Tìm kiếm Blog này

24 thg 10, 2009

Lý thuyết KTC đợt 2 0910

Lý thuyết:(2 điểm)
-Giá trị nội dung và nghệ thuật của ca dao, tục ngữ-
-Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Các em có thể trả lời các câu hỏi như:
1.Hiểu biết về giá trị nội dung và nghệ thuật của Ca dao-Dân ca VN
2. Cho biết vài nét về tục ngữ VN
3.Các quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
4. Nêu các nhân tố tham gia QT HĐGT bằng NN?
5. Các chức năng của HĐGT bằng NN?
.................

16 nhận xét:

  1. 10a8_39_2009-2010
    Nội dung của ca dao dân ca:

    *** Khái niệm :
    Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.Dân ca khác ca dao ở chỗ kết hợp giữa lời với giai điệu nhạc.
    *** Nội dung ca dao, dân ca :
    Phong phú, đa dạng, nổi bật nhất là ca dao yêu thương tình nghĩa,than thân, châm biếm, hài hước
    *** Giá trị của ca dao dân ca: có giá trị tư tưởng, gía trị nghệ phản ảnh tâm tư tình cảm của nhân dân lao động
    *** Chủ đề: trong các chủ đề của ca dao yêu thương, tình nghỉa có tính trữ tình nhân đạo thể hiện tâm tư, tình cảm cũa những người đang yêu nhau

    Trả lờiXóa
  2. 10a8_39_2009-2010
    Nghệ thuật của ca dao dân ca

    Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẫn dzụ và biểu tượng truyền thống của người bình dân
    các hình thức lặp lại đễ diễn ý
    ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ gần gũi với ngôn ngữ nói nên rất giản dị, đa nghĩa

    Trả lờiXóa
  3. Câu trả lời như vậy chưa đủ ý đâu. Mới chiếm 70%.
    Nên tham khảo cả skg và bài ghi mới trọn điểm

    Trả lờiXóa
  4. Trong SGK hết rồi đó cô, hýk :(

    Trả lờiXóa
  5. Phần nội dung: thỳ iem ghya hết trong SGK và trong tập
    kòn Phận Nghệ Thuật: thỳ trong tập iem thấy ghy là trong SGK, nên e chỹ viết trong SGK..

    Trả lờiXóa
  6. Vậy là em trích còn thiếu đó, mở ra xem lại đi

    Trả lờiXóa
  7. Câu hỏi:
    Bạn hãy nêu những hiểu biết của mình về ca dao, tuc ngữ?
    Trả lời:

    ***Ca dao

    Ø Nội dung:
    Không chỉ là lời than thở về cuộc đời, cảnh ngộ đắng cay, mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất con người, muốn phản kháng, chống lại xã hội phong kiến (ca dao than thân)
    Nhằm tạo ra tiếng cười và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội (ca dao hài hước, châm biếm)
    Diễn tả đời sống nội tâm của con người (ca dao yêu thương, tình nghĩa)

    Ø Nghệ thuật:
    Là thể loại trữ tình bằng văn vần
    thường sử dụng thể lục bát hoặc lục bát biến thể, song thất lục báy, vãn bốn, vãn năm
    Hình ảnh so sánh, ẩn dụ và mang tính biểu tượng quen thuộc với người bình dân
    Có tính lặp lại (kết cấu, hình ảnh, dònh thơ mở đầu hoặc 1 từ, cụm từ) để diễn đạt ý.
    Là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn gần gũi với lời nói, giản dị, quen thuộc, giàu tính biểu cảm, đa nghĩa và mang đậm màu sắc địa phương và dân tộc
    Có mô típ riêng
    Sử dụng nghệ thuật trào lộng dân gian, ngôn ngữ gây cười, phép đi lập, nói quá (ca dao châm biếm, hài hước)



    Ø Giá trị: giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thật tâm tư, tình cảm của nhân dân.



    Ø Chủ đề: có nhiều chủ đề khác nhau nhưng nổi bật nhất là ca dao yêu thương, tình nghĩa; ca dao than thân: ca dao hài hước, châm biếm. Trong đó, ca dao yêu thương, tình nghĩa có tính trữ tình cao nhất.

    **** Tục ngữ
    Ø Đề tài:
    Nói đến các hiện tượng tụ nhiên và quan hệ của con ngườivới tự nhiên
    Các quan hệ gia đình, dòng họ
    Tính khí, tính cách, phẩm chất đạo đức của con người

    Ø Những nội dung trên được thể hiện qua các cặp chủ đề đối lập hoặc có quan hệ nhân quả với nhau như thiện-ác, may mắn-tai hoạ, tốt-xấu, nguyên nhân-kết quả, khôn-dại…

    Ø Nghệ thuật:
    Diễn tả nội dung tư tưởng bằng hình thức phán đoán
    Lời nói có tính nghệ thuật và ngắn gọn
    Những phương pháp nghệ thuật chính là: hiệp vần, tạo các hình thức đối xứng, sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ
    Có tính khoa học-triết lí dân gian

    Ø Giá trị:
    Đúc kết kinh nghiệm sống, king nghiệm lịch sử-xã hội của cộng đồng
    Là kho tàng tri thức bách khoa dân gian, là sách giáo khoa của cuộc sống
    giá trị nhận thức và giáo dục sâu

    Trả lờiXóa
  8. Mình xin phép bổ sung thêm về phần Định nghĩa chung của ca dao,dân ca và tục ngữ.
    * Ca dao,dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần,diễn tả đời sống nội tâm của con người.Dân ca khác ca dao ở chỗ kếp hợp giữa lời với giai điệu nhạc.
    * Tục ngữ là thể loại lời nói có tính nghệ thuật,đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

    Trả lờiXóa
  9. Mình 'xí' phần tục ngữ nha

    +Khái niệm:
    Tục ngữ là thể loại lời nói có tính nghệ thuật,đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người.
    +Nội dung:
    -Nói về các hiện tượng tự nhiên và quan hệ của con người với tự nhiện
    -Nói về đời sống vật chất
    -Nói về quan hệ gia định, dòng họ
    -Lời nói, tính khí, tính cách, phẩm chất đạo đức
    +Nghệ thuật:
    -tục ngữ diễn đạt nội dung tư tưởng bằng các hình thức phán đoán
    -Hình thức thể hiện của tục ngữ là lời nói có tính nghệ thuất ngắn gọn
    -Những phương thức nghệ thuật chính của tục ngữ là hiệp vần,tạo các hình thức đối xứng, sữ dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ
    -Có tính triệt lý, khoa học

    (Có gì cô và các bạn cho ý kiến nha)

    Trả lờiXóa
  10. Cô ơi cho con hỏi, chỉ cần trả lời phần nội dung và nghệ thuật thôi chứ ko có phần giá trị, chủ đề, đề tài của CD,DC,TN phải ko cô?????

    Trả lờiXóa
  11. Võ Thành Phát-23-10A9-0910lúc 06:38 28 tháng 10, 2009

    Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ “Một giọt màu đào hơn ao nước lã”.
    Đề làm
    Trong kho tàng tục ngữ của người Việt Nam có rất nhiều câu đề cao ý nghĩa tích cực của những cách ứng xử có nhiều tác dụng xây dựng và củng cố quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Vấn đề được nhắc đến ở đây chính là mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Tác giả dân gian đã rất khéo léo khi đúc kết được câu tục ngữ “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” để khẳng định về vấn đề trên đây.
    “Giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong cùng một gia đình, cùng chung mối quan hệ huyết thống, còn “ao nước lã” tượng trưng cho những người không có chung quan hệ huyết thống. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối lập “một-ao” rất khéo léo và tinh tế để khẳng định tính chất của câu tục ngữ. Mặc dù chỉ là một giọt máu đào bé nhỏ, ít ỏi nhưng nó vẫn quý hơn một ao nước lã. Những người có quan hệ họ hàng với nhau dù xa xôi cách mấy đời thì vẫn quý hơn những người luôn ở gần chúng ta nhưng không có quan hậ họ hàng gì. Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đề cao mối quan hệ huyết thống trong gia đình.
    Đã là người thì chúng ta rất cần có được một gia đình ấm áp, hạnh phúc, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau tạo nên những điều tốt nhấtcho nhau để hướng tới hạnh phúc. Chắc hẳn gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững cgắc để chúng ta lớn lên và hình thành nhân cách, trở thành người tốt.Tình càm gia đình không chỉ là mối quan hệ huyết thống mà còn là người bạn , người thân của mình.
    Những gia đình hạnh phúc là phải giúp đỡ nhau, là chỗ dựa tinh thầnkhi cần thiết. Gia đình là cái nôi của xã hội, nếu có nhiều gia đình hạnh phcú thì cũng sẽ hình thành một xã hội phát triển, văn minh. Qua đó, chúng ta cũng cần phê phán nặng tay với những ai đã xem nhẹ tình cảm gia đình, không coi trọng tình thân. Họ coi trọng các thứ cơ sở vật chất, coi trọng bản thân hơn là tình cảm gia đình. Những người chỉ biết sống hưởng thụ một mình. Đồng thời những hành động, thái độ đó của họ như một thau nước lạnh dội vào ngọn lửa ấm áp của gia đình.
    Vì thế chúng ta phải có nhận thức đúng đắn trong tình cảm gia đình. Trách nhiệm của bậc con cái là phải hiếu thảovới bậc sinh thành…đặc biệt là phải làm tròn bổn phận, nghĩa vụ học tập của bản thân nhằm xây dựng xã hội sau này. Có lẽ xã hội cũng nên có một phần trách nhiệm nào đó trong việc hình thành nhân cách của các em. Bước vào thế kỉ mới nhưng tại sao lại còn xảy ra chiến tranh, xảy ra những tranh chấp về kinh tế-chính trị để rồi xã hội không yên bình gây ra cảnh mồ côi cho các đứa trẻ. Chúng sẽ trở nên lạc lõng, thiếu giáo dục để rồi trở thành những kẻ lạc lối, gây nguy hại cho xã hội. Nói xã hội có trách niệm không cũng không đúng. Bậc cha mẹ phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc giáo dục các em. Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” mang đậm giá trị, quan niệm về lối sống coi trọng quan hệ huyết thống của nhân dân ta.
    “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, chúng ta hãy coi trọng tình cảm gia đình, tôn trọng và góp phần hình thành một gia đình ấm áp và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  12. Vương-Tuấn-Anh-03-10A9-0910lúc 06:39 28 tháng 10, 2009

    Đề : Cảm nhận của em về câu tục ngữ “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
    Bài làm
    Tục ngữ Việt Nam là một kho tàng quý giá cất giữ niềm tin, nhận thức, tư tưởng, phản ánh xã hội xưa và nay của nhân dân ta. Có thể nói tực ngữ là túi khôn, là tri thức bách khoa dân gian của dân tộc.
    Đề tài của tục ngữ vô cùng đa dạng và phong phú. Chúng nói về các hiện tượng tự nhiên, quan hệ giữa con người va thiện nhiên, nói về đời sống vật chất, tinh thần, về các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và xã hội…nhưng nổi bật hơn cả là đề tài lao động với cặp chủ đề công lao - hưởng thụtrong câu tục ngữ sau:
    “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
    Có lẽ khi đọc câu tục ngữ này lên thì ai cũng biết nó có nghĩa là “ tay có làm thì hàm mới có nhai, tay không làm thì hàm không có cái để nhai” nhưng câu tục ngữ này không mang ý nghĩa đơn giản như thế mà nó còn mang một ý nghĩa khác – một ý nghĩa giáo dục con người.
    Trong câu tục ngữ xuất hiện nhiều hình ảnh “ tay làm, hàm nhai, tay quai, miệng trễ” tượng trưng cho sức lao động, thành quả đồng thời là sự công bằng trong xã hội. Hình ảnh “tay làm” thể hiện sức lao động của con người. Ngược với hình ảnh này là hình ảnh “tay quai” thể hiện sự lười biếng, không làm việc. Nếu như chăm chỉ, cần cù thì bản thân sẽ nhận được thành quả “hàm nhai” xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Một ví dụ đơn giản trong môi trường học đường đó chính là những bạn học sinh giỏi. Có phải là tự nhiên mà họ học giỏi hay là họ phải cố gắng học tập ngày đêm ở nhà lẫn ở trường để được như thế? Trên đời đúng là có những người khi sinh ra đã rất thông minh nhưng nếu như họ không cố gắng tích lũy thêm kiến thức thì làm sao có thể trở thành giỏi được.
    Những hình ảnh hoán dụ đơn giản, bình dị, gắn bó thân thiết với mỗi người nhưng thể hiện nhiềy ý nghĩa sâu sắc : “ Có lao động thì mới có thnàh quả; không lao động sẽ không có thành quả, không tạo ra được của cài vật chất. Nổi bật trong câu tục ngữ là nghệ thuật đối lập giữa vế một “tay làm hàm nhai” với vế hai “tay quai miệng trễ”, kèm theo đó là cặp từ đối nhau như tay làm đối với tay quai, miệng nhai đối với miệng trễ đã một phần nào đó nói lên nghệ thuật đặc trưng của tục ngữ Việt Nam.
    Nhờ những liên tưởng đồng thời gắn với những hình ảnh quen thuộc đã làm cho những triết lí khô khan, những tư tưởng đạo đức trở nên dễ hiểu, đơn giản nhưng chắt lọc, thấm nhuần vào tư tưởng người Việt Nam như câu tục ngữ “ Tay lam hàm nhai, tay quai miệng trể” đã nhắc nhở, giáo dục cho bản thân mỗi người nên siêng năng, cần cù lao động và sự công bằng trong việc phân phối thành quả lao động. Còn những kẻ lười nhát, không siêng làm việc thì sẽ chẳng bao giờ có của cải, vật chất, mãi mãi không thể giàu có.
    Để có được thành quả “hàm nhai” xứng đáng, bản thân mỗi người phải biết tự lao động, cố gắng, phải biết nắm bắt những cơ hội, điều kiện đến với mình. Điều kiện và cơ hội chỉ là một phần nhỏ trong thành quả, quan trọng là ở bản thân mỗi người phải làm thế nào. Người biết lao động thì sẽ thành công còn những người lười biếng thì sẽ bị gạt bỏ khỏi xã hội này. Trên mỗi bước đưởng thành công không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.

    Trả lờiXóa
  13. mấy bạn cho mình hỏi:đề bài là:cho biết giá trị nội dung,nghệ thuật thì mình chỉ trả lời ND,NT thôi phải không?cho mình cảm ơn

    Trả lờiXóa
  14. OK. Đề hỏi gì thì trình bày theo yêu cầu đề chứ không phải trình bày tất cả những gì mình biết

    Trả lờiXóa