Trong một tờ báo, tôi đã đọc được câu nói của một nghệ sĩ khá nổi tiếng là: “Đời người chỉ là một dãy phố không hơn,và người ta cứ phải đi mãi, đi tiếp cho đến hết con đường của mình”. Câu nói tuy định vị được chiều dài của cuộc đời, nhưng lại phảng phất sự chán nản và mệt mỏi. Đột nhiên, tôi nghĩ giá như người nghệ sĩ đó đọc được câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Lời khuyên ấy có thể coi là một cẩm nang cho cuộc sống.
Câu nói đó thể hiện sự toàn mỹ của cả hình thức lẫn nội dung. Điều đặc biệt là sự lặp đi lặp lại từ “khó” đến ba lần. Tuy được lặp lại ba lần nhưng ý nghĩa của mỗi lần từ “khó” lặp lại là hoàn toàn khác nhau. Do đó có thể nhận định đây là mấu chốt đóng vai trò nguyên nhân và gợi hướng giải quyết cho toàn câu. Từ thứ nhất gắn với từ “đường đi”. Dù đường đi mang nghĩa thực hay ẩn dụ để chỉ đường đời : không gian nào trắc trở, khó ở đây được dùng để nhấn mạnh một tính chất khách quan. Ngay sau đó, tác giả sợ tính bi quan của ba chữ đầu có thể làm chìm ý tưởng của câu nên đã đặt tiếp theo một từ mang giá trị “không khó”. Từ này với chức năng của màu sắc phủ định từ “khó” thứ nhất, nhưng về nghĩa chung lại đề cập đến khả năng có thể khắc phục. Chữ “khó” thứ ba thì hoàn toàn là cái nhìn chủ quan của con người trước thực tại. Minh chứng cho điều đó là cụm từ: “vì lòng người” ngay sau đó. Ba trạng thái khác nhau của cùng một từ “khó”, Nguyễn Bá Học đã bày ra : một là sự khó khăn khách quan do thực thể vật chất hoặc do những trở ngại trên đường đời gây nên, hai là sự nhận thức chủ quan của con người trước khách quan ấy. Hai đối tác ấy có thể hoà nhập vào nhau mà nhân tố chủ yếu là tinh thần vượt khó, sự quyết tâm để nhận ra rằng điều ấy là không “khó”. Trong câu nói của Nguyễn Bá Học có sử dụng tính ẩn dụ của hai từ “sông” và “núi”. Cặp từ “sông” và “núi” mang hai ý nghĩa, một là đại diện cho những vật thể hùng vĩ của tự nhiên, hai là sự hình tượng hoá những khó khăn to lớn trở ngại trên đường đời. Nguyễn Bá Học đã đưa ra một nhận định: “Tất cả khó khăn dù là vật thể hay chính con người đều có thể vượt qua bằng ý chí và nghị lực của mình. Đường đời của mỗi con người đều không bao giờ bằng phẳng, mỗi người đều có những trở ngại “ngăn sông cách núi” của riêng mình. Điều quan trọng là sự thành công của mỗi người, chính là dám vượt qua những khó khăn ấy. Đó chính là sự thử thách để luyện con người trước khó khăn. Nói như vậy không phải là ủng hộ những người nông nổi cứ thấy khó khăn là ào đến mà không suy nghĩ. Nhiệt tình, xông xáo là rất tốt nhưng cần phải có sự đánh giá của mình để ước lượng sự khó khăn và sức mình. Từ đó, tìm ra cách tốt nhất nhằm đạt đến thành công cao nhất để vượt qua khó khăn. Nếu dân Việt Nam khiếp sợ trước thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ với các vũ khí giết người tối tân thì ngày nay, chúng ta không thể có được một đất nước tươi đẹp. Trang sử Việt Nam không thể chói ngời lên những chiến tích vì đất nước anh hùng. Kết thúc hai cuộc kháng chiến, Việt Nam bước lên xây dựng xã hội. Nhân dân ta đã đồng tâm hiệp lực san bằng khó khăn, đem lại những kết quả khích lệ trong nền kinh tế, giáo dục, . . . . Trước mắt chúng ta còn rất nhiều “ngăn sông cách núi” phải vượt qua và san lấp. Rõ ràng ý nghĩa cũa câu nói không chỉ dừng ở không gian tự nhiên mà còn nâng độ chuẩn xác lên phạm vi rộng lớn về đường đi của một quốc gia.
Hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa cũa câu nói, ta càng thán phục đôi mắt nhận thức hết sức hợp lý cho những khó khăn trên đường đời, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Nguyễn Bá Học. Khó khăn vẫn còn nhiều, đòi hỏi chúng ta sáng suốt, nhanh nhạy dự đoán trước.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
*NX:- Về hình thức, bài đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng.
Trả lờiXóa- Về nội dung, Mở bài "Lời khuyên ấy có thể coi là một cẩm nang cho cuộc sống" thì mình nghĩ là chưa bổ sung rõ ràng cho câu trước, phần giải thích nêu rõ được luận điểm của đề bài, dẫn chứng phù hợp, nhưng cần đi sâu hơn để lí lẽ thuyết phục hơn.