Tìm kiếm Blog này

9 thg 10, 2009

Đường đi không khó nếu có niềm tin vào bản thân

Nguyễn Bá Học là nhà giáo, nhà văn rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Để khuyến khích việc rèn luyện ý chí quyết tâm cho thanh niên, ông đã có một câu nói đầy ý nghĩa:’’Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông’’.Vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nhận định này.
Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu nhưng nếu quyết tâm, ta vẫn đến nơi một cách an tòan. Núi cao, sông sâu luôn luôn là những trở ngại ngăn bước con người. Trong văn chương, ’’núi, sông’’ là hình ảnh tượng trưng cho thách thức, khó khăn, chông gai trên đường đời. Mặt khác .nó còn là thước đo bản lĩnh con người . Con người cần phải có ý chí, quyết tâm, khắc phục trước thử thách của cuộc đời. Vì thế, câu nói của Nguyễn Bá Học chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trên con đường ta đi, nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu, nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nếu có ngḥi lực và quyết tâm thì vẫn tới đích. Những trở ngại khó khăn mà ta gặp phải trên đường đời cũng không đáng sợ bằng sự ngại khó, thiếu ý chí, thiếu nghị lực của con người. Nếu không có ý chí, chúng ta không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn . Khi gặp trở ngại ta sẽ dễ dàng buông xuôi. Như vậy đường đến thành công còn rất xa, ta không vói tới được.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị cụt cả hai tay, phải viết bằng chân. Nhưng nhờnghị lực và lòng kiên trì, không những ông đạt được thành công mà tiếng tăm của ông ai cũng biết và noi gương theo. Nhìn xa hơn nữa trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã làm nên điều kỳ diệu. Đó làhuyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử trên dãy Trường Sơn Nơi đây còn ghi lại tinh thần yêu nước nồng nàn và quyết tâm sắt đá của tuổi trẻ Điều quan trọng nhất đối với con người là phải có quyết tâm, ý chí bền và nghị lực. Trong truyện ngụ ngôn ‘’Rùa và Thỏ’’, chú rùa không ngại đường xa khó nhọc, mệt mỏi . Chú biết sức ḿnh nên kiên trì theo đuổi mục đích của ḿnh. Và kết quả là chú ta chiến thắng chú thỏ kiêu căng một cách ngọan mục. Còn rất nhiều tấm gương về nhận định trên. Câu chuyện của thầy trò Đường Tăng cũng là một ví dụ điển hình.Thầy trò phải đi thỉnh kinh Phật tận Tây Trúc cách đây hàng ngàn năm, vượt qua bao hiểm nguy, chiến đấu không biết bao nhiêu yêu quái mà vẫn đến Tây Trúc thượng lộ bình an.
Ý kiến trên của Nguyễn Bá Học là bài học quý báu trong việc tu dưỡng và phấn đấu của mỗi người. Chỉ khi nào có bản lĩnh vững vàng, kiên định thì con người mới đạt được mục đích đặt ra. Hãy cố gắng vượt qua mọi gian nan, dù là nghiệt ngã. Đó là điều mà nhà văn Nguyễn Bá Học mong muốn ở thế hệ trẻ Việt Nam với hi vọng họ sẽ làm rạng rỡ non sông. Đó cũng chính là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
‘’Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lắp biển,
Quyết chí ắt làm nên.’’
Thụy Khanh-10a9-0910

2 nhận xét: