Tìm kiếm Blog này

30 thg 10, 2010

Tam đại con gà

Nguyễn Đức Thịnh
STT : 35
10A8
Đề : Hãy kể một truyện cười mà em yêu
Truyện : Tam đại con gà
Bài làm

Trong chương trình ngữ văn mười, truyện cười là những tác phẩm dân gian nhằm phê phán những điều sai trái, bất công, những thói hư tật xấu của nhân dân trong xã hội đương thời và mang đến sự giải trí, khuây khỏa cho người đọc. Trong đó, truyện cười “Tam đại con gà” là một tác phầm tiêu biểu của thể loại truyện trào phúng.

Xưa có anh học trò dốt nát nhưng hay lên mặt dạy chữ, có người tưởng “thầy” này hay chữ thật nên mời về dạy trẻ. Một hôm, thầy dạy đến chữ kê, thấy chữ có nhiều nét phức tạp, khó đọc nên thầy nói liều với lũ trẻ: “Dủ dỉ là con dù dì”. Sợ người ta nghe thấy nên thầy bắt bọn trẻ đọc khe khẽ để khỏi mang tiếng, sau đó, thầy đến thổ công nhà này xin ba đài dương, thế là được cà ba. Hôm sau, thầy đắc chí bảo bọn trẻ gào thật lớn câu : “Dủ dỉ là con dù dì, dủ dỉ là con dù dì,…”. Người nhà ở bên ngoài nghe thấy liền chạy vào, thắc mắc với thầy rằng thầy dạy chữ “kê” sai. Thầy tìm mọi cách chối quanh co, rồi sau cùng bảo rằng : Tôi dạy như thế là để cho cháu biết tận tam đại con gà kia !

Trong truyện này, “thầy” thực chất là một cậu học trò dốt nát, ít học, chỉ biết vài mặt chữ để hù dọa thiên hạ, nhưng lại hay tự nhận mình là người trí thức, thông thái, đó là điều đáng trách, đã vậy còn đi dạy học cho trẻ! Cái dốt, mà là cái dốt của học trò thì đáng chê mà không đáng cười, còn dốt mà hay làm ra vẻ ta đây, sĩ diện hão, giấu dốt, đó mới là điều đáng trách, đáng cười nhạo. Vì tính “học dốt hay nói chữ”, thầy đã tự đưa mình vào những tình huống khó xử, đã tự phơi bày cái dốt của mình bằng những mâu thuẫn trái tự nhiên làm trò cười cho thiên hạ. Thầy đã bị đưa vào những tình huống nào, cách giải quyết ra sao để tiếng cười có thể chảy xuyên suốt câu chuyện này?

Khi gặp chữ “kê”, thầy không biết đọc, thực ra, chữ này có mười hai nét, xếp vào loại chữ tương đối dễ thời bấy giờ, có những chữ có đến 36 nét, thế mà “thầy” cũng không biết, đó là một mâu thuẫn trái tự nhiên đáng cười. Nhưng còn đáng cười hơn, khi học trò hỏi gấp thì thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cuống vì sợ, còn nói liều vì dốt! Vì nói liều nên mới tuôn ra một câu vô nghĩa, ngớ ngẩn, nhưng chính vì thế lại càng đáng cười vì trên đời làm gì có con vật nào tên là dù dì? Thế là thầy “chữa cháy” bằng cách bảo học trò đọc khẽ để không bị người khác nghe thấy, vì sợ nhỡ nói bậy thì xấu hổ, mang tiếng, đó là mâu thuẫn trái tự nhiên thứ hai trong bài gây cười cho người đọc. Thầy bèn chạy đến thổ công xin ba đài dương, thổ công cho cả ba,… Thầy không thèm tra sách vở, cũng không hỏi ai mà lại đi hỏi thổ công! Lại thêm một điều trái tự nhiên thứ ba đáng cười nữa, ai lại đi hỏi chữ mà đến thổ công? Mà lại hỏi bằng cách xin âm dương? Rõ là thầy dốt mới làm như thế, đã vậy, thầy dốt mà còn mê tín dị đoan,... Hôm sau, thầy đắc chí bảo học trò gào thật to cái câu ngớ ngẩn đó. Không may, chủ nhà nghe thấy liền chạy vào thắc mắc, thầy lại bị đưa vào một tình huống gay cấn một lần nữa. Ở tình huống đầu tiên đáng lo ngại, nhưng dẫu sao cái dốt của thầy cũng chỉ mình thầy biết, học trò làm sao biết được? Nhưng ở tình huống thứ hai, chính chủ nhà đã phát hiện thầy dạy sai, cái dốt cua thầy bị phơi bày, rành rành ra đấy và không thể chối cãi,… Đến đây,tính gây cười của truyện đã đi gần đến đỉnh điểm, khi chủ nhà giở sách ra xem và khẳng định chữ kê là gà. Đó là một tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”, tưởng như không thể lý giải được nữa. Thầy càng tìm cách thanh minh thì cái dốt càng lộ ra, càng đáng cười hơn. Dạy chữ “kê” mà đi đến tận tam đại con gà thì đã đáng cười, nhưng khi thầy giải thích về “tam đại con gà”, thì lúc này truyện đi đến đỉnh điểm của hài hước:

- “Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà!”
Điều đó quá trái tự nhiên điến nỗi không thể nào chấp nhận được, chính vì thế đây chính là câu nói gây cười nhất trong cả truyện và cũng là một kết thúc với một tràng cười sảng khoái cho người đọc, trong đó mỗi người hiểu ra được ý nghĩa của câu chuyện qua tràng cười đó.

Truyện phê phán một đối tượng cụ thể là “ông thầy” dởm. Nhưng từ đó, truyện muốn nâng lên một ý nghĩa khái quát cao hơn: Phê phán sự dối trá với bản thân, với xã hội, rằng cái dốt không thể che đậy được, càng giấu càng bộc lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.

7 nhận xét: