Tìm kiếm Blog này

10 thg 10, 2009

Ý nghĩa một số câu tục ngữ quen thuộc

Các em hãy giải thích ý nghĩa những câu tục ngữ:
1. Các câu có trong SGK Ngữ Văn 10 ( Nâng cao) và (Chuẩn)
2.Các câu tực ngữ thương gặp trong cuộc sống...
VD:
-"Uống nước nhớ nguồn"
-"Tình ngay lý gian"
-"Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng"
-Không thầy đố mày làm nên
-Học thầy không tày học bạn
...
Và những câu tục ngữ khác nữa nhé

18 nhận xét:

  1. Bình luận câu tục ngữ:
    “Một giọt máu đào hơn ao nước lả”
    Bài làm
    Tục ngữ Việt Nam giàu và đẹp. Đẹp ở cách diễn đạt ngắn gọn nhưng có tính khoa học - triết lí cao, lời nói có tính nghệ thuật. Thể hiện quan niệm của nhân đân về mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Tiêu biểu như câu tục ngữ:
    “Một giọt máu đào hơn ao nước lả”
    Trong câu tục ngữ xuất hiện hai hình ảnh ẩn dụ đặc sắc là “giọt máu đào” và “ao nước lả”. “Giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong gia đình hoặc họ hàng và có quan hệ huyết thống. Ngược lại hình ảnh “ao nước lả” lại thể hiện mối quan hệ không khắn khít và không có cùng huyết thống. Ta có thể hiểu câu tục ngữ là một giọt máu đỏ thì quý hơn cả một ao nước lả. Nghệ thuật so sánh hơn đã nêu rõ lên điều đó. Và người có quan hệ họ hang dù xa nhưng vẫn quý hơn những người không có mối quan hệ huyết thống.
    Nhưng lại có câu “Bà con xa nhưng không bẳng láng giềng gần” liệu có mâu thuẫn xuất hiện ờ đây không? Nhưng những người láng giềng kia có yêu thương mình như người trong gia đình học hàng chăng, họ cũng chỉ quan tâm, yêu mến những người trong họ hàng và cùng huyết thồng với họ. Láng giềng với nhau chỉ có bổn phận quan tâm đến nhau thôi. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển nhưng những bạn trẻ lại bỏ quên đi câu “Một giọt màu đào hơn ao nước lả” này, các bạn sống nhưng xem nhẹ gia đình, như việc bỏ bê gia đình để đi và làm theo lời người ngoài và rồi phải trả giá. Vây người cùng huyết thống bao giờ cũng quan trọng hơn người ngoài.
    Câu tục ngữ đã đề cao mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Cũng thể hiện rõ được quan niệm lối sống của dân tộc. Và giáo dục chúng ta phải biết coi trọng người trong gia đình họ hang hơn người ngoài.
    Từ trong cuộc sống gia đình, học sinh chúng ta phải học tập và theo đúng những lời mà người xưa đã gửi gắm qua những câu tục ngữ có tính thiết thực và triết lí sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  2. Đề tài:Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ".
    " Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao".
    Bài làm
    Tục ngữ là một kho tàng văn học quí báu được ông cha ta đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn đời sống, từ đó làm cơ sở để giáo dục con người trong cách đối nhân xử thế. Một trong những đề tài nổi bật của hệ thống tục ngữ là quan hệ gắn bó giữa những thành viên trong gia đình. Điều đó được thể hiện rõ qua câu nói: "Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn toà ngói cao".
    Xuyên suốt câu tục ngữ là một loạt hình ảnh quen thuộc hiện lên:"quán, nhà, lều tranh, tòa ngói cao". Trong đó, "quán và lều tranh" là tượng trưng cho hoàn cảnh sống bấp bênh, tạm bợ. Còn "nhà và toà ngói cao" là tiêu biểu cho sự giàu có, sung túc. Người xưa đã khéo léo sử dụng những hình ảnh ẩn dụ này kết hợp với từ ngữ so sánh "hơn" qua đó gửi gắm một ý nghĩa to lớn: dù cuộc sống có là ngôi nhà no ấm hay toà ngói đầy lộng lẫy nhưng vẫn không thay thế được mái lều tranh tràn đầy tình cảm. Câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn thể hiện một lớp nghĩa rộng hơn. Trong cuộc sống, bất kể giàu hay nghèo,khó khăn hay thuận lợi, thành viên trong gia đình phải biết trân trọng lẫn nhau, đừng gạt bỏ tình cảm của nhau để theo gót cái giàu sang phú quý.
    Từ xưa đến nay, tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong gia đình đã trở thành môt truyền thống son sắc và đáng quý. Tình thương yêu chính là cơ sở để bồi đắp tình cảm, là niềm tin để vượt qua bão táp và xây dựng gia đình hạnh phúc. Dù thời gian có trôi đi, cuộc sống có thiếu thốn, thế giới có đổi thay nhưng tình cảm thì không bao giờ thay đổi. Đó chính là ân nghĩa, là lẽ sống mà mỗi người cần phải có. Nếu sống chỉ biết nghĩ đến vật chất mà quên đi quan hệ huyết thống đáng trân trọng ấy thì sẽ không bao giờ nhận được hạnh phúc.
    Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn tồn tại những con người không biết quí trọng tình cảm gia đình,lấy đồng tiền làm phương tiện để sống,quay lưng ngoảnh mặt ngay cả với những người thân yêu nhất của mình. Đối với những con người như thế, cuộc sống của họ thật nhạt nhẽo, nhàm chán, bị người đời cười chê, đáng bị xã hội lên án.Tác giả dân gian đã phê phán hiện tượng đáng buồn ấy qua một số câu thành ngữ như "Ăn cháo đá bát", "Có trăng quên đèn"...
    Tiền không thể mua được tình cảm, nhưng, không có tiền ta sẽ không có đầy đủ điều kiện để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết dung hòa giữa cuộc sống vât chất và tinh thần để mọi người trong gia đình có thể hưởng thụ một cuộc sống trọn vẹn. Bản thân tôi, tôi sẽ luôn cố gắng rèn luyện đạo đức, sống có nghĩa, yêu thương gia đình đồng thời phấn đấu học tốt để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
    Qua câu tục ngữ trên, ta thấy được những lời răn dạy quí báu của ông cha ta, đó chính là hành trang bước vào đời của mỗi con người. Qua đó ta nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của mình không chỉ là hiểu mà còn phải gìn giữ tình cảm gia đình bằng tất cả lí trí và hành động của mình bởi lẽ gia đình chính là cái nôi vững chắc để đào tạo một con người trưởng thành.

    Trả lờiXóa
  3. bai nay cung kha hay^.^

    Trả lờiXóa
  4. cam on ban rat nhiu

    Trả lờiXóa
  5. hay mà tự tin lên bạn sẽ làm được
    hãy tin vào chính mình
    trên cả tuyệt vời!
    HIHI...

    Trả lờiXóa
  6. Bài này đã học hơn 40 chục năm rồi,nhưng hôm nay đọc lại vẫn thấy hay,thanks ai đó đà post lên

    Trả lờiXóa
  7. Aj đó có thể post bàj hay hơn dc ko? Mk làm bàj TLV số 3 vs

    Trả lờiXóa
  8. bai lam wa do luon sax mau a

    Trả lờiXóa
  9. nhung cg co tinh than trach nhiem va co y thuc lam bai

    Trả lờiXóa
  10. may dua ma che bai viet cua nguoi ta thiet la CHACHO

    Trả lờiXóa
  11. Hay nhung thieu dan chung

    Trả lờiXóa