn. Có thể, họ sẽ được mọi người kính nể vì tài năng của mình. Cũng từ đó sinh ra tính tự kiêu, ích kỉ, xem mình là nhất, dễ khiến mọi người xa lánh, ghét bỏ. Còn đối với người có đức mà không có tài thì sẽ được mọi người kính mến nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc học tập của mình. Cũng như Bác Hồ đã từng nói rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy nhiên nếu họ biết chăm chỉ, cố gắng rèn luyện học tập thì nhât định có ngày họ cũng sẽ thành công. Ngoài ra họ cũng sẽ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những người xung quanh.
Vì vậy, giữa học tập và hạnh kiểm có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Đó là nguyên tố cấu thành nên một con người có ích cho xã hội, góp phần xâu dựng, phát triển, đưa đất nước đi lên. Họ sẽ là những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của tố quốc đúng nhưng ý nguyện của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc. Có thể kể đén như giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Field danh giá của thế giới. Sau đó, ông vẫn tiếp tục cống hiến cho đất nước, phát triển nền Toán học của nước ta. Và còn nhiều vĩ nhân khác xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Ngược lại, những học sinh có đức mà không có tài thì sẽ làm mọi cách để đạt được thành tích tốt cho dù có phải: ”Lừa thầy dối bạn”. Sau này ra đời, họ sẽ trở thành mối nguy hại cho xã hội. Họ sẽ sử dụng tài năng của mình vào mục đích xấu, trục lợi cho bãn thân, gây cản trở cho sự phat triển của đất nước, sẽ mau chóng bị xã hội đào thải. Còn những học sinh có đức mà không có tài, lại không biết rèn luyện thì cũng sẽ trở thành người vô dụng, được mọi người yêu quí nhưng cũng không có ích cho xã hội.
Do đó, mỗi học sinh chúng ta, ngay còn khi ngồi trên ghế nhà trường, thì phải biết kết hợp rèn luyện học tập và đạo đức bản thân. Phải biết cách ứng xử hòa đồng với bạn bè và kính trọng với thầy cô, tạo ra một môi trường thân thiện từ đó việc học tập cũng sẽ được nâng cao.
Tóm lại, học tập và hạnh kiểm là hai thứ không thể tách rời của mỗi học sinh trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân, đừng trở thành một con người bị xã hội ghét bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét