Tìm kiếm Blog này

19 thg 10, 2009

Nội dung KTC đợt 2 09-10

1.Lý thuyết:(2 điểm)
-Giá trị nội dung và nghệ thuật của ca dao, thục ngữ
-Hoạt động giao tiếp bằng nôn ngữ
2.Nghị luận xã hội (3 điểm)
Suy nghĩ về các câu tục ngữ sau:
-Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ
-Kiến tha lâu cũng đầy tổ
-Tình thương quán cũng là nhà
Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao
3.Văn cảm nhận: (5 điểm)
-Những câu hát yêu thương tình nghĩa, những câu hát than thân có trong chương Văn 10NC

12 nhận xét:

  1. STT: 22 lớp 10A8-0910lúc 20:50 22 tháng 10, 2009

    NLXH: Câu tục ngữ (10) “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”
    Trong kho tàn tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam chứa bao câu tục ngữ hay về đạo đức, lối sống. Và một trong những câu tục ngữ có giá trị giáo dục sâu sắc là câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”
    Hình ảnh con ngựa và cả tàu( cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản. Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.
    Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.
    Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước,…thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.
    Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân…Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.
    Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

    Trả lờiXóa
  2. -Mở bài chưa giới thiệu được luận đề "đề cao lối sống giàu tình thương"
    -Phần bình chưa rõ luận điểm (ý kiến của bản thân có tán đồng hay không tán đồng)
    -Phần luận còn thiếu nhiều ý (phê phán, mở rộng...)
    -Phương hướng hành động:chưa nhắc tới

    Trả lờiXóa
  3. Bình luận câu tục ngữ:
    “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
    Bài làm
    Tục ngữ Việt Nam giàu và đẹp. Đẹp ở cách diễn đạt ngắn gọn nhưng có tính khoa học - triết lí cao, lời nói có tính nghệ thuật. Thể hiện quan niệm của nhân đân về mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Tiêu biểu như câu tục ngữ:
    “Một giọt máu đào hơn ao nước lả”
    Trong câu tục ngữ xuất hiện hai hình ảnh ẩn dụ đặc sắc là “giọt máu đào” và “ao nước lả”. “Giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong gia đình hoặc họ hàng và có quan hệ huyết thống. Ngược lại hình ảnh “ao nước lả” lại thể hiện mối quan hệ không khắn khít và không có cùng huyết thống. Ta có thể hiểu câu tục ngữ là một giọt máu đỏ thì quý hơn cả một ao nước lả. Nghệ thuật so sánh hơn đã nêu rõ lên điều đó. Và người có quan hệ họ hang dù xa nhưng vẫn quý hơn những người không có mối quan hệ huyết thống.
    Nhưng lại có câu “Bà con xa nhưng không bẳng láng giềng gần” liệu có mâu thuẫn xuất hiện ờ đây không? Nhưng những người láng giềng kia có yêu thương mình như người trong gia đình học hàng chăng, họ cũng chỉ quan tâm, yêu mến những người trong họ hàng và cùng huyết thồng với họ. Láng giềng với nhau chỉ có bổn phận quan tâm đến nhau thôi. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển nhưng những bạn trẻ lại bỏ quên đi câu “Một giọt màu đào hơn ao nước lả” này, các bạn sống nhưng xem nhẹ gia đình, như việc bỏ bê gia đình để đi và làm theo lời người ngoài và rồi phải trả giá. Vây người cùng huyết thống bao giờ cũng quan trọng hơn người ngoài.
    Câu tục ngữ đã đề cao mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Cũng thể hiện rõ được quan niệm lối sống của dân tộc. Và giáo dục chúng ta phải biết coi trọng người trong gia đình họ hang hơn người ngoài.
    Từ trong cuộc sống gia đình, học sinh chúng ta phải học tập và theo đúng những lời mà người xưa đã gửi gắm qua những câu tục ngữ có tính thiết thực và triết lí sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  4. Bình luận câu tục ngữ:
    “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
    ----------------------------
    Bài còn sơ sài chưa theo những yêu cầu cần có của 1 bài văn NLXH
    +Mới có :Mở bài-Giải thích-1 phần luận-Kết bài
    +Còn thiếu : Phần Bình-Luận-Phương hướng Hành động

    Trả lờiXóa
  5. Đề : Phân tích bài ca dao sau đây :
    "Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
    Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.
    Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hoà,
    Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.
    Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
    Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan."
    Bài làm
    Ca dao than thân là những lời giải bày tình cảm sâu kín, là lời than thở về cuộc đời ngang trái, cảnh ngộ đắng cay, khổ cực đồng thời là tiếng nói đấu tranh chống lại bất công, bạo lực, khẳng định giá trị, phẩm chất cao quý của con người. Ý nghĩa phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái ẩn chứa rất sâu trong đó. Ca dao than thân chiếm một bộ phận đáng kể trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam. Dưới đây là một bài ca dao than thân tiêu biểu :
    "Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
    Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.
    Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hoà,
    Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.
    Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
    Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.”
    Bài ca dao là lời của cô gái bày tỏ với chàng trai mà cô rất mực thương quý về những nỗi lo sợ trong lòng cô.
    Hai câu đầu của bài ca dao làm theo thể hứng. Thể hứng là một kiểu cấu tứ của ca dao. Thể này có nhiều dạng, nhưng trong bài ca dao này là dạng đối cảnh sinh tình : nêu cảnh vật, sự việc trước, bộc lộ tâm tư, tình cảm sau ; giữa cảnh và tình có mối liên hệ mật thiết. Cô gái bộc lộ tâm sự thầm kín : thiên nhiên, ngay cả vật vững chắc như hòn đá cũng phôi pha, đổi thay theo năm tháng của dòng sông thời gian đều đặn và hối hả huống chi tuổi thanh xuân của con người, đặc biệt là tuổi thanh xuân của đời người con gái. Nỗi sợ này cô gái không nói ra trực tiếp nhưng cũng biểu hiện thấp thoáng và có liên quan cả đến những nỗi lo sợ ở bốn câu thơ tiếp theo.
    Những nỗi sợ của nhân vật trữ tình bộc lộ mâu thuẫn đáng thương giữa niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi với thân phận người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Mâu thuẫn ở chỗ cô gái yêu thương chàng trai mà không dám nói ra, “muốn kết tóc ở đời” với chàng trai mà chưa dám nhận lời. Chẳng phải vì e thẹn xấu hổ mà ám ảnh vây quanh cô là nhiều thế lực, là bao nỗi lo sợ. Cô sợ mẹ, sợ cha, sợ cả chính chàng trai nữa. Nhưng nỗi sợ lớn nhất, nỗi băn khoăn nhất của cô gái là nỗi sợ về chàng trai.
    Những hình ảnh so sánh đã thể hiện rõ những sắc thái khác nhau trong nỗi sợ của cô gái :
    “Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.”
    Nỗi sợ mẹ cha được “đo”, được diễn tả bằng những hình ảnh truyền thống, những hình ảnh mênh mông, rộng lớn, không thể đo được. Trong xã hội phong kiến, cha mẹ có thế lực áp đảo, khiến con cái không thể cưỡng lại. Việc hôn nhân của con cái do cha mẹ quyết định chứ không phải do đôi lứa yêu nhau quyết định. Cha mẹ là đại diện cho tập tục, quan niệm và pháp luật của xã hội phong kiến. Người con gái chịu thiệt thòi vì không được quyền tự do yêu đương. Cô gái không dám nói với cha mẹ khát vọng tình yêu, ước muốn cháy bỏng của mình. Còn với chàng trai, cô đã dám nói ra. Cô nói ước muốn và cả nỗi sợ của lòng mình. Nỗi sợ được cô gái diễn tả tế nhị, bóng bẩy. “Mây bạc” là ẩn dụ về tình cảm của chàng trai. Tình yêu của chàng trai tuy đẹp như “mây bạc giữa trời” nhưng sợ cũng mỏng manh và mau tan như “mây bạc giữa trời”. Đây mới là nỗi sợ lớn nhất của cô gái dù nó không được diễn tả ở mức độ “bằng biển”, “bằng trời”. Đây cũng chính là chỗ khó nói nhất : sợ tình yêu của anh không bền chặt, em chưa dám nhận lời. Không phải ngẫu nhiên nỗi sợ này lại được cô gái nói sau cùng. Nhưng sợ thì sợ, mà thương thì vẫn cứ thương. Đây chính là mâu thuẫn rất đáng thương giữa niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và thân phận bi kịch lớn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, được diễn tả rất sâu sắc, sinh động trong bài ca dao này.
    Tóm lại, bài ca dao là phép “đối ngẫu tâm lí” phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của người Việt Nam. Đó là lối nói kín đáo mà giàu sức liên tưởng. Tính chất tương đồng giữa hiện tượng thiên nhiên và trạng thái tình cảm của con người đã tạo nên chất thơ bóng bẩy, ý nhị mà thuyết phục, làm say lòng người thưởng thức ca dao từ khi bài ca dao ra đời cho đến tận hôm nay.

    Trả lờiXóa
  6. Câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

    Trong tâm tưởng của con ngươì Việt nam, tình yêu thương luôn là yếu tố quan trọng nhất.Đó cũng là chủ đề đã được các nhà thơ dân gian gói gọn trong đề tài "quan hệ giữa con người trong xã hội" mà tiêu biểu là câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".
    Câu tục ngữ đề cập đến tình yêu thương trong cộng đồng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" nghĩa là khi có một con ngựa trong đàn bị đau thì cả chuồng ngựa đều bỏ ăn.Không những thế, câu tục ngữ còn mang tính ẩn dụ cao: "Một con ngựa" ám chỉ một thành viên trong một tập thể, còn "cả tàu" chính là cả tập thể. Vậy nên, câu tục ngữ còn được nâng lên một tầm cao mới, một lớp nghĩa cao hơn. Đó là khi một thành viên trong tập thể gặp hoạn nạn thì cả tâp thể đều lo lắng, bất an. Nhà thơ dân gian đã xây dựng câu tục ngữ trên nền chủ đạo là biện pháp đối: đối giữa từ "một" và "cả"; giữa số lượng từ ngữ ở hai vế trong câu; giữa nghĩa của chúng cũng như thanh điệu. Qua câu tục ngữ, ông bà ta đã khuyên con cháu phải biết gắn bó, yêu thương nhau; đề cao lối sống đậm đà tình nghĩa,
    Thế nhung, vì sao ta phải sống yêu thương nhau. Thưa, bởi vì chúng ta là con người, chúng ta được Thượng đế đặc ân ban cho chúng ta trí khôn, ngôn ngữ riêng và đặc biệt là tình yêu thương. Nếu như chúng ta chỉ sống thực dụng, không biết yêu thương nhau thì chẳng khác nào lũ rô-bốt vô tri vô giác. Khi ấy, cả thế giớ chỉ còn lại những cỗ máy "cấp cao", chỉ còn chiến tranh, chết chóc. Thật kinh khủng! Câu tục ngữ đã khéo léo mượn hình ảnh "con ngựa"- tượng trưng cho loài vật , nhằm dạy cho ta biết rằng loài vật còn biết thương yêu nhau, huống gì chúng ta là con người thì tình yêu thương lại càng quan trọng hơn nữa. Không chỉ vậy, tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn ta thanh thản, cuộc sống thoải mái và ta sẽ nhận được sự yêu mến, quý trọng, giúp đỡ của mọi người.Ngoài câu tục ngữ trên đây, vẫn còn nhiều câu tục ngữ dạy ta phải biết yêu thương nhau: "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách", "Tay đứt ruột xót",...
    Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn những con người không có lòng yêu thương, sống vị kỷ, chỉ biết có mỗi bản thân. Mặt khác, có người không biết thương nười mà còn đi hại người, những thành phần này cần bị lên án và phải kịp thời sửa chữa khi chưa quá muộn.
    Bên cạnh đó,tình yêu thương không chỉ tồn tại ở cửa miệng mà cần phải có hành động thực tiễn. Trong cuộc sống, thương người có thể là giúp đỡ nạn nhân gặp thiên tai, quyên tiền giúp đỡ người nghèo khổ,...Đối với học sinh chúng ta, tình yêu thương còn được thể hiện qua một cử chỉ hỏi han, quan tâm chăm sóc những người xung quanh mình. Và còn một điều quan trọng hơn hết, đó là hành động phải xuất phát từ tấm lòng, như vậy mới thật sự có ý nghĩa. Riêng bản thân em, mỗi ngày em sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn, quan tâm những người xung quanh mình hơn để ngày càng trưởng thành và thực hiện đúng lời dạy của người xưa.
    Qua câu tục ngữ trên, truyền thống đạo đức, vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được bộc lộ rõ nét. Ông bà xưa đã dạy bảo con cháu đời sau phải biết yêu thương nhau qua một lời nói nghệ thuật ngắn gọn, biện pháp ẩn dụ, đối được vận dụng một cách tài tình đã làm cho những triết lý khô khan trở nên dễ thuộc, dễ hiểu.

    Trả lờiXóa
  7. 21_10A9_0910
    Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về câu tục ngữ" Kiến tha lâu cũng đầy tổ".
    Bài làm:
    Từ ngàn xưa dân tộc Việt Nam đã có những truyền thống tốt đẹp trong chặng đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước.Người xưa qua những câu tục ngữ, ca dao đã bày tỏ ý kiến của mình về đức tính rất quý báu của người lao động. Đó là đức tính cần cù, chịu khó, chịu khổ trong lao động và ý thức tiết kiệm trong cuộc sống thường ngày, được thể hiện qua câu tục ngữ: "Kiến tha lâu cũng đầy tổ".
    Câu tục ngữ xuất hiện hình ảnh con kiến, một con vật bé xíu nhưng bù lại, đó là loài côn trùng bậc thầy về sự cần cù, khéo léo, siêng năng. Hình ảnh "kiến tha mồi" là một hình ảnh ẩn dụ, gợi cho ta liên tưởng đến sự làm lụng chăm chỉ, siêng năng gom góp.Kiến thì nhỏ tí, tổ to tù và ở trên cành cây cao vót. Việc tha mồi từ dưới đất lên tổ là một việc khó khăn vất vả vô cùng. So sức kiến với cái tổ, thì tưởng chừng không bao giờ kiến tha được đầy. Thế mà tổ kiến có lúc đầy mồi. Đó là vì kiến chịu khó tha lâu không nản chí. Hình ảnh "mồi đầy tổ" là hình ảnh ẩn dụ cho công việc tốt đẹp, những thành quả, công sức lớn lao đạt được.
    Câu tục ngữ nằm trong chuỗi đề tài lao động, thuộc chủ đề công lao- thụ hưởng. Từ những công lao mà ta bỏ ra, thì ắt cái thụ hưởng cũng sẽ lớn lao hơn nhiều. Câu tục ngữ ngụ ý rằng nếu chúng ta chăm chị, siêng năng, chịu khó góp nhiều cái nhỏ thì sẽ tích luỹ được cái lớn.Qua câu tục ngữ, ông bà ta muốn khuyên nhủ con cháu nên siêng năng, chăm chỉ làm việc thì sẽ “tích tiểu thành đại”, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Như chú kiến bé nhỏ kia, việc tha mồi đầy tổ là một việc lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì và chăm chỉ không ngừng.
    Kiên nhẫn, chịu khó làm việc, thì việc khó khăn đến đâu cũng có ngày làm xong. Bản thân chúng ta, sống trong thời đại mới, cũng cần phải rèn luyện cho mnih2 tính kiên trì, siêng năng, chăm chỉ thì mọi việc ắt hẳn sẽ thành công.Tiết kiệm từ việc nhỏ, tích trữ lâu ngày sẽ có món lớn hơn. Từ đó, con người cũng quý trọng hơn, cân nhắc kỹ hơn khi sử dụng tiền bạc, vật chất do mình tạo ra, do mình tiết kiệm được.
    Mặt khác,do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, hưởng thụ từ bên ngoài tràn vào, một bộ phận lớp trẻ ngày nay quay lưng lại với giá trị truyền thống của dân tộc, thích ăn chơi hưởng thụ xa hoa, lười lao động, hay đòi hỏi mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân mình với gia đình, với xã hội, chỉ muốn “làm chơi" nhưng "ăn thật", thậm chí không làm mà vẫn có thật nhiều tiền để tiêu xài những thứ tiện nghi sang trọng, đắt tiền.
    Học tập đức tính cần cù, tiết kiệm là học cách sống của cha ông ta xưa. Những phẩm chất đó đã tạo nên hình ảnh con người Việt Nam cần cù, yêu lao động và sống tiết kiệm trong khả năng, điều kiện của mình.
    Các liên tưởng tương đồng với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng có trong cuộc sống sinh hoạt gần gũi, đã làm cho triết lí khô khan, những tư tưởng, đạo lí trở nên dễ thuộc, dễ hiểu.
    Người lao động bằng kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ, đã đúc kết được câu tục ngữ rất chí lý về tinh thần tiết kiệm mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua câu tục ngữ trên,ta thấy người Việt Nam coi trọng lao động, tính bền bỉ và siêng năng.Lối sống thực dụng, sống xa hoa, lãng phí hoàn toàn xa lạ với cách sống giản dị của con người Việt Nam. Đọc những dòng tục ngữ, ca dao của người xưa; chúng ta càng trân trọng cha ông xưa đã để lại cho đời sau nhiều bài học quý giá. Sống giản dị, tiết kiệm; sống lao động cần cù; sống bằng sức lao động của chính bản thân là cách sống đẹp, sống có nhân cách cao cả.

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Hoàng Oanh (22) 10A9 – 0910
    Đề: Câu tục ngữ “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
    Bài làm:

    Con người Việt Nam xưa luôn coi trọng tình nghĩa.Tình nghĩa giữa người với người được coi như một đề tài quen thuộc đã được các tác giả dân gian gữi gắm trong nhiều câu tục ngữ để dạy cho chúng ta những bài học về cách làm người, cách đối nhân xử thế ... mà tiêu biểu là câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
    Câu tục ngữ quen thuộc này nói đến mối quan hệ gia đình. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”mang ý nghĩa là một giọt máu vẫn quý hơn cả một ao nước lã. Nhưng với việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ tinh tế đưa ta đến một ý nghĩa sâu hơn, “Một giọt máu đào” nói đến những người có cùng huyết thống như anh em họ hàng, “ao nước lã” nói về những người xa lạ, không quen biết.Từ đây ta rút ra được một chân lý sống ở đời là mối quan hệ họ hàng máu mủ dù thế nào vẫn quý hơn những mối quan hệ với người dưng. Biện pháp đối cũng được sử dụng giữa hai từ “một giọt’’ và “ao” lại cộng thêm biện pháp so sánh ở từ “hơn”đã một lần nữa nhấn mạnh lên sức mạnh của tình cảm gia đình, khẳng định một lối sống của con người Việt Nam biết gắn bó, yêu thương nhau trong mối quan hệ ruột thịt,họ hàng.
    Tuy nhiên, trong xã hội Việt cũng rất đề cao mối quan hệ với những người không phải họ hàng xung quanh ta. Tục ngữ cũng có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” để mở rộng thêm mối quan hệ gắn bó với làng xóm, không đơn thuần chỉ chăm bẳm trong mối quan hệ gia đình. Từ đấy ta phải hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” ở phạm vi rộng hơn trong cộng đồng xã hội.. Những con người xung quanh ta chính là “họ hàng, anh em” mà ta có quan hệ gắn bó hơn cả họ hàng tuy cùng huyết thống nhưng không sống bên cạnh ta. Bởi ta và họ cùng là một dân tộc, cùng là con cháu “Rồng Tiên”. Từ đấy, trong cuộc sống, tình ‘anh em” đối với những người anh em cùng chung một dân tộc đơn thuần được ta thể hiện qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, hoạn nạn. Cách liên tưởng tương đồng với thiên nhiên, gần gũi làm cho tư tưởng đạo đức khô khan trở nên dễ hiểu.
    Con người Việt có rất nhiều truyền thống, đạo đức tốt đẹp mà qua câu tục ngữ “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” đã nói lên rõ thái độ sống giàu tình nghĩa. Lối sống ấy như đã ăn sâu vào lý trí, tư tưởng người Việt. Cách sống ấy thật đẹp, cao cả mà ta cần noi theo.

    Trả lờiXóa
  9. STT 04 _ 10a9 _ 0910lúc 21:00 25 tháng 10, 2009

    NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
    Đề bài:"Một con ngựa đau,cả tàu bỏ cỏ "
    Bài làm

    Tình thương luôn là đề tài bất tận ,là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ dân gian sáng tác.Câu tục ngữ " Một con ngựa đau , cả tàu bỏ cỏ " đề cao lối sống đậm đà tình nghĩa,mối quan hệ giữa con người trong cuộc sống này

    Là một con người ai cũng cần có tình thương : Thương và được thương - đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốt hành trình sống của mình.
    Câu tục ngử “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” mang nội dung rất sâu sắc,khi một con ngựa trong chuổng bị ốm thì cả đàn ngựa buồn bã bỏ cả bữa ăn của mình để chăm sóc cho bạn.
    Trong một câu tục ngử ngắn gọn , ta thấy xuất hiện hai hình ảnh “ một con ngựa đau “ và “ cả tàu bỏ cỏ”. Hai hình ảnh ẩn dụ “ một con ngựa ” gợi cho người đọc một cá thể, cá nhân , thành viên giữa một cộng đồng ; và “Cả tàu “ chỉ một tập thể , cộng đồng đó. Qua biện pháp ẩn dụ , hình ảnh đàn ngựa đã được nâng lên , mang một lớp nghĩa mới : khi một cá nhân bị gặp khó khăn bất trắc thì cả tập thể cùng lo lắng , bất an, chia sẽ cho nhau ; để cùng vượt qua khó khăn đó.
    Qua câu tục ngữ đầy ý nghĩa này, ông cha ta xưa muốn nhắc nhở chúng ta rằng , là một con người sống trong một tập thể mình phải biết chia sẻ khó khăn cho nhau,yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.

    Tình thương , sự sẽ chia luôn là nguồn dộng lực lớn lao cho chúng ta sức mạnh. Từ thuở bé , chúng ta luôn cảm nhận đươc tình cảm yêu thương từ gia đình. Khi lớn lên, mỗi lần vấp ngả gia đình luôn là điểm tựa vững chắc cho mỗi chúng ta. Bên cạnh đó còn là những người bạn cùng đồng cam cộng khổ vượt qua khó khănTrong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào; giàu sang phú quý hay thiếu thốn nghèo hèn, khi trẻ trung mạnh khỏe hay già nua đau ốm, con người vẫn phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của kẻ khác. Cho nên, tinh thần tương thân tương trợ rất cần thiết cho mọi người trong xã hội. Không những con người mà ngay cả loài vật vẫn phải sống hợp quần. Tất cả những cảnh vật ngoại giới, từ hạt bụi nhỏ bé đến quả đất to lớn chúng ta đang sống; từ sông ngòi biển cả đến núi rừng đồng ruộng; từ đám mây trên trời đến những cành hoa trong vườn đều có sự tương quan, tương duyên với nhau. Nếu không có tình thương vạn vật khó mà tồn tại. Do đó tình thương là chất liệu thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta.
    ==> Còn tiếp

    Trả lờiXóa
  10. ==> Phần tiếp theo của đề:"Một con ngựa đau,cả tàu bỏ cỏ "

    Trong suốt mấy tuần qua, báo đài đưa tin về những khó khăn tinh thần, vật chất mà người dân miền Trung phải gánh chịu ; nhưng với tấm long nhân ái của mình các dứa con của đất nước hình chữ S này luôn hướng về cội nguồn của mình, cùng chung tay xóa đi những khó khăn đó. Cũng bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” mà chúng ta không tiếc nhường cơm sẻ áo cho đồng bào, những con người có cùng một nòi giống rồng tiên. Vì những đức tính ấy mà người Việt chúng ta luôn tạo nên một làn sóng yêu thương vây khắp, những người con của đất Việt cho dù có đi đâu, làm gì đều một lòng hướng về dân tộc.Bên cạnh những tấm lòng đáng quý đó còn bao kẻ chỉ vì đồng tiền mà làm mất đi phẩm giá của mình,bán đi sinh mệnh quý già của bao con người vô tội. Những hành động đó cần lên án và chừng trị một cách thích đáng
    Là một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường , chúng ta có rất nhiều cách mang lại tình thương cho những người gặp khó khăn xung quanh. Đó chỉ là một cử chỉ quan tâm đúng lúc , một chút tấm lòng của mình; nhưng xuất phát từ trái tim nên dù nhỏ bé thì vẫn được đón nhận
    Qua câu tục ngữ trên tinh thần tương than tương ái của con người Việt nam càng đươc thể hiện rõ

    Trả lờiXóa
  11. Các em chú ý trong cách dùng từ. Không thể gọi tác giả của tục ngữ là "Nhà thơ dân gian" được.

    Trả lờiXóa
  12. Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về câu tục ngữ" Kiến tha lâu cũng đầy tổ".
    Bài làm:
    Từ ngàn xưa dân tộc Việt Nam đã có những truyền thống tốt đẹp trong chặng đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước.Người xưa qua những câu tục ngữ, ca dao đã bày tỏ ý kiến của mình về đức tính rất quý báu của người lao động. Đó là đức tính cần cù, chịu khó, chịu khổ trong lao động và ý thức tiết kiệm trong cuộc sống thường ngày, được thể hiện qua câu tục ngữ: "Kiến tha lâu cũng đầy tổ".
    Câu tục ngữ xuất hiện hình ảnh con kiến, một con vật bé xíu nhưng bù lại, đó là loài côn trùng bậc thầy về sự cần cù, khéo léo, siêng năng. Hình ảnh "kiến tha mồi" là một hình ảnh ẩn dụ, gợi cho ta liên tưởng đến sự làm lụng chăm chỉ, siêng năng gom góp.Kiến thì nhỏ tí, tổ to tù và ở trên cành cây cao vót. Việc tha mồi từ dưới đất lên tổ là một việc khó khăn vất vả vô cùng. So sức kiến với cái tổ, thì tưởng chừng không bao giờ kiến tha được đầy. Thế mà tổ kiến có lúc đầy mồi. Đó là vì kiến chịu khó tha lâu không nản chí. Hình ảnh "mồi đầy tổ" là hình ảnh ẩn dụ cho công việc tốt đẹp, những thành quả, công sức lớn lao đạt được.
    Câu tục ngữ nằm trong chuỗi đề tài lao động, thuộc chủ đề công lao- thụ hưởng. Từ những công lao mà ta bỏ ra, thì ắt cái thụ hưởng cũng sẽ lớn lao hơn nhiều. Câu tục ngữ ngụ ý rằng nếu chúng ta chăm chị, siêng năng, chịu khó góp nhiều cái nhỏ thì sẽ tích luỹ được cái lớn.Qua câu tục ngữ, ông bà ta muốn khuyên nhủ con cháu nên siêng năng, chăm chỉ làm việc thì sẽ “tích tiểu thành đại”, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Như chú kiến bé nhỏ kia, việc tha mồi đầy tổ là một việc lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì và chăm chỉ không ngừng.
    Kiên nhẫn, chịu khó làm việc, thì việc khó khăn đến đâu cũng có ngày làm xong. Bản thân chúng ta, sống trong thời đại mới, cũng cần phải rèn luyện cho mnih2 tính kiên trì, siêng năng, chăm chỉ thì mọi việc ắt hẳn sẽ thành công.Tiết kiệm từ việc nhỏ, tích trữ lâu ngày sẽ có món lớn hơn. Từ đó, con người cũng quý trọng hơn, cân nhắc kỹ hơn khi sử dụng tiền bạc, vật chất do mình tạo ra, do mình tiết kiệm được.
    Mặt khác,do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, hưởng thụ từ bên ngoài tràn vào, một bộ phận lớp trẻ ngày nay quay lưng lại với giá trị truyền thống của dân tộc, thích ăn chơi hưởng thụ xa hoa, lười lao động, hay đòi hỏi mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân mình với gia đình, với xã hội, chỉ muốn “làm chơi" nhưng "ăn thật", thậm chí không làm mà vẫn có thật nhiều tiền để tiêu xài những thứ tiện nghi sang trọng, đắt tiền.
    Học tập đức tính cần cù, tiết kiệm là học cách sống của cha ông ta xưa. Những phẩm chất đó đã tạo nên hình ảnh con người Việt Nam cần cù, yêu lao động và sống tiết kiệm trong khả năng, điều kiện của mình.
    Các liên tưởng tương đồng với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng có trong cuộc sống sinh hoạt gần gũi, đã làm cho triết lí khô khan, những tư tưởng, đạo lí trở nên dễ thuộc, dễ hiểu.
    Người lao động bằng kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ, đã đúc kết được câu tục ngữ rất chí lý về tinh thần tiết kiệm mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua câu tục ngữ trên,ta thấy người Việt Nam coi trọng lao động, tính bền bỉ và siêng năng.Lối sống thực dụng, sống xa hoa, lãng phí hoàn toàn xa lạ với cách sống giản dị của con người Việt Nam. Đọc những dòng tục ngữ, ca dao của người xưa; chúng ta càng trân trọng cha ông xưa đã để lại cho đời sau nhiều bài học quý giá. Sống giản dị, tiết kiệm; sống lao động cần cù; sống bằng sức lao động của chính bản thân là cách sống đẹp, sống có nhân cách cao cả.
    10a9-stt:19

    Trả lờiXóa