Tìm kiếm Blog này

28 thg 11, 2011

Lễ phép với người lớn tuổi là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đức

Vũ Anh Vũ    Lớp:10A15                                 
Đề:Suy nghĩ,hành động của anh/chị về nhiệm vụ của HS“Kính trọng cha mẹ,thầy cô,CBCNV nhà trường”
Bài Làm
Trên vị trí của một học sinh,có bao giờ bạn tự hỏi rằng bản thân mình đã thật sự trưởng thành sau chỉ bấy nhiêu năm tuổi đời ngắn ngủi của mình?Câu trả lời chỉ có bản thân bạn mới có thể trả lời một cách ưng ý và chân thực nhất.Bạn lớn lên trong vòng tay của cha mẹ,trong sự dạy dỗ tận tụy của thấy cô và tập thể nhà trường.Có bao giờ bạn sống xứng đáng với những thứ tình cảm cao quý và đáng đươc trân trọng ấy chưa?Bạn và cả bản thân tôi chỉ trưởng thành khi tự bản thân trả lời được những câu hỏi ấy.
Hồ Chí Minh có câu:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”    
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết.Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại.Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”     
Như mọi người đều biết,Tình là điều bắt đầu của mọi mối quan hệ gia đình và xã hội.Tình của cha mẹ đối con cái là do tình yêu thương tự nhiên,và đó là một nhu cầu tình cảm có tính bản năng văn hóa;tức có tính thừa kế di truyền thể văn hóa trong quá trình tiến hóa của loài người chúng ta.Nó xuất phát một cách tự nhiên,tương tự như qui luật “nước mắt chảy ngược dòng” mà không cần thắc mắc.Tình thương của cha mẹ dành cho con cái vốn là sự tự nguyện hi sinh,không điều kiện,không ích kỉ vì nó không hề bắt đầu từ một hình thức hợp đồng hứa hẹn lời lỗ ra sao giữa cha mẹ và con cái.Con cái sinh ra,bất luận trai hay gái,đuôi mù hay què quặt,cha mẹ đều yêu thương và nuôi dưỡng,không ngại ngùng công lao cực khổ và toan tính.Nói như câu ca dao Việt Nam chúng ta “Chim trời ai dễ đếm lông,nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” hay “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,năm canh chầy thức đủ năm canh.”…Cha mẹ nuôi con không phải do kì vọng trả hiếu như món nợ đền bù,nhất là đền bù bằng vật chất.Nhưng với nhận thức lương tâm về sự hi sinh to lớn của cha mẹ,con cái thông thường đều muốn bày tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ,cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.Đến đỗi một triết gia đại diện nhất của học phái chủ nghĩa ích kỉ như Thomas Hobbes cũng phải công nhận.”Bởi vì việc dạy bảo đầu tiên cho con cái tùy thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ,nên trong thời kì dưỡng dục,con cái vâng lời cha mẹ là điều cần thiết;và chẳng những phải vâng lời như thế mà sau này,chúng cũng phải biết công ơn dưỡng dục của cha mẹ bằng những cử chỉ hiếu kính,như là sự đền ơn trả nghĩa đòi hỏi”.
Chúng ta có thể nói,hiếu thảo,trách nhiệm và thành công và thành nhân đều là những yếu tố có tác dụng nhân quả của nhau,nhưng phải là những đứa con biết nghe lời và học hành.Vì như mọi người đều biết văn minh của nhân loại là Văn minh học hành.Hiếu thảo với đấng sinh thành là phải biết vâng lời cha mẹ dù ở bất cứ hoàn cảnh nào,không chống đối,không làm ngược lại lời giáo huấn như những bài giảng của thầy cô trong nhà trường.Phaỉ hết sức cung khính nghe theo lời cha mẹ dạy,lúc đối đáp cần phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói,đôi đáp khôn ngoan nhưng phải lễ độ ,không được có lời lẽ mang tính xúc phạm hay giễu cợt và khinh thường cha mẹ. Việc con cái, dù nhỏ hay lớn, tỏ ra kính trọng cha mẹ mình phải được nuôi dưỡng bằng cảm tình tự nhiên xuất phát từ mối liên hệ giữa họ với nhau. Lòng con cái trọng kính cha mẹ tạo nên tình trạng thuận hòa trong tất cả mọi sinh hoạt gia đình; nó cũng liên quan cả đến tình giao hảo giữa anh chị em với nhau nữa.Đối với người học sinh,ấy là nhiệm vụ cần phải thực hiện như một thói quen cần có trong ngày và vận dụng một cách hoàn hảo nhất.Ta không cần phải làm như người trưởng thành,chỉ cần làm những việc có thê làm trong sức lực của bản thân,như việc kính trọng song thân trong những công việc thường ngày,cố gắng sống thật tốt như cha mẹ mong mỏi và cố gắng học hành thật chăm chỉ như cố gắng giúp cha mẹ vui vẻ sống trọn đời bên các con,Việc ấy không phải là khó,chi cần những cử chỉ và hành động ấy xuất phát từ chính con tim mách bảo.Vì những viêc làm xuất phát từ nghĩa vụ,từ trách nhiệm thì cũng hóa thành không. Việc kính hiếu đối với cha mẹ từ xưa đến nay rất nhiều, riêng đối với Đức Khổng Tử chú trọng dạy con người, trước nhứt phải đạt được chữ Nhân nghĩa là con người phải có lòng thành thật, nhân hậu đối với những người thân cận chung quanh mình, ví như cha mẹ, anh chị em, rồi kế đến họ hàng thân tộc, bạn bè, sau cùng là trong thiên hạ. Nếu đối với cha mẹ mà chúng ta không biết kính hiếu, đối với với anh chị em không thuận hòa thì không thể nói đó là người có lòng nhân và thành thật được. Đối với cha mẹ, chúng ta phải thương và kính, bởi vì : thương mà không kính, thì không thể gọi là hiếu đạo đượcNói rõ hơn, việc kính hiếu cha mẹ không có nghĩa là lúc nào cha mẹ làm điều sai trái, người con cũng phải nghe theo. Nhưng bổn phận con phải biết ngăn cản cha mẹ làm việc sai trái, xấu xa, nếu cha mẹ cứ khư khư tiếp tục làm sai trái không nghe theo, thì bổn phận con phải lựa lời nhã nhặn, từ tốn ôn hòa, rồi từ từ phân tách lẽ phải trái, bẩm thưa nhiều lần, để ngỏ hầu cha mẹ biết kịp mà tránh. Do vậy, nếu cha mẹ biểu làm điều sai trái, xấu xa mà con cứ nhắm mắt làm theo ý cha mẹ, thì con cũng phạm tội bất hiếu như thường : "Phụ hữu trách tử tức thân bất hảm ư bất nghĩa, đương bất nghĩa tắc trách chi. Tùng phụ lệnh an đắc vi hiếu". Vì thế, con luôn luôn phải biết giữ gìn danh giá, tiết nghĩa cho cha mẹ, bằng cách nghe lời dạy bảo những điều hay lẽ phải của cha mẹ và cản ngăn cha mẹ làm những điều sai trái, xấu xa, như vậy con mới được xem là giữ tròn hiếu đạo.Ấy là học sinh đã làm tròn đạo hiếu với cha mẹ,phát xuất từ chính lương tri và văn hóa loài người sau hàng triệu năm tiến hóa và tích tụ được.
Cùng với lòng hiếu thảo,tinh thần tôn sư trọng đạo là những yếu tố rất căn bản để xây dựng nên tố chất tốt đẹp của những phần tử dang ngồi tiếp thu tri thức trên ghế nhà trường.Đó còn là một ttuyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học. Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.Là người học sinh,ngay bản thân tôi cũng chưa dám chắc mình đã thực sự biết ơn và kính trọng thấy cô,kể ca những cán bộ nhân viên nhà trường.Nhưng có điều tôi dám chắc chắn rằng tôi chưa bao giờ vô lễ,xem thường lời nói của họ,quên chào hỏi họ hay có thái độ vô phép.Là học sinh,chúng ta nên kính trọng lời nói của thầy cô,luôn vận dụng những lới giảng dạy ấy thường ngày và không được gọi tên giáo viên bằng các biệt danh,vì đó là những biểu hiện của hành vi xem thường bề trên,những người có công giáo dục chúng ta.Thêm vào đó là cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn ấy,như đánh đổi để lấy lại cho họ nụ cười và niềm vui để tiếp tục chuyên môn của mình.Tất cả những điều ấy sẽ phần nào tạo nên,xây dựng nên phẩm chất con người bạn.Đấy là những điều cốt lõi chúng ta cần có khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tự vấn đáp bản thân bằng những câu hỏi khách quan mang tính triết lí sâu sắc ấy,chúng ta-những người học sinh,những người con nên nhận thức được tầm quan trọng việc thực hiện trách nhiệm của chính mình.Thời gian không bao giờ chờ đợi bất cứ ai,nhất là khi họ không hề biết quí trọng những gì có ở trước mặt.Đừng để mình hối hận vì những việc làm trong quá khứ.Việc làm của chúng ta bây giờ là thực hiện tốt trách nhiệm của mình-Tôn trọng thầy cô,cha mẹ và các cán bộ công nhân viên nhà trường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét