Tìm kiếm Blog này

10 thg 10, 2009

KTC2-Bài số 3-Văn cảm nhận-CD yêu thương tình nghĩa

1.Khát vọng yêu thương và được yêu thương trong các bài CD yêu thương trong sách GK Ngữ Văn 10 NC.
2.Lối sống đậm tình nặng nghĩa của người VN qua 1 số bài CD có trong SGK Văn 10NC.
3.Cảm nhận về bài ca dao số 1-2-3 trong"CD yêu thương tình nghĩa"
4.Cảm nhận về bài CD số 4 trong "CD yêu thương tình nghĩa"

16 nhận xét:

  1. Ca dao dân ca từ lâu đã chiếm một vị trí lớn lao trong lòng nhân dân cả nước. Đề tài thường được nhắc đến trong ca dao dân ca là yêu thương tình nghĩa. Khi đề cập đến đề tài này, người ta không chỉ nghĩ đến những lời tỏ tình bộc bạch nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh của đôi lứa mà còn nghĩ đến những nỗi nhớ niềm thương và khát vọng được đến với nhau trong tình yêu. Vậy nên “Khăn thương nhớ ai” chính là một bài ca dao tiêu biểu,có vị trí cao trong hệ thống các bài ca dao dân ca về nỗi nhớ của người Việt Nam.

    “Khăn thương nhớ ai

    Khăn rơi xuống đất



    Đêm qua em những lo phiền,

    Lo vì một nỗi không yên một bề.”

    Bài ca dao diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Một nỗi nhớ trằn trọc, da diết suốt đêm lạnh mà không biết chia sẻ vào đâu. Và những câu hỏi vang lên từ đáy lòng cô, chỉ mình cô thấu hiểu. Cô bắt đầu hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt. Hòan toàn là những câu hỏi không hề được giải đáp như đang nén chặt tất cả tình thương của cô lại để rồi chực trào ra những tiếng thở dài triền miên. Cái khăn là hình ảnh được hỏi đến đầu tiên và cũng được hỏi nhiều nhất. Có thể như những vật dụng khác là cái áo hay khăn đội, cái khăn mà cô gái nói đến chình là vật trao duyên mang ý nghĩa thiêng liêng hoặc là vật kỷ niệm gợi nhớ một người đang “xa tận chân trời”. Dù là gì chăng nữa thì hẳn chiếc khăn phải là vật chan chứa tình cảm mặn nồng của chàng trai và cô gái.

    Từ “khăn” ở đầu câu lặp lại đến ba lần tạo thành một điệp khúc làm nỗi nhớ thêm da diết, triền miên. Mỗi lần hỏi là tựa như những đợt sóng thương nhớ trào dâng mãnh liệt trong lòng cô. Ba động từ “rơi”, “vắt”, “chùi” chỉ những hành động vô thức, diễn tả tâm trạng “trăm mối tơ vò” không cách nào thào gỡ khiến nhân vật trữ tình lâm vào tình thế vô phương vô hướng. Cô quá nhớ đến nôi mà:

    “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

    Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?”

    Đoan chắc đó là một nỗi nhớ trải khắp nẻo đường trong một không gian sâu rộng và con người ở trong không gian đó phải buộc mình đứng ngồi không yên. Không chỉ thế, nỗi nhớ còn đo theo thời gian từ ban ngày đến ban đêm, gợi cho ta những bài ca dao tương tự:

    “Anh đi đường ấy bao xa

    Để em ôm bóng trăng tà năm canh.”

    Lúc ấy, cô gái đã chuyển nỗi nhớ vào ngọn đèn:

    “…Đèn thương nhớ ai

    Mà đèn không tắt…”

    ==> còn tiếp

    Trả lờiXóa
  2. ==> tt
    Hình ảnh “đèn” mang tình biểu tượng gợi thời gian, gợi đến sự trăn trở của cô gái. Trong màn đêm âm u tối tăm, ngọn đèn sáng rực ấy vẫm cháy như tình yêu cô dành cho chàng trai sẽ không bao giờ tàn lụi. Ở câu trên, cái khăn là vật chia sẻ giãi bày thì ở đây ngọn đèn cũng là vật để cô gái thổ lộ lòng mình nhưng cả hai chỉ đóng vai trò gián tiếp.

    Cuối cùng, cô phải tự hỏi chính bản thân mình:

    “…Mắt thương nhớ ai

    Mắt ngủ không yên…”

    Hễ nhắm mắt, khối tình lại hiện ra đấy. Có tài nào ngủ được? “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, “mắt ngủ không yên” diễn tả bao lời chua nói. Với thủ pháp tăng tiến, nỗi nhớ được nhắc đến dồn dập, liên tiếp trong các cuâ vãn bối xoáy vào lòng ta những nỗi niềm khắc khoải mong chờ. Đại từ phiếm chỉ “ai” được nhấn mạnh nhiều lần gợi nỗi nhớ thâm sâu, vô hạn. Thành ra hỏi mà không đáp bởi vì chính câu trả lời đã nằm gọn trong điệp khúc “thương nhớ ai”. Vần chân, vần lưng, thanh bằng “ai”, thánh trắc “ất” trong đất và “ắt” trong “tắt” hòa vào nhau tạo nên âm điệu luyến láy lien tục làm cho nỗi nhớ của cô gái như vừa đọng lại vừa kéo dải lê thê. Người đọc dù biết các câu hỏi đã chấm dứt nhưng lại có cảm giác không dừng lại. Lần theo mạch cảm xúc xuyên suốt điểm tạm dừng ấy, niềm thương nỗi nhớ lại tuôn trào thành bao nỗi phiền muộn:

    “…Đêm qua em những lo phiền

    Lo vì một nỗi không yên một bề.”

    Hai dòng thơ cuối lí giải tâm trạng phức điệu của cô gái. Chữ “lo” trong hai câu này được lặp lại hai lần làm ta liên tưởng đến nỗi bấp bênh. Có rất nhiều điều cô gái phải lo lắng. Thứ nhất, cô bị ràng buộc bởi quyết định của song thân. Ở thời điểm bài ca dao ra đời, ta thấy nhiều đôi trai gái bị chia cách cũng chỉ do ép gả mà ra. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, cô gái còn tự hỏi liệu chàng trai có thật sự trân trọng mối duyên này hay vì trắc trở mà bỏ dở dang. Bất kỳ một người con gái ở thời gian nào cũng luôn như vậy, lo cho hạnh phúc về sau của mình. Sẽ ra sao đây? Được như ý nguyện hay mãi chỉ là giấc mơ?

    Bài ca dao này có thể nói là một trong những bài thơ xuất sắc trong cách miêu tả nội tâm nhân vật, cách dùng hình ảnh biểu trưng, nhân hóa những vật vô tri vô giác của thường ngày.

    Qua đấy, ta nhận thấy được khát vọng yêu và được yêu của con người trong thời đại xưa. Đó là những con người biết sống vì lý tưởng vì tình yêu, giàu tình nghĩa. Họ dùng tâm hồn mộc mạc, đơn sơ của mình góp phần hình thành nên kho tàng ca dao dân ca phong phú đậm đà bản sắc dân tộc.

    (Tổ1)

    Trả lờiXóa
  3. dm then noi noi' do? hey la'm! deo' la`m dc bay` dat che^`; ngu ma` caj~

    Trả lờiXóa
  4. Vts chúng mày toàn bọn vô văn hoá. Ng ta làm tốt mà chửi hoài. Đứa nào rác rưởi wá thì đừng học văn làm chi đi hót rác cho rồi

    Trả lờiXóa