Tìm kiếm Blog này

19 thg 10, 2009

Con cò mà đi ăn đêm...

Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân dân. Bên cạnh những bài ca về yêu thương tình nghĩa thì những lời than thở về cuộc đời đau khổ, đắng cay cũng là một đề tài rất tinh tế trong hệ thống ca dao dân ca Việt Nam. Đó là những lời than thân trách phận, tâm tư tình cảm của những con người lao động và họ đã mượn hình ảnh con cò để bày tỏ nỗi lòng của mình.
“ Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
_ Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Chớ xáo nước đục, đau lòng cò con. “
Hai câu thơ đầu của bài ca dao miêu tả sơ lược hình ảnh con cò _ một hình ảnh quen thuộc,thân thương của làng quê Việt Nam. Cánh cò từ ngàn năm đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái và dòng sữa ngọt dịu của mẹ.
“ Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. “
Theo lẽ tự nhiên, cò thường bay đi kiếm ăn vào buổi sáng nhưng trong bài ca dao, con cò tội nghiệp này phải rơi vào nghịch cảnh trái với lẽ thường : cò phải đi kiếm ăn vào ban đêm lạnh lẽo, cô độc.
Cò không thể nhận biết được những khó khăn trước mắt, những tai nạn rủi ro mà mình sẽ gặp phải, mà vẫn chăm chỉ tìm kiếm thức ăn. Chẳng may “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”, chú cò tội nghiệp gặp khó khăn. Những hình ảnh đó tượng trưng cho người nông dân Việt Nam hiền lành, chất phác, siêng năng,cần mẫn và phải trải qua biết bao vất vả, gieo neo.
“ _ Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. “
Ba từ “ông”, hai từ “tôi” được lặp đi lặp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong “ông” cứu vớt, đoái thương. Tiếng kêu cứu nghe rất tha thiết, chân thành, tội nghiệp. Cò cất tiếng thanh minh cho hoàn cảnh trớ trêu của mình, rơi xuống ao là do tai nạn không phải có ý định xấu. Nó cũng nhu6 nói đến những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông xưa đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bức trong xã hội : sưu cao thuế nặng, ách thống trị nặng nề… . “Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng“ là lời phân trần, thanh minh : cò đi ăn đêm nhưng không phải kẻ bất lương mà cò hiền lành,lương thiện. Hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân “một nắng hai sương”. Đó là những con người hiền lành, cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó. Ôi thương thay những con người “chân lấm tay bùn” xưa trên mảnh đất giàu tình nghĩa Việt Nam.
Hai câu thơ tiếp theo, cò sợ người đời không tin mình nên đã nói :
“ Có xáo thì xáo nước trong,
Chớ xáo nước đục, đau lòng cò con. “
Hình ảnh ẩn dụ “nước trong”, “nước đục” đã gợi cho chúng ta biết cò là một người rất trọng danh dự. Nếu phải chết, cò muốn chết trong “nước trong” - chết trong danh dự chứ không phải là “nước đục” – một sự tượng trưng cho tai tiếng, nhục nhã và đầy hổ thẹn. Lời của cò còn thể hiện được những khao khát, những nỗi niềm khác nhau. Cò muốn được sống để có thể lo cho con, cho gia đình. Tiếng kêu của nó chân thành, gấp gáp giống như tiếng kêu của một sự cầu cứu. Dù sắp chết nhưng cò vẫn nghĩ đến lương tâm, trách nhiệm của mình đối với các thế hệ con cháu đời sau. Cò sợ đời sau xấu hổ, tuổi thân, phải mang tiếng xấu với đời. Qua lời cò, câu ca dao đã đề cập đến người bình dân Việt Nam rất trọng danh dự, luôn có trách nhiệm với thế hệ sau.
Bài ca dao ghi lại lời tâm sự của người bình dân xưa trong các hoàn cảnh sống. Lời tâm sự này bày tỏ thái độ phản kháng đầu tiên, phản ảnh ước mơ về một xã hội công bằng, người lao động được đối xử công bằng, tử tế hơn. Thông qua lời tâm sự này, bức tranh về hiện thực của cuộc sống ngày xưa được hiện ra một cách chân thật.
Qua bài này ta có dịp tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật của ca dao than thân. Nó mang âm điệu giọng thơ một nỗi buồn man mác, giàu chất nhạc và trữ tình. Dùng hình ảnh ẩn dụ, quen thuộc với người bình dân, diễn ý bằng cách miêu tả hình ảnh quen thuộc ấy trong tự nhiên.
Ca dao than thân đã phản ánh khát vọng của người Việt Nam xưa, ca dao còn khắc hoạ hình ảnh của người phụ nữ trong thời xưa : cam chịu, giàu đức hi sinh. Ca dao than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu cho kho tàng ca dao Việt Nam về nội dung cũng như nghệ thuật. Nó mang ý nghĩa phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái ẩn chứa rất sâu trong đó.
10a9-0910

9 nhận xét:

  1. Bùi Thanh Thúy Quỳnhlúc 19:41 24 tháng 10, 2009

    tỔ 4
    Đề: Qua những câu ca dao than thân, em hãy nêu suy nghĩ về hình tượng người ohu5 nữ VN ngày xưa.

    Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ừng những nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân dân, trong kho tàng ca dao ấy, ca dao than thân cũng chiếm số lượng lớn và rất tiêu biểu cho kho tàng ca dao Việt Nam về nội dung cũng như về nghệ thuật. Nhiều bài còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chật con người, ý nghĩa phản kháng Xã hội, những điều ngang trái và qua đó, ta còn thấy được số phận của người phụ nữ Việt Nam trong Xã hội cũ thông qua những bài ca dao than thân dưới đây.
    “ Thân em như tấm lụa đào,
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “
    Bài ca dao mở ra bằng hai tiếng thân em thật dễ thương. Chữ thân được nói đến có nghĩa là thân phận, duyên số,. Lụa đào là lụa hồng, rất đẹp, rất quý. Người xưa đã dùng biện pháp so sánh “ Thân em như tấm lụa đào” để thể hiện cô thôn nữ tự hào về tài sắc xinh đêp của mình, một vẻ đẹp mơn mởn, đào tơ. Câu ca dao thứ hai biểu lộ rõ nỗi niềm băng khoăng, lo lắng của nàng về chuyện tình duyên, gia thất tương lai. “Ai “ là đại từ phiếm chỉ, là một anh chàng nào đó ở xóm dưới làng trên. Đạo tam tòng của lễ giáo phong kiến ngày xưa sao mà nghiệt ngã quá. “ Cha mẹ đặtđâu con ngồi đấy “ , không cóa quyền tự do yêu thương nên cô gái mới lâm vào cớ sự này. Nhà thơ dân gian cũng đã thông cảm, san sẻ những nỗi niềm ây với biết bao cô thôn nữ ngày xưa.
    “ Thân em như giếng giữa đàng
    Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân”
    Vẻ đẹp của người thiếu nữ thật trăm màu trăm sắc. Cô gái ví mình như giếng giữa đàng, một vật có già trị sử dụng. Giềng nước ngọt lành là của chung làng, xã, ai muốn sử dụng thế nào thì tùy thích. Người khôn rửa mặt nhan sắc và phẩm hạnh của cô gái nếu may măn thì gặp được người khôn rửa chân, còn nếu chẳng may gặp phải kẻ thô lỗ, ngu đần thì hoang phí cả một đời con gái
    Tiếng than thân ờ bài ca dao này là than thận phận về tình duyên, hạnh phúc của người con gái tring Xã hội cũ. Thương cho giá trị tốt đẹp của mình bị phí phạm, dập vùi, vung tục. Lời than không có quyền quyết định số phận của mình.
    Dân gian đã sữ dụng hai hình ảnh đối lập nhau: người khôn >< người phàm, rữa mặt >< rửa chân, đây là hai hình ảnh mang tính ẩn dụ cao.
    Thương thay hạt gạo tám xoan
    Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà
    Tóm lại, những bìa ca dao nói về “thân em” diễn tả sâu sắc bao nỗi niềm, bao mơ ước về tình duyên hạnh phúc của cô thôn nữ sau bờ tre, ruộng lúa. Ẩn dụ nói về thân em thật gợi cảm và hình tương . Giá trị nhân bản thấm sâu những bài ca dao “than thân” ấy. Câu ca dao là những lời tâm sự của người bình dân xưa về những sự kiện trong đời sống, là múc phản kháng đầu tiên của tinh thần phản kháng, là mờ ước một cuộc sống công bằng, người phụ nữ được tôn trong5hon7, những người dân được đối xử công bằng hơn.
    Dưới ánh sáng cách mạng, vị thế vai trò của người phụ nữ được đề cao, trọng vọng. Họ đã và dang vươn lên thành những người mẹ hiền, người vợ đảm đang, cô gái tài sắc đang kính, đáng yêu. Nhưng có điều rất lạ là những bài ca dao than thân vẫn rất sống…

    Trả lờiXóa
  2. co tu duy sau sac .doc nghe cung duoc ko den noi te cho lam

    Trả lờiXóa
  3. phu nu ngay xua that la kho.ho bi le thuoc hoan toan.ghet thay cho cai che do ay.vui dap nguoi con gai .ko bit den gia cua ho .tui doc ma nghe cam ghet vo cung.cung la 1 nguoi con gai tui thay bat cong lam.con trai la gi chu .cung vay thoi.vay am luc nao cung trong nam khinh nu.cai gi cung con trai ,con gai thi bo qua 1 ben het,nhung ma tui chang chiu thua .tui cam ghet bon can trai vo tinh,con trai xau, con trai chanh,con trai kieu ,con trai ko bao gio yeu that,.chi toan la lua doi.tui ko bao gio tin vao con trai.chinh vi vay ma quyet ton tho chu nghia doc than.ko yeu/yeu la kho ko yeu la lo.tui tha chiu lo chu ko chiu kho.nhat dinh la vay/va tui se chang bao gio cho trai tim minh rung dong.ko cho no bi loi nhip truoc bat cu ai .nhat dinh se vay.tui ghet bon con trai vo cung to quoc ta oi.ko bit bon con trai nay neu lo doc duoc loi nhan xet cua tui ko bit co chay den cho tui 1 tran tuoi boi ko nua.nhung du sao tui van noi.neu ai co y kien xin lien he:NGUYEN THI THANH TU .LOP 12C4.TRUONG THPT NGUYEN TRAI.TO 2 .KHOI TAN THANH .PHUONG CAM AN.HOI AN .QUANG NAM.neu ai co mun tranh cai ngay thi xin lien he0905500428,tui xin nghe ngay.OK MEN

    Trả lờiXóa
  4. chưa neu được tại sao cò phải đi ăn đêm

    Trả lờiXóa
  5. chưa nêu được tại sao cò phải ăn đêm

    Trả lờiXóa
  6. con co maàa di an dem.Tại sao toi nhan manh chu mà.Đó là tu ngữ phủ dịnh" cau con cò di an dêm "chi có con vạc mới di ăn dêm".Mới hôm qua cô giáo dạy con cò là hình ảnh nguoi phụ nữ.Con cò lỡ "đi ăn đêm "bị công an bắt sợ bị ghi vào lý lịch con cá học hành bị ảnh hưởng nên van xin công an thảm thiết.Ông có làm gì Tôi cũng đươc nhưng đừng ghi vào lý lich ảnh hưởng đến tương lai con Tôi..........................

    Trả lờiXóa
  7. chán quá ah| ko có thứ mình cần |chán qua |huhu

    Trả lờiXóa