Tìm kiếm Blog này

10 thg 10, 2009

Bài viết số 3-Văn biểu cảm-CD than thân

1.Cảm nhận về bài CD than thân số 1-2-3
2.Lời than thân của một cô gái đang yêu trong bài CD số 4 "CD than thân"
3.Từ bài ca dao bắt đầu bằng câu "Con cò́ mà đi ăn đêm", hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay.

47 nhận xét:

  1. Khilàm bài các em nhớ Copy lại đề mà mình làm để các bạn dễ theo dõi...
    Chúc các em chuẩn bị KT thật chu đáo và đạt điểm cao

    Trả lờiXóa
  2. Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân dân. Bên cạnh những bài ca về yêu thương tình nghĩa thì những lời than thở về cuộc đời đau khổ, đắng cay cũng là một đề tài rất tinh tế trong hệ thống ca dao dân ca Việt Nam. Đó là những lời than thân trách phận, tâm tư tình cảm của những con người lao động và họ đã mượn hình ảnh con cò để bày tỏ nỗi lòng của mình.

    “ Con cò mà đi ăn đêm,

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

    _ Ông ơi, ông vớt tôi nao,

    Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.

    Có xáo thì xáo nước trong,

    Chớ xáo nước đục, đau lòng cò con. “

    Hai câu thơ đầu của bài ca dao miêu tả sơ lược hình ảnh con cò _ một hình ảnh quen thuộc,thân thương của làng quê Việt Nam. Cánh cò từ ngàn năm đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái và dòng sữa ngọt dịu của mẹ.

    “ Con cò mà đi ăn đêm,

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. “

    Theo lẽ tự nhiên, cò thường bay đi kiếm ăn vào buổi sáng nhưng trong bài ca dao, con cò tội nghiệp này phải rơi vào nghịch cảnh trái với lẽ thường : cò phải đi kiếm ăn vào ban đêm lạnh lẽo, cô độc.

    Cò không thể nhận biết được những khó khăn trước mắt, những tai nạn rủi ro mà mình sẽ gặp phải, mà vẫn chăm chỉ tìm kiếm thức ăn. Chẳng may “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”, chú cò tội nghiệp gặp khó khăn. Những hình ảnh đó tượng trưng cho người nông dân Việt Nam hiền lành, chất phác, siêng năng,cần mẫn và phải trải qua biết bao vất vả, gieo neo.

    “ _ Ông ơi, ông vớt tôi nao,

    Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. “

    Ba từ “ông”, hai từ “tôi” được lặp đi lặp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong “ông” cứu vớt, đoái thương. Tiếng kêu cứu nghe rất tha thiết, chân thành, tội nghiệp. Cò cất tiếng thanh minh cho hoàn cảnh trớ trêu của mình, rơi xuống ao là do tai nạn không phải có ý định xấu. Nó cũng nhu6 nói đến những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông xưa đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bức trong xã hội : sưu cao thuế nặng, ách thống trị nặng nề… . “Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng“ là lời phân trần, thanh minh : cò đi ăn đêm nhưng không phải kẻ bất lương mà cò hiền lành,lương thiện. Hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân “một nắng hai sương”. Đó là những con người hiền lành, cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó. Ôi thương thay những con người “chân lấm tay bùn” xưa trên mảnh đất giàu tình nghĩa Việt Nam.

    ==> còn tiếp

    Trả lờiXóa
  3. ==> tiếp theo

    Hai câu thơ tiếp theo, cò sợ người đời không tin mình nên đã nói :

    “ Có xáo thì xáo nước trong,

    Chớ xáo nước đục, đau lòng cò con. “

    Hình ảnh ẩn dụ “nước trong”, “nước đục” đã gợi cho chúng ta biết cò là một người rất trọng danh dự. Nếu phải chết, cò muốn chết trong “nước trong” - chết trong danh dự chứ không phải là “nước đục” – một sự tượng trưng cho tai tiếng, nhục nhã và đầy hổ thẹn. Lời của cò còn thể hiện được những khao khát, những nỗi niềm khác nhau. Cò muốn được sống để có thể lo cho con, cho gia đình. Tiếng kêu của nó chân thành, gấp gáp giống như tiếng kêu của một sự cầu cứu. Dù sắp chết nhưng cò vẫn nghĩ đến lương tâm, trách nhiệm của mình đối với các thế hệ con cháu đời sau. Cò sợ đời sau xấu hổ, tuổi thân, phải mang tiếng xấu với đời. Qua lời cò, câu ca dao đã đề cập đến người bình dân Việt Nam rất trọng danh dự, luôn có trách nhiệm với thế hệ sau.

    Bài ca dao ghi lại lời tâm sự của người bình dân xưa trong các hoàn cảnh sống. Lời tâm sự này bày tỏ thái độ phản kháng đầu tiên, phản ảnh ước mơ về một xã hội công bằng, người lao động được đối xử công bằng, tử tế hơn. Thông qua lời tâm sự này, bức tranh về hiện thực của cuộc sống ngày xưa được hiện ra một cách chân thật.

    Qua bài này ta có dịp tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật của ca dao than thân. Nó mang âm điệu giọng thơ một nỗi buồn man mác, giàu chất nhạc và trữ tình. Dùng hình ảnh ẩn dụ, quen thuộc với người bình dân, diễn ý bằng cách miêu tả hình ảnh quen thuộc ấy trong tự nhiên.

    Ca dao than thân đã phản ánh khát vọng của người Việt Nam xưa, ca dao còn khắc hoạ hình ảnh của người phụ nữ trong thời xưa : cam chịu, giàu đức hi sinh. Ca dao than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu cho kho tàng ca dao Việt Nam về nội dung cũng như nghệ thuật. Nó mang ý nghĩa phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái ẩn chứa rất sâu trong đó.

    Trả lờiXóa
  4. eh seo tui dang bai hok dc vay?

    Trả lờiXóa
  5. Thöù naêm,22 thaùng 10 naêm 2009
    CAÛM NHAÄN VEÀ BAØI CA DAO THAN THAÂN (BAØI SOÁ 4).
    STT:25 LÔÙP:10A9 NAÊM HOÏC:2009_2010!!!!!
    Ca dao laø tieáng noùi dieãn taû ñôøi soáng taâm hoàn ,tö töông tình caûm cuûa nhaân daân lao ñoäng qua caùc moái quan heä gia ñình, queâ höông, ñaát nöôùc, tình yeâu ñoâi löùa… Trong kho taøng phong phuù aáy ,beân caïnh nhöõng baøi ca dao yeâu thöông tình nghóa, ca dao haøi höôùc, chaâm bieán nhuõng caâu haùt than thaân luoân ñeå laïi cho ngöôøi ñoïc nhieàu taâm traïng ngaäm nguøi , xoùt xahay caûm thoâng cho nhöõng soá phaän baát haïnh hay nhöõng caâu chuyeän tình yeâu ñoâi löùa trong xaõ hoäi xöa. Ñi vaøo caûm nhaän baøi ca dao soá boán ta seõ coù dòp hieåu saâu saéc hôn veà soá phaän cuûa nhöõng ñoâi löùa yeâu nhau khoâng ñeán ñöôïc vôùi nhau :
    “Hoøn ñaù ñoùng rong vì doûng nöôùc chaûy,
    Hoøn ñaù baïc ñaàu vì bôûi söông sa.
    Em vôùi anh cuõng muoán keát nghóa giao hoøa,
    Sôï meï baèng bieån sôï cha baèng trôøi.
    Em vôùi anh cuõng muoán keát toùc ôû ñôøi,
    Sôï raèng maây baïc giöõa trôøi mau tan .”

    Trả lờiXóa
  6. sorry nha vi ly do ki thuat

    Trả lờiXóa
  7. Đề bài :Lời than thân của một cô gái đang yêu trong bài CD số 4 "CD than thân"
    Bài làm:
    Ca dao than thân có số lượng lớn, rất tiêu biều cho kho tàng ca dao về nội dung cũng như nghệ thuật biểu hiện. Ca dao diễn tả thân phận, nỗi niềm đau khổ, đắng cay của con người, đặc biệt là người phụ nữ., người nông dân trong xã hội cũ. Ngoài ý nghĩa than thân, các bài ca dao này còn chứa đựng ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến xưa, mang đậm ý nghĩa nhân đạo và dân chủ. Ở ca dao than thân, tác giả thường dùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ những biểu tượng truyền thống giản dị, quen thuộc, giàu sức gợi càm để diễn tả thân phận, nỗi niềm của con người.
    Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
    Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
    Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,
    Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời
    Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
    Sợ làn mây bạc giữa trời mau tan
    (Ca dao trước cách mạng)
    Bài ca dao này là tiếng than của cô gái khát khao tình yêu hạnh phúc nhưng tự mình lại không thể quyết định được hạnh phúc.
    “Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
    Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa”

    Đầu tiên cô gái nói tới một hiện tượng tự nhiên. Hình tượng “hòn đá” tượng trưng cho sự rắn, chắc, cứng, tồn tại vĩnh cửu. Còn “dòng nước”, “sương sa” lại là những vật mềm mại. Nhưng theo thời gian, hòn đá có thể bị đóng rong, bị bào mòn, bị thay đổi bởi những vật mềm mại kia. Hình ảnh “Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy, hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa” diễn tả sự thay đổi, phôi pha theo thời gian, hoàn cảnh. Những vật vững chắc nhất cũng có thể thay đổi theo thời gian. Hai câu đầu có ý nghĩa ẩn dụ, ý nói việc gì cũng có nguyên nhân. Nhưng hai câu này còn có tác dụng gợi hứng bằng cách lấy những sự vật, sự việc gần gũi, giàu tính hình tượng để lời nói dễ đi sâu vào long người nghe; đặc biệt, vì nội dung tâm sự của cô gái có điều khó nói nên phải dung hai câu này để “nói vòng” cho tế nhị. Cho nên, quan hệ giữa hai câu đầu và bốn câu cuối là quan hệ liên tưởng tương đồng.
    “Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,
    Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời”.
    Từ quy luật của thiên nhiên, cô gái lo sợ, liên tưởng đến những quy luật tình cảm, những lễ giáo phong kiến. Cô gái và chàng trai có một tình yêu chân thành, muốn cùng nhau “kết nghĩa giao hoà”, ước mốn được đến với nhau. Nhưng cô gái lại lo sợ cha mẹ mình không ủng hộ, vì cô không phải là người quyết định hôn nhân của mình, bởi những cuộc hôn nhân định đoạt khiến cô luôn ở trong trạng thái lo sợ, phập phồng. Từ “sợ” được lặp hai lần, cô gái lại so sánh nỗi sợ cha, sợ mẹ đó với biển, với trời khiến cho nỗi sợ cành như mênh mông, bao la, bao trùm khắp không gian xung quanh cô…
    Qua tâm trạng của nhân vật trữ tình, ta thấy cô gái có mâu thuẫn đáng thương giữa khát vọng được yêu thương với quyền hạn,thân phận của người con gái trong xã hội cũ.
    Cha mẹ là đại diện cho tập tục, quan niệm và pháp luậtcủa xã hội phong kiến. Con cái không có quyền cãi lại. Vả lại đây là một cô gái nhỏ bé và yếu ớt, không thể chống lại. Cho nên cái sợ sệt của cô gái luôn mâu thuẫn với khát khao hạnh phúc, lứa đôi trong tâm trạng cô.

    Trả lờiXóa
  8. Trong tình yêu, cô gái sợ mẹ sợ cha, đã đành. Nhưng đặc biệt là sợ chính cuộc đời, sợ chính cái hạnh phúc của mình nó cũng mong manh như áng phù vân:
    “Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
    Sợ làn mây bạc giữa trời mau tan”.
    Hình ảnh “mây bạc” là một hình ảnh đẹp, lãng mạn, tượng trưng cho những ước mơ đẹp, khát vọng về một tình yêu chân thành, hạnh phúc. Nhưng cô gái lại lo sợ người yêu của mình như làn mây bạc trên trời mau tan… Hình ảnh “mây bạc mau tan” thể hiện sự lo lắng, cũng là dự cảm tinh tế của cô gái về một mối tình không có khả năng hạnh phúc. Phải chăng nhân vật Kiều cũng có những mối dự cảm và lo lắng ấy: “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/Khuôn thiêng biết có vuông tròn mà hay”…
    Bài ca dao sử dụng những hình ảnh so sánh khác nhau, có những sắc thái khác nhau củ nỗi sợ. Sợ mẹ, sợ cha như “sợ biển”, “sợ trời” là nỗi sợ đối với những quy định hà khắc của đạo đức phong kiến, và cũng là nỗi sợ rất lớn, có thể thấy được; còn nỗi sợ “Sợ làn mây bạc giữa trời mau tan” là nỗi sợ đối với tình yêu mỏng manh khó thành hiện thực, cũng là nỗi sợ tinh tế, do dự cảm mà có. Cụm từ “Em với anh cũng muốn” lặp hai lần, nhấn mạnh khát vọng tình yêu của cô gái, mong muốn có một tình yêu tự do và chân thành. Từ “sợ” được lặp đi lặp lại càng tô đậm, khắc sâu nỗi lo sợ của cô gái về cuộc đời, tình yêu và những lễ giáo phong kiến.
    Bài ca dao đã phản ánh chế độ nam quyền từ thực tế của cuộc sống phong kiến xưa.Nỗi buồn của người phụ nữ khi không được quyết định cuộc đời của chính mình đã được gửi gắm qua từng bài ca dao tha thiết. Qua đó, ta thấy được số phận và ước mơ của người bình dân xưa, nhất là người phụ nữ thấp cổ bé họng, không được đối xử công bằng trong một xã hội phong kiến đầy bất công.

    21_10A9_0910

    Trả lờiXóa
  9. CẢM NHẬN VỀ BÀI CA DAO THAN THÂN (BÀI SỐ 4).
    STT:25 LỚP:10A9 NĂM HỌC:2009_2010!!!!!
    Ca dao là tiếng nói diễn tả đời sống tâm hồn ,tư tương tình cảm của nhân dân lao động qua các mối quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa… Trong kho tàng phong phú ấy ,bên cạnh những bài ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước, châm biến nhũng câu hát than thân luôn để lại cho người đọc nhiều tâm trạng ngậm ngùi , xót xahay cảm thông cho những số phận bất hạnh hay những câu chuyện tình yêu đôi lứa trong xã hội xưa. Đi vào cảm nhận bài ca dao số bốn ta sẽ có dịp hiểu sâu sắc hơn về số phận của những đôi lứa yêu nhau không đến được với nhau :
    “Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
    Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.
    Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,
    Sợ mẹ bằng biển sợ cha bằng trời.
    Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

    Trả lờiXóa
  10. Đề: Qua những câu ca dao than thân, em hãy nêu suy nghĩ về hình tượng người phụ nữ VN ngày xưa.

    Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ừng những nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân dân, trong kho tàng ca dao ấy, ca dao than thân cũng chiếm số lượng lớn và rất tiêu biểu cho kho tàng ca dao Việt Nam về nội dung cũng như về nghệ thuật. Nhiều bài còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chật con người, ý nghĩa phản kháng Xã hội, những điều ngang trái và qua đó, ta còn thấy được số phận của người phụ nữ Việt Nam trong Xã hội cũ thông qua những bài ca dao than thân dưới đây.
    “ Thân em như tấm lụa đào,
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “
    Bài ca dao mở ra bằng hai tiếng thân em thật dễ thương. Chữ thân được nói đến có nghĩa là thân phận, duyên số,. Lụa đào là lụa hồng, rất đẹp, rất quý. Người xưa đã dùng biện pháp so sánh “ Thân em như tấm lụa đào” để thể hiện cô thôn nữ tự hào về tài sắc xinh đêp của mình, một vẻ đẹp mơn mởn, đào tơ. Câu ca dao thứ hai biểu lộ rõ nỗi niềm băng khoăng, lo lắng của nàng về chuyện tình duyên, gia thất tương lai. “Ai “ là đại từ phiếm chỉ, là một anh chàng nào đó ở xóm dưới làng trên. Đạo tam tòng của lễ giáo phong kiến ngày xưa sao mà nghiệt ngã quá. “ Cha mẹ đặtđâu con ngồi đấy “ , không cóa quyền tự do yêu thương nên cô gái mới lâm vào cớ sự này. Nhà thơ dân gian cũng đã thông cảm, san sẻ những nỗi niềm ây với biết bao cô thôn nữ ngày xưa.
    “ Thân em như giếng giữa đàng
    Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân”
    Vẻ đẹp của người thiếu nữ thật trăm màu trăm sắc. Cô gái ví mình như giếng giữa đàng, một vật có già trị sử dụng. Giềng nước ngọt lành là của chung làng, xã, ai muốn sử dụng thế nào thì tùy thích. Người khôn rửa mặt nhan sắc và phẩm hạnh của cô gái nếu may măn thì gặp được người khôn rửa chân, còn nếu chẳng may gặp phải kẻ thô lỗ, ngu đần thì hoang phí cả một đời con gái
    Tiếng than thân ờ bài ca dao này là than thận phận về tình duyên, hạnh phúc của người con gái tring Xã hội cũ. Thương cho giá trị tốt đẹp của mình bị phí phạm, dập vùi, vung tục. Lời than không có quyền quyết định số phận của mình.
    Dân gian đã sữ dụng hai hình ảnh đối lập nhau: người khôn >< người phàm, rữa mặt >< rửa chân, đây là hai hình ảnh mang tính ẩn dụ cao.
    Thương thay hạt gạo tám xoan
    Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà
    Tóm lại, những bìa ca dao nói về “thân em” diễn tả sâu sắc bao nỗi niềm, bao mơ ước về tình duyên hạnh phúc của cô thôn nữ sau bờ tre, ruộng lúa. Ẩn dụ nói về thân em thật gợi cảm và hình tương . Giá trị nhân bản thấm sâu những bài ca dao “than thân” ấy. Câu ca dao là những lời tâm sự của người bình dân xưa về những sự kiện trong đời sống, là múc phản kháng đầu tiên của tinh thần phản kháng, là mờ ước một cuộc sống công bằng, người phụ nữ được tôn trong5hon7, những người dân được đối xử công bằng hơn.
    Dưới ánh sáng cách mạng, vị thế vai trò của người phụ nữ được đề cao, trọng vọng. Họ đã và dang vươn lên thành những người mẹ hiền, người vợ đảm đang, cô gái tài sắc đang kính, đáng yêu. Nhưng có điều rất lạ là những bài ca dao than thân vẫn rất sống…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. oi.....dung de em can roi.........cam on nhieu nha.! <3

      Xóa
  11. baj van hay thit doa..nhung van chua hai long lem au^...

    Trả lờiXóa
  12. may bai nay bai nao viet cug hay lam!

    Trả lờiXóa
  13. bai viet hay lam
    viet cuong pt_93-94

    Trả lờiXóa
  14. đề bài bài vik'' số 3 lớp 10 nek`:từ những bài ca dao than thân đã hox và đã đọc, em hãy kể lại cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ (phương thức tự sự).Hjx!đề bài bao wat' chả bik đâu mà lần!

    Trả lờiXóa
  15. mak` bài vik trên là mynh` phải đóng vai người phụ nữ đó kể lại cuộc đời mynh` lun đó nhoa.Aj zỏi văn help me với!!!

    Trả lờiXóa
  16. có bài tập làm văn số 3 lớp 7 k ạ

    Trả lờiXóa
  17. cung dc nhung hok ra j`

    Trả lờiXóa
  18. pa kon oj co aij jup tui lam tlv so 3 lop 10 nang cao ko

    Trả lờiXóa
  19. hoc van that chan nhung khi biet cach lam mot bai van hay co the viet hay thi ta cam thay rat vui.van viet so 3 cung vay.phai co lam cho hay nha cac ban!chuc lam tot!

    Trả lờiXóa
  20. hok co bài nào của sách thường ah?????

    Trả lờiXóa
  21. may bai nay viet cung duoc

    Trả lờiXóa
  22. uutrgeygrfjeyrgfthyurhwujerwjuiqythr4ehty45lwetg5rhuygthyt4ytt3ngu

    Trả lờiXóa
  23. loveyouforever_for_you_2911lúc 19:44 30 tháng 10, 2011

    có ai giúp mk vít dùm bài văn này cái đk hem"nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ xưa qua các bài ca dao yêu thương tình nghĩa(văn nghị luận) thanks

    Trả lờiXóa
  24. như con cặc

    Trả lờiXóa
  25. ai giup minh đề này" nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp người bình dân trong những bài ca dao yêu thương tình nghĩa mà em đã nghe hoặc đã đọc.". nếu nhận được sự giúp đỡ thân tình từ các bạn mình xin cảm ơn rất nhiều...

    Trả lờiXóa
  26. sao cha co ai viet ve bai nguoi than nhi

    Trả lờiXóa
  27. bai' ney cua ban thie^n ve^nnghi luan roi, la van bieu cam nen phai lonh^ cam? nghi~ cua minh vao chu k kan phan tich tung cau ca dao dau =]

    Trả lờiXóa
  28. thanks rất nhiều

    Trả lờiXóa
  29. baj viet dk do nhung hoi ngan lan sau co gang viet daj hon.viet ngan kua thay gjao laj chuj cko .hjxhjx

    Trả lờiXóa
  30. cung tam on nhung ngan qua

    Trả lờiXóa
  31. thank you very much. rat co ich nhung ma hoi ngan

    Trả lờiXóa
  32. Toan nhan xet ko vjet luon dj con nkan xet aj dup tuj vjet luon dk k?tks ckuoc nka

    Trả lờiXóa
  33. cung dc do nhung phan sau m` thay'chua chuan cho lam

    Trả lờiXóa
  34. ca dao la tieng hat tam hon tu tuong tinh cam cua nguoi dan anh chi hay lam sang to y kien tren ( gjup mjk ko)

    Trả lờiXóa
  35. hay hay hay lắm! thanks thanks

    Trả lờiXóa
  36. Jup vs.cam nhan ve tam hon ng lao dog xua trog tjnh yeu doj lua.(ca dao)

    Trả lờiXóa