Tìm kiếm Blog này

9 thg 10, 2009

Có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu trách nhiệm

Một người có bao nhiêu vị trí, vai trò, chức năng trong các mối quan hệ xã hội thì người đó có bấy nhiêu trách nhiệm. Đó là trách nhiệm thành viên của mỗi người trong quan hệ gia đình; trong cộng đồng; tổ chức xã hội; trách nhiệm công dân trong quan hệ với đất nước; trách nhiệm phục vụ nhân dân, là công bộc của dân, của cán bộ,công chức… Trong số đó, trách nhiệm với cộng đồng là có nội hàm lớn và đáng để nói nhất. Sau đây, em xin được trình bày suy nghĩ của mình để làm rõ hơn về vấn đề “Trách nhiệm của công dân với cộng đồng”.

Trước tiên là hai chữ “trách nhiệm”. Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là phần việc được giao, nghĩa vụ phải làm tròn theo cương vị, chức trách của mình. Trách nhiệm là một khái niệm kép, vừa thuộc phạm trù đạo đức vừa thuộc phạm trù pháp luật. Vậy còn cộng đồng? Cộng đồng có thể dịch nôm na là xã hội.Tóm lại trách nhiệm của công dân với cộng đồng chính là nghĩa vụ mà mỗi công dân cần phải làm cho xã hội.

Trách nhiệm của công dân với xã hội là rất rộng lớn, chẳng hạn như: phải tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước, kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, nộp thuế đúng kỳ đúng số, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc, cần, kiệm ,xây dựng nước nhà.

Người có ý thức trách nhiệm là người có sự nhận thức nông, sâu, tường tận về nghĩa vụ phải hoàn thành trong mối quan hệ nhất định. Ngược với họ là những kẻ có thái độ vô trách nhiệm chỉ nghĩ đến bản thân mà không biết lo cho người khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Mỗi người có ba trách nhiệm: trước Đảng, trước dân, trước công việc. Trong ba trách nhiệm đó, trước hết cần cần có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, trước nhân dân để làm thật tốt rồi mới đem kết quả đó mà báo cáo với cấp trên, với Đảng”. Rõ ràng trách nhiệm trong công việc theo Bác là quan trọng nhất. Tại sao? Hãy thử nghĩ mà xem nếu một ngày nào đó mọi người đều trở nên vô trách nhiệm thì sao? Công an không màng đến an ninh trật tự, người lính bỏ phiên trực đi chơi ,bác sĩ không lo xem bệnh mà trốn đi xem đá bóng thì sẽ thế nào? Tội phạm sẽ mặc sức hoành hành , Tổ quốc thì lâm nguy, dịch bệnh thì bùng phát, sản xuất kinh tế đình đốn, mọi thứ sẽ trở nên hỗn độn vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Viễn cảnh sẽ không chỉ là tưởng tượng nếu mỗi người chúng ta không có ý thức trách nhiệm ngay từ bây giờ. Mỗi người cần phải nâng cao ý thức rách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
10a8-38-0910

1 nhận xét:

  1. Stt: 22-lop10A8-0910lúc 21:43 13 tháng 10, 2009

    Mình thấy bài của bạn hay đó, hay nhất là cái đề , sáng tạo lắm:”Có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu trách nhiệm”. Bố cục cũng rõ ràng, ng đọc dễ nắm được các ý, luận điểm chính. Từ ngữ thích hợp.
    Nhưng mình muốn bổ sung một ý nhỏ, mình nghĩ nó cũng cần thiết.Mình nghĩ bạn cũng nói sơ rồi, đó là phần “Hãy nghĩ xem…tầm kiễm soát” .Nói rõ lợi ích khi thực hiện tròn trách nhiệm đối với cộng đồng.
    VD: Vậy mỗi người khi thực hiện tròn trách nhiệm thì sẽ có lợi ích gì? Lợi ích khi thực hiện tròn trách nhiệm thì rất nhiều, lợi ích ấy không chỉ cho bản thân mình mà còn cho tất cả mọi người xung quanh. Đơn giản và dễ hiểu thì trách nhiệm tuân thủ tốt luật lệ an toàn giao thong là một minh chứng. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm này cũng khá nhiều như: bảo vệ tính mạng cho bản thân và cộng đồng, không để xãy ra các tai nạn đau thương, không gây ùn tắc giao thông, không làm người tham gia giao thông khác khó chịu, bực bội khi tham gia giao thông, ….Và đương nhiên khi thực hiện tốt các trách nhiệm khác của chính bản thân thì sẽ nhận được nhiều lợi ích mà khó có gì có thể mua được.

    Trả lờiXóa