Có nhận định cho rằng ở những vùng đất sỏi đá khô cằn trên hành tinh này vẫn có những cây hoa dại mọc lên và nở thành những chùm hoa thật đẹp. Thế nhưng, tục ngữ lại có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, nghĩa là một mầm xanh muốn đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái thì phải có nước, phân bón để sinh tồn, phát triển cũng như cần sự chăm sóc của bàn tay con người. Vậy chẳng lẽ câu tục ngữ của ông cha ta là sai hay vẫn còn chứa đựng nhiều điều mà ta cần lí giải. Hãy cùng nhau bàn luận để làm sáng tỏ nhận định trên.
Nhắc đến “khô cằn sỏi đá”, ta có thể hình dung được một điều kiện khí hậu đầy khắc nghiệt và thiếu thốn: đất đai bạc màu đến cày lên sỏi đá, thiếu nước thậm chí thiếu sự chăm sóc của con người. Thế nhưng, chống lại cái khắc nghiệt của thiên nhiên, những cây hoa dại vẫn vươn mình lên để sốngvà nở thành những chùm hoa thật sống động. Đó là những bông hoa đầy màu sắc, cũng có thể là một loài cây quý hiếm. Con người cũng vậy, có kẻ giàu, người nghèo. Ở những nơi xa xôi hẻo lánh trên Trái đất này, bệnh tật hay đói kém, vẫn cón tồn tại nhiều trái tim khát khao vươn lên và thành đạt.
Cây cối không thể thiếu ánh mặt trời, hoa không thể rời khỏi mặt đất. Thế nhưng, có một loài hoa mẫu đơn trắng dại đã sống trên vách núi Ngân Bình hang nghìn năm rồi. Trong bài thơ “Tiên nhân động khán hoa”, Dương Tu đã từng viết “Hoa đá mỉm cười, chân ngừng bước” cho thấy mẫu đơn rất đẹp và có từ rất lâu đời. Thế giới loài người cũng rất kiên cường như mẫu đơn vậy, từ xa xưa đến hiện đại, từ chiến tranh đến hòa bình, con người đã biết vượt lên trên số phận để thoát khỏi nghịch cảnh. Sở dĩ được như thế là bởi vì chúng ta đã nuôi dưỡng được ý chí mạnh mẽ từ khi có mặt trên cõi đời này. Đó là niềm tin, hi vọng, ý chí sinh tồn, sống để làm người có ích, sống cho bản thân và sống vì mọi người. Nếu không có khát vọng to lớn ấy thì làm sao con người có thể xây dựng được thành quả như ngày hôm nay. Trải qua một chặn đường gian khổ chống ngoại xâm phương bắc, rồi tới thực dân, đế quốc, sống trong mưa bom bảo đạn, người Việt nam vẫn không lùi bước, dân ta vẫn không ngừng chiến đấu. Mẹ Tổ quốc đã bao lần oằn lưng trước khốn khó để rồi nở hoa độc lập, kết quả tự do. Đảng và nhà nước cùng đồng bào Việt Nam đã vượt qua nạn đói của những năm 1978 đã khiến bao nguời phải đói khổ lầm than. Đến thời bình, từ một nước nghèo khó, tuy Việt Nam đã trở thành một quốc gia đang phát triển, đâu đó vẫn còn nhiều hộ gia đình sống cơ cực, nhưng đã có biết bao tầm gương vượt khó, thành đạt đáng trân trọng : Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã đứng lên mạnh mẻ bằng đôi chân của mình và đem đến cho trẻ thơ nhiều tập thơ bổ ích, mặc dầu thầy đã liệt hai cánh tay khi còn rất nhỏ. Nói chung, không nơi đâu xa cả, ngay trên vùng đất này, trong đất nước Việt nam này ta vẫn có thể tìm thấy nhiều bông hoa đang âm thầm nở rộ - những con người đang cố gắng nổ lực để xây dựng tương lai. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít người đầu hàng trước nghịch cảnh. Họ đã khước từ đi nghị lực sinh tồn, họ chỉ biết chờ đợi điều gì đó một cách vô vọng, phó mặc cho số phận. Nếu như cây xương rồng có thể chiệu được cái nóng đến nghẹt thở bằng bản năng tự nhiên của nó thì con người không thể học cách chấp nhận được hay sao ? Bằng trí tuệ, năng lực và niềm tin ta có thể thay đổi được số phận. Bởi lẻ con người được sinh ra là để sống và nở thành những chùm hoa làm đẹp cho đời. Ở một khía cạnh khác, nếu như trong điều kiện tốt con người có thể sống tốt được hay không và có thể điều chỉnh hành vi của mình được không ? Ta có thể nhìn nhận vấn đề này theo hai góc độ. Người biết đề ra mục tiêu hy vọng, biết học cách sống cho bản thân thì tương lai ngày càng hoàn thiện. Ngược lại, điều kiện gia đình thuận lợi mà không biết đìều chỉnh hành vi của mình thì khó có thể thành công được. Thực tế đã chứng minh điều đó : Một số thanh niên có điều kiện sống tốt, không lo học tập ăn chơi sa đọa. lầm đường lỡ bước. Kết quả là phải bước vào các trường giáo dưỡng, làm khổ người thân, cuộc đời trở nên vô nghĩa. Có được gia cảnh tốt chúng ta phải biết trân trọng, gìn giử và phát huy nó. Nếu không được may mắn như người khác, ta không được tự ti mặc cảm mà càng phải cố gắng đương đầu vuợt qua.
Nếu như cây hoa dại phải đồi mặt với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để sống sót thì đất nước Việt Nam đang đương đầu với nhiều cường quốc trên thế giới. Trong thời kỳ hội nhập, giao thoa với các nền kinh tế, chúng ta chỉ là một nước nhỏ đang phát triển vừa mới đi vào hoạt động, nhiếu thế lực mạnh đang đe dọa thì việc thích nghi và đề ra chiến lược là quyết định cho sự sống còn của một đất nước. Nếu như vậy cuộc đời học sinh là một môi trường cũng không kém phần khắc nghiệt, chúng ta phải biết đón lấy những tinh hoa, những kiến thức, những bài giảng tinh túy của tháy cô để những cây hoa học sinh nhỏ bé có thể đơm hoa kết trái. Nhận thức được điều đó, bản thân mỗi chúng ta cần phải biết rèn luyện ý chí mạnh mẽ, không quản ngại gian khổ, dám đương đầu với thử thách và sẵn sang vượt qua nó. Đường đời cũng như những vùng đất trải đầy sỏi đá, bước vào xã hội, ta nhận thấy nó còn khắc nghiệt hơn cái nóng tức tối của sa mạc , cái lạnh lẽo ở Bắc cực. Học sinh chúng ta – những mầm xanh tương lai của đất nước cần phải dũng cảm chiến đấu, sống và học tập hết mình để trở thành những bông hoa đẹp phục vụ xã hội. Gia đình và nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng con em đi đến một tương lai tốt đẹp. Đảng và nhà nước cần phối hợp, tạo điều kiện cho những học sinh còn nghèo khó có thể đến trường học tập và rèn luyện, góp phần xây dựng nhà nước XHCN vững mạnh, biến những vùng đất khô cằn trên trái đất này trở nên tươi đẹp và lành mạnh hơn.
Nói tóm lại, dù một lòai cây cỏ hay con người, dù trong hòan cảnh, môi trường khắc nghiệt vẫn có thể đạt đến đỉnh cao của nó. Thực vật thiếu nước vẫn có thể sinh tồn nhưng con người thì không thể thiếu được ý chí và niềm tin. Hãy luôn cố gắng sống, vươn lên và vượt qua nghịch cảnh bởi lẽ hoa dại có thể sống sót ở những nơi khô cằn nhất, hoa dại vẫn có thể trở thành loài hoa đẹp nhất trên đời này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét